https://www.designerds.be/slot-bonus/

https://greenwichvillagevabeach.com/slot-bonus/

https://junex.com/slot-bonus-100/

https://thefranklinjohnstongroup.com/slot-deposit-pulsa/

https://socialbalance.be/slot-deposit-dana/

Đăng nhập quanvan.net để đăng bài và bình luận trên DIỄN ĐÀN QUÁN VĂN.


Categories

Groups

BÀI TRÊN DIỄN ĐÀN

Pham Mylan
KẼ CẮP GẶP BÀ GIÀ
Truyện ngắn rất hay trong báo Pháp
***
Toa hạng nhất chẳng có mấy hành khách. Pierre Joli chọn cho mình một cupe trống. Hắn hy vọng sẽ được ngồi một mình, không ai quấy rầy trong suốt cuộc hành trình. Thế nhưng khi tàu bắt đầu chuyển bánh thì cửa cupe bật mở và một cô gái tóc vàng lịch sự, tay xách chiếc va-l…Read more

DƯỚI BÓNG MÁT CỦA LÁ CỜ “BA QUE”
Hoàng Ngọc Mai
Tôi xin gửi một bài viết hay để đám “tộc cối” đọc mở mắt ra xem còn dùng hau chữ “ba que” nữa không.
(Bài nầy tôi muốn nói cho những kẻ cứ mỗi lần vén hai cái mép mồm lên nói là phát ra tiếng “Ba Que”.)
Theo tôi thấy, thì những kẻ hay dùng cái từ 3/// đó thường còn trẻ, đa số chưa đến 60, có…Read more

ChatGPT – đột phá mới của cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo
Nguyễn Tiến Dũng
Bạn hãy thử hình dung luôn có bên mình một trợ lý siêu việt, đọc thông viết thạo hàng trăm thứ tiếng, chỉ dẫn và làm phiên dịch cho bạn ở mọi chỗ mọi nơi, sàng lọc tin tức quan trọng cho bạn, đọc thư và soạn thảo mọi văn bản giúp bạn, nhắc việc và gợi ý cho bạn, dạy bạ…Read more

Hòa Hợp, Hòa Giải_ Tác giả Vương Mộng Long K20 VBĐL
Ngày 15/4/1993 tôi dắt díu vợ con, hối hả lên đường bỏ xứ. Chúng tôi ra đi, một gia đình sáu người, mỗi người vỏn vẹn chỉ có hai bộ quần áo cùng cái Jacket chống lạnh; hành trang còn lại là hai va-li sách vở. Trưa hôm đó, trên phi trường Tân Sơn Nhất đã diễn ra một cuộc chia ly đầy tiếng…Read more

Đôi đũa…
Đôi đũa xuất phát từ dân tộc nào? Nhiều người nói là từ người Tàu. Tuy nhiên nhìn và soi kỹ văn minh Tàu, thấy người Huê-Hạ xưa là du mục, ẩm thực thiên về lúa mì tức là xay ra bột làm bánh rồi bốc tay mà ăn.
Trong văn minh nhơn loại, với cái muỗng nĩa dao của Tây, thói ăn bốc của Ấn-Độ thì đôi đũa của Châu-Á nhìn rất hay, quý phái…Read more

Recently Active Members

Profile picture of Nguyễn Tuấn
Profile picture of qop
Profile picture of Tony Nguyễn

Help tiinz to grow!

$5.00

Community

  • Cute Pets Blog
  • Sebastian
  • FARHEEN DHANJAL
  • Sebastian
  • Sebastian
  • moneybiz2020
  • ĐỨC NGUYỄN
  • Trần Đông Phong
  • David Richardson
  • Sebastian
  • edwardlorilla2189towerbloggercom
  • Pick Me Up Poetry. Making poetry a conversation.
  • Linh Khanh
  • Dragon Queen
  • Sebastian
  • Levan
  • Hoàng Dũng
  • cloud_52
  • Leanhtho
  • Toanphong
  • anekalaptopp1
  • Sebastian
  • phan lê
  • Dragon Queen
  • ReadingMadeEasier
  • Dragon Queen
  • Natalia
  • viet anh dt
  • Sebastian
  • Bà Tám
  • mstboulevardier
  • Sebastian
  • Isis Torres
  • Tony Nguyễn
  • mystoryxiu
  • lyn
  • tnguyenpfsgmailcom
  • dfyplrproducts
  • Phan nhật bắc
  • anna wright
  • Anketsu
  • Sebastian
  • Minh Phương Nguyễn
  • Gia Định
  • Đậu que Ohtra
  • Dragon Queen
  • martiphypro
  • linhngou123
  • bestwriterblogger
  • sawjoerogan

Advertisement

Subscribe to Blog via Email

Enter your email address to subscribe to this blog and receive notifications of new posts by email.

Join 106 other subscribers

Hiện đang trực tuyến

Visitors online – 104915
users – 18350
guests – 20158
bots – 66407

loader-image

Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh

(Đáp lại bài ông Thiếu Sơn trong Tiểu thuyết thứ bảy, số 16-2-1935)

Vấn đề này tôi đã có cơ hội bàn qua trong bài "Phê bình cách giải thích chữ văn học của Sào Nam tiên sinh" đăng ở báo Đông phương cũ. Nay ông Thiếu Sơn trong Tiểu thuyết thứ bảy số 38 lại nói đến. Tôi muốn thừa cuộc bút chiến này để giải bày cho được rõ cái quan niệm của chúng ta về nghệ thuật.

Ông Thiếu Sơn, người ta thường bảo là một nhà viết văn sành mà lý sự lại già dặn. Nhưng ông sành ở đâu chúng tôi không biết, ông già dặn ở đâu chúng tôi không hay, chớ đến cái bài: "Hai quan niệm về văn học" thì nó tỏ ra lúng túng, nông nổi làm sao.

Anh em chị em, cũng như tôi, ở đời không nhiều thì ít cũng có một tí gan - một tí mà thôi - nhưng cái gan gì kia chứ, chớ đến cái gan nói liều thì chúng ta hẳn thua ông Thiếu Sơn đi rồi đấy.

Tôi không hay nói ngoa. Thì anh chị hãy đọc: "... theo luật tiến hóa của văn học sử Việt-nam cũng như văn học sử các nước, những công trình sáng tạo thì còn, mà những công trình khảo cứu sẽ chết". Bao quát nói rằng "những công trình khảo cứu sẽ chết", thì không phải to gan đấy ư?

Ví như theo "luật tiến hóa" của ông mà những "công trình sáng tạo" ấy nó trở lại phản tiến hóa thì ông cũng nhất quyết cho nó sống ư? Ông Thiếu Sơn! Ông to gan hơn chúng tôi là ở chỗ nói liều đó!

Đây là tôi chỉ đưa ra một cái luận chứng nông nổi của bài ông, chớ trong bài ấy còn nhiều cái nữa mà tôi không thể kể ra hết được.

Ông lại có ý bài xích cái quan niệm về văn học của ông Phạm Quỳnh và cụ Nguyễn Bá Học, cụ Nguyễn Bá Học thì chết rồi. Ông Phạm Quỳnh thì còn sống đấy. Ông Quỳnh nếu có thì giờ sẽ trả lời cho ông. Tôi không hơi đâu mà làm trạng sư cho một cụ Thượng bộ giáo dục. Tôi muốn nói chuyện cùng ông về chỗ ông chủ trương "lấy nghệ thuật làm cứu cánh cho nghệ thuật" mà tôi cho là một quan niệm gàn dở và gian trá của phái nghệ sĩ mà L. Tolstoï thường gọi là "bọn giặc trong nghệ thuật" (les forbans de l'art).

Muốn nói chuyện cùng ông, tôi bắt đầu giải thích nghệ thuật là gì đã.

I. Nghệ thuật là gì?

Nhà nghệ sĩ duy tâm bao giờ giải thích đến nghệ thuật thời cho là những cái sản vật thần bí, mầu nhiệm của tình cảm và của "đấng thiêng liêng". Vì thế nên họ cho nghệ thuật có cái tính chất siêu phàm, huyền diệu, không quan hệ đến xã hội, không dính dáng đến nhân sinh, họ cao hơi lớn tiếng đề xướng thuyết nghệ thuật thuần túy (l'art pur), nghệ thuật thần tiên (l'art olympien) hay nghệ thuật vị nghệ thuật (l'art pour l'art). Trong đám nghệ sĩ ấy, không nói chúng ta cũng biết ông Thiếu Sơn đã làm một anh học trò dở dang, vì ông ấy muốn bênh vực cho nó mà bênh vực không ra trò.

Trái với phái nghệ sĩ duy tâm, chúng tôi bao giờ cũng chủ trương "nghệ thuật là một cái sản vật của sự sinh hoạt xã hội" ("l'art est un produit de la vie sociale"); nhưng trạng thái sinh hoạt giữa xã hội phản chiếu vào trong tâm trí người ta, sinh vui, sinh buồn, sinh giận, sinh tiếc, sinh chán, sinh tham... Nghệ thuật sắp đặt những tình cảm ấy cho có hệ thống rồi diễn ra thành những hình ảnh thiết thực, hoặc bằng lời nói, bằng câu văn, bằng âm điệu, bằng vận động (như nhảy múa) hoặc nhiều cách kiểu khác có hình thức rõ ràng như kiến trúc, đắp tượng, v.v... [1]

Cho nên người ta thường nói: Nghệ thuật là một phương pháp để mà xã hội hóa tình cảm (un moyen de socialisation du sentiment). [2] Ông Tolstoï trong bản sách Nghệ thuật là gì? (Qu'est ce que l'art) giải thích: nghệ thuật là cái phương pháp truyền nhiễm về tình cảm (un moyen de contagion émotive).

Nghệ thuật xã hội hóa tình cảm của loài người, lại đem cái tình cảm ấy mà truyền nhiễm lại cho loài người; như thế là cái phát nguyên của nghệ thuật là ở trong xã hội mà cái cứu cánh của nó cũng ở trong xã hội. Đặt nghệ thuật ra ngoài xã hội và nhân sinh, cho nghệ thuật có tính chất thiêng liêng thần bí, cao thượng là ngụy biện, là phi lý, là, xin lỗi ông Thiếu Sơn, là gian trá. Vì sao mà tôi dám gọi là gian trá, tôi sẽ nói ở đoạn sau.

II. "Nghệ thuật vị nhân sinh» với văn sĩ

Ông Thiếu Sơn nói nghệ thuật vị nhân sinh (l'art pour la vie) ở nước ta là do cái ảnh hưởng của Nho giáo. Ông lại cho rằng hầu hết các nước ngoài, mà nhất là ở Tây phương, đều chủ trương lấy nghệ thuật làm cứu cánh cho nghệ thuật.

Ấy lại là một cái nói liều nữa. Tôi thiết tưởng khi quyết đoán một điều gì ông cũng cần xem xét cho thận trọng chứ! Ai bảo ông hầu hết các nước ngoài đều chủ trương lấy nghệ thuật làm cứu cánh cho nghệ thuật?

Tôi muốn đưa ra đây một ít chứng cớ mà tôi đã vội vàng sưu tập để ông thấy rõ các nhà văn sĩ Tây phương người ta vẫn chủ trương lấy nhân sinh làm cứu cánh cho nghệ thuật.

Taine trong bản sách Triết lý của nghệ thuật (La philosophie de l'art) nói rằng: "Nhà nghệ sĩ với quần chúng là một, nhà nghệ sĩ không thể là hạng người biệt lập".

Diderot bảo chúng ta rằng: "Nghệ thuật phải có cái nhiệm vụ ca tụng những công nghiệp lớn lao, tốt đẹp, bênh vực cái lẽ phải, công kích sự đồi bại chống chọi với đứa hung bạo".

Trong bản sách Chúng ta phải làm thế nào? (Que devons-nous faire?), Tolstoï nói:

"Loài người đương gặp biết bao nhiêu sự khổ sở, đau đớn, rất tội nghiệp, ai có thời giờ đâu mà giao du đùa bỡn. Nhà nghệ sĩ hay là nhà tư tưởng không bao giờ ngồi trên đỉnh núi thần tiên; họ phải luôn luôn ở trong cảnh hoạt động, chan chứa tình cảm. Họ phải chỉ cho loài người thấy con đường giải thoát, những sự khốn khổ ngày nay và tìm những cái tốt đẹp mới mẻ hơn".

Tôi muốn để nguyên một câu chữ Tây mà tôi không dịch, sợ mất cái nghĩa hay của nó đi: "Le vrai art est l'expression de la connaissance de la mission et du vrai bien de tous les hommes" (xem quyển Vie de Tolstoï của R. Rolland).

Thế là cái nghệ thuật chân chính là cái nghệ thuật vị nhân sinh rồi đấy, ông Thiếu Sơn đã thấy chưa?

Còn biết bao nhiêu là nhà nghệ thuật như Dickens, Dostoïévsky, Millet, Hugo, Barbusse, R. Rolland, v.v... và tất cả những nghệ sĩ ở Nga bây giờ đều chủ trương lấy nghệ thuật mà phụng sự cho nhân sinh.

Trên kia tôi đã giải thích cái quan hệ của nghệ thuật với nhân sinh và đã chỉ rõ thuyết "nghệ thuật vị nhân sinh" không phải như ông Thiếu Sơn lầm tưởng cho ảnh hưởng của Nho giáo ở Đông phương. Chính thuyết "nghệ thuật vị nhân sinh" các nghệ sĩ ở Âu, Mỹ đã nhiều lần đề xướng và cổ động rồi. Tỉ như nghệ thuật giới ở nước Nga bây giờ, người ta chỉ biết nghệ thuật vị nhân sinh chớ không biết nghệ thuật vị nghệ thuật. Vì người ta cho thuyết "nghệ thuật vị nghệ thuật" là tiêu biểu cho sự đồi bại của nền văn học buôc-gioa (bourgeois) bây giờ.

III. Nghệ thuật vị nghệ thuật trong nghệ thuật sử

Quách Mạt Nhược, một nhà văn sĩ về phái mới ở nước Tàu, trong bài: "Văn học dữ giai cấp đấu tranh" có câu: "Nghệ thuật là gì? Nghệ thuật là cái biểu hiện của nhân sinh". Câu ấy thật đúng. Không biểu hiện được nhân sinh thì không thành nghệ thuật nữa. Bao nhiêu sự thăng trầm, biến chuyển trong xã hội về kinh tế, về chính trị, đều gián tiếp hay trực tiếp ảnh hưởng vào nghệ thuật.

Người đời xưa, hồi bộ lạc đương thịnh hành, quân chủ trương bền chặt, nghệ thuật tất nhiên xu hướng về mặt ca tụng những sự nghiệp anh hùng hào kiệt, khuyến khích những việc thiện, bài trừ những việc ác. Nhà nghệ sĩ bao giờ cũng tự đặt mình vào hạng "tiên giác" đem bao nhiêu tài ba để thức tỉnh loài người. Bao nhiêu sách sử, tranh vẽ, chạm trổ đều diễn tả những công nghiệp oanh oanh liệt liệt của những vị anh hùng hào kiệt từ ngàn xưa. Nghệ thuật hồi ấy rõ ràng là để phục sự cho nhân sinh. Những tác phẩm như Illiade Odyssée ở Tây phương, những sách Tam quốc diễn nghĩa ở Tàu, Bốn tám vị anh hùng ở Nhật, đều là những chứng cớ hiển nhiên của cái triều lưu nghệ thuật vị nhân sinh của thời đại ấy.

Trước cuộc cách mệnh 1789 ở Pháp, trong nghệ thuật giới Pháp lại phát sinh ra một cái thể thức mới gọi là "Style rococo". "Style rococo" là cái phản ánh của chế độ phong kiến ở Pháp đã bắt đầu trụy lạc. Nhà nghệ thuật dần dần xa hẳn quần chúng, nên không đem nghệ thuật mà diễn tả được tâm hồn, ý chí của số đông người; không dùng nghệ thuật để dẫn đạo hay giáo hóa quần chúng nữa. Họ mượn nghệ thuật để ca tụng ấy dầu không nói ra, ai cũng thấy rõ là thứ nghệ thuật vị nghệ thuật mà thôi.

Cuộc cách mệnh 1789 nổi lên. Trong nghệ thuật giới tự nhiên có vô số nghệ sĩ mới ra đời, tự mình gánh lấy cái trách nhiệm tiền khu cho phong trào, mượn nghệ thuật làm lợi khí để khuyến khích quần chúng vào con đường mới. Bao nhiêu tác phẩm của Voltaire, Rousseau, Montesquieu, Diderot, David, v.v... đều tiêm nhiễm những tư tưởng đem nghệ thuật mà phục sự cho nhân sinh. Nhà nghệ thuật tài vừa kiêm một tay chiến sĩ giỏi.

Rồi qua thế kỷ 20, sự phát triển của chế độ tư bản đã đến đoạn cuối cùng. Nghệ thuật cũng đồng chịu ảnh hưởng ấy, nên mất hẳn cái tính chất "vị nhân sinh". Không biết bao nhiêu là xu hướng mới ra đời: nào impressionnisme, néoimpressionnisme, futurisme, cubisme, v.v... Những cái isme cứ kéo dây nhau xuất hiện ra rồi lại cứ kéo dây nhau mà chết, không cái nào thành hình cái nào.

Nghệ thuật dần dần xu hướng về mặt thần bí, huyền hoặc, v.v... Nhà nghệ thuật chẳng những không khai sáng quần chúng lại trở lại mê hoặc quần chúng. Nhà nghệ thuật hóa ra một người thù của quần chúng. Ông Léon Tolstoï cho là bọn "Forbans de l'Art" thật đáng kiếp.

Bên cái nền nghệ thuật phản nhân sinh, phản tiến hóa ấy, ngày nay chúng ta đã thấy nhóm lên những nền nghệ thuật mới, tự lấy cái trách nhiệm diễn tả tình cảm, tư tưởng của quần chúng, và đề cao sự sinh hoạt của xã hội về tất cả mọi phương diện vật chất và tinh thần.

Những kiện tướng trong phái nghệ sĩ mới ấy như Gorki ở Nga, Romain Rolland ở Pháp, Upton Sinclair ở Mỹ, v.v... đều được công chúng hoan nghênh một cách đặc biệt.

Ông Thiếu Sơn xem thế cũng đủ thấy cái nghệ thuật vị nghệ thuật phát sinh ra chỉ trong những hồi đồi bại của xã hội loài người. Còn những hồi tiến bộ thì bao giờ người cũng chủ trương lấy nhân sinh làm cứu cánh cho nghệ thuật.

Ông Thiếu Sơn lại thấy rằng những nghệ sĩ nào tán thành cho thuyết nghệ thuật vị nghệ thuật đều đi trái hẳn con đường tiến hóa của nhân loại.

IV. Giá trị những tác phẩm của phái nghệ thuật vị nghệ thuật

Trong bài "Nghệ thuật với đời người" đăng ở Tiểu thuyết thứ bảy số 41, ông Thiếu Sơn đứng về phương diện nhà nghệ thuật, bảo chúng ta rằng:

"Các ông muốn cải tạo xã hội để tô điểm cho sự sống của loài người. Tôi không biết cải tạo xã hội là cái gì, nhưng sự sống của tôi, tôi không cần các ông tô điểm. Tự nó đã mãn nguyện rồi! [3] Nếu trong thiên hạ còn nhiều người biết yêu mến nghệ thuật, nhờ thưởng thức những công trình của chúng tôi mà quên được những nỗi nhỏ nhen ti tiện ở cõi đời, để sống chung với chúng tôi trong một cảnh thế giới đẹp đẽ hơn, cao thượng hơn thì chúng tôi há lại chẳng có công với xã hội loài người đấy ư?".

Chỉ một câu tuyên bố này cũng đủ đại biểu cho cái tâm lý thiển bạc mà tự đắc, ích kỷ mà phản động, duy tâm mà lộn xộn của phái nghệ thuật vị nghệ thuật. Dầu ông Thái Sơn và những nhà "nghệ thuật vị nghệ thuật" không biết, hay không muốn biết, hay không dám biết "cái sự cải tạo xã hội là cái gì?". Dầu ông Thiếu Sơn và phái nghệ thuật vị nghệ thuật có cho cái sống của mình "không cần ai phải tô điểm, tự nó đã mãn nguyện" rồi. Nhưng các ông ít nhất cũng phải tự hỏi vì sao các ông đã đến cái chỗ "không cần ai tô điểm", "đã mãn nguyện" rồi chứ! Chẳng qua các ông ở trong cái giai cấp dư dật rồi mới vỗ bụng mà nói những câu tự đắc ấy. Các ông có ăn, có mặc, có ở, rồi thong thả mới ngâm vịnh, chuyện trên mây, trên mưa được chớ!

Các ông chỉ ngắm vào mình, tự cho là hoàn toàn rồi nên mới bảo rằng "không biết cải tạo xã hội là cái gì?" kỳ thật xã hội bao giờ cũng thấy sự hư hỏng nên bằng mong mỏi sự cải tạo luôn luôn.

Các ông chỉ ngắm vào mình thấy được cái sướng của đời vật chất của các ông nó ăn dịp với cái sướng trong cái đời tinh thần, nên các ông kiêu hãnh bảo "đã mãn nguyện" rồi, kỳ thật xã hội nhận thấy không biết bao nhiêu là điều thiếu thốn nên chưa khi nào tự bảo là mãn nguyện cả.

Tóm lại, các ông thật là hạng người ích kỷ quá, chỉ thấy có mình mà không thấy người. Vì thế cho nên cái nghệ thuật của các ông nó chỉ ở trong những cái khuôn khổ nhỏ bé, cạn gần của từng cá nhân chớ không bao giờ diễn đạt nổi cái tình cảm, cái chí ý, cái nguyện vọng của một đại quần chúng giữa xã hội. Cái nghệ thuật của các ông là cái nghệ thuật của thiểu số. Các ông chỉ chăm chú, tìm kiếm, bươi xới những cái khuất mắt, cái bí ẩn trong quả tim non của mấy cô con gái ngây thơ đa cảm, hay tấm lòng riêng mấy cậu trai lịch lãm đa tình. Rồi các ông viết ra những pho tiểu thuyết dày hàng mấy trăm trang với những cái tiêu đề đẹp đẽ, nào là tâm lý tiểu thuyết, nào là ái tình tiểu thuyết, nào là cảnh thế tiểu thuyết. Sách ra đời, cả một giai cấp đủ ăn đủ mặc, sau những cuộc vui chơi, trong những giờ nhàn rỗi, ai vào mà mua mà đọc, rồi mặc sức mà khen, mà tán, mà phẩm bình, mà bắt chước những người trong truyện, cũng ngây thơ, cũng mơ mộng, cũng yêu đời, cũng vui đời, v.v... Do đó các ông hô to lên rằng các ông có công với xã hội, cái nghệ thuật của các ông là có giá trị, là hữu ích cho đời! Trần Độc Tú ở Tàu, phê bình các tác phẩm ấy như thế này: "Thì tôi cũng nhận là có giá trị, là hữu ích đấy chứ, vì nó vẫn là món để giải trí cho các tiểu thơ trong khuê các sau những giờ trang điểm". Câu nói của bác Trần tuy cay chua mà thật đúng.

V. Vài lời trung cáo

Giữa cuộc phân tranh của xã hội, trước những vấn đề sống còn của thời đại, nhân loại đương mong mỏi về phương diện tinh thần, một hạng nghệ sĩ biết diễn dịch được cái nỗi lòng của họ; làm sao mà những sự đau thương, sự mong mỏi, sự buồn giận, sự vui sướng trong tâm khảm họ đều vẽ nên thành những bức tranh linh hoạt chan chứa tình cảm. Nhà văn sĩ Gorki đã trở nên "một người yêu" của cả một thế giới là nhờ thế.

Trái lại, ai lấy nghệ thuật làm món "chơi riêng", lấy nghệ thuật làm nghệ thuật, lấy nghệ thuật làm bùa mê người, đều là vô tâm hay hữu ý đã nối giáo cho những cái lực lượng phản tiến hóa. Hạng nghệ sĩ ấy, xin lỗi ông Thiếu Sơn, là hạng nghệ sĩ gian trá, hạng nghệ sĩ quái quỷ vậy. Những tác phẩm của họ rồi sẽ theo với những cái chế độ xã hội hủ bại mà đồng bị đào thải đi vậy.

Báo Đời mới ngày 24-3-1935 & ngày 7-4-1935


[1]L'art c'est la systématisation des sentiments en images (Boukharine).
[2]Boukharine.
[3]Cái dấu (!) là của nhà xuất bản đánh.

Nghệ thuật với nhân sinh

I. Lời nói đầu

Cách đây vài năm về trước, hồi tôi còn nằm ở khám lớn Sài-gòn, tôi gặp anh Tư Sẹo (anh có cái sẹo thiệt to ở ngang trán).

Anh Tư Sẹo là tay "anh chị" nhất trong khám. Mà cũng vì anh quá "anh chị" nên tòa án đã mượn của anh hết 5 năm tự do. Anh Tư Sẹo rất tử tế với tôi, nên thường vẫn đánh truồng cho tôi ngắm... ngắm cái cặp rồng nằm ở trước bụng của anh ta.

Tôi cam đoan chưa có cặp rồng nào đẹp bằng cặp rồng ấy. Nên cái cặp rồng, thêu trên áo đại trào của bọn phường chèo vị tất đã sánh kịp. Thì các ngài cứ tưởng tượng lâu một cặp rồng chạm rất tinh xảo, cái đuôi bắt đầu từ cổ anh Tư mà xuống, hai chân sau quấn lấy hai cái vú của anh Tư chạm thành hai đám mây. Hình rồng quấn quýt xuống quá bụng rồi lộn lên đỡ lấy cái rốn chạm thành bán nguyệt có thủy ba.

Anh Tư lấy làm tự đắc cái bộ "lưỡng long triều nguyệt" của anh lắm. Mà tự đắc cũng phải. Tôi chưa từng thấy cái nghệ thuật chạm người ở chỗ nào mà đẹp bằng của anh Tư.

Một hôm trong khi ngồi nói chuyện khào, tôi ngắm cái bộ "lưỡng long triều nguyệt" mà hỏi:

  • Đố anh chạm vào người để làm gì?
  • Để mà chơi!
  • Đố anh tổ tiên chúng ta chạm vào người để làm gì?
  • Thì cũng để mà chơi.

Tôi liền đánh đổ cái ấy. Tôi nói cho anh hiểu tổ tiên chạm vào người để xuống sông mà bắt cá lên, mà đi săn để cho các thú dữ sợ, tóm lại để sống. Mà ngày nay anh Tư chạm vào mình anh là chỉ biến cái ý tưởng của tổ tiên anh đấy thôi.

Sau một cuộc cãi nhau "vang trời" anh Tư Sẹo vui vẻ nhận ý tôi là đúng.

Ngày nay trên bao nhiêu trường văn trận bút tôi đã gặp gỡ vô số là anh Tư Sẹo, nhưng toàn là những anh Tư Sẹo cực kỳ ngoan cố, ngoan cố gấp mấy lần anh Tư Sẹo của tôi trong khám lớn Sài-gòn. Mấy anh Tư Sẹo mới này là những nhà văn của giai cấp quyền quý giàu sang.

Họ thường bảo: chúng tôi làm nghệ thuật là vì nghệ thuật, làm nghệ thuật để mà chơi, để cho đẹp, chỉ có thế thôi.

Tôi hết sức chỉ cho họ thấy cái phát nguyên của nghệ thuật là trong sự sống mà thôi. Nghệ thuật là vì nhân sinh chứ không bao giờ có cái nghệ thuật vì nghệ thuật.

Cũng như tôi đã chỉ cho anh Tư Sẹo thấy rõ cái phát nguyên của cái nghệ thuật xăm vào mình anh là ở nơi sự sống mà ngày nay anh ấy xăm vào mình thì cũng chỉ là một cái hiện tượng của cái ý tưởng "vì nhân sinh" của tổ tiên anh đời trước thôi.

Anh Tư Sẹo tôi, tuy cục cằn mà còn chút thông minh hơn, vì anh ấy đã nhận thấy cái lầm của mình một cách dễ dàng.

II. Phát nguyên của nghệ thuật

Ngày nay hầu hết các nhà có học đều đồng thanh công nhận rằng bao nhiêu các hình vẽ, những hình chạm các giống thú vật của người thượng cổ ở các vách đá là có cái dụng ý để nhớ những hình dạng các con vật cho tiện việc săn bắn: Tiến bộ lên một bước nữa, họ lại chạm các cuộc chiến tranh của bộ lạc này với bộ lạc khác, dụng ý cũng để ghi chép lấy những chiến công rực rỡ để lưu truyền cho người sau. Đó là cái hình thức và cái ý nghĩa đầu tiên của cái nghệ thuật về hội họa và điêu khắc.

Người xưa mà mãi cho đến những giống người lạc hậu ở các miền sơn lâm ngày nay mỗi khi bắt được con mồi hay trước khi đi đánh giặc, thường bắt tay nhau nhảy múa và rung lên những điều kỳ quặc để thêm sức hăng hái, hay để nghinh cúng thần linh. Ngày nay ta thấy trong những điệu hát dô ta, đưa đò, giã gạo, nện vải, kéo gỗ, đạp nước, v.v... đều nhịp nhàng theo sức lao động, dụng ý làm cho đỡ bớt sức mệt và thêm mạnh bạo.

Cái ý nghĩa đầu tiên của nghệ thuật ca nhạc và khiêu vũ là thế.

Người đời xưa khi thấy "cái ngày" và muốn nói "cái ngày" cho một kẻ khác hiểu thì chỉ biết nhắm mắt vào mặt trời rồi vẽ vào một vòng o tròn và chấm ở trong (chữ nhật).

Đến như chữ "gió" thì không biết lấy hình ảnh đâu, nhưng người ta cũng kiếm ra được một cách là vẽ một cái mặt con người với cái mồm tu hú thổi. [1]

Chữ "gió" thì còn dễ viết, đến như những chữ "thiện" là lành, là hiền, thì người ta không biết vớ vào đâu mà tả. Rốt cuộc, người ta cũng phải tìm trong cái hoàn cảnh sinh hoạt của các sự vật mà diễn tả ra. Họ viết chữ dương là con dê dưới chữ khẩu, trên chữ khẩu lại sổ hai gạch xuống. Chúng ta có thể giải như thế nào? Con dê đã là một giống vật rất hiền lành mà lại còn bị khóa mồm lại thì lại càng hiền lành hơn nữa. Muốn viết chữ thiện, người ta phải dùng cả một hình ảnh của ngoại giới lại thêm phương pháp suy diễn ra mới nổi.

Xem thế đủ thấy người xưa khi tạo ra chữ, khi viết ra văn là phải tìm ngay những tài liệu trong sự động của vạn vật xung quanh mình để diễn đạt cho người khác biết những ý tứ ẩn náu trong tâm trí mình.

Cái hình thức này và ý nghĩa đầu tiên của văn nghệ là thế.

Các bạn đã thấy rõ từ cái nghệ thuật vẽ chạm, ca hát, nhảy múa đến chữ nghĩa, văn chương, v.v... đều lấy gốc tích trong hoàn cảnh sinh hoạt vật chất của người ta. Mà cái cứu cánh của nó cũng vì sự sinh hoạt của người ta mà có.

Chúng mình nói thế các ông nghệ sĩ, văn sĩ duy tâm lấy làm khó chịu lắm, kêu ó lên, họ cho tụi mình là "nói tục". Vì mình đã đụng đến chỗ tim non của họ. Họ cho nghệ thuật là phát nguyên ở những cái hiện tượng thần bí thiêng liêng. Mình đánh đổ sự thiêng liêng thần bí ấy đi, mình giải phẫu cái cô "Ly Tao thần nữ" của họ, mình kéo cái nghệ thuật của họ ở trên mây xanh mà hạ xuống đời thực tế, thì bảo họ chịu làm sao cho nổi mà không kêu ó lên!

Xưa nay họ sống trong hoàn cảnh mầu nhiệm thần bí ấy vừa có lợi, vừa có danh, một mặt thì phụng nghinh người trên, một mặt thì mê hoặc kẻ dưới. Sự nghiệp về nghệ thuật của họ như thế, bảo họ làm sao mà không cố sống cố chết trì kéo lấy được đã chứ.

Chúng ta vẫn biết rằng trong khi chúng ta nâng cao lá cờ "nghệ thuật vị nhân sinh" để hiệu triệu tất cả những nhà nghệ sĩ đồng một khuynh hướng với chúng ta, để quyết tâm khai chiến với cả một thế giới nghệ thuật cũ kỹ mục nát đã làm trở ngại cho sự tiến hóa của nghệ thuật không phải ít.

Con đường của chúng ta đã vạch ra, chúng ta cứ quả quyết mà tiến tới. Sau lưng chúng ta đã sẵn có một nhân loại mới mẻ mạnh bạo với những ý tưởng, những tình cảm lớn lao hơn sẽ làm hậu thuẫn cho chúng ta.

III. Cái tính cách xã hội trong nghệ thuật

Cái tình cảm của một người đã phức tạp mà cái tình cảm của một xã hội lại càng phức tạp hơn. Sắp đặt những tình cảm ấy cho có hệ thống, phân biệt những tình cảm ấy cho minh bạch rồi diễn dịch lên trên mặt giấy, trên tấm đá, trong âm điệu, v.v... tất cả là nghệ thuật vậy.

Boukharine bảo rằng "nghệ thuật là một cái phương pháp để xã hội hóa tình cảm" là thế. [2]

Phái "nghệ thuật vì nghệ thuật" tưởng lầm rằng tình cảm trong nghệ thuật là cái sản vật của từng cá nhân mà thôi. Trong khi họ viết một quyển sách, làm một bài thơ, họ nghĩ rằng đó là họ phát biểu cái bản ngã của họ. Họ tự ví như đem những vật quý gì ở trong tim non của họ để mà diễn dịch ra. Có thế mà mới dám chủ trương cái vật của họ làm ra là chỉ vì nó mà làm ra không cần phải hỏi làm ra để làm gì? Họ có ngờ đâu cái bản ngã của họ chỉ là một cái tổng kết của vô số cái bản ngã xã hội mà có, mà cái tim non của họ chỉ dịp dàng đập theo với vô số quả tim giữa xã hội. Trong khi họ viết sách, làm thơ họ vô tình hay hữu ý đã diễn tả cái tình cảm giữa xã hội đương thời đấy thôi. Họ vẫn có thiên tư, họ vẫn có sáng tạo. Nhưng những điều kiện để cho cái thiên tư của họ nảy nở, những phẩm liệu để cho cái sáng tạo của họ gây dựng là họ phải lấy trong xã hội. Những tác phẩm của họ là những sản vật của xã hội, vậy nên mỗi tác phẩm về nghệ thuật đều hàm súc cái tính cách xã hội ở trong.

Một công trình văn nghệ, hay mỹ thuật càng diễn đạt được rõ ràng cái tính cách xã hội thì lại càng có giá trị. Nói một cách khác, nếu một tác phẩm mà có thể biểu hiện được cái tình cảm tư tưởng phổ biến của số đông người trong một thời đại (cái số đông người đã biết thưởng thức nghệ thuật) thì cái công trình nghệ thuật ấy sẽ được hoan nghênh. Cái giá trị của nghệ thuật trong xã hội này chỉ tương đối và hữu hạn thôi. Vì tác phẩm đối với giai cấp này, thời đại này, xứ sở này thì cho là có giá trị, mà đối với giai cấp khác, thời đại khác, xứ sở khác thì chả ra gì.

IV. Cái giá trị trong các tác phẩm nghệ thuật

Nhà nghệ sĩ duy tâm đã cho rằng làm nghệ thuật chỉ là vì nghệ thuật. Vì nghệ thuật có cái giá trị vốn có của nó (sa valeur intrinsèque)Họ không cần sự phẩm bình của dư luận, sự thưởng thức của công chúng, tự nó đã sẵn có một giá trị... giá trị cố hữu của nó. Tôi đã từng gặp một nhà thi sĩ quả quyết với tôi những cái ý tưởng ấy. Tôi liền chỉ ngay cái mũ dạ của ông ấy mà nói rằng: "Vậy chớ cái gì quyết định cái giá trị của cái mũ ông ở thị trường". Ông lấy làm ngạc nhiên. Thời cái mũ ông ấy có đưa ra giữa thị trường mới thành ra cái giá.

Mà cái giá trị ấy là do sự nhu cầu (le besoin)người cần dùng phải mua để đội, sự sử dụng (l'usage), dùng được lâu được bền, sự thiếu thốn (la rareté) ở thị trường ít ai bán, sự thời thượng (la mode), người ta thích "bo" nhỏ, múi xanh v.v. mấy cái ấy quy định giá trị của cái mũ. Vậy thì văn chương hay các công trình về nghệ thuật khác cũng thế thôi. Ví thử nhà thi sĩ viết ra quyển sách rồi bỏ vào rương khóa lại đến khi chết đem theo xuống đất thì dầu ông ấy muốn cho tác phẩm của ông cái giá trị cố hữu, ta cũng chả nói làm gì. Bên này thì ông viết ra ngâm chán rồi lại muốn đưa ra cho xã hội biết, tất cũng như cái mũ đưa ra giữa thị trường vậy thôi. Nó cũng tùy theo sự nhu yếu, sự sử dụng, sự thiếu thốn, sự thời thượng v.v. của mỗi giai cấp, mỗi thời gian, mỗi không gian mà quyết định cái giá cho tập sách của nhà thi sĩ.

Cái giá trị ấy không thể nói rằng tập sách vốn sẵn có rồi, hay là ông Xoài, ông Mít, hay nhà thi sĩ tôi tự cho nó được. Cái giá trị đó, chỉ có xã hội cho nó mà thôi.

Báo Trung-kỳ, số 1, ngày 9-10-1935 & số 4, ngày 6-11-1935


Chú thích của người sưu tầm:

Câu "tái bút" của tác giả viết dưới bài này cho biết rằng bài này còn 2 phần:

  1. Cái dã tâm của phái nghệ thuật vị nghệ thuật.
  2. Cái nhiệm vụ cần kíp của nhà nghệ sĩ vị nhân sinh.

Nhưng sau đó không thấy đăng tiếp vì tờ báo Trung-kỳ bị đình bản. Báo Trung-kỳ xuất bản ở Vinh từ tháng 10 năm 1935 đến tháng 10 năm 1936, do Vương Đình Quang làm chủ nhiệm.


Văn học và chủ nghĩa duy vật

"Thiên địa phong trần, hồng nhan đa truân
Du du bỉ thương hề thùy tạo nhân[3]

1. Văn học và sinh hoạt xã hội

Thấy cuộc đời luôn luôn thay đổi, lúc thịnh lúc suy, khi trị khi loạn, tang thương biến cố vô cùng, người xưa chỉ biết ngưỡng mặt lên trời mà hỏi một câu rất đau đớn: "Than ôi, ai đã làm ra chuyện ấy?"

Ngày nay giở mỗi trang lịch sử loài người là ta thấy mỗi trang biến động, nào cách mệnh, nào chiến tranh, chế độ cũ đổ, chế độ mới thay vào, xương chất thành núi, máu chảy thành sông, cuộc tiến hóa cứ vẫn lôi kéo loài người đi tới trên những quãng đường gập ghềnh, khuất khúc; mà sự xài phí về nhân mạng giống chừng không ai thèm đếm xỉa tới.

Ta tuy không như người xưa chỉ ngưỡng mặt lên trời, nhưng ta cũng nên bình tâm mà hỏi thử: "Cái gì đã thúc giục, đã xúc sử những sự biến động ấy?"

Trong phái học giả duy tâm có kẻ trả lời: đó là mệnh trời (thiên mệnh) hoặc có kẻ lại trả lời: đó là tại lòng người (nhân tâm).

Phái duy vật trả lời: đó là tại sự sống về vât chất, nói cho khít hơn chút nữa, đó là tại nền kinh tế của xã hội biến đổi nên lôi kéo cả xã hội phải biến đổi theo.

Ai đúng? Ai sai? Ngày nay người ta đều nhận được cả rồi.

Cái thực tế giữa xã hội, và sự phát triển về khoa học đã làm trạng sư một cách hùng hồn cho phái duy vật nhiều. Vì ai cũng thấy rõ một bộ máy có thể cãi được mệnh trời, một đồng tiền có thể sửa được lòng người một cách dễ dàng.

Vậy chúng ta nên tóm tắt lại một câu:

Sự biến đổi trong nền kinh tế làm cho cả xã hội cùng biến đổi theo. Xã hội trong khi biến đổi không những biến đổi về một phương diện chính trị mà thôi, mà biến đổi cả các phương diện khác nữa, như về phương diện văn hóa chẳng hạn.

Mã Khắc Tư nói: "Cái thể cách sinh sản quyết định sự sinh hoạt xã hội", mà trong sự sinh hoạt xã hội tất nhiên phải đếm kể đến sự sinh hoạt về tinh thần.

Văn chương hay là mỹ thuật, cũng như các môn khác thuộc về tinh thần như triết học, luân lý, đạo đức, tôn giáo, v.v... là những sản vật của xã hội, đều phải chịu cái ảnh hưởng hặc trực tiếp hoặc gián tiếp của nền kinh tế của xã hội vậy.

Mới nghe chừng ấy chắc có bạn đã nóng ruột mà phải hỏi: vậy văn chương hay mỹ thuật chỉ chịu ảnh hưởng của nền kinh tế rồi thôi hay sao? Văn chương không ảnh hưởng gì đến ai cả hay sao?

Có lắm, chúng tôi nào có chối cãi rằng văn chương không ảnh hưởng đâu? Văn chương chịu ảnh hưởng của nền kinh tế lại trở lại ảnh hưởng vào xã hội và thay đổi cái nguyên trạng của xã hội đi. Phái duy vật không bao giờ khinh miệt cái tinh thần, cái ý chí của người ta. Phái duy vật chỉ cố giải thích vì sao mà loài người trong khoảng thời gian ấy trong khoảng không gian ấy lại có cái tinh thần ấy, cái ý chí ấy? Vì sao trong thời buổi ấy anh lại suy nghĩ cách ấy? Vì sao về thế kỷ 18 lại có những tác phẩm của J.J. Rousseau, của Montesquieu, của Diderot ra đời?

Phái duy vật căn cứ vào sự sinh hoạt vật chất giữa xã hội, căn cứ vào những sự biến đổi trong nền kinh tế mà giải thích những trào lưu văn nghệ trong lịch sử quá khứ và hiện tại, từ cái nguyên nhân phát sinh, đến cái bước đường tiến triển của nó và đến chỗ diệt vong của nó nữa. Chỉ đứng trên cái lập trường duy vật mà giải thích thời mới đúng thôi.

Trái lại nếu không dựa vào đó mà bàn cãi, mà tìm kiếm thì chỉ sa vào những sự mập mờ huyền hoặc thần bí vu vơ.

Muốn xét trào lưu tư tưởng của người ta, mà lại đứng xa sự sinh hoạt của xã hội, thì làm thế nào mà hiểu cho nổi. Xét đến thời đại "văn nghệ phục hưng" mà chỉ cho đó là một sự phục hồi lại phong khí, đời thượng cổ thời thật lầm vô cùng. Ít nhất là phải nhìn ngay vào cái xã hội của thời đại ấy mới thấy rõ những nguyên nhân của sự phục hưng ấy. Nếu không có những sự phát minh lớn lao như những cuộc viễn du trên mặt biển để buôn bán, nền thương mại khởi hưng, nền công nghiệp phát triển và bắt đầu tìm được thị trường trên thế giới nhất là ở Ấn-độ, Trung-quốc, châu Mỹ, v.v... thì làm gì mà có cuộc "văn nghệ phục hưng" kia.

Lại muốn xét sự phát triển của nền văn học thế kỷ 18 ở nước Pháp, tất nhiên phải nhìn ngay vào sự phát triển về kinh tế của giai cấp phú hào, đã bắt đầu có lực lượng và bị chế độ phong kiến ràng buộc đè nén một cách gắt chặt nặng nề.

Rousseau trong khi viết bản sách Contrat social, hay Diderot trong khi cho ra đời bộ Encyclopédie, không phải vì thiên mệnh hay vì nhơn tâm, mà chính các ông ấy đã chịu cái ảnh hưởng rất sâu xa của sự sinh hoạt xã hội, của nền kinh tế thời đại ấy.

Nhà văn duy tâm thường có cái quan niệm trong khi mình viết văn là mình thoát ra khỏi sự thực tế của xã hội, không chịu ảnh hưởng một cái lực lượng gì của hoàn cảnh hiện tại. Đó là họ chỉ tưởng tượng vậy thôi, chớ thiệt ra trong khi họ viết một trang tiểu thuyết, làm một bài thơ, dầu có kể chuyện xưa, hoặc chuyện huyền hoặc thần tiên, họ vẫn đem tất cả những thành kiến, những quan niệm, những tập tục của thời đại họ sống rồi phả cho người xưa, người trong trí của họ đấy thôi.

Cụ Nguyễn Du trong khi khóc thân thế của cô Kiều ở bên Trung-quốc, chẳng qua là để giãi tỏ cái thân éo le của mình cùng bao nhiêu nỗi đắng cay về thời đại Hậu Lê. Bao nhiêu những tay anh hùng, hiệp sĩ trong truyện Enéide, chỉ là hình ảnh của người Romains bị trá hình đấy thôi. Những ma, quỷ, tinh, thầy tu, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Tam Tạng, Sa Tăng trong truyện thần tiên Tây du chỉ là những người Trung-quốc với bao nhiêu tập quán, quan niệm, đúng như vậy, chỉ đội lốt yêu quái một chút vậy thôi.

Xem thế đủ rõ không có nhà văn sĩ nào có thể thoát ly ra khỏi sự sinh hoạt xã hội mà sáng tác văn chương được.

Cái ảnh hưởng của sinh hoạt vật chất trong văn nghệ là một lẽ tất nhiên không còn ai chối cãi được nữa.

2. Văn học và đấu tranh giai cấp

Marx và Engels có câu: "Lịch sử của tất cả các xã hội từ xưa đến nay chỉ là lịch sử của đấu tranh giai cấp".

Thật thế, cứ giở lịch sử của loài người ra mà xem, từ thời đại thượng cổ mãi cho đến cái xã hội hiện tại, chúng ta chỉ rành thấy cuộc đấu tranh của các giai cấp, ngày xưa thời giai cấp nô lệ chống giai cấp chủ nô lệ, rồi đến giai cấp nông nô chống quý tộc, gần đây thì giai cấp vô sản chống tư bản. Tóm lại là giai cấp bị áp bức, bị bóc lột chống giai cấp áp bức, bóc lột. Cuộc đấu tranh ấy dưới chế độ nô lệ và phong kiến chỉ có cái tính chất tranh ngôi đoạt vị; bọn nô lệ đánh tụi chủ nô lệ là để bắt tụi chủ nô lệ lại làm nô lệ cho mình. Bọn nông nô đánh đổ tụi quý tộc là để trục ngôi vua phong kiến đi, để mình chiếm chính quyền, rồi cũng làm vua lại. Trái lại, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản với giai cấp tư bản lại có một đặc tính khác hơn là: giai cấp vô sản đấu tranh với giai cấp tư bản, không phải để duy trì một cái xã hội có giai cấp. Giai cấp vô sản đấu tranh với giai cấp tư bản là để tiêu hủy tất cả các giai cấp đi. Giai cấp tư bản đổ, đã cố nhiên, chớ giai cấp vô sản sau khi hoàn thành cuộc cách mệnh rồi, cũng tự mình phải tiêu hủy. Cuộc tranh đấu của giai cấp vô sản không chỉ lợi riêng cho một thiểu số mà lợi chung cho đại đa số nhân loại. Cuộc đấu tranh ấy không chỉ đánh đổ một nền móng chính trị của tư bản mà thôi, mà đánh đổ tất cả chế độ xã hội về chính trị, văn hóa, nghệ thuật, rồi gây dựng lên một nền chính trị mới, kinh tế mới, văn hóa nghệ thuật mới.

Chúng ta đã nhận thấy rõ cuộc đấu tranh giai cấp bá chiếm lịch sử loài người như thế nào rồi. Chúng ta cũng có thể đoán được cuộc đấu tranh giai cấp ấy thâu tóm hết bao nhiêu lực lượng về vật chất, về tinh thần của cả toàn thể một xã hội.

Không những cái ăn, cái mặc, cái ở, của mỗi người đều chịu ảnh hưởng của cuộc đấu tranh ấy, mà đến cái tình cảm, tư tưởng, trí thức của người ta đều bị cuộc đấu tranh kia ghi dấu, khắc tên một cách sâu sắc.

Phái văn sĩ duy tâm cho rằng văn học hay nghệ thuật là những sản vật thiêng liêng thần bí, Trái lại văn sĩ duy vật nhận thấy rõ văn học nghệ thuật chỉ là những sản vật trong xã hội và chịu tất cả những ảnh hưởng của cuộc đấu tranh giai cấp. Mỗi giai cấp lên cầm được chánh quyền, thâu tóm tất cả nền sinh sản trong tay, độc quyền tất cả nền kinh tế, lẽ tất nhiên họ cũng độc quyền tất cả nền văn hóa. Marx nói: "Những ý kiến mạnh nhất của một thời đại, chính là ý kiến của giai cấp cầm quyền" (Tuyên ngôn Đảng cộng sản). Trong một xã hội phong kiến quân chủ, thời những ý kiến "tôn quân" là ý kiến mạnh nhất. Giai cấp cầm quyền chỉ truyền bá một thứ ý kiến ấy và bắt ép tất cả nhân dân đều phải suy nghĩ theo đó, phải uốn nắn theo đó. Trái lại có những phần tử nào suy nghĩ khác tất bị xem như để "yêu đạo" nguy hiểm vô cùng phải kịch liệt bài trừ.

Xem đó chúng ta thấy rõ rằng nền văn học của một thời đại nào chỉ là cái phản ánh của cuộc đấu tranh giai cấp. Mỗi triều lưu văn nghệ chỉ là sự diễn dịch những tình cảm, những tư tưởng của các giai cấp trong xã hội. Mà sự xung đột của những triều lưu ấy chính là hình ảnh của sự xung đột của giai cấp đấy thôi.

Giai cấp cầm quyền lấy văn học và mỹ thuật để tô vẽ cho cái chế độ của mình, ca ngợi những cảnh cao sang, lộng lẫy, hùng dũng của xã hội mình. Không nữa họ cũng lợi dụng văn chương để khỏa lấp những việc thối tha, mục nát của xã hội họ, để đánh lừa, ru ngủ cái quần chúng bị áp bức, bị bóc lột bằng những danh từ xán lạn, du dương, đầy thần bí, mộng mị. Những khúc ca hùng dũng dưới chế độ phụ quyền, những lối hát vè hồi Trung cổ, những bi kịch cổ điển thế kỷ 17, cho đến những tiểu thuyết tình lãng mạn của giai cấp tư bản đều là những sản vật tinh thần của các giai cấp cầm quyền từ trước đến nay.

Đó là chúng ta lấy cái thí dụ ở nền văn học châu Âu, nay xét đến nền văn học Trung-quốc, chúng ta cũng thấy cái tính chất giai cấp vẫn ăn sâu vào trong văn chương. Từ những tác phẩm nghiêm trang đạo đức như bộ kinh Xuân thu của Khổng Tử, cho đến thơ phóng túng của Lý Thái Bạch, Tô Đông Pha, thơ bi đát như Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, đều miêu tả cái hưng vong suy thịnh của chế độ quân quyền và phụ quyền ở nước Trung-quốc hồi trước. Lại gần đây, từ phong trào dân quốc nổi lên, những văn phái như Ngô Trĩ Huy, Chương Thái Viêm, Hồ Thích, đều là những tay văn sĩ cự phách có thể đại biểu cho giai cấp tư bản Trung-quốc đã bắt đầu giác ngộ vậy.

Giai cấp thống trị lấy văn học nghệ thuật làm món chơi riêng của họ. Giai cấp bị áp bức chỉ được phép đứng nhìn xa xa thôi. Vì giai cấp bị áp bức làm gì có đủ điều kiện sinh hoạt cho sung túc mà ngồi thưởng thức nghệ thuật với văn chương.

Tuy vậy trên con đường đấu tranh, bộ phận đi tiên phong cho giai cấp bị áp bức đã kiếm cách đánh toạc được cái màn hắc ám mà giai cấp cầm quyền cố bao vây họ. Họ cũng nghiên cứu triết học, họ cũng bàn bạc văn chương. Rồi những triết học ấy, văn chương ấy trở nên những khí giới rất sắc bén giúp họ trên đường đấu tranh giai cấp. Cuộc đấu tranh để đánh đổ một chế độ xã hội khởi đầu bằng cái hình thức đấu tranh về tư tưởng. Cuộc chiến tranh bằng bút mực đi tiên phong cho cuộc chiến tranh bằng súng ống. Ấy thế cho nên trên vănđàn khắp cả thế giới thí dụ như nước Pháp hồi thế kỷ 18 hay nước Nga hồi thế kỷ 19 và 20, một nền văn học mà người ta thường gọi là "văn học cách mệnh" ra đời.

3. Văn học cách mệnh và văn học

Phản cách mệnh

Phía trên tôi đã nói giai cấp thống trị chiếm độc quyền các cơ quan sinh sản, tất chiếm độc quyền cả nền văn hóa. Nghệ thuật văn chương trở thành món chơi riêng của giai cấp cầm quyền, không nữa cũng trở nên cái lợi khí để nhồi sọ quần chúng, dẫn dụ quần chúng vào những quan niệm lãng mạn, yếm thế, an phận, không đấu tranh và chịu cái trật tự của xã hội hiện tại. Tuy giai cấp cầm quyền cố đem một cái màn hắc ám để bao trùm lấy giai cấp bị áp bức, nhưng, một phần trong đội quân tiên phong của giai cấp bị áp bức đã đánh toạc cái màn khốn nạn kia, và đã gây dựng một nền triết học mới, một nền văn học mới cho giai cấp bị áp bức. Triết học và văn học cách mệnh vì thế mà xuất đầu lộ diện trong lịch sử văn hóa của loài người.

Hồi giai cấp phú hào đương chống với phong kiến, đương vận động để trục xuất ngôi vua phong kiến, thời những văn sĩ của nó đều khuynh về sự tả thực. Bọn này hết sức khinh miệt những sự chạm trổ tỉ mỉ, những khuôn sáo chặt chẽ, những điển tích rườm rà. Họ muốn một lối văn về hình thức cho phóng túng hơn, tự do hơn, giản dị hơn, thiết thực hơn, mà về nội dung thì họ ca tụng cho được cái cá nhân của họ. Cái cá nhân mà chế độ phong kiến chà đạp, họ cố dựng đứng cái cá nhân ấy lên, họ muốn cho nông nô cũng bình đẳng với quý tộc. Văn học của họ vì thế mà có tính chất cách mệnh. Trong văn học giới nước Pháp xảy ra những vụ xung đột kịch liệt giữa văn phái cổ điển và văn phái lãng mạn là vì bị ảnh hưởng của cuộc cách mệnh về văn học đó.

Giai cấp thống trị cố làm thế nào giữ cho được cái địa vị ưu thắng của mình nên hết sức xuyên tạc sự thật, tô vẽ thêm để lừa dối dân chúng. Cái đặc điểm của văn học phản động là thế. Trái lại nền văn học cách mệnh là cốt nhìn vào sự thật, sự thật trong xã hội hiện tại, họ phân tích, họ chỉ vạch tất cả những sự xấu xa, mục nát và sự bất bình của quần chúng, cùng sự đấu tranh của dân chúng để đánh đổ cái chế độ ác liệt ấy đi, và gây dựng lại một cái xã hội khác mà họ hằng mong mỏi cho "bình đẳng" hơn, cho "tự do" hơn, cho "nhân đạo" hơn. Cái hình thức của văn chương cách mệnh cốt ở sự tả thực là vì thế.

Bọn phú hào đương hồi còn cách mệnh tuy mang danh là lãng mạn nhưng họ vẫn chú trọng về tả thực. Cái lãng mạn của họ là để chống với sự ràng buộc của cổ điển phong kiến. Mà sự tả thực của họ là để chỉ vạch cái hư hỏng của xã hội quân chủ. Diderot nói: "Phải tả thế nào cho con người ta đúng như nó". Nói đến cái đẹp, Diderot bảo: "Phải tả cho đúng cái bóng với cái hình". [4] Những quan niệm tả thực của Dederot, là quan niệm tả thực của văn sĩ phú hào đương hồi còn cách mệnh vậy.

Đến khi giai cấp phú hào đã hoàn thành cách mệnh rồi, đã chiếm được bộ máy sinh sản của xã hội rồi thời trở ra phản động và đàn áp ráo riết giai cấp vô sản. Trong văn học giới cũng diễn lại cái tấn tuồng phản động ấy. Văn học phú hào không khuynh về tả thực nữa, cái lãng mạn phú hào cũng không có tính chất lãng mạn cách mệnh nữa. Trái lại văn học phú hào hóa ra một lối văn thần bí, dâm ô, pha phách những chuyện huyền hoặc, nhục dục, để mua vui cho những hạng người say sưa sau những tiệc rượu, những xóm điếm. Chế độ tư bản càng phát triển, bọn tư bản càng ăn chơi, càng xài phí, càng dâm dục, càng cướp bóc lẫn nhau, càng cướp bóc của thợ thuyền, thời trong văn học giới của tư bản cũng sản xuất ra những văn phẩm sặc mùi cướp bóc, dâm dục ấy. Ở các kinh thành lớn ở Âu Mỹ: Paris, Londres, Berlin, New York, Chicago, mỗi ngày kể hàng ngàn, vạn quyển sách kể chuyện cướp dựt, chuyện tình dục xuất bản ra như nước. Những bọn đầu trộm đuôi cướp như Arsène Lupin, Alphonse Capone, v.v... vẫn được các ông, các bà tư bản xem như là khách quý trong xa-lông.

Kể ra như thế này là để các bạn nhận thấy sự đồi bại của nền văn học phản động của tư bản nó phá sản đến bực nào.

Bên cái nền văn học thần bí dâm ô của giai cấp phú hào, đã bắt đầu gây dựng nên một nền văn học mới của giai cấp vô sản. Nền văn học này quyết nhiên là một nền văn học cách mệnh. Cái hình thức của nó khuynh hướng hẳn về tả thực mà cái nội dung của nó là về xã hội. Cái triều lưu văn học này ta có thể bao gồm trong một danh từ là: tả thực xã hội (la réalesme socialiste).

Văn chương của giai cấp vô sản tất là văn chương tả thực tả thực xã hội vậy.

Trong bài sau tôi sẽ nói về văn tả thực xã hội.

Báo Sông Hương tục bản, số 8, ngày 26-8-1937; số 9, ngày 2-9-0937 & số 10, ngày 11-9-1937



Chú thích của người sưu tầm:

Vì sau khi đăng 3 phần trên đây, ngày 14-10-1937 báo Sông Hương bị thu hồi giấy phép nên phần nói về "Văn tả thực xã hội" của bài này không được in tiếp. Thật là một điều đáng tiếc.

Câu "Cái hình thức của nó khuynh hướng hẳn về tả thực mà cái nội dung của nó là về xã hội" không hoàn toàn đúng vì "tả thực" không chỉ ở mặt "hình thức" mà còn ở cả về mặt "nội dung".


[1]Chữ hiéroglyphe ở Ai-cập.
[2]L'art est un moyen de socialisation des sentiments.
[3]Bà Đoàn Thị Điểm trong Chinh phụ ngâm dịch thế này:
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng lắm nỗi truân chuyên
Xanh kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai xui khiến cho nên nỗi này.
[4]Diderot: Troisième entretien sur Le fils naturel, trang 156. Nhà xuất bản Garnier Frères.

Cụ Sào Nam giải thích chữ văn học thế là sai lầm

(Phê bình cách định nghĩa chữ văn học trong bài: "So sánh văn học Đông phương với Tây phương", Văn học tuần san, số 2)

Sào Nam tiên sanh lượng biết cho rằng tôi không phê bình cái sở bài luận: "So sánh văn học Đông phương với Tây phương" của tiên sanh. Tôi không phê bình là vì bài ấy mới đăng có được một kỳ thôi, chưa rõ cái nội dung nó còn có những gì. Chờ Văn học tuần san số 3 ra, nhưng nó vắng bặt tăm hơi. Tôi nghĩ nếu không được cái phước đọc toàn bài, thì cũng gắng cùng tiên sanh nói chuyện về cái định nghĩa của chữ văn học, mà tiên sanh đã giải thích trong số tạp chí ấy.

Giải thích chữ văn học tiên sanh tách ra làm hai chữ để cắt nghĩa: văn là gì, học là gì. Do đó tiên sanh chia văn của trời là thiên văn, văn của đất là địa văn rồi "mô phỏng văn trời văn đất mà thành ra văn người là nhân văn". Tiên sanh lại dẫn ra những câu của lời ông thánh đời xưa như: Qua hồi thiên văn, dĩ sát thời biến; kinh thiên vĩ địa viết văn [1] v.v...

Tiên sanh lại cắt nghĩa qua chữ học. Cũng có ba nghĩa: học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm.

Tôi quả quyết nói rằng cách tiên sanh định nghĩa chữ văn học như thế là sai lắm. Tôi cho rằng giải thích chữ văn học mà lại tách đôi ra để luận từng chữ một, thời làm mất cái nghĩa lý hiện tại của văn học đi. Chẳng khác nào như có người cắt nghĩa chữ kinh tế mà xách cắt nghĩa "kinh" ra một chữ, "tế" ra một chữ; rồi đưa những câu đời ông sơ ra như: kinh bang tế thế, hay kinh thế tế dân, v.v... ra mà trăng chứng thời sai bét cả.

Cái phương pháp giải thích của tiên sanh đã sai thời những luận điệu của tiên sanh - tôi xin lỗi - dầu tôi không đụng nó cũng đổ. Vả lại phương pháp phê bình buộc tội phải nhắm nơi "cái gốc" của bài bị phê bình (là cách tiên sanh giải nghĩa hai chữ văn học) chớ bây giờ chạy theo mà cãi phải chăng với những cái văn trời, văn đất, học là bắt chước, v.v... nghĩa là những "cái ngọn" trong bài, thời chẳng những tiên sanh đã lạc đề, chớ tôi theo đó cũng lạc nốt.

Nhân cái phương pháp giải thích chữ văn học của Sào Nam tiên sanh đã sai lầm, dưới đây tôi xin đem cái định nghĩa của chữ ấy ra để thương xác cùng tiên sanh và chư học giả.

"Văn học là cái biểu hiện sự phô diễn tất cả những tư tưởng hay". Đó là theo bộ Anh quốc bách khoa toàn thư giải thích như vậy.

Cái định nghĩa ấy xét kỹ cũng chưa đủ. Nói rộng ra chúng ta có thể giải thích rằng văn học chính là cái biểu hiện của tư tưởng mà nhất là tình cảm của nhân loại đối với vũ trụ và nhân sinh. Phô diễn cái tình cảm, cái tư tưởng ấy trên tấm đá, trong lóng tre, trên mặt giấy v.v... tất cả là văn học đó.

Nói hẹp lại mà cho thiết thực hơn, thì văn học ngày nay chỉ là cái biểu thị của cái giai cấp giác ngộ đó thôi. [2]

Hãy lấy văn học sử ra mà xét thì sẽ thấy lời giải thích của tôi không sai. Xem như thứ bát cổ văn bên Tàu là một thứ văn học đại biểu cho chế độ phong kiến, cho thời đại quân quyền. Nghi cổ chủ nghĩa (pseudo classicisme) về thời đại cận cổ ở Âu châu là thứ văn học của giai cấp quý tộc. Từ cuộc Cách mạng Pháp 1789 trở đi, lãng mạn chủ nghĩa (romantisme) là thứ văn học của giai cấp tư sản.

Thời đại biến đổi thì văn học cũng biến đổi. Giai cấp chống nhau thì văn học cũng chống nhau. Vì thế trên lịch sử có thứ văn học hợp tiến hóa mà cũng có thứ văn học phản tiến hóa. Diễn tả cho đúng cái tư tưởng, cái ý chí, cái tình cảm của mỗi giai cấp, mỗi thời đại trong lịch sử là một cái sứ mệnh tối cao của nhà văn học chân chính, dẫu ở đời nào cũng thế, ở xứ nào cũng thế.

Chính vì lẽ đó nên muốn cắt nghĩa cho đúng chữ văn học phải căn cứ vào xã hội, vào nhân sanh, chớ nói mơ hồ như cụ Sào Nam: "Mô phỏng văn trời văn đất mà thành ra văn người" thì đố ai hiểu nổi?

Tôi xin nói thật rằng: "Văn người" chính đẻ ra trong cái xã hội người ta chớ không mô phỏng trời đất nào hết. Nếu mô phỏng trời đất mà thành văn thì cái văn ấy của thánh, thần, ma, quỷ gì chớ không phải "văn người" nữa. Ai không tin lời tôi cố gắng đọc một bản văn chầu thánh của mấy ông hầu đồng thì rõ.

Ngày nay ở nước ta có một phái văn học tự xưng là mới, muốn đưa cái tình cảm người ta lên những đẹp đẽ tự nhiên "mây bay hoa nở" để khuây khỏa cái trạng huống thống khổ về vật chất. Nghe thì vui tai, chớ kỳ thật thì văn học ấy có chỗ giống cái thần bí chủ nghĩa của tôn giáo. Nhà tu hành đưa cho tôi cái thiên đàng để yên ủi, các anh đưa cho tôi cái "mây bay hoa nở", thời cũng vậy thôi. Ôm bụng đối mà thưởng trăng, cái ấy chỉ có ông thánh, bầy tôi là người làm chi nổi! Cho nên tôi cho thứ văn học ấy cũng không phải thứ "văn người". Nói cho vui hơn, thì nó cũng là na ná một thứ văn học của mấy anh hầu đồng bóng như trên tôi đã nói. Đọc đến đây có kẻ đứng lên cãi tôi: Phải "Lấy nghệ thuật vị nghệ thuật"[3] Anh đem cái nhân sinh bỏ vào nghệ thuật làm nghệ thuật mất tính chất siêu nhiên bạt tục đi.

Thật thế, tôi muốn văn học tẩy sạch cái tánh chất siêu nhiên bạt tục đi, tôi mong cho văn học gần người hơn gần trời. Tôi phản đối hẳn cái thuyết "lấy nghệ thuật vì nghệ thuật". Tôi cho rằng cái thuyết ấy sở dĩ phát xuất ra là để bảo vệ cho một thứ văn học tự nó không tiến hóa nữa, mà nó cũng chẳng giúp gì cho sự tiến hóa của nhân sinh. Cái tác dụng của nó hẹp hòi đến nỗi chỉ làm một món tiêu nhàn cho một số người thôi. Trong bài "Sự tiến hóa của văn học và sự tiến hóa của nhân sinh" đăng Đông phương số 872, 873, tôi đã nói rõ.

Quách Mạt Nhược, một nhà văn học trứ danh của Tàu bây giờ, nói: "Văn học là một thứ sản vật của xã hội. Cái sinh tồn của nó không thể trái với cái cơ bản của xã hội. Cái phát triển của nó không thể trái với sự tiến hóa của xã hội". Tôi dựa vào câu ấy mà xin thưa với các ngài có muốn giải thích chữ văn học hay bàn luận đến vấn đề văn học phải nhìn vào giữa xã hội chớ đừng nhìn bông lông giữa "văn trời" "văn đất" thì thật duy tâm và thần bí quá.

Tôi viết bài này, mẹ tôi ngồi một bên xem, cười mà mắng rằng: "mày là đưa thư sanh sao lại đi phê một bậc lão thành". Tôi cũng cười mà nói rằng: "Tôi không bao giờ mất tấm lòng cung kính các bậc trưởng thượng, nhưng cụ nói sai cũng cho tôi cãi với chớ".

Tái bút:

Lấy sự tinh tế của phương pháp phê bình, tôi có tìm thử có một lẽ gì ở trong bài ấy mà Sào Nam tiên sanh có thể viện để biện giải rằng cách giải thích văn học như thế là đứng về mặt Đông phương, tôi cố tìm mà không ra. Xem ngay câu đầu bài ấy thế này: "Bản tuần sau này đặt tên bằng hai chữ Văn học, đến kỳ thứ hai này phải giải thích cho rõ hai chữ văn học. Văn là gì? v.v...?

Thế là chứng rằng tiên sanh muốn đặt một cái tổng định nghĩa cho chữ văn học, chứ không phải đứng về từng phương diện Đông hay Tây mà giải thích.

Nhưng dầu thật có những ông Đông phương nào giải thích văn học theo kiểu ấy, thì chỉ có sống về thời đại xuân thu kia chớ những nhà văn học Đông phương ngày nay như Quách Mạt Nhược, Úc Đạt Phu, Trần Độc Tú (Tàu), Đào Thôn, Bảo Nguyệt (Nhật) v.v... không bao giờ cắt nghĩa văn học một cách kỳ khôi thế.

Báo Đông Phương số 893, ngày 1-11-1933

*

Kép Tư Bền, một tác phẩm thuộc về cái triều lưu «nghệ thuật vị dân sinh» ở nước ta

Ở xứ này muốn chủ trương một vấn đề gì mà đến khi tìm vài cái chứng giải thiết thực về xã hội, thật nhiều khi không biết vớ vào đâu. Tôi nhận thấy ở nước ta, trong văn học giới đã bắt đầu có cái triều lưu "Nghệ thuật vị nhân sinh", tôi đã thừa nhiều cơ hội để đề khởi đến nó và đã có phen bút chiến với ông Thiếu Sơn về vấn đề ấy (Báo Đời mới số 1, 3, 4). Nhưng đến khi ai hỏi tôi cái tư triều văn nghệ vị dân sinh ở nước ta đâu nào? Thật tôi cũng tự thấy lúng túng mà không biết kiếm đâu cho ra một cái chứng cớ đích xác. Nhưng đến ngày nay, tôi đã có thể tự đắc mà nói rằng: "Có rồi, có rồi, ông cứ xem quyển Kép Tư Bền đi. Cái chủ trương "Nghệ thuật vị dân sinh" của tôi ngày nay, đã biểu hiện bằng những bức tranh rất linh hoạt dưới ngọn bút tài tình của nhà văn sĩ Nguyễn Công Hoan mà người ta đã tặng cho cái tên hay hay là "nhà văn của hạng người khốn nạn".

Tôi có người bạn gái rất thích đọc tiểu thuyết của Khái Hưng, Nhất Linh, v.v... Nhưng ngày nay tôi lại thấy bạn tôi thích đọc tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan làm cho tôi lấy làm lạ mà hỏi duyên cớ. Bạn tôi trả lời bằng một câu gọn gãy mà rất ý nghĩa: "Tiểu thuyết Nguyễn Công Hoan gần người hơn".

Sau những cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế và xã hội, nước ta mấy năm gần đây, người nào có ý khảo sát về hiện trạng xã hội, đều nhận thấy có một sự triển chuyển (revirement) trong tinh thần của phần đông trí thức nước ta. Họ, hoặc vì kinh khiếp mà sinh ra bi quan, hoặc vì thất bại mà sinh ra hoài nghi, hoặc vì cùng kế mà sinh ra hưởng lạc. Những cái tư tưởng lãng mạn, thần bí, tôn giáo, cá nhân, khoái lạc do đó mà bồng bột phát sinh. Giữa cuộc phân tranh của xã hội, họ muốn kiếm một cái địa thế trung lập (Zône neutre) để tránh hết những sự gay go, bực bội đã đem đến cho họ gần mấy năm về trước. Văn học chịu cái ảnh hưởng trực tiếp của tình trạng ấy rất nhiều, nên chúng ta thấy sản xuất ra không biết bao nhiêu là tác phẩm đầy rẫy những tư tưởng "yêu đời, vui đời, chán đời, lãng mạn, du dương, mơ mộng, thần bí". Tác giả tự đưa văn nghệ ra khỏi cái tình trạng thiệt hiện của xã hội; họ đánh cắp văn học lên núp trên những "cái tháp ngà" (tour d'ivoire) rồi ngồi trên ấy họ tự đắc mà bảo chúng ta: "Ở trên này chúng tôi lấy làm mãn nguyện lắm, chúng tôi lấy nghệ thuật mà phụng sự cho nghệ thuật cũng sướng chán. Chẳng những thế chúng tôi còn giúp ích cho đời nữa. Các anh khổ à? Hãy leo lên mà nếm những cái quà mà chúng tôi biếu dây, các anh cũng sẽ vui sướng như chúng tôi và quên hết nỗi khổ ở trần gian". Vô tâm hay hữu ý, các ông đã lừa chúng ta bằng cái thủ đoạn "nhìn rừng mơ cho đỡ khát nước".

Giữa sự sống vất vả và khốn khổ, đầy những mâu thuẫn của xã hội ngày nay, người ta đang ước ao, về mặt tinh thần, đọc được những tác phẩm có thể diễn dịch được nỗi lòng của họ. Cái buồn, cái vui, cái giận, cái tiếc, cái thương, cái mơ ước đều sáng suốt đẹp đẽ hay là cục cằn thô lỗ, cũng cứ việc tô vẽ ra cho họ bằng những câu văn chân chất, cứng cỏi, mạnh bạo. Họ không cần những lời văn hoa mỹ mà điêu toa. Họ ưa những thể văn bình dị mà thiết thực. Bao nhiêu những tác phẩm đương lưu hành trong xã hội hiện tại đều làm cho họ chán nản vô cùng, vì họ chỉ thấy rặt những chuyện tình với tình, cái tình mơ mộng ở đâu trong mây, trong mưu, còn những cái khổ sở lầm than của họ, sự bực tức tối tăm của họ, không mấy ai để ý đến. Giữa tình trạng ấy, quyển Kép Tư Bền ra đời, dầu nó chưa được hoàn toàn, nhưng cũng có thể gọi rằng nó phù hợp với cái khuynh hướng chung của một số đông người đương khát vọng. Thời cái ngài hãy học những chuyện như Người ngựa và ngựa người, Thằng ăn cắp, Kép Tư Bền, v.v... các ngài sẽ thấy trong xã hội, một số đông người phải bán thân nuôi miệng, hoặc các ngài sẽ thấy những đứa bé khốn quá, quyết ăn lường để chịu đấm, hoặc các ngài thấy một giai cấp đủ ăn đủ mặc, chực mua cái cười cái vui bên cái khổ của kẻ nghèo khó. Rồi các ngài lại đọc qua những chuyện như Báo hiếu, Mợ nó đi tây, Tới chủ báo, v.v... các ngài sẽ thấy trình bày biết bao nhiêu những sự xấu xa, mục nát của một chế độ xã hội. Những cái đạo đức, luân lý, tình ái mà trước họ cho là thiêng liêng cao quý lắm, thì ngày nay đã hóa ra một bức màn để che đậy biết bao nhiêu sự thối tha hèn mạt ở trong.

Sau khi nếm những cái vị cay chua, bực tức, buồn cười của cái xã hội nhố nhăng này, gấp quyển sách lại, dầu các ngài vô sự đến mấy, các ngài cũng nghe thấy như bồi hồi, man mác, cái bồi hồi man mác tự nhiên của con người có một chút tình đối với nhân loại. Cái mục đích của thuyết nghệ thuật vị dân sinh đến đây có thể gọi là có chút thành quả vậy.

Thứ văn nghệ mà ngày nay trên thế giới được công chúng hoan nghênh hơn hết là thứ văn nghệ có hàm xúc được hai cái đặc điểm này:

1. Về hình thức (forme) khuynh hướng về "tả thực"

2. Về nội dung (fond) khuynh hướng về xã hội

Hình thức và nội dung có đi đôi với nhau thì tác phẩm mới có giá trị. Xem văn của Kép Tư Bền, chúng ta nhận thấy rõ tác giả đứng về mặt tả thực chủ nghĩa (réalisme). Với những câu văn rất thành thực, chắc chắn, hí hởn, ngộ nghĩnh, nhiều khi cục cằn thô bỉ nữa, chúng ta phải phục Nguyễn Quân là một nhà kể chuyện rất thiệt và rất có duyên. Về phương diện tả thực, có thể nói tác giả đã đạt đến mục đích một phần lớn rồi vậy. Nhưng về phương diện xã hội thì thật chưa hoàn toàn. Cái đó cũng không đáng trách: vì dưới cái ngọn bút tài tình của tác giả, chúng ta vẫn thấy cái quan niệm kia còn đương phôi phai mà thôi; vả chăng bị hoàn cảnh bó buộc dầu muốn nói chưa chắc đã nói nên lời. Kép Tư Bền có thể nói rằng đã mở một kỷ nguyên mới cho cái tư triều văn nghệ tả thiệt và xã hội ở nước ta.

Viết đến đây, tôi nghĩ không gì bằng nhắc lại câu phê bình của ông Thái Phỉ để kết thúc bài này: "Với Khái Hưng thì là cái thế giới đang tàn, mà với Công Hoan thì là cái thế giới mới nhóm vậy". Chính vì cái "thế giới mới nhóm" ấy nên mới có bài phê bình này.

Tiểu thuyết thứ bảy, số 62, tháng 8-1935

*

Lầm than, một tác phẩm đầu tiên của nền văn tả thực xã hội ở nước ta

Tôi còn nhớ cách đây ba năm về trước, nhân một bài phê bình của tôi về quyển sách Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan, đã xảy ra một cuộc tranh luận rất kịch liệt về nghệ thuật.

Ngày tháng qua.

Cái vấn đề "nghệ thuật vị nghệ thuật" và "nghệ thuật vị nhân sinh" đã bị khuất lấp trong những tiếng súng trái phá ở Thượng-hải hay bị đè bẹp dưới những bức tường đổ ở thành phố Madrid.

Thật thế, hằng ngày bạn bè của tôi, những anh em trước kia trái ý kiến với tôi, hay là tôi cũng thế, chỉ lo lăng xăng hằng ngày ngóng đợi hoặc đi cóp nhặt những tin tức cuối cùng của mặt trận Hán-khẩu, của mặt trận Barcelone, của mặt trận Sudète, v.v... còn ai có thì giờ đâu ra để nghĩ đến mặt trận văn chương.

Thế rồi một buổi mai, một buổi mai nặng nề u uất, trên trời làn sống vô tuyến điện cứ dồn dập báo cho người ta biết những điều thường thức để đề phòng bom của địch quân, tôi bỗng nhận được quyển Lầm than của Lan Khai, một tác phẩm đem lại cho tôi vài ý nghĩ về văn chương giữa một bầu không khí phảng phất mùi thuốc súng.

Nền văn học lãng mạn đã hết thời rồi. Lúc này ai cũng thấy không phải lúc ngồi nghe tiếng địch du dương trầm bổng của một nhà dật sĩ trong khóm trúc già, lúc này không phải là lúc đứng nhìn cái mặt héo đau của một thiếu phụ sướt mướt khóc trăng tàn hoa rung. Những thực trạng của xã hội, những tình hình của thế giới hằng ngày cứ đập mạnh vào não cân của người ta, buộc người ta trước những vấn đề gì cũng phải đặt trên miếng đất thực tế để tìm sự giải quyết cho dễ, cho cấp tốc. Người ta không còn thì giờ đâu mà đi bởi tìm những cái bí ẩn trong một quả tim hư loạn vì một câu chuyện tình thất vọng, người ta không công đâu mà đi ca hát, mà đi ngâm vịnh những cái mầu nhiệm, những cái bóng vang phiêu diêu trong cõi u linh xa xăm mờ mịt.

Người ta đương nhảy nhót, đương chạy vạy, đương xô đẩy, đương tìm kiếm, đương đòi hỏi, đương gào thét cái sống, cái sống cho thân mình, cái sống cho giai cấp mình, cái sống chung cho nhân loại đương bị giày xéo dưới một bàn chân sắt, đương bị mờ mịt trong khói lửa chiến tranh.

Trong lúc này, nhà văn, tôi không nói riêng gì nhà văn Việt-nam, nếu còn giữ lương tâm, nếu còn trọng ngòi bút, thì sẽ hiểu được một cách dễ dàng sứ mệnh quan trọng và cao cả của họ, sẽ thấy rõ con đường mà họ phải đi, mặt trận mà họ phải sắp.

Đọc xong quyển Lầm than, tôi thấy tác giả của nó mạnh dạn tiến lên trên con đường sáng sủa mà đầy cả chông gai, con đường bênh vực cho giai cấp cần lao, con đường của chủ nghĩa xã hội. Điều ấy là một điều đáng ghi nhớ trong lịch sử văn học của xứ này.

Ngày nay ở nước ta, bên những quyển tiểu thuyết tả về cái tình oan oái ăm khúc chiết của đôi trai gái quý phái hay trung lưu, người ta đã bắt đầu nói đến tiểu thuyết của "bình dân".

Nhưng giống chừng như một cái thông lệ, khi người ta nói đến tiểu thuyết xã hội hay bình dân là người ta chỉ tả những tên ăn mày ăn xin, những đứa trẻ mồ côi, những phu xe kéo, những tên ăn trộm, hay những gái giang hồ, mà người ta quên tả, quên nhìn, quên nói đến một hạng người quan trọng hơn cả, một hạng người hiện tại bị bóc lột nhiều hơn cả, hạng người mà tương lai sẽ đắp móng xây nền cho xã hội mới, hạng người ấy là hạng thợ.

Chính vì thế, văn chương ở xứ này đã quên người thợ đi nhiều lắm, mà chính người thợ lại là người đáng nói nhất, và đáng nói nhiều nhất.

Đặc điểm của tác phẩm của Lan Khai là nói đến người thợ, cái hạng thợ khổ sở nhất trong giai cấp thợ thuyền, hạng thợ mỏ.

Với một ngòi bút sáng suốt giản dị, tác giả Lầm than đã miêu tả tất cả cuộc đời khốn khổ cay chua ghê gớm của hạng người mà sự sống đã hầu hóa ra một đàn súc vật, chịu đựng tất cả những sự bóc lột đê hèn của giai cấp sản chủ một cách tàn nhẫn vô cùng.

Luôn luôn đứng trên chủ nghĩa tả thực, tác giả không quên chỉ vạch một cách đau đớn mà sống sượng những tâm lý cộc cằn, những cách ăn nói thô tục, những thành kiến hủ bại, cho đến những tập quán xấu xa như rượu, như phiện, như cờ bạc, là cái bứu nó bám níu theo giai cấp thợ thuyền trong chế độ người bóc lột người.

Tuy vậy tác giả nên nhận thấy dưới những nét mặt cau có, bởi sự đối khổ ngu dốt, trong những thân hình tàn phế bởi những tập quán rượu phiện, vẫn ẩn nấp biết bao nhiêu là tâm hồn trong sạch, biết bao nhiêu là tinh thần cương quyết về đoàn thể và danh dự, biết bao nhiêu là cảm tình chan chứa đối với người đồng giai cấp, đối với loài người.

Những tinh thần ấy, những cảm tình đã chất chứa lâu ngày ấy, chỉ thừa một cơ hội là phát tiết ra ngoài một cách mãnh liệt vô cùng.

Giá trị tố cáo của tác phẩm Lan Khai là đã nhận thấy cái đặc điểm cao quý ấy trong tâm lý của giai cấp thợ thuyền mà hiện nay thiếu chi kẻ cố dìm đi.

Trông mong cho nhà văn đem ngòi bút mà bênh vực cho giai cấp thợ thuyền, tôi không bao giờ có cái ý nghĩ buộc nhà văn phải theo một khuôn khổ nào hết.

Bao giờ và ở chỗ nào cũng thế, nhà văn cần phải có tự do mới có thể sáng tạo được những công trình bất hủ. Gạch ra một con đường buộc họ phải theo là một sự điên cuồng. Mặc dầu họ có gây dựng một tác giả đúng như cái khuôn khổ đã định, thì tác phẩm ấy phần nhiều cũng có vẻ ngượng nghịu, cơ giới, không chút gì sanh sắc.

Tác phẩm Lầm than đã tránh cái nạn ấy. Tác giả của nó từ đầu đến cuối tự do viết một thôi, theo sự quan sát và cảm tình của mình, không theo một cái định lệ nào cả, không bó buộc ở trong một khuôn khổ nào cả.

Về phương diện hình thức tác giả đã đứng về tả thực, về nội dung cũng đứng về xã hội. Lầm than như thế là đã vạch một khuynh hướng trong văn học giới, cái khuynh hướng tả thực xã hội chủ nghĩa (réalesme socialiste) vậy.

Tả thực xã hội chủ nghĩa là một triều lưu văn nghệ của xã hội sau này. Hiện tại Lan Khai đã phất lá cờ tiên phong trên mảnh đất này. Tôi mong rằng các bạn làng văn sẽ tiếp chân tiến tới.

Báo Dân tiến, số 1, ngày 27-10-1938



Chú thích của người sưu tầm:

Báo Dân tiến, là "cơ quan liên hiệp tất cả các lực lượng cấp tiến" do một số đồng chí cộng sản và người có cảm tình với Đảng chủ trương, xuất bản ở Sài-gòn những tháng cuối năm 1938 để thay thế tờ báo Dân xuất bản ở Trung-kỳ bị thu hồi giấy phép. Hải Triều là một trong những cây bút chính của tờ Dân tiến cũng như của tờ Dân và của tờ Dân muốn (tờ này xuất bản sau khi tờ Dân tiến bị cấm).

Cuốn Lầm than do Lan Khai viết và Trần Huy Liệu đề tựa. Do chịu ảnh hưởng của phong trào Mặt trận dân chủ (1936-1939), Lan Khai, vốn là một nhà văn lãng mạn chủ nghĩa quay ra viết về đời sống của công nhân mỏ. Cuốn Lầm than vừa có tính chất phóng sự vừa có tính chất tiểu thuyết. Với tác phẩm Lầm than, Lan Khai có một độ muốn chuyển sang chủ nghĩa hiện thực. Tuy vậy đó chỉ là một hiện tượng nhất thời. Sau khi phong trào Mặt trận dân chủ bị đàn áp, Lan Khai lại quay trở lại chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực và tham gia những hoạt động chính trị phản động.

Trong hoàn cảnh hồi bấy giờ (năm 1938) việc khuyến khích những tác phẩm như Lầm than là đúng. Tuy vậy, cho rằng Lầm than là một "tác phẩm đầu tiên" của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt-nam, và Lan Khai là kẻ "phất lá cờ tiên phong" cho khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một sự đề cao quá đáng, không phù hợp với thực tế. Tuy vậy điều đó không hề làm giảm giá trị của bài của Hải Triều là bài mượn cớ phê bình một tác phẩm cụ thể để trình bày một số yêu cầu cơ bản của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.


[1]Nghĩa là: Xem văn trời để xét thời biến; dọc theo trời, ngang theo đất gọi là văn (sic) những câu này tiên sanh có lẽ rút trong kinh Dịch ra. Cắt nghĩa chữ văn học ngày nay mà đưa kinh Dịch ra thời làm sao mà trúng cho đặng.
[2]Xã hội bước vào chế độ giai cấp thì văn học đeo theo cái tính chất ấy.
[3]L'art pour l'art - Tàu dịch: dĩ nghệ thuật vị nghệ thuật.

Maxim Gorki

18 Juin 1936!

Làn sóng vô tuyến điện phát từ Moscou, dồn dập tràn khắp thế giới, báo tin nhà đại văn hào Tô Nga đã mất, anh thợ tiên phong của nền văn hóa mới, ông thầy tinh thần nhân loại tương lai, đã qua đời rồi.

Than ôi! MAXIME GORKI, MAXIME GORKI yêu quý của chúng ta chết mất rồi!

Một ngàn bảy trăm triệu con người trên thế giới, trừ ra một thiểu số lo lục đục tham danh trục lợi, thì không đếm xỉa làm gì, chớ còn ra, thảy thảy đều nghe tin đau đớn kia, đều thở dài một tiếng, tỏ ra vô cùng cảm mến tiếc thương.

Xưa nay, trong lịch sử thế giới, có một số người, mà sự nghiệp của họ, tinh thần của họ, không những ảnh hưởng một quốc gia, một xã hội, mà lực lượng của họ có thể vượt lên hết thảy biên cảnh mà chi phối, điều khiển cả một bầu trời. Những mạng người như thế, đời sống của họ là một đạo hào quang mà cái chết của họ là một tang chung in dấu vào lòng cả mọi người.

Cái chết của Gorki ngày nay cũng đứng vào cái trường hợp ấy.

Chúng tôi thiết tưởng không cơ hội nào tốt bằng cơ hội này để nhắc nhở đến thân thế và sự nghiệp của nhà đại văn hào đã được năm châu yêu mến.

Thân thế của Gorki

Gorki tên thật là Alexéi Maximovitch Piechkov, tức danh là Maxime, sinh năm 1869 ở Nigni Novgorod, mồ côi sớm, từ nhỏ đã sống một cuộc đời lam lũ, phiêu lãng giang hồ. Sanh trưởng trong một xã hội "ma cà bông", Gorki hàng ngày tiếp xúc với bao nhiêu sự đói rét, khôn khổ, bất công của hạng người nghèo khổ. Chính hoàn cảnh đau đớn ấy đã làm cho Gorki cảm giác rất mạnh, nên sau này đã trở nên một nhà đại văn hào cúc cung tận tụy cho giai cấp vô sản.

Lên đến tuổi các trẻ em cắp sách đến trường, vì nghèo khổ quá, Gorki lại hàng ngày chỉ lo chạy vạy về miếng ăn. Vì thế nên lớn tuổi rồi, mà vẫn chưa biết đọc, biết viết, thế mà ai có ngờ, anh chàng cầu bơ cầu bất Gorki kia, ngày nay lại trở nên một nhà "kỹ sư của linh hồn" nhơn loại, mà mỗi lời nói, mỗi việc làm, đều như sắp từng tảng đá một cho nền văn hóa mới của tương lai.

Cái công trình tự học của Gorki thật có một không hai vậy.

Tham gia vào phong trào chánh trị năm 1905, rồi đến năm 1917, có lần bất đồng ý kiến với nhà đương cục Tô Nga, nhưng sau nhận thấy sự lầm lạc của mình, nên lại hăng hái tham gia vào công cuộc kiến thiết xã hội mới.

Từ năm 1923 trở đi, Gorki đã nổi tiếng một nhà văn của vô sản, và được quần chúng đặc biệt hoan nghênh. Đến năm 1928 được cử làm ủy viên trưởng Bộ Giáo dục của chính phủ Liên bang Xô-viết. Từ đấy, bao nhiêu nhà văn sĩ, thi sĩ Nga đều tôn Gorki làm thầy và bao nhiêu Hội mỹ thuật, văn chương, văn hóa đều yêu cầu Gorki đứng đầu sáng lập, hoặc giúp đỡ ý kiến.

Chánh phủ Xô-viết vì cảm tài năng và chí khí nhiệt thành của Gorki đã xây đắp nền văn hóa mới, nên đã tặng ông chiếc bội tinh lớn nhất cả toàn quốc và biếu ông một cảnh lâu đài rất đẹp ở Crimée để ông nghỉ mát.

Một chiếc máy phi cơ, một hãng máy to nhất ở nước Nga và cả thế giới, và thành phố Nigni Novgorod là quê hương của nhà văn hào, đều lấy làm vẻ vang mà mang được cái danh hiệu Gorki.

Sau Lénine và Staline, Gorki là người đã được quần chúng Nga và thế giới yêu mến nhất.

Sự nghiệp của Gorki

Khi phong trào cách mệnh nổi lên ở Nga thì Gorki đã gần 50 tuổi. Đến tuổi ấy, các nhà văn sĩ khác thì tự thấy mình "về chiều" rồi, chỉ còn lo góp nhặt tài liệu để viết lịch sử mình hòng "lưu danh với hậu thế". Trái lại, Gorki đến 50 tuổi mới bắt đầu phát triển một cách phi thường trên con đường văn học.

Trong các nhà văn như Tolstoï, Tchékov, Korolenko, Dostoïévski... hô quần chúng nên phục tùng yên phận say đắm cảnh thần bí thiêng liêng, thì nhà văn sĩ còn trẻ Gorki, trên mặt trận văn chương, đã nâng cao lá cờ vô sản.

Trái với tinh thần ủy mị, tùy thuộc, yếm thế, Gorki đưa ra những hình ảnh của những chiến sĩ oanh liệt, những lực lượng sáng tạo của con người đã tự do, đã thoát ly ra ngoài sự trói buộc của xã hội có giai cấp, đã có thể tự hào lấy cả bản ngã của mình.

Năm 1908, Gorki đứng đầu tổ chức ngay một văn đoàn, và sưu tập ngay thành những bản sách gọi “Sự hiểu biết”, văn đoàn ấy thâu góp hầu hết các nhà văn sĩ cấp tiến nhất trong thời kỳ ấy.

Thời cuộc ở Nga sau cuộc khủng bố 1905 đổi khác nhiều lắm. Bọn thi sĩ, văn sĩ trước có đôi chút cảm tình với quần chúng lần lượt ra mặt phản động qua đầu hàng giai cấp hữu sản, và trở lại chửi công, nông, như xối nước. Trong khi ấy, Gorki lại cho xuất bản những tiểu thuyết như Người mẹ, những kịch như Quân thù, cho người ta nhận thấy cái lực lượng tranh đấu của quần chúng không thể tiêu hủy được. Ngoài ra, Gorki còn cho ra những tiểu thuyết Xóm Okourov, Đời của Mathias Kojémiakine, Bọn lạc luận chỉ vạch những sự xấu xa đồi bại của hữu sản giai cấp, làm cho quần chúng nhận thấy cái giai cấp hư hỏng ấy không thể nào nắm mãi cái địa vị ưu thắng của nó được.

Trong cái sự nghiệp cách mệnh văn hóa của Gorki chúng ta nhận thấy có ba đường lớn.

Gorki, nhà viết kịch, viết tiểu thuyết, bao giờ cũng lo lắng cho tác phẩm mình diễn tả một cách đầy đủ, sâu sắc và cảm động, những sự thực tế của nhơn sanh.

Gorki, nhà viết báo, hết sức đánh đổ những xu hướng phản động trong văn học, và khẩn thiết thảo luận cái vấn đề quan trọng trong sự sinh hoạt hàng ngày.

Gorki, nhà chỉ huy cả cái triều lưu văn nghệ trong nước và cả thế giới vô sản. Gorki cảm thấy sự quan hệ rất lớn của nghệ thuật, văn chương đối với xã hội nên hết sức vận động cho văn chương mỗi ngày mỗi tiến bộ, nhất là cố huấn huyện và đào tạo nên những lớp văn sĩ mới, có thể kế chân mà xây đắp cho nền văn hóa cộng sản sau này.

Chính trên ba con đường lớn lao ấy, Gorki đã xuất hết bao nhiêu tâm huyết, vừa sáng tác vừa hô hào các bạn đồng chí đi cho đến cùng.

Gorki, nhà viết sách

Trong 40 năm sáng tác, văn phẩm của Gorki có thể sánh ngang với bộ Hài kịch loài người của Balzac, hay bộ Rougon Macquert của Zola.

Balzac tả cái quang cảnh nước Pháp sau khi chế độ phong kiến đổ, cho đến chính thể bảo hoàng năm 1830 (Monarchie de Juillet). Zola cũng viết bộ lịch sử xã hội và tự nhiên của một gia đình về thời đệ nhị đế quốc (L'histoire sociale et naturelle d'une famille sous le second empire). Gorki trong những tiểu thuyết Xóm Okourov, Đời của Mathias Kojémiakine, Họ Artamonov, Klim Samguine, đã tả hầu hết tình trạng của lịch sử nước Nga từ sự bỏ chế độ nông nô đến cuộc Cách mạng tháng Mười, và những tình trạng mới trong thời gian kiến thiết xã hội chủ nghĩa.

Balzac và Zola đã diễn tả cái tính chất tư bản và tiểu tư sản của thời đại họ đã sống.

Gorki cũng diễn tả cái tính chất cách mạng và vô sản của nước Nga từ năm 1871 về sau.

Những tác phẩm của Balzac và Zola có ý chắp vá cái áo rách nát của giai cấp phú hào, vẫn cứu cho chế độ tư bản bị hư nát. Văn phẩm Gorki thì chỉ cho người ta thấy rằng muốn cứu chữa cái bệnh trầm trọng của nhân loại ngày nay thì chỉ có cách bỏ cái xã hội này mà kiến thiết một xã hội mới mà thôi.

Với những tác phẩm về lịch sử, Gorki cố chỉ cho chúng ta thấy rằng một nhà nghệ sĩ có thể giúp ích rất nhiều cho quần chúng, trong khi quan sát và diễn dịch một cách sáng suốt những tình trạng quá khứ. Tuy vậy, Gorki còn cho chúng ta nhận thấy cái nhiệm vụ cần kíp của nhà nghệ sĩ đối với các vấn đề hiện tại và tương lai.

Năm 1931, Gorki trong tạp chí Bên kia biên giới, có đăng hai cái đoản thiên Sương mờ, Phong cảnh và nhân vật. Hai cái đoản thiên ấy có vạch rõ cái tình trạng khủng hoảng của chế độ tư bản ở Âu châu. Ai xem hai cái đoản thiên ấy, cũng nhận thấy nhà nghệ sĩ tả một cách mạnh mẽ, cay chua, hai cái tình trạng hết sức mâu thuẫn: một bên giầu có vô cùng, một bên đói rét hết sức.

Hồi bấy giờ ở Nga, có một văn phái do nhà thi sĩ có tiếng tăm Maïakovski - đã chết rồi - đứng chủ trương. Văn phái ấy chủ trương: bỏ hết thảy những tác phẩm chuyên về tưởng tượng. Maïakovski cho rằng cái thời kỳ tưởng tượng đã qua rồi; bây giờ chỉ cần lấy sự thực làm gốc. Những văn loại như đoản thiên tiểu thuyết, trường thiên tiểu thuyết, không nên viết nữa, mà chỉ nên một mực chú ý vào các thiên phóng sự cho vững vàng là đủ, vì phóng sự là cốt tả sự thật.

Các nhà phê bình ở Nga đều nhao nhao phản đối văn phái của Maïakovski. Họ công kích quá, đến nỗi khinh miệt cả các thứ văn về phóng sự, cho là không đáng quan tâm.

Đứng trước tình cảnh ấy, Gorki phải đem hết bao nhiêu tài năng của mình để đánh đổ cả hai trào lưu phản trái ấy. Một mặt ông chỉ cho phái trên nhận thấy sự hẹp hòi của mình trong khi chỉ nhận những thiên phóng sự là văn loại độc nhất của văn học, một mặt ông lại cho phái dưới thấy rằng giá trị của văn phóng sự không phải là nhỏ. Viết phóng sự như Gorki trong khi chép lại cuộc du lịch của mình qua thành phố dầu lửa của Nga, trước Cách mạng và sau Cách mạng, trong chuyện nhan đề là Bakou, thì có thể làm cho người đọc sanh ra vô cùng hứng thú.

Gorki không những viết tiểu thuyết, mà còn viết rất nhiều kịch nữa. Hiện tại khắp các sân khấu trong nước đều có diễn trên hai mươi bản kịch của Gorki. Bản kịch Cặn bã xã hội tuy ra đời đã 25 năm rồi, mà ngày nay vẫn còn được công chúng hoan nghênh đặc biệt.

Ảnh hưởng của Gorki ở trong kịch giới rất lớn lao!

Gorki, nhà viết báo

Ngoài thì giờ viết sách, Gorki là một nhà viết báo rất có tiếng tăm. Những tạp chí, tùng thơ, do ông chỉ huy rất nhiều, như: Những liên lạc của chúng ta, Bên kia biên giới, Niên lịch văn học, Tủ sách của thi sĩ, Tiểu sử của danh nhân, v.v...

Ông còn viết cho các nhà báo hàng ngày về các vấn đề hết sức linh tinh, như việc gặt lúa, đồ chơi trẻ con, giải phóng cho đàn bà, sự phát triển của Hồng quân, những vấn đề quan hệ đến văn hóa của thế giới và trong nước, tả sự sanh hoạt trong lò máy và đến cả tính tình của nhân dân nước Nga.

Gorki còn giúp bài cho các báo vô sản ở ngoại quốc. Các tạp chí ở Pháp như Công xã, Văn học quốc tế, Thế giới, v.v... đều thường nhận được bài của Gorki luôn.

Những bài báo của Gorki gần mấy năm lại đây, phần nhiều chuyên chú kêu gọi các nhà trí thức Tây phương và cả Liên bang Xô-viết, hoặc những bài luận về văn hóa tư bản và tiểu tư sản. Trong những bài ấy tài liệu rất dồi dào, văn chương lại điêu luyện có thể so sánh với công trình của Voltaire, của Hugo, hay của Léon Tolstoï. Chỉ có một điều khác nhau rất lớn là những bài của Voltaire,Tolstoï, những diễn văn Hugo, là những tiếng kêu gào rất đau đớn trước sự xấu xa đồi bại của đời người, những tiếng kêu gào ấy tỏ ra mình yếu đuối, không có năng lực gì để đối phó với hoàn cảnh hết.

Trái lại, một bài văn của Gorki là như một bản cáo trạng tuyên án sự xấu xa, bất công của thế giới cũ rồi đây sẽ bị đánh đổ đi.

Gorki, kĩ sư của nền văn hoá mới

Nhận thấy cái nhiệm vụ tối quan trọng của nghệ thuật đối với xã hội, Gorki hàng ngày chăm nom lo lắng cách mệnh nền văn hóa cũ để gây dựng một nền văn hóa mới hoàn toàn đẹp đẽ hơn.

Một công trình như thế, không phải một người làm nổi, mà phải nhờ sự hợp tác của quần chúng với những nhân phẩm giác ngộ nhất trong xã hội mới lập nên.

Vì thế Gorki, ngoài những thì giờ viết sách, viết báo, còn đem hết sức lực tâm huyết để đào tạo, huấn luyện, khuyến khích cho những lớp văn sĩ, nghệ sĩ hậu tiến, hòng có thể chia vai gánh vác công việc cách mệnh văn hóa Liên bang Xô-viết và cả thế giới.

Chúng tôi có thể nói hầu hết lớp văn sĩ gần đây ở nước Nga đều tôn Gorki vào bậc thầy và đã nhờ Gorki đưa đường chỉ lối trên con đường văn nghiệp. Hàng trăm văn sĩ trong nước gửi sách và văn cảo đến nhờ Gorki phê bình chỉ trích. Các sách ấy đều được đọc, được chấm một cách kỹ lưỡng, hoàn toàn. Một nhà đại văn hào có tiếng khắp thế giới Vsiévolod Ivanov kể chuyện lại có một lần ông viết một bản kịch gửi cho Gorki chấm, đồng thời ông lại gửi đi nhà in.

Sách đã lên khuôn, nhưng đến khi tiếp được thư phê bình của Gorki thì ông phải rút sách về và sửa lại hầu hết cả bản thảo. Đến khi so sánh hai bản, ông mới nhận thấy Gorki đã cứu ông khỏi một cuộc thất bại rất lớn.

Ở Nga, dân chúng có bức vẽ khôi hài rất ngộ nghĩnh. Họ vẽ một con gà mái để hình dung Gorki: con gà mái đương ấp dưới cánh một bầy gà con, mà mỗi con gà con lại mang tên một nhà văn sĩ rất có tiếng tăm ở nước Nga, nhà văn sĩ mà bao nhiêu tác phẩm đã được phiên dịch ra chữ ngoại quốc rồi.

Nhận thấy sự quan hệ mật thiết của nghệ thuật đối với nhân sinh và cái trình độ độc giả Nga từ sau Cách mạng tiến tới một cách phi thường, nên Gorki hết sức khuyên răn các nhà viết sách, viết báo nên thận trọng ngòi viết, phải lựa từng chữ, từng câu, từng hình ảnh mà dùng cho thật xác với hoàn cảnh thực tế, phải suy nghĩ kỹ càng và chịu hoàn toàn trách nhiệm những ý kiến của mình trước khi đặt bút viết xuống giấy.

Muốn cho công trình nghệ thuật không riêng gì của một người nào, mà thành ra một công việc chung của tất cả mọi người, nên Gorki xướng lập nên những công trình sáng tác chung.

Tất cả các nhà văn sĩ, nghệ sĩ, tất cả công chúng đều có chung hợp ý kiến để thảo những bản sách chung. Giá trị về tài liệu, về tư tưởng, về tình cảm nhờ thế mà sẽ dồi dào một cách lạ thường.

Những bộ sách như Lịch sử về nội chiến, Lịch sử những công xưởng và lò máy, Sông đào từ bể Ban-tít qua bể Trắng là những công trình văn nghệ vĩ đại, thế giới từ xưa đến nay chưa từng có, vì cái giá trị của nó cũng tương đương như những lò máy lớn, đồn điền rộng, mà hàng ngàn vạn dân Nga đã chung sức nhau mà gây dựng nên vậy.

Năm 1932, Gorki đề nghị giải tán tất cả các hội văn sĩ linh tinh để lập ra một hội văn sĩ chung cả toàn quốc, mục đích là để đánh đổ hết thảy những quan niệm biệt phái, và để cho nhà nghệ sĩ được tự do sáng tạo, khỏi phải bị những điều lệ của các văn đoàn bó buộc.

Hội văn sĩ cả toàn quốc, do Gorki chỉ huy đã cùng nhau đem bao nhiêu tác phẩm khuynh hướng về một chủ nghĩa: chủ nghĩa tả thực xã hội. Chủ nghĩa tả thực xã hội cốt ở sự tả một cách chân thật, rành mạch những hiện trạng quá khứ hay hiện tại, làm thế nào cho sự tả thực ấy có thể đưa quần chúng đến chỗ giác ngộ, tranh đấu để kiến thiết xã hội chủ nghĩa.

Tả thực xã hội chủ nghĩa ngày nay đã hóa ra một con đường đi duy nhất cho tất cả các văn sĩ Xô-viết và thế giới.

Cuộc hội nghị lần thứ nhất của các nhà văn sĩ Nga (17 Aoũt - Septembre 1934) mà Gorki đã làm chủ tịch, là một cuộc hội nghị lớn nhất thế giới. Hầu hết là các văn sĩ trong nước và đại biểu đoàn các hội quần chúng đều đến dự hội. Ngoài ra, các văn đoàn cấp tiến trên thế giớI đều có ủy viên đến dự.

Bài diễn văn khai mạc của Gorki về "Văn học Xô-viết" là một công trình khảo về văn chương có một không hai.

Những quyết nghị án của cuộc hội nghị ấy ảnh hưởng rất lớn cho nền văn hóa nước Nga và nền văn hóa tương lai của thế giới.

Sau cuộc hội nghị ấy, người ta vui vẻ khánh thành trường Đại học về văn học thế giới. Trường đại học ấy lấy làm vẻ vang mà đương mang tên "Trường đại học Gorki". Mọi nhà văn sĩ đều có thể vào Đại học viện để chịu huấn luyện trong một thời gian về các vấn đề văn nghệ, mỹ thuật, lịch sử, khoa học, v.v...

Sự nghiệp của Gorki đối với Liên bang Xô-viết đối với thế giới vô sản vĩ đại quá, hùng tráng quá! Cái thân thế sáng suốt của ông, cái công trình bao la của ông, chẳng khác nào như một lá cờ cắm trên mặt trận cho sự kiến thiết một xã hội mới, sự đào tạo những nhơn tài mới vậy.

Quần chúng Nga, vì cảm mến cái công nghiệp của ông, nên đã gọi ông là "anh thợ tiên phong của văn hóa mới".

Than ôi! Văn hóa mới vừa xây nền đắp móng mà anh thợ tiên phong đã qua đời! Nhưng thể xác của Gorki chết mà sự nghiệp của Gorki không bao giờ mất, cái chí lớn của Gorki không sợ phải lo đổ bởi vì rồi đây sẽ có vô số người đứng lên để nối chí của Gorki mà hoàn thành cái công trình vĩ đại ấy.

Những người đó là ai?

Tức là những hạng văn sĩ trẻ trung, xuất thân trong các giai cấp thợ thuyền và dân cày, đã chịu sự huấn luyện của Gorki, biết nhận thức cái sứ mệnh xã hội của văn chương và biết noi theo đường hoạt động của Gorki vậy.

Báo Hồn trẻ, tập mới số 5, ngày 4-7-1936

*

Romain Rolland

Một thế giới trong một con người!

Con người ấy là Romain Rolland.

Một quả tim hằng ngày rung động theo những tiếng kêu thương sầu khổ của cả một nhân loại bị giày xéo dưới gót sắt của bao nhiêu chế độ bạo ngược, tham tàn của bọn quân phiệt và phát xít.

Quả tim ấy là của ai?

Là của Romain Rolland.

Các bạn ơi! Romain Rolland, nghe đến cái tên khả kính ấy, các bạn hãy ngả mũ chào đi!

Với mười lăm năm tranh đấu, con người ấy đã cho chúng ta thấy ý nghĩa của văn chương.

Lấy lưỡi làm gươm, lấy bút làm súng với mười lăm năm tranh đấu, con người ấy đã đánh đổ bao nhiêu sự tàn bạo xấu xa và xây đắp những tảng đá đầu cho nền móng của văn hóa mới.

Một văn hào Nga, trong khi ca tụng Romain Rolland, gọi ông là "ông thầy của văn hóa", thật không quá đáng chút nào.

Tôi hồi tưởng lại những buổi tối còn cắp sách đi học ở trường, khi nào tôi cũng đem theo quyển Thánh Cam địa của Romain Rolland, giúi vào trong hộc bàn. Rồi những giờ thầy giảng về luân lý, tôi lại kéo Gandhi ra xem. Tôi thích nhất là câu chuyện mặc đồ nội hóa mà Romain Rolland tán dương một cách thành thật.

Nhưng ngày tháng qua... Trí phán đoán của tôi mỗi ngày mỗi lớn lên, tôi bắt đầu nghi ngờ những quan niệm của Romain Rolland. Nhất là những khi ông chủ trương "Sự độc lập của tinh thần".

Cái chủ trương "độc lập tinh thần" của ông đã làm cho tôi suy nghĩ mãi. Tôi thấy giữa một cái xã hội mà người ta còn đương bị vật chất ràng buộc như thế, đương bị giai cấp chi phối như thế, đương bị đế quốc đè nén như thế mà bảo độc lập tinh thần, thì độc lập làm sao?

Trong xã hội này mà ông chủ trương độc lập tinh thần, tự do nghệ thuật, thì chẳng khác nào bảo các ông nghệ sĩ cứ việc tự do mà tranh đấu, tự do mà nhồi sọ dân chúng, trong khi dân chúng không có mảy may tự do. Bảo độc lập tinh thần mà trở lại đi cướp đoạt cái tinh thần độc lập của dân chúng và trong khi dân chúng không có một tí độc lập nào.

Hồi ấy tôi hoài nghi Romain Rolland quá, đến nỗi có ông bạn hỏi tôi về nhà văn hào ấy, tôi phát bực mà trả lời: "Lão văn sĩ tiểu tư sản ấy không xài được".

Từ đấy tôi rất lãnh đạm với những tác phẩm của Romain Rolland.

Rồi mấy năm qua...

Cuộc đời của tôi, cũng như cuộc đời bao nhiêu bạn khác cũng theo với lớp sóng của thời đại nó lôi cuốn đi... Một ngày kia tôi ở tù về, tôi lại giở những sách mới của Romain Rolland ra đọc. Tôi đọc Romain Rolland cũng như các bạn trong những giờ nhàn rỗi, vô tư lự, giở từ báo hằng ngày đọc mục Câu chuyện vặt vậy thôi.

Không ngờ, các bạn ơi, thật là sự không ngờ. Romain Rolland, nhà văn hào đã được tôi kính phục, lại có lần đã làm cho tôi phải hoài nghi, thời này đã đánh bạt những mối hoài nghi của tôi và lại đưa đến cho tôi vô cùng sự yêu mến.

Romain Rolland ngày nay đã già rồi.

Với bảy mươi tuổi, cũng đã gần đất xa trời lắm.

Tuy thế, cái ông già quắc thước ấy, vẫn tuyên bố: "Cuộc đời tôi là một con đường đi tới mãi". [1] "Sự tiến hóa cả đời tôi đến đây chưa phải là cuối cùng, giờ này đây nó vẫn đeo đuổi tới một cách can đảm. Đến sáu mươi tuổi tôi mới ôn lại được tất cả những ý tưởng của cuộc đời tôi, mới xét được bao nhiêu mảnh thành kiến nó bám chặt vào da, mới bắt đầu sống một cuộc đời đầy đủ có ý thức của con người xã hội, con người nhân loại vậy". [2]

Cái gì đã làm cho ông già ấy nhận thấy sự sáng suốt của mình như thế: là thời đại đó thôi. Chính Romain Rolland bảo: "Tôi kể sự tiến hóa của tôi ra đây không phải là của tôi, mà chính là của cả một thời đại".

Vâng, trong khi mười ba triệu con người ta vô tội mà lại đem làm mồi cho súng đại bác, kết quả về ích lợi chỉ để riêng cho một vài nhà, như thế thì bảo R. Rolland làm thế nào lại không phản đối chiến tranh?...

Trong khi liệt cương chia năm sẻ bảy nước Đức bại trận, như một bầy người hì hục trước một cái thây ma, như thế thì bảo R. Rolland làm thế nào lại không công kích điều ước Véc-xai?

Trong khi mấy trăm triệu sinh lính ở Đức, ở Ý, ở Tàu bị giày xéo dưới gót giày của bọn quân phiệt Nhật và độc tài Mussolini, Hitler, chém giết, tù tội người anh tài, đốt nghị viện, đốt sách báo như đời dã man thượng cổ, như thế thì bảo R. Rolland làm thế nào lại không đả đảo quân mọi rợ phát xít?

Trong khi chính phủ Anh chém giết tù tội Ấn-độ, chính phủ Ý kéo quân qua xâm chiếm A-bít-xi-ni lại được một bọn trí thức liếm giày tung hô ủng hộ như thế thì bảo R. Rolland làm thế nào không thống mạ sự tàn ác của đế quốc chủ nghĩa?

Trong khi một trăm sáu mươi triệu con người ta trên phần sáu quả địa cầu đương vui vẻ hăng hái kiến thiết một chế độ xã hội mới mẻ đầy dẫy những sự rực rỡ cho tương lai thế thì bảo R. Rolland làm thế nào lại không hớn hở hoan nghênh?

Ngày xưa, R. Rolland tuyên bố đứng "trên sự loạn lạc", [3] không khuynh hướng phe đảng nào cả, ngày nay R. Rolland đã thấy rõ sống trong cái xã hội này không thể nói chuyện "đứng trên" được. Không ở chiến tuyến này tất phải ở chiến tuyến kia.

Ngày xưa R. Rolland tuyên bố "sự độc lập của tinh thần" gìn giữ lấy cái thế giới của nghệ thuật không cho các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, quốc gia tràn lấn vào. Ngày nay R. Rolland đã thấy rõ sống trong cái xã hội này, chưa khi nào người ta thấy một tinh thần nào độc lập cả. Trái lại, một số văn sĩ, nghệ sĩ đã lợi dụng cái khẩu hiệu ấy để làm bức màn che mình trước những vấn đề khó khăn và khẩn cấp của thời đại. Núp sau tấm màn, các nhà văn sĩ, thi sĩ nung nấu liều thuốc độc, để đánh mê quần chúng đấy thôi.

Này, các bạn, hãy lắng tai nghe tiếng gọi của R. Rolland:

"Tôi cất tiếng gọi các bạn lao động trí thức. Cái địa vị của chúng ta là bọn quần chúng lao động vô sản. Chúng ta với họ chỉ là một thân thể thôi. Sự độc lập của họ và cái lực lượng của họ chính là của chúng ta. Họ là thân cây mà khoa học, văn chương, mỹ thuật là nhành lá. Nếu thân cây đau ốm thì nhành lá phải khô héo theo. Nhưng bọn trí thức vì lợi quyền, vì danh giá mà đi phản lại cái chủ nghĩa chung, thời chẳng khác nào như cành hoa bị cắt khỏi cây để đem cắm vào lọ sứ. Rực rỡ chỉ được một thời gian ngắn ngủi, nó sẽ tàn tạ rồi hóa ra phân, người ta sẽ vứt nó vào sọt phân". [4]

Đấy, các bạn đã thấy cái chân sứ mệnh của nhà văn sĩ bình dân là thế đó, cái chân địa vị của bọn văn sĩ phú hào là thế đó, nó cách xa nhau một trời một vực, nó chống chọi nhau như nước với lửa.

Một lần tôi đọc R. Rolland, mỗi lần tôi thấy ông già ấy bâng khuâng lo lắng trước những vấn đề của thế giới, kêu gọi quần chúng đánh đổ Hitler, thúc giục công nông ủng hộ Liên bang Xô-viết; tuy cách Đông-dương hàng ngàn vạn dậm, thế mà đã nhiều phen hô hào dư luận thế giới để ý đến nước ta; [5] với ông già ấy, một câu văn là một tia sáng, một lời nói là một tiếng sấm.

Thế rồi mỗi lần tôi lại đọc đến văn của "các ông văn sĩ" ở nước mình, đương loay hoay bênh vực cho cái chủ trương "nghệ thuật không vị gì cả", văn chương ảnh hưởng đến chính trị chỉ là một sự tình cờ, câu văn là lâng lâng như đám mây bay, là một ly hương man mác lúc canh trường...

Các bạn ơi! Cứ mỗi lần tôi đọc hai thứ văn ấy thì trán tôi như toát cả mồ hôi. Trước mặt tôi rõ ràng hiển hiện ra hai thế giới: một thế giới mới mẻ, sáng suốt, chân thật mà vấn đề vật chất giải quyết xong nên văn chương nghệ thuật đều phát triển một cách đầy đủ và mọi người đều thưởng thức được một cách hoàn toàn. Cái thế giới trẻ trung ấy lại do một ông bảy mươi tuổi ủng hộ, cổ xúy.

Trái lại, bên này là một cái thế giới mục nát, tối tăm, đầy những sự gian trá, kiểu ngụy, bất công, pha phách thêm những tính chất thiêng liêng, thần bí, lãng mạn. Cái thế giới già cỗi ấy lại do một bọn văn sĩ với những kiến thức non nớt cố giằng co mà giữ cho được.

Tuy rằng sự xung đột là của hai tư tưởng nhưng chính là cái biểu hiện của sự xung đột của hai thế giới vậy.

Romain Rolland! Romain Rolland! Ông ngày nay đã giải phóng được bao nhiêu thành kiến hủ mục, ông đã thoát ly ra ngoài hàng ngũ của bọn văn sĩ tôi tớ cho phú hào. Ông đã đem cái đầu tóc hoa râm với một bầu máu nóng gia nhập vào chiến tuyến của bình dân. Bình dân xin cực lực hoan nghênh ông, xem ông là một người bạn, gọi ông bằng anh và cái tên R. Rolland sẽ ghi dấu vào cái nền tảng văn hóa rực rỡ về sau vậy. [6]

Báo Hồn Trẻ, tập mới, số 6 ngày 11-7-1936
Tháng 3-1937 bài này được in lại trong quyển “Văn sĩ xã hội”. Thàng 10-1945 quyển này được tái bản và bài này có được sửa chữa.


[1]Adieu au passé (Europe 15-6-1936)
[2]Quinze ans de combat (1919-1934)
[3]Au-dessus de la mêlée (Trên sự loạn lạc)
[4]Appel à L'Union des travailleurs intellectuels evec le proléterist (1-4-1935)
[5]Adresse aux étudiants et travailleurs indochinois en France (17-5-1926). Pour les condamnés de Saigon (Mai 1933)
[6]Khi tái bản sách này thì Rolland, nhà văn rất thương yêu của ta đã qua đời rồi. Ông mất tại Yvonne (Pháp) ngày 30-12-1944 vừa khi quân phát xít Đức-Ý đã bị Mặt trận dân chủ đánh tan. Chắc ông lấy làm thỏa nguyện lắm. Nhưng trái lại, cái chết của ông làm cho những dân tộc nhược tiểu như ctal lấy làm thiệt thòi vô cùng. Vì chúng ta mất đi một vị trạng sư hết sức hùng hồn đã bênh vực cho cuộc vận động giải phóng các dân tộc bị áp bức trên 20 năm nay.

Henri Barbusse

Than ôi! Barbusse đã chết rồi.

Thế giới mất đi một viên đại tướng trên mặt trận chống với quân tàn bạo phát xít và cái họa ghê gớm của đế quốc chiến tranh.

Nhân loại không những thiệt đi một ngòi bút mãnh liệt đã đem ra phụng sự cho giai cấp lao khổ, cho các dân tộc yếu hèn mà còn mất đi một tay chiến sĩ hăng hái đem hết tinh thần, đem hết lực lượng để đánh đổ chế độ ác quái ngày nay và xây đắp một chế độ mới, cái chế độ mưu cầu sự hạnh phúc và hòa bình cho cả loài người, cái chế độ cộng sản.

Barbusse vĩnh viễn chúng ta ngày 30 Août 1935, ở Moscou, kinh đô của Liên bang Xô-viết, nhắm mắt lần cuối cùng ở giữa cái mảnh đất của vô sản cầm chánh quyền, Tổ quốc xã hội của thợ thuyền và dân cày thế giới. Barbusse để lại cho anh em đồng chí và quần chúng công nông biết bao nhiêu là vết đau thương trong lòng.

Thân thế và sự nghiệp

Sinh năm 1873, ở gần thành phố Paris, Henri Barbusse trước Âu châu đại chiến đã làm cho công chúng để ý đến những bài thi có tánh chất tả thực và hiểu biết các vấn đề xã hội một cách sâu xa. Bản tiểu thuyết Địa ngục xuất bản năm 1908 đã được hoan nghênh rồi.

Cuộc chiến tranh xả ra, Barbusse cũng đi đầu quân và ở trên các mặt trận cho đến cuối năm 1915.

Bị thương bởi hơi ngạt, từ đó thân thể của nhà văn hào suy kém đi nhiều lắm, nhất là hai lá phổi bị hơi ngạt đốt cháy hết một phần.

Ngày nay Barbusse chết vì bệnh đau phổi cũng bởi cái di họa của cuộc chiến tranh tàn khốc kia.

Năm 1916, ông trước tác bộ tiểu thuyết Khói lửa, một công trình vĩ đại bất hủ về văn nghệ làm dấy động hàng triệu người trên thế giới.

Khói lửa là sự giác ngộ của một người lính đã nhận thấy cái mặt thật của cuộc đế quốc chiến tranh. Cuộc chém giết ghê gớm kia đem mười ba triệu con người làm mồi cho súng đại bác, cho hơi ngạt, mà cái kết quả chỉ lợi cho một vài cái tủ sắt của bọn nhà giàu.

Những tinh thần chủng tộc ư? Những danh dự tổ quốc ư? Bao nhiêu cái tiếng rôm rả, kêu oai ái ấy, người ta chỉ đem ra để lừa dối dân chúng, để gạt gẫm người người mà họ thường gọi là "đồng bào", rồi họ đưa "đồng bào" ấy ra chiến trường để chịu bắn, chịu chém chịu phanh thây xé thịt, cho họ chia thuộc địa, cho họ bán súng ống, cho họ cướp thị trường, cho họ giàu sang phú quý.

Bản Khói lửa ra đời, lên án cả một chế độ tàn khốc, như chỉ vào trán quân giết người giấu tay, như cắm một cây nêu lớn cho sự liên hiệp tất cả các chiến sĩ trên thế giới, không phân chủng tộc, không chia quốc gia, chung sức lại để đối phó với một tên thù chung: chế độ tư bản; chung sức lại để kiến thiết một nền móng mới: nền móng xã hội chủ nghĩa.

Tháng 3 năm 1919, cùng với hai chiến sĩ nữa là Georges Bruyère và Fernand Tournay, Barbusse lập ra hội "Cộng hòa cựu chiến sĩ". Tôn chỉ của hội ấy là liên lạc với tất cả các cựu chiến sĩ trên thế giới dầu nước thắng trận hay bại trận, mục đích là để chống với chiến tranh.

Đến tháng 5 năm 1920 thì Hội quốc tế cựu chiến sĩ do Barbusse đứng sáng lập đã khai mạc ngay ở Genève.

Lần này khuynh hướng của nhà văn hào đối với giai cấp vô sản đã minh bạch lắm. Sự tiến hóa của ông đến chủ nghĩa cộng sản là bước đường tất nhiên. Từ nhà văn sĩ nhơn đạo, ông đã trở nên một tay chiến sĩ quả quyết đấu tranh để gây dựng sự hòa bình và tự do cho nhân loại.

Tháng 5 năm 1922, ông bị đưa ra tòa án vì hành động của Hội cộng hòa cựu chiến sĩ mà ông là hội trưởng, bị nhà đương cục cho là phá rối cuộc trị an. Tuy thế, ông vẫn mạnh dạn tuyên bố cái cảm tình của ông đối với Quốc tế cộng sản.

Cũng trong thời gian ấy, ông trước tác luôn mấy pho sách: Clarlé, Ce que fut sera, Paroles d'un Combattant, và một bộ tiểu thuyết rất giá trị Les enchainements (1924).

Đứng đầu một số văn sĩ cấp tiến, ông kêu gọi tất cả các nhà văn trí thức nên liên lạc với nhau để bênh vực cho những ý tưởng nhơn đạo và nền móng văn hóa của loài người.

Tạp chí Clarté do ông sáng lập ảnh hưởng đến thế giới một cách rất sâu xa, nhất là trong làng trí thức và nghệ sĩ. Sau tạp chí Clarté thì kế tiếp tạp chí Monde, chính là trung tâm cho sự tổ chức cuộc hội nghị quốc tế các nhà văn cùng với bao nhiêu phong trào về văn giới khác.

Đến năm 1923, giữa khi Đảng cộng sản Pháp bị quân thù công kích rất kịch liệt, Henri Barbusse tuyên bố tham gia vào chiến tuyến làm một đảng viên chính thức. Ngòi viết của ông thời kỳ này không những là để chống với đế quốc chiến tranh mà còn để ủng hộ cho giai cấp tranh đấu nữa.

Từ năm 1923 đến năm 1930, không kể đến thân tàn sức yếu, ông cứ hăng hái vận động, cứ hăng hái tổ chức các cuộc hội nghị quốc tế để chống với đế quốc chủ nghĩa, chống với chánh sách dã man ở thuộc địa, cùng các hội nghị quốc tế của các nhà cựu chiến sĩ.

Ông bôn tẩu khắp Âu châu: các nước Phần-lan. Lỗ-mã-ni, Ba-lan và Nga Xô-viết, người ta vẫn thấy dấu giày của ông đi về không ngớt. Vạch mặt cho thế giới biết những cuộc khủng bố trắng (Les bourreaux - 1935) của bọn dã man, ông lại ca tụng sự kiến thiết lớn lao và xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô-viết.

Barbusse là người sáng lập ra hội "Quốc tế cứu tế công nhân", hội "Liên đoàn phản đế", hội "Quốc tế các nhà văn sĩ và nghệ sĩ".

Tuy công việc xã hội dồn dập đến thế, ông vẫn tiếp tục công trình trước tác của ông. Những bản sách "Jésus", "Les Judas de Jésus" và "Zola", đều lần lượt đưa ra chào đời.

Từ năm 1930 sắp đi, thế giới đã bắt đầu thấy cái họa chiến tranh thứ hai đã gần tới. Chế độ phát xít là chánh sách độc tài cường bạo của bọn đại tư bản chủ tâm tước đoạt hết cả những quyền lợi tự do dân chủ của quần chúng, ra mặt hoành hành. Bọn khốn nạn muốn giữ vững cái thế lực của mình, lại đem quần chúng vào con đường chiến tranh và xâm lược để chia lại các thuộc địa và giải quyết những vấn đề khó khăn ở trong nước.

Trông thấy cái thời cuộc thế giới nguy hiểm như thế Barbusse phải đương đầu tranh đấu quyết chống với hai cái họa ghê gớm của loài người: phát xít chủ nghĩa và đế quốc chiến tranh.

Cuộc hội nghị thế giới ấy khai mạc ở Amsterdam. Trên một ngàn đại biểu khắp cả các nước đồng thanh tuyên thệ sẽ dùng tất cả các phương pháp để cản trở cuộc chiến tranh lần thứ hai do bọn đế quốc gây nên. Sau cuộc hội nghị, anh em đều tán thành cử Barbusse làm chủ tịch của "Ủy ban thế giới chống chiến tranh".

Đến khi quân phát xít Hitler lên cầm quyền, Barbusse trở nên một tay lãnh tụ để chống với phát xít rất kịch liệt. Trong cuộc hội nghị phản phát xít họp kỳ tháng 5-1933 ở Paris tại phòng Pleyel, Barbusse đứng lên quyết vạch mặt quân giết người và do sáng kiến của ông, hội nghị Amsterdam và Pleyel hợp nhứt lại thành một "Ủy ban thế giới chống chiến tranh và phát xít". Hiện tại hội ấy có chi nhánh khắp các nước và có hàng triệu hội viên.

Barbusse quyết tranh đấu đến cùng, không một phút nghỉ ngơi, tuy sức lực càng ngày càng suy kém mà tinh thần thì càng ngày càng hăng hái thêm.

Ông lại đứng đầu Ban tổ chức vận động giải phóng cho Thaelman, Ossietski và bao nhiêu chiến sĩ oanh liệt khác bị quân mọi rợ phát xít cầm tù một cách dã man.

Qua mùa thu năm 1933, ông qua Mỹ để cùng anh em đồng chí bên ấy tổ chức Liên bang phản chiến tranh và phát xít. Rồi ông lại quay về khai mạc cho cuộc hội nghị của học sinh và phụ nữ quốc tế.

Tuy công việc vận động bề bộn như thế, ông vẫn tiến hành công việc về phương diện trước tác. Đầu mùa xuân năm 1935, ông cho ra đời bản sách Staline ca tụng cái công trình vĩ đại của nhà lãnh đạo cách mệnh thế giới và công cuộc kiến thiết xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô-viết.

Nhận thấy một cách đau đớn, nền văn hóa của nhân loại sắp bị giày xéo dưới gót sắt của quân phát xít Hitler, tháng 7-1933, Barbusse đứng ra triệu tập Hội nghị quốc tế của các nhà văn để bênh vực cho nền văn hóa. Đó là Hội quốc tế các nhà văn sĩ thành lập và Barbusse được anh em cử vào chủ tịch đoàn.

Chiến tuyến bình dân thành lập. Người nắm lá cờ tiên phong cho mặt trận ấy chính là Barbusse.

Sau cuộc tổng tuyển cử tháng 2 ở Tây-ban-nha và tháng 6 năm 1936 ở Pháp chánh phủ bình dân lên cầm chánh quyền. Cái công ấy một phần là do Barbusse gây dựng nên.

Ngày 14-12-1935, trước cuộc biểu tình của hàng triệu quần chúng thành phố Paris và khắp nước Pháp, Barbusse đã được thấy sự thành công một phần của sự nghiệp mình trước khi nhắm mắt. Bài diễn thuyết hùng hồn của ông hôm ấy chính là lời nói cuối cùng của ông trước mắt dân chúng mà ông yêu mến và đã đem hết tinh thần và thân thế mà hy sinh cho họ một cách hoàn toàn.

Tháng 8-1935, Hội văn sĩ và nghệ sĩ Liên bang Xô-viết mời ông qua chơi, nhân tiện ông cũng muốn dự thính một vài phiên nhóm của hội nghị Quốc tế cộng sản. Không may tới xứ ông thương yêu lại chính là ngày ông vĩnh biệt tất cả anh em đồng chí và quần chúng lao khổ cả năm châu.

Di chúc của Barbusse

Henri Barbusse chết đi rồi!

Nhưng cái chết ấy không phải là cái chết im lìm, chìm đắm trong bể thời gian vô tăm vô tích. Không, đồng chí Barbusse sau khi buông lá cờ tiên phong ra thì hàng ngàn hàng vạn Barbusse khác sẽ đứng lên và sẽ phất cờ tranh đấu tiến tới trên con đường mà nhà chiến sĩ đã vạch ra sẵn từ mấy năm nay.

Barbusse chết đi rồi!

Nhưng gương sáng hy sinh, đem một cuộc đời vô cùng đau đớn, đem hết máu trong lòng để viết thành những văn chương mãnh liệt để cống hiến tất cả cho cuộc giải phóng quần chúng lao khổ trên thế giới, như thế thì cái chết ấy cứ vẫn là một cái sống.

Đứng trước tấm thảm kịch của lịch sử loài người, nhà đại văn hào đã nhận thấy rõ nghệ thuật không phải tự nó có mục đích của nó. Cái nhiệm vụ của nó, cái cứu cánh của nó chính là giữa xã hội, chính giữa dân chúng. Nhà nghệ sĩ chân chính ngày nay là phải đem hết tài năng của mình, sự nghiệp của mình mà tham gia vào cuộc tranh đấu để giải phóng cho cả nhân loại đương bị khổ sở lầm than.

Ông cố tìm cho ra cái sự thật bị khuyết lấp trong cảnh hỗn độn của xã hội tư bản.

Ông cố tìm cho thấy cái lực lượng to lớn đầy đủ có thể chống, có thể cản, có thể giết con quỷ chiến tranh đương ám ảnh loài người.

Sự thật ấy, lực lượng ấy, đầy đủ để cứu vớt nhân loại, ông đã tìm thấy trong giai cấp thợ thuyền.

Ông thấy rõ ràng lịch sử đã trao trách nhiệm cho giai cấp vô sản, phải bênh vực cho loài người trước sự cản phá của bọn rợ phát xít, giai cấp vô sản phải gây dựng lại hòa bình và nhân đạo, trẻ trung và hạnh phúc cho tất cả thế giới.

Muốn được như thế, ông đã cương quyết cùng anh em vô sản lật đổ nền móng tư bản này đi.

Trước cái chết của người bạn đồng chiến tuyến của chúng ta, anh em hãy nghe lời của Romain Rolland gọi:

"Các bạn ơi! Hãy xích hàng lại! Henri Barbusse, viên đại tướng của chúng ta đã qua đời giữa mặt trận rồi. Tuy thế, đội quân khắp thế giới do lời gọi hùng dũng của ông sẽ tiếp tục giao chiến. Chúng ta quyết đánh cho đến sự thắng lợi cuối cùng. Chúng ta phải thắng và nhất định sẽ thắng. Chúng ta sẽ thắng đế quốc chủ nghĩa, chúng ta sẽ thắng đế quốc chiến tranh. Cái sống rồi đây sẽ thắng cái chết, hỡi anh em!".

(Viết sau khi nghe tin Barbusse chết)

*

Tựa cuốn sách Ngược đường số 9

Sự thật nhiều khi đi quá tưởng tượng và dành phần cả tưởng tượng - và những gì do tưởng tượng đẻ ra trong giờ phút lịch sử này có vẻ nhợt nhạt trơ trẽn đến thảm bại.

Dưới ánh sáng cuộc kháng chiến, sự trạng thời đại biểu hiện ra một cách chói chang và biến chuyển một cách mau lẹ vô cùng.

Còn nhà văn, trong lúc này, đuổi theo sự thật để ghi, để chép đến toát cả mồ hôi, thế mà lắm lúc lại phải "nhỡ tàu" hay "lạc hướng". Đó là cái bi kịch của thời đại mà người cầm bút là kẻ nạn nhân vì không sống hay không kịp sống cái sống mãnh liệt của dân tộc.

Dưới trời xuân kháng chiến, giữa cảnh chiến khu, chốc chốc lại đì đoành tiếng bom nổ, đạn vèo của các anh dân quân thử vũ khí từ bên kia đồi vọng lại, lòng tôi bỗng nôn nao... Giở tập Ngược đường số 9 ra đọc lại, tôi cảm thấy một hứng thú lạ lùng...

Liên miên tôi nghĩ, tôi thương cho những ai - hay là chính cả tôi nữa - đã viết những cái mà mình không sống, trong khi cái sống của dân tộc dội lên như biển dậy sóng gầm.

Ngược đường số 9 đây là một tài liệu sống, một tài liệu sống một trăm phần trăm.

Tác giả của nó - một trong những người trong cuộc - đã ghi lại bằng những dòng nóng hổi, cuộc chiến đấu của Đội biệt động đầu tiên trên con đường đeo heo hút gió.

Cuộc chiến tranh của ta là một cuộc chiến tranh nhân dân. Lực lượng quan trọng của chiến tranh nhân dân là dân quân du kích. Đó là lý thuyết, đó là sách vở.

Sự thật phiền phức hơn thế nhiều. Chiến tranh nhân dân Việt-nam khác với chiến tranh nhân dân Liên-xô, Trung-quốc. Kháng chiến Việt-nam khác với kháng chiến Pháp, Nam-tư. Và dân quân du kích Việt-nam cũng khác nốt dân quân Trung-quốc, Liên-xô, Nam-tư, Pháp.

Lý thuyết về chiến tranh nhân dân cũng như chiến lược, chiến thuật về dân quân du kích của ta đã trưởng thành trong cuộc chiến đấu mãnh liệt chống bầy rợ thực dân.

Chúng ta đã phải trải bao gian lao thử thách, mò mẫm mãi đến ngày nay mới "chỉnh" được vấn đề. Cái chiến thuật "đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung', với trận đại thắng Việt-bắc đánh dấu một giai đoạn chiến lược, phải chăng đã bắt nguồn - hay nói cho đúng hơn là do sự rút kinh nghiệm - trong phong trào chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích trong toàn quốc, trong phong trào biệt động đội, quyết tử quân ở Bình-Trị-Thiên, trong đó có Đội biệt động đầu tiên đã độc lập tác chiến trên con đường số 9.

Đến đây gác bút hẳn là một sự thiếu sót bất công, nếu tôi không có vài dòng giới thiệu tác giả.

Mùa thu năm 1945, tôi gặp chàng thư sinh mảnh khảnh ấy trong một cuộc hội nghị, khi ấy anh còn làm bí thư thanh niên Cứu quốc Trung-bộ. Trong một cuộc hội nghị khác giữa bầu không khí nặc đượm mùi chiến tranh của mùa đông năm 1945 tôi lại gặp con người ấy tuy mắc bệnh nặng nhưng vẫn tình nguyện ở lại chiến đấu giữa thành Thuận-hóa. Cuộc kháng chiến đến lúc gay go, quân Pháp từ đất Lào tràn xuống. Đoàn thể lại điều động anh về tỉnh nhà ở Quảng-trị, giao trách nhiệm thành lập và chỉ huy một đội quân tình nguyện vượt đường số 9, đánh tập hậu quân thù. Trong những ngày hoạt động du kích, đồng chí đã chia đau sẻ khổ cùng anh em đồng đội trong rừng xanh nước độc gây cơ sở đầu tiên cho phong trào dân quân miền thượng du Quảng-trị. Sau những ngày tác chiến, trong những đêm trường bên hốc đá bờ khe, vật lộn với trùng sốt, trùng lao, đồng chí đã cố chép lại bao công tác trong lúc quyết chiến với quân thù, đồng thời ghi lại những cảm xúc bi hùng trong những vần thơ sôi máu căm thù và yêu nước. Ngày nay dưới mái nhà tranh lạnh lẽo, tôi lại gặp con người ấy, sau những cơn ho xé phổi ngồi chép lại những bản thảo, kiểm lại những vần thơ để gửi cho tòa báo.

Viết đến đây tôi nhớ lại một chiều mùa thu năm 1946 lúc lên thăm mặt trận Đèo Cả ở Tuy-hòa. Cũng trong hốc đá, cũng dưới mưa ngàn, trong bầu trời âm u chốc chốc lại điểm mấy tiếng đại bác từ chiếc tàu địch ngoài khơi Vũng-rô vọng lại, tôi cũng gặp một chàng thư sinh như vậy, cũng đội trưởng, cũng mặt tái mét, cũng cặp mắt sáng quắc giữa quầng mi thâm tím. Anh đã kề vào vách đá chép tặng tôi những bài thơ nóng hổi. Khi ra về anh còn nắm tay tôi: "Chúng tôi thề chết trên đèo này chứ không bao giờ thoái lui trước giặc".

Phải chăng Hồng Chương là con người ấy hay con người ấy là Hồng Chương? Khắp đất nước thân yêu, giữa mùa kháng chiến, vô số những chàng thanh niên trai trẻ như thế đã phơi phới mọc lên như cây nảy chồi đâm lộc gặp trận mưa rào. Họ đánh giặc, họ viết văn, họ làm thơ, giữa đói khát, giữa sốt rét, giữa ghẻ chốc, giữa ho lao, và họ vẫn sống, và quyết sống, cái sống mãnh liệt và bất diệt của giống nòi.

Và, tôi nghĩ, chỉ có cái sống ấy thì thơ, văn mới có cái ý nghĩa sống của nó trong lúc này.

Ngày 2-2-1949

Đi tới chủ nghĩa tả thực trong văn chương: những khuynh hướng trong tiểu thuyết

Phê bình quyển Lầm than của Lan Khai, tôi có ý phác họa qua chủ nghĩa tả thực xã hội trong văn chương, nhưng trong phạm vi của một bài phê bình tôi không thể nói được nhiều, lần này tôi muốn đưa một vài chi tiết trong vấn đề ấy ra bàn bạc cùng các bạn làng văn cho tường tận hơn một tý nữa nếu có chỗ nào sai thất mong các bạn bổ khuyết cho.

Ai cũng thừa nhận ở nước ta gần đây đã sản xuất ra một số tiểu thuyết về phương diện hình thức đã có ít nhiều văn chương và phương diện nội dung đã có ít nhiều ý nghĩa. Đó là một điều đáng mừng cho nền văn học nước ta vì chỉ có những thứ tiểu thuyết ấy mới giúp được cho sự xây nền đắp móng cho văn hóa nước nhà sau này.

Nhưng sự khả quan ấy không làm cho ta quá khoái trá mà quên cả nhược điểm to lớn của chúng ta, chúng ta phải luôn luôn nhìn đến sự thực dù là sự thực rất đau đớn. Hãy nói ngay, phần nhiều trước tác ở nước ta đã làm cho chúng ta phải thất vọng nhiều lắm. Nói thế tôi không dám vơ đũa cả nắm vì tôi cũng biết hiện nay đã có một số nhà văn làm cho chúng ta có thể tin cậy ở văn tài và tư tưởng của họ. Nhưng đó chỉ là một số ít thôi còn phần đông thì họ đã làm cho người đọc rất buồn bực, nhất là rất tiếc phải bỏ một số thì giờ quý hóa để đọc những cái vô duyên non nớt ngớ ngẩn của họ.

Họ đã làm cho chúng ta thất vọng không những ở cốt chuyện cóp lại (cliché) cách bố trí vụng về, mà còn ở chỗ giãi bày tâm sự của họ, xu hướng của họ cũng để cho chúng ta phàn nàn nhiều lắm. Viết một quyển tiểu thuyết bao giờ nhà văn cũng có một chủ ý muốn trình bày cùng độc giả một chủ nghĩa gì, một triết lý gì, hay không nữa thì cũng ghi lấy một ý nghĩa gì thoáng qua nhưng nó thiết tha cảm động hay ngộ nghĩnh khôi hài.

Vả chăng trong một số xã hội đã phân chia ra nhiều giai cấp cái vị trí sinh hoạt của mỗi hạng người đều hết sức cách biệt từ vật chất lẫn tinh thần, lẽ tất nhiên không có thứ văn chương gì mà không có xu hướng.

Một số văn sĩ phú hào tuyên bố với chúng ta rằng: "Văn chương là độc lập" nó đứng trên tất cả sự thăng trầm sự xung đột sự xáo động của xã hội, nó không cần phải mang theo một xu hướng gì để mất tính chất thuần túy trong sạch của văn chương. Tuyên bố như thế là nhà văn muốn trốn vào tháp ngà để tự dối mình hay dối người mà thôi.

Xét cho kỹ, chúng ta thấy bất kỳ một công trình nghệ thuật gì cũng biểu diễn nhiều hay ít, rõ rệt hay mơ hồ cái lập trường xã hội của tác giả, nói một cách khác là cái xu hướng của nhà văn.

Ở đây tôi khoan nói xu hướng nào là hay, xu hướng nào là dở, tôi chỉ nói cách tác giả trình bày xu hướng của anh ta, cách trình bày ấy chiếm một phần quan trọng trong giá trị của tác phẩm.

Văn học nước Nga gần đây có một câu tuyên bố rất có ý nghĩa, họ bảo "nhà văn là kỹ sư của linh hồn". Với cách định nghĩa ấy, ta thấy họ ấn định cho văn chương một cứu cánh, và ủy thác cho nhà văn một nhiệm vụ quan trọng vô cùng.

Linh hồn của một dân tộc nói chung là linh hồn của nhân loại sau này sáng suốt hay ngu đần, tiến tới hay dật lùi chính là do trách nhiệm của các nhà kỹ sư kia vậy.

Nhưng chắc bạn cũng thấy như tôi, một nhà kỹ sư linh hồn khác với một nhà kỹ sư lò máy, nhà kỹ sư lò máy có thể sai người này bảo người kia, vặn máy này quay máy kia để cho công việc mau tiến. Chớ còn linh hồn, cũng có thể cho nó là bộ máy nhưng nó là một bộ máy hết sức tinh vi, uyển chuyển phiền phức trừu tượng không thể dùng lối truyền lệnh theo kiểu nhà binh hay lối giảng kinh của các giáo sĩ mà cảm hóa được.

Thật thế tôi nghĩ con người ta là một vật cứng cổ nhất, và có lẽ cũng tự phụ nhất. Cho nên những huấn lệnh những pháp luật cho đến cả châm ngôn về luân lý, những tín điều về đạo đức, họ chỉ nghe bằng nửa lỗ tai, họ chỉ tuân theo với một sự miễn cưỡng. Còn muốn rung động đến thâm tâm của họ, muốn quyến rũ linh hồn của họ tất nhiên phải có phương pháp kín đáo, nhẹ nhàng, khôn khéo hơn.

Tôi nghĩ trong đời các bạn không có lúc nào bực bội chán nản bằng những lúc đọc nhầm phải một quyển tiểu thuyết mà tác giả của nó vì tuyên truyền đại với chúng ta những tràng lý thuyết này, với lý thuyết khác, buộc ta nên thế này, khuyên ta phải nên thế kia. Một nhà kỹ sư linh hồn phải dùng đến những phương pháp truyền giáo hay ra lệnh như thế không những đã kém nghệ thuật mà còn có vẻ một nhà giáo sư tự phụ và đạo mạo rất đáng ghét. Vì thiệt ra độc giả khi đọc một quyển tiểu thuyết chỉ cốt tìm lấy một ít cảm giác mới mẻ lạ lùng, đau thương, hùng dũng chứ nào ai nghĩ đọc tiểu thuyết là để tìm một bài học, nhất là một bài học về luân lý hay triết lý chẳng hạn.

Chủ nghĩa tả thực xã hội vẫn luôn luôn thừa nhận mỗi tác phẩm đều có một khuynh hướng, nhưng chủ nghĩa tả thực xã hội hết sức kiêng kỵ những xu hướng chủ quan, độc đoán, cơ giới, những tư tưởng cố định, những tín điều bất dịch mà tác giả đã vụng về ấn ghép vào câu chuyện.

Vì thế xưa nay những thứ tiểu thuyết luận đề (roman à thèse) những tiểu thuyết luân lý, bao giờ cũng có vẻ nặng nề sống sượng, nghèo nàn. Chừng như tác giả vì bị trói buộc theo luận đề của mình nên đã bỏ mất nhiều sáng kiến hay và mới, nhất là đã bỏ mất phương diện nghệ thuật đi nhiều lắm.

Một tác phẩm hay (tôi dùng chữ hay trong vòng tương đối) không những vì nó đã đi đúng với các thị hiếu đương thời của độc giả, mà nó còn hay ở nơi xếp cảnh xếp tình của tác giả nhẹ nhàng kín đáo, đẹp đẽ. Quan niệm của tác giả tự bộc lộ ra trong sự hoạt động của các vai chính và vai phụ cùng sự bố trí và kết thúc của tác phẩm chớ tác giả không cần phải tuyên bố ra.

Một nhà văn khuynh hướng về chủ nghĩa tả thực xã hội chỉ nên phụng sự sự thật, chớ không nên buộc sự thật phải phụng sự mình. Trong khi đem hết văn tài đem hết tình ý để diễn tả cuộc đời một cách tinh vi linh hoạt, như thế là nhà văn đã giữ kín cho văn chương ít nhiều xu hướng rồi. Nhưng cái xu hướng ấy không phải là xu hướng chủ quan của tác giả, mà chính là xu hướng khách quan của sự vật ở đời, cái xu hướng tất nhiên của các phần tử trong xã hội vậy.

Viết đến đây tôi xin giới thiệu với các bạn một nhà văn hào nước Pháp, mà có lẽ các bạn đã biết nhiều hơn tôi, tôi muốn nói Honoré de Balzac. Balzac là một nhà văn khuynh hướng về bảo hoàng và theo đạo Thiên chúa. Ông ta thường nói: "Tôi viết văn giữa hai luồng ánh sáng: quân chủ và tôn giáo". Nhưng cái đặc điểm của Balzac là ông không để cho tư tưởng chính trị và tín ngưỡng tôn giáo của mình đàn áp những chước thuật của ông. Nếu Balzac để tư tưởng chủ quan của ông ấn ghép vào tiểu thuyết của ông, thì hậu thế không làm sao mà thừa hưởng được những bộ tiểu thuyết giá trị bất hủ như bộ "Tấn tuồng đời" (Comédie humaine)Với bộ sách ấy ta thấy Balzac đã đứng trên chủ nghĩa tả thực để đi tận đáy lòng những người về thời đại này. Ông đã vẽ tất cả những sự đê hèn đồi bại bẩn thỉu của xã hội ông sống, ông không kiêng nể những bọn quý phái hoàng gia cũng như ông không nể hạng thầy tu giáo sĩ. Ông đã nhìn thấy sự bóc lột của tư bản cũng như ông đã nhìn thấy xa xa cuộc giai cấp đấu tranh và sự biến đổi của xã hội sau này. Balzac thường nói: "Không phải lỗi tại tác giả khi sự vật tự nó nói ra và nói một cách to như thế". Trong lúc các bạn nghe một nhạc sĩ đánh đàn, cái đoạn mà họ đánh hay nhất chính là lúc họ đã thoát tiếng tơ tiếng đồng mà chỉ còn buông ra giữa không trung những âm điệu nhẹ nhàng êm ái hay mãnh liệt hùng hồn.

Trái lại chắc các bạn đã từng có khi đi xem hát bội. Một cô đào cho ta một câu rất lâm ly buồn bã đáng lẽ ta cũng cảm động ít nhiều, nhưng chán quá, nhìn dưới ghế ta thấy một thằng cha thầy tuồng đầu búi tó gương cận thị lép nhép nhắc cho chị đào hết câu bắc đến câu nam thì thật dù ta cảm động đến mấy cũng hóa rất bật cười.

Tôi nghĩ một thiên tiểu thuyết hay cũng giống như cái điệu đàn đã thoát tiếng tơ, mà nhà văn sĩ biết trọng nghệ thuật chắc không bao giờ lại đi bắt chước thằng cha nhắc tuồng, vọt ra ngồi chõm ngõm giữa sân khấu.

Tạp chí Tao đàn số 2, ngày 16-3-1939

Nói chuyện thơ

Vừa chân ướt chân ráo từ Quảng-trị ra, anh Lưu Trọng Lư đọc cho tôi một thôi, một hồi cả một tập thơ, những vần thơ nóng hổi rướm máu căm thù, chan hòa một tình yêu tha thiết đối với đồng bào, đối với đất nước, những thanh âm những hình ảnh, những ý, những lời, những chữ, những vần đã gieo xuống một cách táo bạo, ngang tàng mà vẫn hài hòa với nhau, ăn khớp với nhau một cách sung sướng. Cái độc đáo ấy nhiều khi đến chỗ kỳ diệu, làm rung dậy cả lòng người.

Tả cảnh đồng bào vùng bị chiếm, tranh với giặc để gặt lúa ban đêm, có những câu thần tình như thế này:

Đồng vắng vắng teo
Đêm về đen tối
Gặt mau gặt hối,
Gặt vội cho nhiều,
Một hai, ba, bốn cũng liều.
Gặt mau kẻo giặc đốt thiêu lúa đồng.
Ông ơi cứ tối đi ông!
Giúp cho kẻ khó một công ngày mùa,
Gặt xong rồi sáng cũng vừa,
Đêm nay là buổi giao thừa đói no.
(Gặt lúa của Trung đoàn 95, thơ tập thể)

Cả một bức tranh, cả một cuộc sống linh động, biết bao cảm tình kháng chiến. Những chữ "một, hai, ba, bốn" đã hình dung tất cả một tác động, một ý chí một quyết tâm ghê gớm. Câu "ông ơi cứ tối đi ông" nó biểu hiện một tâm trạng rất người, trong những phút lo sợ cay cực của người dân quê "đêm nay là buổi giao thừa đói no". Chữ giao thừa dùng ở đây thật là tuyệt tác. Đây là chỗ giáp múi của sống và chết, của đói và no. Cướp được hột lúa lúc này là yên vui, là sống, là kháng chiến. Không cướp được là rụng rời, là khốn khổ, là chết.

Và đây là hình ảnh người dân quân:

Giặc trên không đổ xuống
Giặc dưới nước đùn lên
Giặc vây chặt bốn bên,
Giặc đen dày bổ lưới!
Những giặc vào xóm dưới,
Anh đã tới làng trên
Giặc cất bước đi lên,
Anh vòng quanh trở xuống,
Anh lộn quèo lộn cuống
Giữa lũ giặc sói lang,
Quyết ôm chặt xóm làng
Như ấp iu núm ruột.
(Vĩnh Mai)

Thật là cả cái hình ảnh vĩ đại của cuộc chiến tranh ác liệt giữa ta và địch, giữa các xóm làng. Một cuộc vật lộn để giành từng tấc đất, từng tấc dân, từng tấc sống. Nhưng mà cảm động biết bao là cái ý chí sắt đá của người dân quân:

Quyết ôm chặt xóm làng
Như ấp iu núm ruột.

Một chữ núm ruột, đã diễn tả được cái máu mủ, cái ruột thịt của người dân: níu lấy nó là sống, buông nó ra là chết. Và thêm mấy chữ "lộn quèo lộn cuống" lại càng diễn được cái cảnh vật lộn xoay tròn để giành lấy nó.

Tả cuộc sống cứ trỗi dậy giữa cảnh tàn phá đốt cướp của giặc, có những câu như:

Tóc vàng rụi, mạ xanh rờn
Tre già cháy trụi, măng non đâm chồi.
Hồng Chương

Biết bao là màu sắc, là thanh âm, là ý nghĩa nó cô đọng lại trong câu lục bát ấy.

Và còn bao nhiêu bài thơ nữa, thi tứ rất dồi dào, nhạc điệu rất phong phú, của những tác giả mới lạ, mà phần lớn tôi không quen biết. Cố nhiên trong nhiều vần thơ còn lắm vụng về, bừa bãi nhưng mà đó là những cái dấu hiệu tất nhiên của thơ trẻ.

Sau một phút im lặng để lắng lại lòng mình, chúng tôi không ai bảo ai, đều phải xác nhận một sự thực. Sống phải sống cái sống vĩ đại của nhân dân, phải cảm cái cảm sâu sắc của đại chúng, phải chiến đấu trong cái chiến đấu anh dũng của dân tộc, mới nảy nở ra những vần thơ nóng hổi ấy.

Bình-Trị-Thiên, nơi đã chuyển bại thành thắng, nơi từ trong máu lửa và nước mắt đã vươn mình ra ánh sáng để một lớp thi nhân vừa làm thơ, vừa bắng súng vào đầu giặc ấy.

Nhưng thơ đây không phải sự nghiệp một người, thơ đây là tất cả. Đồng bào trong khi đánh giặc là họ đã làm thơ rồi, đây là một thiên anh hùng ca hào hứng vô cùng. Còn thi nhân, anh chỉ một chàng trẻ tuổi, vô danh nào đó cũng được, chỉ làm cái việc "nhớ, hiểu, và sắp đặt lại cho nó thứ tự còn tất cả là của dân chúng sáng tạo ra" (Glinka).

Báo Thép mới số 1, ngày 10-10-1949


Chú thích của người sưu tầm:

Báo Thép mới là cơ quan của Chi hội văn nghệ Liên khu 4, xuất bản tại Nghệ-an trong thời kỳ kháng chiến.

*

Những dòng chữ cuối cùng của Hải Triều

Trước lúc thở hơi cuối cùng tại bệnh viện Hà-lũng (Thanh-hóa) hồi 13 giờ ngày 6-8-1954, đồng chí Hải Triều đã cố gắng viết một bức thư cho đồng chí Tố Hữu, một chúc thư gởi các đồng chí văn nghệ, và mấy dòng tỏ lòng tin tưởng vững chắc vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Dưới đây là nguyên văn những tài liệu đó.

Bức thư gửi đồng chí Tố Hữu

Anh Tố Hữu thân mến,

Tôi về đến Khu IV thì đau nặng và hôm nay viết chúc thư gửi anh đây.

Công tác tuyên truyền trong thời gian này quan trọng quá. Tôi chúc anh thắng lợi. Anh nói với anh Trường Chinh tôi chúc mạnh giỏi và chúc Trung ương Đảng ta thắng lợi trong công tác cách mạng. Tôi còn một hơi thở nhẹ viết cho anh đây. Vấn đề văn nghệ và văn hóa cần tiến mạnh hơn quân thù xa.

Hồ Chủ tịch muôn năm.

Trước khi chết nhớ Bác quá.

Chúc thư

Các đồng chí văn nghệ. Đời tôi chiến đấu cho nghệ thuật và văn chương cách mạng. Các đồng chí cố gắng lên. Chúc tất cả mạnh giỏi và hôn tất cả. Hải Triều.

Đời tôi không thắc mắc với đời.
Đấu tranh kịch liệt chống đế quốc đi.
Còn đế quốc là còn chiến tranh.
Một công tác kiến thiết cũng là một phát súng vào đầu giặc Mỹ.
Hòa bình muôn năm. Cách mạng thành công...
Ban. Hải.