https://www.designerds.be/slot-bonus/

https://greenwichvillagevabeach.com/slot-bonus/

https://junex.com/slot-bonus-100/

https://thefranklinjohnstongroup.com/slot-deposit-pulsa/

https://socialbalance.be/slot-deposit-dana/

https://www.delakkerij.be/slot-nexus/

https://lobsterbaylombok.com/slot-deposit-pulsa/

https://hort.hdut.edu.tw/wp-includes/slot-nexus/

https://boogoomusicfest.com

https://thesummerhouseapts.com/wp-content/slot-nexus-engine/

https://spaziosicurezzaweb.com/slot-deposit-pulsa/

https://namaaestetic.com/wp-content/slot-nexus-engine/

Đăng nhập quanvan.net để đăng bài và bình luận trên DIỄN ĐÀN QUÁN VĂN.


Categories

Groups

BÀI TRÊN DIỄN ĐÀN

THUỐC XỊT MŨI ETRIPAMIL HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN TRỊ DỨT BỆNH RỐI LOẠN NHỊP TIM ĐẬP NHANH CẤP TÍNH – PAROXYSMAL SUPRAVENTRICULAR TACHYCARDIA – PSVT TRONG VÒNG 30 PHÚT.

Bệnh nhân mắc BỆNH RỐI LOẠN NHỊP TIM ĐẬP NHANH CẤP TÍNH – PAROXYSMAL SUPRAVENTRICULAR TACHYCARDIA – PSVT kịch phát cấp tính mới khởi phát hoặc có tiền sử…Read more

Nếu Anh Còn Trẻ

Nếu anh còn trẻ như năm ấy
Quyết đón em về sống với anh
Những khoảng chiều buồn phơ phất lại
Anh đàn em hát níu xuân xanh

Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận
Anh lụy đời quên bến khói sương
Năm tháng… năm cung mờ cách biệt
Bao giờ em hết nợ Tầm Dương?

Nếu có ngày mai anh trở gót
Quay về lãng đãng bến sông xa
Thì em cò…Read more

BỆNH VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN, VIÊM PHỔI, RESPIRATORY SYNCYTIAL VIRUS – RSV SIÊU VI HỢP BÀO HÔ HẤP
Hiện nay đã có rất nhiều BỆNH NHI MẮC BỆNH VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN, VIÊM PHỔI, tiếng Anh gọi là RESPIRATORY SYNCYTIAL VIRUS – RSV SIÊU VI HỢP BÀO HÔ HẤP ở nhiều tiểu bang Mỹ, và tại VN nữa! Chúng ta không nên xem thường, b…Read more

CÙNG LÚC BỊ NHIỄM CÁC BỆNH COVID-19 VỚI CÚM MÙA A, B VÀ RSV SẼ BỊ VIÊM PHỔI CẤP TÍNH RẤT NẶNG CÓ THỂ CHẾT.
Một bệnh nhân bị nhiễm cùng lúc các siêu vi COVID-19, Cúm A, B và RSV- Siêu Vi Hợp Bào Hô Hấp làm cho viêm phổi cấp tính trầm trọng khi các mô phổi bị tổn thương nặng dẫn đến suy hô hấp ngộp thở và c…Read more

BẢN ĐỒ TÀU CỘNG GIỐNG CON C. XÌU!
Dr. Tristan Nguyễn, San Francisco 4/7/2014
Cái phản ứng đầu tiên tự nhiên của một người bình thường có một nhận thức trung bình và một chút tính hài hước châm biếm là bật cười khoái chí khi nhìn thấy cái “bản đồ mới nhất của bọn Tàu Cộng vừa công bố” là bởi vì “Nó Trông Giống Một Con C. Xìu Không Thể Nào Ngóc…Read more

Recently Active Members

Help tiinz to grow!

$5.00

Community

  • Sebastian
  • Sư Tử Biển ✨
  • Inner Peace
  • Review health care products
  • JadeKing - The Lifestyle of a Warrior
  • phan van Hai
  • Cloud in May
  • Sebastian
  • Phan nhật Bắc
  • Natalia
  • martiphypro
  • lophi0505
  • Volyphi
  • Tristan Nguyen
  • cloud_52
  • Isis Torres
  • Thang nguyen ngoc
  • lyn
  • trafficsoftware01
  • Dragon Queen
  • Phan nhật bắc
  • RetroWorldNews
  • Laronda Cole
  • mstboulevardier
  • Nguyễn Tuấn
  • Cute Pets Blog
  • sawjre234
  • Eyasu Esayas
  • Châu Hoàng
  • Cela Digital Solution
  • MinhAnh
  • Video Game Review
  • Anh phan
  • chasbarclay
  • huynhbatueduong
  • Dragon Queen
  • Leanhtho
  • Levan
  • bestwriterblogger
  • FARHEEN DHANJAL
  • mystoryxiu
  • Lê Diễm Diễm
  • Gia Định
  • Tony Nguyễn
  • Sebastian
  • Linh Khanh
  • Trần Đông Phong
  • Minh Phương Nguyễn
  • viet anh dt
  • Pick Me Up Poetry. Making poetry a conversation.

Advertisement

Subscribe to Blog via Email

Enter your email address to subscribe to this blog and receive notifications of new posts by email.

Join 106 other subscribers
loader-image

Chương 03

Chiến tranh Mỹ - Nhật ở Thái Bình Dương tiếp diễn một cách ác liệt hơn trước. Đùng một cái, trung tuần tháng 9 năm 1945, Mỹ thả hai quả bom nguyên tử đầu tiên xuống trên đất Nhật, làm bình địa hai thành phố lớn là Hiroshima và Nagasaki, gây thiệt hại nặng nề cho Nhật Bản. Nhật Hoàng lo sợ, xin đầu hàng vô điều kiện và ra lệnh cho quân đội Nhật trên khắp các mặt trận phải hạ khí giới. Thật là một tiếng sét làm ngã ngửa tất cả quân đội Nhật và làm rúng động cả thế giới!
Nhật đã đầu hàng Mỹ! Nhật đã đầu hàng Mỹ! Tin ấy truyền từ miệng người này qua kẻ khác. Cục diện thế giới thay đổi: chiến tranh chấm dứt! Các người tản cư sung sướng thu xếp hành trang trở về thành phố
Đợi một vài hôm để nghe tin tức cho chắc chắn, ông bà Đức Hợp bàn với ông bà Nghĩa Hưng đem gia đình trở về Sài Gòn. Ông Nghĩa Hưng chán nản trả lời:
_ Anh chị và các cháu trở về trước đi, tôi thì chưa định sao cả.
Ông thở dài nói tiếp:
_ Nếu cháu Thái còn thì tôi mới về Sài Gòn, bằng không, tôi thuê nhà ở lại đây luôn. Anh chị xem: bao nhiêu hy vọng tôi đặt vào cháu; nếu cháu có thế nào, tôi còn lòng trí đâu mà làm ăn được nữa!
Thấy ông trả lời một cách cương quyết như thế, bà Nghĩa Hưng và ba đứa con chỉ nhìn nhau và ứa nước mắt. Từ ngày tản cư, sống cực sống khổ, bà và con cái chỉ chờ đợi ngày trở về, thế mà bây giờ ông nhất định ở lại. Bà không dám cản ngăn ông sợ ông nổi khùng, thêm khổ.
Sáng hôm sau, ông bà Đức Hợp và hai đứa con thuê xe trở về Sài Gòn. Bà Nghĩa Hưng và ba đưa con tiễn chân ra tận bến xe. Bà nhờ ông bà Đức Hợp khi về đến Sài Gòn, hỏi tin tức Thái cho. Hùng, Thanh, Thu Thảo, Thúy Hạnh nắm lấy tay nhau khóc ròng. Lâu nay, các em chơi thân với nhau, thương yêu nhau như ruột thịt; bây giờ kẻ ở người về, không biết khi nào lại được gặp nhau.
Ông bà Đức Hợp trở về Sài Gòn mới được vài hôm, mà bà Nghĩa Hưng cảm thấy lâu dài quá sức, một đàng vì bà mong tin Thái, đàng khác vì buồn.
Hai hôm nay, bà không đi mua hàng nữa. Thu Thảo và Thanh cũng ở nhà vì cô giáo đã hồi cư. Ông Nghĩa Hưng hết bạn đánh cờ, ông uống rượu nhiều hơn. Rượu say, ông nằm ngủ. Căn gác trước đây, ngày còn gia đình ông bà Đức Hợp ở chung, lúc nào cũng vang rộn tiếng cười đùa của bọn trẻ, bây giờ thì vắng vẻ như “Chùa bà Đanh”!
Chiều hôm thứ hai, bà Nghĩa Hưng dọn cơm tối ra, lại đánh thức chồng dậy. Ông lè nhè, giọng sặc mùi rượu:
_ Bà và các con ăn đi, tôi không đói!
Bà buồn rầu, xới cơm cho ba đứa con ăn. Lòng bà như tơ vò, không biết cách làm cho chồng hăng hái trở lại công việc làm ăn, chứ kéo dài cuộc sống như thế này rồi tương lai con cái sẽ ra sao? Ba đứa con ăn đã gần xong bữa, mà bát cơm của bà vẫn chưa mất một miếng! Bọn trẻ vừa ăn vừa nói chuyện thì thầm với nhau. Bỗng có tiếng chân bước lên cầu thang. Vừa thấy đầu người ló vào cửa, Thu Thảo đã reo lên:
_ Ơ kìa! Anh Thái về, má ơi!
Bà Nghĩa Hưng quay lại nhìn: Thái trở về thật! Bà vội bỏ bát cơm xuống, đứng dậy ôm choàng lấy con nghẹn ngào:
_ Trời ơi, con đi đâu để ba má lo lắng, mất ăn, mất ngủ bấy lâu nay?
Ba đứa con chạy lại đánh thức ông dậy:
_ Ba ơi! Anh Thái về!
Ông Nghĩa Hưng choàng dậy, thấy đứa con cưng, ông tỉnh hẳn rượu, nắm lấy tay con mừng rỡ:
_ A, Thái! Con ở đâu về đây? Thật ba nhớ con hết sức!
Thái ngồi xuống bên cạnh cha kể chuyện nhỏ tiếng:
_ Con và mấy đứa bạn bị Pháp tình nghi. Sợ ở nhà sẽ bị bắt nên chúng con trốn theo quân đội Nhật. Mới đây, Nhật Bản đầu hàng đồng minh, chúng con lại trốn về. Con về đến nhà, thấy nhà đóng cửa, con sang nhà bác Đức Hợp thì may gặp hai bác vừa tản cư về. Hai bác chỉ cho con xuống đây.
Bà Nghĩa Hưng đang lắng tai nghe con nói, bỗng bà sực nhớ ra, vội vàng đứng dậy bảo:
_ Con kể tiếp cho ba con nghe đi, má chạy ra phố mua tí đồ ăn, ba con cũng chưa dùng cơm tối đâu.
Gặp được con, ông Nghĩa Hưng vui mừng hết sức, vừa ăn vừa bàn chuyện với con. Bao nhiêu hy vọng của ông tan biến từ trước, nay hiện lên chắc chắn rực rỡ. Các em Thái vui vì sẽ chóng được trở về Sài Gòn, gặp lại bạn bè, tiềp tục việc học. Riêng bà Nghĩa Hưng, có lẽ bà sung sướng hơn cả. Mấy tháng trời, Thái đi biệt tích, có lúc nào lòng bà lại không nghĩ đến con! Nay con trở về, thật chẳng khác gì như thấy con đã chết đi mà sống lại. Một điều làm cho bà vui mừng hơn nữa là nhờ Thái trở về, chồng bà sẽ tìm lại được nguồn an ủi để hăng hái làm ăn, cho tương lai con cái khỏi khổ.
Trưa hôm sau, ông bà và các con, cám ơn và từ giã gia đình ông bà chủ đã vui lòng cho nương náu mấy tháng nay, rồi thuê xe trở về Sài Gòn. Mất gần một tuần dọn dẹp, sắp đặt mọi sự khang trang, hiệu buôn bán xe đạp Nghĩa Hưng lại mở cửa đón khách hàng. Hai người thợ cũ cũng đến làm việc lại. Công việc làm ăn mỗi ngày một tiến, ông Nghĩa Hưng vay thêm tiền để mua dụng cụ, và gọi thêm thợ làm để cung ứng kịp hàng cho khách mua. Lúc này xe đạp bán được nhiều. Người dân quê đã nhận thấy lợi ích của xe đạp, nên dù nghèo cực họ cũng cố dành dụm đồng tiền để sắm cho được một chiếc.
Con cái ông bà lại tiếp tục việc học: Thái vào Đại học Luật Khoa, Thông vào trung học, Thu Thảo và Thanh theo tiểu học. Ít tháng sau thời cuộc lại thay đổi, nhưng ở Sài Gòn, lần này không ảnh hưởng đến công việc làm ăn bao nhiêu.

Chương 04

Bảy năm sau …
Gia đình ông bà Nghĩa Hưng thay đổi hẳn bộ mặt. Thái đã trở thành một vị luật sư trẻ tuổi có tài hùng biện… Đậu cử nhân luật, Thái xin vào tập sự với một vị luật sư lão thành. Hai năm sau, chàng thành hôn với ái nữ của ông và được nhạc gia cho một căn nhà hai tầng để ở và mở văn phòng tiếp thân chủ. Thái đã được kết quả mong muốn của thân sinh.
Thông học hết tú tài, thi vào trường Mỹ Thuật chuyên ngành về hội họa. Sau bốn năm thành tài, chàng cũng lập gia đình. Người bạn đường của chàng là cô bạn học cùng lớp. Đôi vợ chồng nghệ sĩ này, xin ra ở riêng, mở xưởng vẽ. Hai lần triển lãm các họa phẩm, tài danh cả hai đã được nhiều người mộ mến. Các bức họa của họ đã được hỏi mua với giá khá cao. Ban ngày, cả hai vợ chồng cặm cụi vào việc sáng tác trong xưởng vẽ. Nhưng ban đêm, căn nhà của họ, là nơi hội họp các nghệ sĩ tài hoa son trẻ, với những cuộc vui đùa kéo dài nhiều lúc thâu đêm.
Thu Thảo sau khi đậu trung học, cũng từ giã cha mẹ, lên xe hoa về nhà chồng. Chồng nàng là một tư chức, lương phạn vừa đủ, nhưng đôi vợ chồng trẻ tuổi này hiểu biết nhau, nên bầu không khí gia đình rất êm đềm hòa hợp.
Ông Nghĩa Hưng sung sướng mãn nguyện nhìn bầy con đủ lông đủ cánh, lìa tổ ấm ra đời sống tự lập. Bà Nghĩa Hưng tuy cũng rất vui mừng vì con cái nên danh nên phận, nhưng lòng người mẹ, khi nhớ lại những lúc bồng con trên tay, cho con bú mớm, lo lắng săn sóc tiếng con vui đùa, líu lo kể chuyện – bây giờ trong nhà vắng vẻ quạnh hiu, không còn nghe tiếng cười đùa của con cái, tự nhiên bà ứa nước mắt, lòng bà cảm thấy cô độc, những niềm an ủi xưa kia, nay như mất hết!
Bà chỉ còn Thanh, niềm an ủi cuối cùng của bà. Nhưng bà cảm thấy buồn khổ hơn là an ủi vì chồng bà thường tỏ ra lãnh đạm với Thanh tuy nó không làm gì phật ý ông. Thanh học đến tú tài I, hai lần thi hỏng, chàng thôi học. Lúc đầu chàng định ở nhà giúp thân sinh, coi sóc người làm, nhưng bà mẹ sợ giữa cha con có điều gì bất đồng ý kiến xảy ra chăng, nên bà khuyên con nên tìm việc khác. Chàng xin vào làm thư ký cho Hãng nước mắm Phú Quốc, đặt trụ sở tại Sài Gòn. Lương tiền được bao nhiêu chàng đem cả về cho mẹ.
Tính tình Thanh vẫn như hồi nhỏ: gan dạ, thích mạo hiểm, nhưng nóng nảy, bướng bỉnh. Trông thấy chuyện bất bằng nào, dù không can dự gì đến chàng, chàng cũng lên tiếng phản đối. Bởi thế có lần chàng bị bọn du đãng suýt đánh chết!
Một buổi chiều tan sở làm, Thanh đạp xe vào vườn Bách Thú dạo chơi một vòng. Bỗng chàng nghe có tiếng kêu khóc về phía cầu sông Thị Nghè. Chàng chạy lại, thì ra bốn cậu thanh niên, đầu chải tém, mặc quần áo rằn ri, đang vây quanh ba cô học sinh, chọc ghẹo nhảm nhí. Các cô sợ hãi cuống cuồng, nhưng không biết làm cách nào thoát ra được, chỉ đứng kêu khóc. Trong số ba cô có Thúy Hạnh, con ông bà Đức Hợp, Thúy Hạnh bất ngờ thấy Thanh, cô mừng rỡ gọi:
_ Anh Thanh ơi! Cứu chúng em với. Mấy cậu này cản đường không cho chúng em về!
Thanh dựa xe đạp vào gốc cây, khuỳnh tay, mắt nhìn trừng trừng vào bọn mất dạy:
_ Các anh làm gì kỳ vậy? Bắt nạt kẻ yếu thì anh hùng gì? Các anh không thôi đi, tôi kêu cảnh sát đến bắt các anh ngay
Cả bọn gườm gườm nhìn Thanh, thấy Thanh to lớn, vẻ mặt gân guốc, lại nghe Thanh dọa gọi cảnh sát tới, bọn chúng hời chùn. Ba cô gái lợi dụng cơ hội, kéo nhau chạy về phía cửa. Đợi cho các cô chạy khuất, Thanh mới dắt xe đạp đi, mắt vẫn liếc trông chừng. Chàng định nhảy lên xe đạp, nhưng vì tự ái, chàng sợ bọn chúng chê là hèn nhát, nên chàng cứ ung dung dắt xe đi thong thả.
Bẽ mặt với gái, và xấu hổ vì bốn đứa mà thua một đứa, bọn chúng cà khịa lẫn nhau. Một đứa bậm môi, dẫm chân nói:
_ Không lẽ tụi mình mà thua thằng đó? Nhào đại vô, chết thôi, bây ơi!
Đứa nọ giục đứa kia, rồi nhất loạt phóng theo, đứa nắm lấy xe, đứa ôm lấy chân Thanh. Bị tấn côn bất ngờ, Thanh vất xe, một tay gạt hai đứa đang xông vào, một tay giáng mấy cú thật mạnh vào đứa đang ôm chân, nhưng nó liều đau không bỏ. Ba đứa đang phía trên, một đứa ôm chân phía dưới, cuối cùng Thanh bị chúng vật ngã sấp xuống mặt đường.
Cả bọn đè lên người chàng, lấy dây trói tay chân chàng lại, rồi thi nhau đánh. Thanh bị chúng đánh đau lắm, nhưng chàng không kêu, vì biết kêu cũng vô ích. Trời đã nhá nhem tối, trong vườn Bách Thú cây cối um tùm, lại càng tối hơn, ai biết đâu mà cứu? Thanh cắn răng cố chịu những cú đấm đá như mưa rào. Chàng kiệt sức, tin chắc thế nào mình cũng bị đánh chết. Bỗng từ xa một chiếc tắc xi chạy tới, ánh đèn pha chiếu sáng cả đường dài. Cả bọn hò nhau chạy tán loạn. Một đứa lưu manh hơn, lấy chiếc xe đạp của Thanh, nhảy lên phóng đi. Chiếc tắc xi ngừng lại gần bên, một người đàn bà nhảy xuống chạy lại đỡ Thanh dậy, bà khóc òa lên:
_ Trời ơi! Con tôi, sao thế con?
Thanh lúc đó đã bất tỉnh, chàng không nghe tiếng mẹ chàng gọi nữa! Bà Nghĩa Hưng thấy con bị đánh bất tỉnh, cuống lên, bà không biết nên đem con đi nhà thương nào, thì vừa may ông bà Đức Hợp và Thúy Hạnh đi xe tới. Thấy Thanh vì cứu con mình mà bị đánh nhừ tử, ông bà Đức Hợp xuýt xoa thương cảm, còn Thúy Hạnh ôm mặt khóc. Ông bà Đức Hợp bàn với bà Nghĩa Hưng đem Thanh về nhà thương riêng của bác sĩ Hoàng là em trai bà Đức Hợp, để dễ bề săn sóc thuốc thanh hơn. Sau khi chích một mũi thuốc hồi sinh, bác sĩ Hoàng khám nghiệm cẩn thận các vết thương không đến nỗi nguy hiểm, chỉ cần băng bó và tĩnh dưỡng vài tuần lễ. Bà Nghĩa Hưng vội chạy về tin cho ông hay, bà nói với ông là Thanh đi làm về bị đụng xe bất tỉnh phải đem vào nhà thương, nhưng không nặng lắm. Ông Nghĩa Hưng định đi cùng bà đến nhà thương thăm con, nhưng bà nói thác rằng bác sĩ cấm không cho ai vào thăm. Suốt đêm ấy, bà ngồi canh chừng một bên con. Đến gần sáng Thanh mới tỉnh lại. Chàng bàng hoàng nhìn mẹ, rồi nhìn căn phòng như vừa qua một giấc mộng khủng khiếp. Thấy con đã hồi tỉnh, bà vui mừng bảo con nằm yên, đoạn bà lấy muỗng nhỏ đổ nước cam cho con uống. Bà dịu dàng kể lại cho con nghe tự sự:
_ Hôm qua, sáu giờ chiều rồi mà má chưa thấy con về, tự nhiên má bồn chồn nóng ruột. Một lúc sau, Thúy Hạnh hốt hoảng chạy sang, nói nhỏ với má là có lẽ con bị tụi du đãng chận đánh vì con vừa cứu Thúy Hạnh thoát tay bọn ấy. Nghe vậy, má chắc con bị rồi vì tụi chúng những bốn đứa, con một mình cự sao nổi. Má liền vội vàng thuê tắc xi đến đó ngay. Thấy má tới, bọn chúng bỏ chạy hết, và con thì bất tỉnh rồi. Má cuống lên không biết đem con về đâu, thì may ông bà Đức Hợp và Thúy Hạnh đem xe tới giúp má chở con về đây, đây là nhà thương tư của bác sĩ Hoàng, em ruột của bà Đức Hợp. Bác sĩ đã khám cẩn thận các vết thương của con, và bảo đảm không can gì, chỉ cần tiêm thuốc bổ và tĩnh dưỡng vài tuần sẽ khỏi…
Bà vuốt tóc con nói tiếp:
_ Má thấy con bị bất tỉnh, má lo quá! Sao con không kêu để người ta tới cứu?
Thanh khẽ nhích một tí thấy đau ê ẩm cả người, chàng mỉm cười nắm lấy tay mẹ:
_ May có má tới, chớ lúc đó trời tối rồi, còn ai đâu mà kêu cứu! À mà ba có biết chuyện chưa má?
Bà Nghĩa Hưng trấn tĩnh con:
_ Con đừng lo! Má nói với ba là con bị đụng xe. Ba con định đi thăm con ngay, nhưng má nói bác sĩ cấm không cho ai gặp nên ba con ở lại nhà.
Sau hai tuần lễ nằm nhà thương, Thanh đã khá hẳn, bác sĩ cho phép chàng về. Từ hôm ấy, chàng ở nhà giúp cha mẹ coi sóc người làm.
Mấy tháng nay, cửa hàng xe đạp Nghĩa Hưng ế ẩm. Ông Nghĩa Hưng, vì thấy hàng bán chạy, nên đã vay vốn mua nhiều khung xe bằng nhôm (duralumin). Hồi đó, ai cũng thích loại khung xe vừa bền, vừa tiện lợi này, vì không phải sơn quét gì cả. Hễ xe bị đen, chỉ lấy giấy nhám, hay cát mịn mà chùi là xe sạch bóng như mới. Nhưng gần đây, các nhà nhập cảng mua ở ngoại quốc một loại khung xe kiểu mới, nhẹ nhàng và thanh nhã hơn loại cũ. Các cô học sinh rất thích loại xe này. Bởi thế, loại khung xe bằng nhôm rất khó bán, không còn mấy người thích. Ông Nghĩa Hưng gặp hoàn cảnh bế tắc, không còn tiền để mua loại mới. Vay mượn thêm, không biết vay mượn vào đâu? Có ông bà Đức Hợp thì đã vay mượn một số khá nhiều rồi. Tiến thoái lưỡng nan, ông Nghĩa Hưng nghĩ đến hai con trai đã thành gia thất. Chúng làm ăn khá, chắc có thể giúp ông qua cơn bế tắc này được.
Nuôi con không nệ tốn hao, nhưng đến lúc ngửa tay nhờ con giúp đỡ, ông thấy ngại ngùng. Ông bảo bà đến nói với Thái giúp. Thái cũng muốn giúp cha mẹ, nhưng lại sợ vợ kỳ kèo, nên chàng đánh trống lảng:
_ Ba má thấy chúng con bề ngoài ăn ra làm được, nhưng sự thật to thuyền thì lớn sóng, làm ra nhiều, tiêu pha cũng nhiều, nào tiền điện, tiền nước, tiền công hai, ba người giúp việc trong nhà. Đó là con chưa kể những việc tùng thù tiếp bạn bè thân chủ. Có tháng chúng con cũng phải đi mượn, chứ có dư dật gì. Hay là má sang chú Thông xem. Hai vợ chồng chú ấy đều làm ra tiền, chắc có dư nhiều.
Bà Nghĩa Hưng lủi thủi đến nhà Thông. Bà chưa nói hết chuyện thì Thông đã giơ hai tay lên trời kêu:
_ Chao ôi! Anh Thái làm luật sư, cãi được một vụ kiện thì tiền thù lao bỏ vào két không hết. Hơn nữa, vợ anh lại giàu, thế mà anh ta vẫn còn kêu thiếu. Tụi con đây 5,7 ngày chúi mũi, chúi lái mới xong được một bức họa, may lắm thì được mấy ngàn bạc. Làm ra thì như vậy, mà tiêu pha thì thật kinh khủng: nay thết tụi này, mai thết tụi kia, mà không dừng được, mình đi ăn của họ, thì phải mời họ ăn của mình. Tụi con phải cắt vạt vá vai mới khỏi đi vay. Có lúc túng quá, tụi con còn định chạy về xin ba má giúp nữa là khác!
Đứa náo cũng kêu thiếu thốn, bà Nghĩa Hưng thất vọng trở về thuật chuyện lại với chồng. Ông điếng người, bao nhiêu hy vọng ông đặt vào hai đứa con lớn, tan biến như mây khói. Ông nằm vật xuống giường, kêu trời kêu đất, than trách con bất hiếu. Bữa cơm chiều hôm đó thật là buồn bã, ông chỉ uống rượu, không chịu ăn một miếng cơm nào, mặc dầu bà hết lời nài nỉ. Đêm ấy ông không chợp mắt, chỉ ngồi thở dài. Nỗi thất vọng nặng nề làm dao động tinh thần ông rất mạnh. Bà tìm lời khuyên giải và đề nghị với ông để bà sang nhà ông Đức Hợp vay thêm một số tiền nữa, nhưng ông không chịu:
_ Con cái mình giàu có mà chúng không giúp. Hai bác ấy đã cho mình mượn nhiều rồi, chưa trả lại được, còn mặt mũi nào mà sang mượn nữa!
Từ đó ông Nghĩa Hưng bơ phờ như người mất hồn. Bà sầu khổ lo lắng, không biết làm cách nào để an ủi ông, bà sợ ông buồn bã quá, sinh trọng bệnh thì nguy! Thanh thấy các anh đối xử tệ bạc với cha mẹ như thế, chàng tức giận hết sức. Tuy không thể làm gì cho tình trạng bớt đen tối, chàng cũng cố gắng “còn nước còn tát” chàng điều đình với hai người thợ tạm nghỉ việc, và chịu lại họ số tiền lương chưa trả được. Chàng quán xuyến lấy hết mọi việc trong nhà. Các người thợ cũng thông cảm hoàn cảnh bế tắc của ông bà, họ vui lòng thôi việc và hẹn khi nào ông bà có tiền sẽ trả công cho họ cũng được.
Quẫn trí quá hóa dại, một đêm kia, chờ cho vợ con ngủ yên, ông Nghĩa-Hưng nhẹ nhàng xuống chỗ sửa xe, lấy một nắm giẻ lớn, tẩm xăng rồi đem ra phòng ngoài, châm lửa đốt. Thâm tâm ông trù tính gây cuộc hỏa hoạn này, để lấy số tiền bồi thường bảo kê nhà cháy mà ông đã đóng. Với số tiền bồi thường hơn ba trăm ngàn, ông hy vọng sẽ gây dựng lại được cơ sở làm ăn.
Thanh nằm ngủ phòng gần cầu thang, cảm thấy nóng, chàng giật mình mở mắt ra thấy lửa cháy ở phòng bán xe đạp. Chàng vội qua đánh thức mẹ dậy. Hai mẹ con chạy xuống thấy ông đang lúi húi ôm săm lốp xe vất vào đống cháy cho ngọn lửa bốc lên cao.
Tưởng ông bị cuồng trí, Thanh vội mở cửa chính rồi hai mẹ con dìu ông ra đuờng, kêu cứu. Lúc đó ngọn lửa trong nhà đã bốc lên cao, nhưng nhờ có tường bằng gạch, nên lửa chỉ cháy phía trong nhà thôi. Nhiều người cùng phố đang thức, kéo nahu lại xem. Ông Đức-Hợp gọi điện thoại cho sở cứu hỏa. Mười phút sau xe cứu hỏa tới. Chỉ trong chốc lát, ngọn lửa bị nước xịt tắt ngấm. Cảnh sát vào tìm xem nguyên nhân gây ra hỏa hoạn. Họ tỉ mỉ bới đống tro tàn và nhận ra đây là một vụ đốt nhà cố tình chứ không phải vì vô ý. Họ mời ông bà vào nhà để điều tra. Thanh thấy nét mặt cha chàng tái mét, run lẩy bẩy, ấp úng nói không nên lời. Chàng vội chạy đến trước mặt Cảnh sát đang điều tra và nói:
_ Thưa ông, chính tôi đã cố tình gây ra vụ hỏa hoạn này!
Viên Cảnh sát chăm chú nhìn chàng:
_ Tại sao cậu lại làm một việc điên rồ như thế?
Thanh chỉ tay về phía cha chàng:
_ Tại sao à? Tại vì ba tôi không ưa tôi, nên tôi đốt nhà cho bõ ghét!
Viên Cảnh sát đưa mắt làm hiệu, nhanh như chớp, hai nhân viên công lực áp lại nắm chặt cánh tay Thanh. Thanh nhìn cha mẹ cách trìu mến và nói:
_ Ba má tha lỗi cho con !
Ra tòa, Thanh bị phạt ba tháng tù ở về tội cố tình đốt nhà.
Bây giờ ông Nghĩa-Hưng mới mở mắt: đứa con ông thương hơn hết, thì ăn ở bất hiếu với ông ; đứa con ông ít thương, lại rất mực hiếu hạnh. Ông không ngờ Thanh đã can đảm đứng ra nhận tội thay cho ông: Thanh đã cứu vãn danh dự cho ông. Cử chỉ cao thượng của con làm cho ông vừa hối hận vừa thương con hết sức. Ông tự dằn vặt mình và khóc tức tưởi:
_ Con ơi! Thanh ơi! Lâu nay ba xử tệ với con, con tha lỗi cho ba. Thật ba không đáng làm ba của con nữa, con ơi!
Con bị tù, nhà cửa hư hại, xe đạp và đồ phụ tùng bị cháy gần hết: tất cả những việc xảy ra vì một ý nghĩ điên rồ của ông, khiến ông càng hối hận buồn bã. Những lo nghĩ, sầu khổ liên tiếp ấy làm cho sức khỏe của ông mỗi ngày một kém dần. Sau ngày Thanh bị bắt, ông ngã bệnh nặng. Tuy vậy, trí khôn của ông vẫn minh mẫn, ông cứ đòi bà đem ông đến nhà lao thăm Thanh. Bà thấy ông liệt nhược, nên can ông để lành rồi hãy đi.
Chồng bị đau, con bị giam, bà Nghĩa Hưng lúc này thật vất vã. Hễ ông ngủ yên được một tí, bà lo quét dọn nhà cửa lại cho sạch sẽ. Nhưng chẳng được mấy phút, nghe tiếng ông gọi, bà lại phải bỏ dỡ công việc. Thái, Thông nghe tin nhà bị cháy, cha ốm nặng cũng có đến thăm, nhưng họ chỉ hỏi han vài câu qua quít, rồi xin về vì có việc cần. Vợ chồng Thu Thảo và hai đứa con nhỏ cũng tới thăm. Thấy mẹ vất vã, Thu Thảo định ở lại giúp đỡ mẹ, nhưng thấy con cái nàng còn nhỏ dại quá, nên bà bắt phải về.
Trong mấy ngày này, bà Nghĩa Hưng được vài phần an ủi nhờ có ông bà Đức Hợp qua lại thăm nom giúp đỡ luôn. Mỗi sáng, bà Đức Hợp đi chợ mua đồ ăn rồi bảo Thúy Hạnh qua nấu nướng giúp. Bệnh tình ông Nghĩa Hưng kéo dài hơn nửa tháng không thấy thuyên giảm. Một đêm bà mệt quá nằm ngủ thiếp đi một lúc, bỗng nghe chồng kêu ú ớ, bà giật mình dậy chạy lại, thì ông đã cấm khẩu. Bà cuống cuồng chạy sang nhờ ông Đức Hợp đem ông đến nhà thương cấp cứu. Bác sĩ khám nghiệm rồi lắc đầu:
_ Muộn quá, cơ thể ông đã bị liệt hẳn. Bà nên đem ông về thì hơn, chắc không thể sống được vài ngày nữa đâu!
Bà Nghĩa Hưng thất vọng, đem chồng về. Trưa hôm sau, tự dưng ông tỉnh lại, ông nhìn bà rồi nhìn quanh quất như tìm kiếm ai, miệng ông ú ớ gọi:
_ Thanh! Thanh!
Rồi ông nhắm mắt, đi thẳng! Bà Nghĩa Hưng đứng thẳng nhìn chồng, lòng bà như chết theo chồng. Bà thương xót ông hết sức: gần ba mươi năm, vợ chồng chung sống, sinh con ra, nuôi dưỡng cho đến khôn lớn, bây giờ ông nằm xuống, không thấy mặt đứa con nào bên cạnh. Bà đau đớn quỳ phục xuống cạnh chồng khóc như điên dại!

Chương 05

Sau ngày chôn cất ông, bà Nghĩa Hưng vào nhà giam, xin gặp Thanh. Vừa trông thấy mẹ bận đồ tang, Thanh biết việc chẳng lành, chạy lại ôm mẹ, hỏi dồn dập:
_ Má ơi, ba con làm sao rồi, má?
Bà Nghĩa Hưng òa lên khóc:
_ Con ơi, ba con mất rồi ! Sau ngày con bị giam, ba con liệt giường, má hết sức chạy thầy, chạy thuốc, nhưng không thuyên giảm. Bác sĩ bảo vì ba con lo nghĩ nhiều, lại không chịu ăn uống cho đầy đủ, nên cơ thể yếu nhược hẳn đi. Ba con mất đã năm ngày rồi, má và các anh con đã lo tang lễ cho ba rất tử tế. Má không muốn cho con hay sớm, vì chắc không thể xin phép cho con về được.
_ Con ơi, khi con đứng ra nhận tội đốt nhà thay cho ba con, ba con đã thấy rõ lòng hiếu thảo của con, nên ba con rất hối hận vì đã hiểu lầm con, đã đối xử với con không được tử tế như đối với các anh chị con! Con ơi, trước lúc ba con mất, ba con vẫn gọi tên con!
Thanh điếng người hồi lâu, chàng không khóc thành tiếng, nhưng nước mắt tràn ra ràn rụa, chàng mếu máo bàn tính với mẹ, bán căn phố cho ông bà Đức Hợp để trừ số tiền đã vay mượn của ông bà, và để thanh toán tiền công cho các người thợ đã nghỉ việc. Chàng xin mẹ tạm về ở với vợ chồng anh Thái ít lâu, đợi chàng mãn tù ra kiếm việc làm, mẹ con sẽ ở với nhau.
Hết giờ, Thanh đứng dậy hôn mẹ rồi đi vào phòng giam. Nhớ đến cha già chết, chàng không được gặp, Thanh sấp mặt xuống nền nhà, khóc to lên:
_ Ba ơi! Ba ơi!
Bà Nghĩa Hưng trông ngày trong đêm cho đến ngày Thanh được mãn hạn tù. Bà ước ao chớ gì thời gian chạy vùn vụt cho bà mau được thấy đứa con yêu quý.
Chỉ còn hơn một tuần lễ nữa, Thanh sẽ được ra, bà mừng hết sức, nhưng bà cũng rất phân vân vì bà không biết đem con về ở đâu. Căn nhà cũ đã cầm bán đi rồi, xin ở tạm nhà Thái, không biết Thái có chịu không. Cuối cùng bà đành liều, nói chuyện với Thái. Thái chưa nghe dứt đã lắc đầu quầy quậy:
_ Không! Không! Má đem nó đi đâu thì đem, chứ đừng đem về nhà con. Thân danh là một luật sư lại có thằng em ở tù vì tội đốt nhà, việc đó đã làm cho con mất mặt hết sức, huống chi nay lại cho nó về chung trong nhà, thì con còn làm ăn gì được nữa?
Bà Nghĩa Hưng cay đắng trong lòng, bà thương xót đứa con út bị số phận hẩm hiu, nhưng biết làm sao được! Sáng hôm sau, bà đi tìm thuê một căn nhà. Giá nhà cho thuê trong thành phố cao quá, bà đành phải đi về Gò Vấp thuê lại một nửa căn nhà nhỏ của hai vợ chồng già. Ngày Thanh mãn tù, bà đến nhà lao thật sớm. Tám giờ sáng, giấy tờ xong xuôi, Thanh được phóng thích, hai mẹ con ôm lấy nhau mừng mừng, tủi tủi. Thanh xin mẹ dẫn đi thăm mộ cha, chàng quỳ phục xuống cạnh mộ khóc sụt sùi. Ngày chàng vào tù, chàng hy vọng khi về lại gia đình, chàng sẽ được cha thương yêu hơn trước. Đối lại, chàng cũng sẽ tận lực xoay xở cho công việc buôn bán trở lại mức bình thường, để an ủi nâng đỡ cha già một phần nào. Nhưng ý người định mà ý trời không muốn, ngày chàng mãn tù, thì cha đã ra người thiên cổ! Thanh sụt sùi khấn hứa:
_ Ba ơi! Ba sống linh chết thiêng, ba hộ phù cho má khỏi khổ, cho con tìm được công việc làm ăn để phụng dưỡng má suốt đời!
Thanh cùng mẹ về Gò Vấp tạm ở. Việc trước tiên của chàng là đi tìm việc làm. Xin vào các công sở thì chàng đành chịu rồi, việc tư thì lúc này ở Sài Gòn cũng khó kiếm. Miền quê không được yên ổn, một số người bỏ ruộng nương đổ xô về thành phố, bởi thế, tư nhân nào chỉ cần một người thì có hàng chục người tới xin! Thanh đến hãng cũ: công việc chàng trước đây, đã có người thay thế lâu rồi. Ông giám đốc thương tình cho chàng một chỗ với điều kiện là phải ra làm ngoài đảo Phú Quốc, sáu tháng mới được về Sài Gòn một lần. Suy tính kỹ thấy không còn việc nào hơn nữa, Thanh bằng lòng nhận. Chàng về bàn với mẹ: mẹ con lại tạm xa nhau vì ông Giám Đốc hứa ít lâu nữa sẽ liệu cho chàng về làm lại Sài Gòn.
Vài hôm sau, Thanh từ giã mẹ lên tàu ra Phú Quốc nhận việc. Nơi đây, chàng lo kiểm soát và ghi chép mức sản xuất hàng ngày. Công việc không nặng nhọc lắm. Những ngày rãnh, chàng đi câu cá, hoặc vào rừng chơi. Chàng muốn tìm một việc gì làm ngoài giờ, để kiếm thêm tiền, nhưng chưa có cơ hội. Một dịp may, ông cai hãng chàng làm, thấy chàng có học, tính tình đứng đắn, ông muốn nhờ chàng dạy kèm cho các con ông về môn ngoại ngữ. Từ hôm đó, chàng ít có thời gian nhàn rỗi nhưng chàng rất vui sướng. Chàng chỉ mong ước dành dụm được một số tiền kha khá, để trở lại Sài Gòn xoay nghề buôn bán, sớm hôm mẹ con sống vui vầy nương tựa nhau. Thấm thoát, chàng đi ra đảo Phú Quốc được sáu tháng. Theo lệ thường chàng được về Sài Gòn hai tuần, nhưng chàng muốn về, sợ tồn kém ; chàng chỉ viết thơ về thăm và tin cho mẹ yên lòng.
Bà Nghĩa Hưng từ ngày Thanh đi xa, bà trả lại nhà, trở về ở với vợ chồng Thái. Bà quán xuyến công việc nhà cho con, chẳng khác gì một người giúp việc. Sáng sớm, bà giúp người ở nấu nước pha cà phê, quét dọn, xếp mùng màn trong các phòng ngủ, tắm rửa cho các cháu và dẫn chúng đi chơi. Hết việc này đến việc khác, chẳng mấy khi bà ở không. Thấy mẹ chồng làm được việc, vợ Thái “nổi máu họ Hà”, bớt một người ở cho đỡ tốn. Bao nhiêu năm vất vã, lo lắng cho chồng cho con, bà Nghĩa Hưng nay đã yếu đi nhiều, có lúc bà cảm thấy mệt nhọc và hai tay như bị tê bại, nhưng không bao giờ bà than thở một lời. Thấy mẹ phải làm việc quần quật suốt ngày, Thái không đành lòng nhưng ngại không dám nói ra, sợ vợ tiếng chì tiếng bấc.
Một hôm, vợ chồng Thái có khách sang tới thăm, bà Nghĩa Hưng xuống bếp pha trà. Không may, bà luống cuống thế nào, đánh rơi bộ ấm chén quý xuống nền nhà vỡ tan. Vợ Thái tiếc của, nói nhiều câu thất lễ với bà. Thái cực lòng, không biết ăn nói thế nào. Tối hôm ấy, chờ cho vợ đi ngủ rồi Thái than thở với mẹ:
_ Nhà con khó tính, đối với má thiếu sự kính nể. Con thì bên má, bên vợ, không biết xử trí làm sao! Hay là má về ở với chú thím Thông ít lâu, nhà chú ấy chắc vui hơn bên con.
Sáng hôm sau, bà Nghĩa Hưng lủi thủi xách gói sang ở với Thông. Nhà cửa Thông thật bê bối. Hai người ở, một người lo giữ em, một người lo cơm nước, công việc làm không hết. Bà Nghĩa Hưng thương con, cố gắng thu dọn mọi sự cho khang trang sạch sẽ. Vợ chồng Thông xuềnh xoàng không quan cách như vợ chồng Thái. Nhưng tính Thông vô tư, đối xử với mẹ hơi lãnh đạm, chàng chẳng để ý hỏi han sức khỏe mẹ như thế nào. Đã thế, tối đến bạn bè hội lại đầy nhà, ăn uống vui chơi có khi tới quá nửa đêm, rồi ông khách này nhờ bà đi mua dùm cho bao thuốc, ông nọ nhờ bà đi mua cho hộp diêm. Họ coi bà như một người giúp việc trong nhà, nên mặc tình sai vặt. Thông đã không cản ngăn, mà có khi chính chàng cũng nhờ bà đi mua thứ này thứ nọ lúc đêm hôm nữa. Căn phòng bà nằm nghỉ, có lần cũng phải nhường cho khách, chàng cũng cảm thấy thương mẹ, nhưng có khi chàng cũng cảm thấy đâm ra bực mình: có mẹ ở với, chàng thấy bị vướng trở thế nào. Một hôm chàng bảo mẹ:
_ Nhà tụi con chật chội quá, khách khứa tới lui luôn, nhiều lúc má không có chỗ ngủ, tụi con thấy tội nghiệp má quá, mà không biết làm sao được. Hay là má về ở với anh Thái, nhà anh ấy rộng rinh, một người ở hai, ba phòng cũng có!
Bà Nghĩa Hưng ứa nước mắt, trong lòng cay đắng hết sức: đứa con nào cũng từ chối khéo không muốn cho bà ở nữa. tình đời vẫn thế: một mẹ nuôi được mười đứa con, nhưng mười đứa con không nuôi được một mẹ!
Sang hôm sau, bà xách chiếc làn mây đi. Bà không trở về nhà Thái. Bà đi thẳng đến tiệm vàng, bán đôi bông tay bà đang đeo. Ra khỏi tiệm, bà gặp Thu Thảo đi chợ về. Thu Thảo bất ngờ thấy mẹ, mừng rỡ kêu lên:
_ Má! Má đi đâu đó? Lâu quá con không gặp má! Tháng trước vợ chồng con đem các cháu tới nhà anh chị Thái thăm má, chị Thái bảo là má đi về nhà anh chị Thông ở lại đó luôn. Định chủ nhật nầy, nhà con nghỉ, chúng con đến thăm má, không ngờ lại gặp má đây. Độ này má thế nào, con xem như má gầy đi nhiều. Má có đau ốm gì không? Các anh chị ấy đối với má thế nào?
Bà Nghĩa Hưng mỉm cười nhìn con:
_ Các anh chị đối với má tử tế, chứ có gì đâu! Bây giờ má về lại nơi anh Thái rồi. Nhà anh chị Thông con ban đêm khách khứa rộn ràng, má không ngủ được.
Thu Thảo xịu mặt:
_ Thế sao má không về ở với con? Nhà con vẫn bảo con mời má về ở cho vui. Má già rồi, cần phải được nghỉ ngơi nhiều. Con nghe nói má ở với các anh ấy khó nhọc lắm, phải không má?
Bà Nghĩa Hưng cười xòa:
_ Đâu có, má chỉ làm sơ sơ những việc má làm được, chớ có gì mà khó nhọc. Thôi con về làm cơm kẻo trưa, để má đi.
Thu Thảo kêu lên:
_ Má đi đâu bây giờ? Nếu má không muốn về ở với con thì ít nữa mời má đến chơi với các cháu vài hôm chứ? Các cháu ngoan lắm, má à! Thu Thủy nói như con sáo, chạy chơi khắp nhà, còn cháu Lâm thì đang tập đi. Độ trước, nhà neo người, con chả đi đâu được, nay có bà nội lên coi sóc các cháu cho, con cũng đỡ mệt.
Bà Nghĩa Hưng vui vẻ bảo con:
_ Được như thế hay quá! Thôi, con nói với bà và nhà con, cho má gởi lời thăm đã, mai kia, má sẽ đến thăm và ở lại ít hôm. Bây giờ má đi mua ít đồ cần dùng cho em Thanh con. À em Thanh con bây làm cho hãng nước mắm ở Phú Quốc một năm nữa mới về Sài Gòn.
Bà Nghĩa Hưng rút trong bọc ra một trăm bạc, đưa cho Thu Thảo và nói:
_ Má gởi con ít tiền mua quà cho các cháu.
Thu Thảo giẫy nẩy:
_ Không, không! Má để mà tiêu, bây giờ má làm gì ra tiền?
Bà Nghĩa Hưng nhất quyết:
_ Con cứ cầm lấy cho các cháu, má còn tiền tiêu đây, con đừng lo.
Thu Thảo bất dắc dĩ phải lấy. Nàng nài nỉ :
_ Thế khi má rảnh, má tới ở lại chơi với chúng con vài ngày, nghe má ! Nhà con vẫn nhắc đến má luôn !
Hai mẹ con từ giã nhau. Thu Thảo bước vội về lo cơm trưa. Bà Nghĩa Hưng lững thững đi ra bến Bạch Đằng. Bà ngồi xuống ghế đá, mắt đăm đăm nhìn ra sông. Những chiếc tàu lớn im lìm cạnh bến. Giữa sông, thuyền bè ngược xuôi tấp nập. Nhìn đoàn người, kẻ lên tàu trẩy đi, người xuống bến trở lại nhà, bà Nghĩa Hưng nhớ đến Thanh, đứa con yêu quí đang ở nơi phương trời xa thẳm. Bà buồn bã thở dài, không biết khi nào mẹ con sum hợp với nhau mãi mãi.
Bà ngồi đó rất lâu. Đến gần chiều, bà mới đứng dậy về chợ Bến Thành mua cơm ăn. Ăn xong, bà trở lại chỗ hồi nãy. Đêm hôm ấy, bà ngồi ngủ dựa trên chiếc ghế đá cạnh bờ sông. Sáng hôm sau, bà trở lại bùng binh chợ Bến Thành. Đây là chỗ các người thất nghiệp năng lui tới, để kiếm việc làm. Trước kia, những ngày nhà cần người làm, bà cũng đã đến đây tìm thuê… Nhờ có người mối lái, bà xin vào làm công trong một tiệm bán phở. Công việc bà là rửa chén bát. Được việc làm, bà vui mừng lắm, ít nữa, trong thời gian chờ đợi Thanh chở về, bà được yên tâm, khỏi phiền lụy con cái. Công việc bà làm ở trong bếp, ít người thấy, bà không sợ mất danh giá các con. Bà làm việc hăng hái vui vẻ, các người làm trong tiệm, đối xử với bà rất tử tế. Họ tưởng bà ở vùng quê mới lên, nên hỏi thăm nhiều chuyện, bà ứng đáp khôn khéo, để họ không biết bà là ai. Tiệm phở này mỗi ngày chỉ mở cửa hai lần : sáng từ 5 giờ đến 8 giờ, chiều từ 6 giờ đến nửa đêm. Lúc đông người ăn, phải có hai người rửa, người lau bát mới kịp. Ngày nào cũng đứng hàng giờ bên bể nước, hai chân bà như tê liệt, nhất là hai tay bà nhiều lúc run rẩy, cơ hồ không bưng nổi chồng bát nữa. Tuy vậy bà vẫn cố gắng, tay làm việc, lòng trí bà luôn luôn nghĩ tới Thanh. Bà chỉ mong cho mau đến ngày được gặp con, được ôm lấy con vào lòng. Nghĩ đến con, bà thấy có sức làm việc.
Một buổi tối, bà đã đứng rửa bát hơn bốn tiếng đồng hồ, bà cảm thấy mệt lắm, chân tay bà run lẩy bẩy. Bà cố gắng bưng chồng bát sắp lên chạn, bỗng mắt bà hoa lên, bà trượt chân ngã xuống, đánh rơi chồng bát vỡ tan tành trên mặt đất. Người ta vội vàng vực bà dậy, tay bà bị nhiều mảnh bát đâm vào, máu chảy đỏ lòm cả cánh tay. Họ tức tốc thuê xe chở bà đến một bệnh viện tư gần đó. Bác sĩ chích thuốc cầm máu và băng bó vết thương cho bà. Vì bà mất khá nhiều máu, nên bác sĩ bảo một cô y tá tiêm thuốc bổ và săn sóc cho bà. Cô y tá đem thuốc và kim tiêm vào. Vừa nhìn thấy bà, cô bỡ ngỡ kêu lên :
_ Trời ơi ! Bác Nghĩa Hưng ! Bác làm sao thế ? Cháu sắp đi ngủ, nghe nói có người làm trong tiệm phở, bị mảnh bát làm đứt tay, cháu không ngờ là bác ! Sao anh Thái, anh Thông lại để cho bác ra nông nỗi này ? Anh Thanh đâu rồi bác ?
Thúy Hạnh hỏi một hơi, làm cho bà Nghĩa Hưng không biết đàng nào mà trả lời. Bà cũng bỡ ngỡ hết sức, không ngờ người ta lại chở bà đến nhà thương tư của bác sĩ Hoàng. Bà cũng không dè là Thúy Hạnh đang làm y tá giúp cậu ruột cô ở đây.
Biết không thể nào giấu Thúy Hạnh được, bà đành phải kể hết mọi việc đã xảy ra cho Thúy Hạnh nghe. Thúy Hạnh nắm lấy tay bà, khóc nức nở. Cô không ngờ các anh Thái, Thông lại nỡ tâm phụ bạc bà như thế ! Bà Nghĩa Hưng sợ câu chuyện võ lở có hại đến danh giá các con, nên bà nài nỉ Thúy Hạnh giữ kín đừng nói ra với ai. Thúy Hạnh hứa với bà sẽ giữ kín, chỉ xin phép đưa tin cho anh Thanh biết. Đêm ấy, Thúy Hạnh viết vội cho anh Thanh mấy hàng :
_ Anh Thanh ơi, anh nên về ngay, má anh bây giờ khổ lắm ! Thúy Hạnh không ngờ anh Thái, anh Thông đối xử tệ bạc với bác như thế…!

Chương 06

Bà Nghĩa Hưng nằm nhà thương được mấy hôm, vết thương đã đỡ, bà nhất định trở vô làm việc lại. Thúy Hạnh nài nỉ bà thôi việc, về ở tạm nhà ba má nàng để đợi Thanh, nhưng bà một mực không chịu. Nàng đành phải để cho bà đi. Ông chủ tiệm thấy bà không thể kham được việc rửa chén bát, giao cho bà lo sạch sẽ trong nhà va chung quanh. Công việc này đối với bà nhẹ nhàng hơn trước.
Gởi là thơ cho Thanh được hơn một tuần lễ, Thúy Hạnh bồn chồn đợi Thanh về. Nàng chưa biết phải làm thế nào, vì một đàng, nàng đã hứa với bà Nghĩa Hưng là không nói chuyện này với ai, nhưng một đàng, nàng thấy tự mình nàng không thể tìm ra giải pháp nào khả dĩ cứu vãn được tình trạng buồn thảm của bà. Việc phải đến sẽ đến, Thúy Hạnh vì bận tâm đến chuyện này, nên nét mặt nàng trở nên đăm chiêu, buồn bã khắc hẳn mọi ngày. Bà Đức Hợp lấy làm lạ, gọi con vào phòng gạn hỏi. Thúy Hạnh chẳng đừng được, phải nói ra cho mẹ hay tự sự, nàng xin mẹ tìm cách giúp bà Nghĩa Hưng thế nào cho êm đẹp, cho nàng khỏi lỗi lời hứa. Bà Đức Hợp bàn riêng với chồng. Hai ông bà và Thúy Hạnh đồng ý với nhau một giải pháp, rồi chờ ngày Thanh về.
Thanh được thơ Thúy Hạnh, chàng vội vàng thu xếp công việc rồi xin phép về Sài Gòn ngay. Tàu cập bến, chàng thuê xe về nhà ông bà Đức Hợp, để hỏi thăm Thúy Hanh chỗ mẹ chàng đang làm việc. Thúy Hạnh đi làm chưa về, ông bà Đức Hợp mừng rỡ đón Thanh vào nhà nói chuyện. Bà Đức Hợp kể cho Thanh nghe nông nỗi mẹ chàng từ ngày chàng ra đi cho đến nay. Rồi bà dịu dàng nói tiếp:
_ Chắc má cháu không trách Thúy Hạnh đã nói ra cho hai bác biết hoàn cảnh đau buồn của bà. Thật ra nếu bác không bắt buộc, Thúy Hạnh cũng không nói ra đâu. Hai bác thấy má cháu khí khái như thế cũng phải, nhưng mà chấp kinh có khi cũng phải tùng quyền; không phải mối liên lạc giữa gia đình hai bác và ba má cháu rất mật thiết với nhau từ lâu hay sao? Cơ trời để xảy ra vậy, để chúng ta giúp đỡ nhau. Nay hai bác bàn với cháu thế này: căn phố má cháu bán cho hai bác, lâu nay bác vẫn khóa lại để đó, chứ chưa cho thuê mướn gì, vả lại trên giấy tờ chính thức vẫn còn đứng tên ba má cháu. Bây giờ hai bác giao căn phố ấy lại cho cháu, cháu đem má cháu về ở, để sớm hôm má con sum họp với nhau. Hai bác sẽ giúp vốn cho cháu mở lại tiệm bán xe đạp như ba cháu hồi trước. Khi nào cháu ăn ra làm được, cháu sẽ trả lại tiền cho hai bác sau, không ngại!
Trước lòng tốt của hai ông bà Đức Hợp, Thanh cảm động khóc sụt sùi. Chàng tận tình cảm ơn ông bà đã tính toán rất êm đẹp để giúp má con chàng vượt qua cơn bĩ cực. Từ giã ông bà Đức Hợp, Thanh vội vã đi tìm mẹ. Tiệm phở chưa mở cửa, chàng đi vòng ra phía sau: mẹ chàng đang lom khom quét dọn trong vườn cảnh. Chàng chạy lại, mẹ con ôm chầm lấy nhau, nghẹn ngào. Thấy mẹ chỉ trong mấy tháng mà gầy yếu đi nhiều, Thanh khóc tức tưởi. Chàng vào xin ông chủ tiệm cho mẹ thôi việc, rồi dẫn mẹ ra thuê xe về nhà.
Bà Nghĩa Hưng ngỡ ngàng bước vào căn nhà cũ đã dọn sạch tử tế. Khi biết được tấm lòng quý hóa của vợ chồng bạn, bà vội vàng sang cảm ơn.
Hơn một năm trời không gặp, ông bà Đức Hợp nắm tay bà Nghĩa Hưng chào hỏi, vui mừng khôn xiết.
Tối hôm ấy, ông bà Đức Hợp mời mẹ con bà Nghĩa Hưng ở lại dùng cơm. Bữa cơm thân mật, chứa đựng bao tình thương mến dịu dàng, bà Nghĩa Hưng hết nhìn ông bà Đức Hợp lại nhìn Thúy Hạnh với đôi mắt đầy trìu mến, biết ơn. Nỗi vui sướng tràn ngập lòng bà, nét mặt bà như tươi trẻ lại.
Sáng hôm sau, Thanh lặng lẽ đến nhà Thái. Chàng định sẽ mắng anh một trận, vì đối xử tệ bạc với mẹ. Thanh không cho mẹ hay, sợ bà ngăn cản. Vợ chồng Thái đi vắng. Người nhà cho biết Thái đến diễn thuyết tại một câu lạc bộ nọ để tranh cử chức nghị viên đô thành. Thanh tức tốc chạy đến đó. Thính đường chật ních người. Trên diễn đàn, Thái còn thao thao bất tuyệt. Thanh chen lấn vào cạnh diễn đàn. Bài diễn văn của Thái sắp sửa kết thúc, Thái trịnh trọng đưa mắt nhìn thính giả một lượt rồi giơ tay lên cao, dõng dạc:
_ Thưa quý vị, tôi xin lập lại chương trình của tôi. Nếu được đắc cử, tôi sẽ tận lực theo các mục tiêu tôi đã nêu lên hồi nãy: Tranh đấu cho người nghèo, người nghèo có việc làm, người nghèo có nhà ở, khu lao động có điện nước…
Thấy người anh giả dối lại lên mặt đạo đức nhân nghĩa, Thanh ngứa gan quá, quên cả luật lệ, chàng nhảy lên diễn đàn, nắm lấy áo Thái quát to:
_ Anh Thái, anh bảo anh tranh đấu cho người nghèo, sao anh lại để cho má phải đi làm thuê? Anh nói thế mà không thẹn hả?
Thính giả xôn xao, tưởng bọn đối lập thuê người đến phá. Họ hốt hoảng đứng dậy, rùng rùng kéo nhau ra về như vỡ chợ. Họ chen lấn nhau kêu la chí chóe. Một số người hiếu kỳ đứng lại xem. Cảnh binh giữ trật tự ở ngoài nghe lộn xộn, liền chạy vào. Thấy Thanh đang nắm áo Thái kéo đi, họ liền chĩa súng vào người Thanh bắt đứng yên, còng tay chàng lại áp giải về Quận Cảnh sát thẩm vấn. Thái giận tái mặt, lủi thủi bước ra khỏi thính đường tìm vợ. Một số thân chủ vây quanh Thái hỏi thăm, Thái chỉ trả lời ầm ừ cho qua chuyện rồi cùng vợ lên xe về nhà. Lúc xảy ra sự việc, vợ Thái ngồi phía dưới nên mục kích rõ ràng. Thế là mộng làm bà nghị sĩ tan như mây khói. Ngồi trong xe về nhà, nàng giẫm chân, đập tay, chửi rủa Thanh không tiếc lời.
Chỉ trong chốc lát, cả khu phố đều hay biết sự việc vừa xảy ra. Vợ chồng Thông nghe tin cũng đến hỏi thăm, Thông về hùa bảo Thái:
_ Cái thằng trời đánh ấy, anh cứ trình nhà chức trách, đổ cho hắn tội phá rối trị an, thế là tù mọt xương!
Vợ Thái gật đầu tán thành:
_ Tôi cũng nghĩ thế, chú tím ạ! Mình mất bao nhiêu tiền bạc chạy ngả này ngả nọ, chỉ còn một tí nữa là được việc. Ai ngờ cái thằng chó chết ấy ở tận bên đảo Phú Quốc về phá đám mình. Không biết ai kêu nó về, thật tức chết đi được!
Người nhà bưng nước lên, bốn người vừa uống nước vừa bàn cách xử trí với Thanh. Đang to nhỏ với nhau, thì ông già vợ Thái tới. Vừa đặt chân vào nhà, ông đã hỏi:
_ Sao, ba nghe nói anh Thái đang diễn thuyết thì chú Thanh đến kéo xuống phải không?
Thái chưa kịp trả lời, thì chị vợ đã kể lể:
_ Tức quá ba ơi, cái thằng mất dạy đó, nó bêu xấu, bêu hổ chúng con. Bao nhiêu công trình chạy vạy, bị nó phá đám hết!
Ông ngồi xuống ghế hỏi tiếp:
_ Mà tại sao chú ấy lại làm như vậy? Chú ấy nói gì với anh Thái lúc đó?
Thái ấp úng:
_ Dạ thưa ba, nó bảo con…
Ông già cười nhạt:
_ Có phải chú ấy nói: “Anh nói tranh đấu cho người nghèo, mà mẹ sinh ra anh thì đi làm thuê” phải không?
Vợ Thái mở miệng toan nói, nhưng bị ông già trừng mắt mắng:
_ Con định nói gì? Không phải có như vậy à? Ba cho hay: Trước khi ba tới đây, thì ba đã nghe rõ hết sự thật truyện này rồi! Thiệt ba không ngờ các con lại đối xử tệ bạc với bà như thế!
Rồi ông nghiêm nét mặt nhìn vợ Thái:
_ Còn con, có phải con cậy thế là ba má giàu có, để khinh dễ mẹ chồng không? Ba má rất xấu hổ vì một người con như con. Lâu nay, mỗi lần ba má hỏi thăm về bà, thì con trả lời ngon lành, ba má cứ tưởng con kính trọng mẹ chồng con lắm, ai ngờ…
Ông già đứng lên,đi lại trong phòng, giọng ông như thét:
_ Bây giờ ba mới nghe người ta kể cho biết sự thật: Hồi Sài Gòn bị ném bom, ông bà phải tản cư về Mỹ Tho. Đến lúc Sài Gòn yên, ông buồn không chịu trở về Sài Gòn làm ăn, vì Thái đi theo Nhật chưa về. Ông thương Thái đến mức đó, thế mà khi ông làm ăn thất bại, đến nhờ Thái giúp thì Thái làm ngơ, đến nỗi ông buồn quá mà chết! Con làm luật sư, thấy cha mẹ phải khốn đốn như thế mà không giúp, thật không phải là con người nữa!
Vợ chồng Thái bị ông già phanh phui tất cả sự thật, cúi đầu xuống, mặt tái mét. Vợ chồng Thông chột dạ, cũng ngồi im thin thít. Ông già ngồi xuống ghế, uống một hớp nước, rồi nói tiếp:
_ Làm con mà bất hiếu với cha mẹ thì dại lắm. Vì trời có mắt, trời sẽ xui khiến cho con cháu chúng nó ăn ở bất hiếu lại bằng ngàn lần. Chừng đó hối hận thì đã muộn rồi!
Ông thở dài, im lặng một lát, rồi tiếp, giọng ông có vẻ dịu hơn:
_ Chắc các con đã nhận thấy lỗi tày trời của các con, tuy vậy, cũng còn thời giờ sửa chữa lại được! Bây giờ ba bàn với các con như thế này: Thái đến ngay quận cảnh sát xin bãi nại và bảo lãnh chú Thanh về. Còn chú thím Thông và con thì đi với ba đến thăm bà. Ba sẽ liệu lời xin bà tha thứ lỗi dại ngộ trước cho. Bà là người hiền đức, chắc bà không chấp trách đâu. Ba tính thế, các con nghĩ sao?
Hồi nãy đến giờ, vợ chồng Thái, Thông nghe ông phân tích, trách mắng, đều mở mắt nhận thấy mình có lỗi lớn với cha mẹ sinh thành. Họ hối hận lắm, nhưng tội đã phạm rồi, biết sao sữa chữa? Nay nghe ông bàn như thế, ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm, vui vẻ theo lời ông dạy.

Chương 07 (hết)

Bà Nghĩa Hưng, sung sướng nắm lấy tay các con trai, con dâu, cười thỏa mãn. Lòng mẹ bao giờ cũng thương con, dễ dàng quên hết mọi lỗi lầm của con. Bà không hề nhắc đến những nỗi khổ cực đã qua, chỉ bộc lộ niềm sung sướng tràn ngập trong lòng. Bà không ngờ lại được các con sum họp vui vẻ đầm ấm như thế này. Hai người con dâu bây giờ mới nhận rõ lòng mẹ chồng thật độ lượng đáng kính mến.
Thái, Thông, Thanh bắt tay nhau làm hòa, cười thông cảm. Mẹ con, anh chị em chuyện trò vui vẻ huyên náo…
Chiều hôm ấy, Thanh đến nhà bác sĩ Hoàng gặp Thúy Hạnh. Chàng cảm ơn Thúy Hạnh, nhờ nàng, mà mẹ con, anh chị em trong gia đình chàng được đoàn tụ yên ấm, tưởng như chưa có lúc nào được như thế.
Thúy Hạnh mỉm cười đáp nhỏ nhẹ:
_ Em không dám từ chối lời cám ơn của anh, nhưng em nghĩ rằng: chính nhờ sự nhẫn nại hiếm có của ông bà và lòng hiếu thảo của anh, đã làm động lòng trời, khiến trời thương cho mọi sự xảy ra êm đẹp, chớ đâu có phải là công riêng của em!
Thanh bâng khuâng im lặng một lúc rồi mỉm cười trìu mến nhìn Thúy Hạnh:
_ Phải, anh cũng nghĩ như thế, em ạ!

NHẬT LỆ GIANG
       1963
 

Truyện vừa
 
Sáng tác năm 1963 để kỷ niệm 1954
 
----------------
 

Chương 01

Hùng đi học vừa về đến nhà, đã vội vàng quăng sách lên bàn, chạy vào nhà trong, thấy mẹ đang ngồi trên giường, có vẻ khỏe hơn mọi ngày, Hùng hỏi tíu tít:
_ Má ơi, em Mai con đâu má?
Chị Lâm ấu yếm nhìn con:
_ Em Mai đang ngủ trong nôi đó, con đừng làm ồn mà em dậy!
Hùng bước khẽ lại nhìn em, rồi đến ngồi trên chiếc ghế gần giường mẹ:
_ Má, sao em con nhỏ quá vậy má?
Mẹ nó bật cười, nói nhẹ:
_ Thì em con mới sinh vài mươi ngày, làm sao không nhỏ? Dần dần em con sẽ lớn lên chớ. Bây giờ con đã mười hai tuổi, con lớn thế, chứ hồi con mới sinh, con cũng nhỏ như em Mai vậy đó!
Rồi chị mắng yêu con:
_ Con trai lớn thế mà hỏi ngớ ngẩn!
Hùng nhìn mẹ, cười nắc nẻ. Chiếc nôi động đậy. Hùng vội vàng chạy lại bồng em lên tay nựng nịu:
_ Em Mai ơi! Em Mai ơi!
Bé Mai còn đỏ hỏn, hai mắt nhắm, miệng nhóp nhép, trông đến hay. Hùng bồng em lại hỏi mẹ:
_ Em Huệ đi đâu, sao nó không ở đây giúp má?
_ Hôm nay má khỏe hơn, nên cho em đi chơi một chút. Tội nghiệp, con người ta 8, 9 tuổi còn đi chơi: mình nhà nghèo đã bắt làm việc cực khổ. Thôi đem em cho má, rồi ra gọi nó về, anh em giúp nhau thổi cơm. Ba con đi làm chắc cũng sắp về rồi.
Hùng hôn em rồi đặt em vào tay mẹ:
_ Thôi cho em Huệ đi chơi, con nấu một mình cũng được. À má, chị Hai có mua đồ ăn cho mình chưa má?
_ Có, hồi nãy chị đi chợ về, chị kho nấu cho tất cả rồi; con chỉ thổi cơm nữa thôi. May mà có gia đình chị Hai ở gần sẵn lòng giúp đỡ, chứ không má con mình còn khổ nữa
Hùng vo gạo đổ vào nồi, bắc lên bếp. Nó vừa làm vừa hát líu lo.
Hồi ấy, tuy ở thành phố Huế, thời cuộc có vẻ rộn ràng, nhưng vùng An Hòa, người ta còn được bình yên. Dân làng vẫn ngày ngày cuốc cày, trồng trọt; trẻ con vẫn cắp sách đến truờng. Tối đến, lúc trăng lên, trẻ con reo hò ngoài đường, người lớn đem ghế ra sân, ngồi nói chuyện làm ăn. Tiếng chày giã gạo vẫn vang lên đều đều trong thôn xóm.
Sau lũy tre ấm cúng ấy, ai có ngờ đâu, một buổi chiều, có tiếng bàn tán xôn xao khắp các ngã đường. Anh Lâm hốt hoảng chạy về bảo vợ:
_ Mình ơi! Nguy đến nơi rồi, người ta sắp đánh nhau!
Chị Lâm còn cho con bú, ngước mắt nhìn chồng lo lắng:
_ Ai đánh nhau, mình?
Anh Lâm ngồi xuống ghế, lau mồ hôi, thở ra:
_ Việt Minh và Pháp sắp đánh nhau. Anh thấy ở phố họ đã tản cư về vùng quê nhiều. Không biết co mau yên không, hay là rồi chúng ta cũng phải chạy nữa?
Vợ chồng nhìn nhau sầu não.
Đêm 19 tháng Chạp, mọi người đang yên giấc, bỗng giậc mình dậy nhớn nhác, tiếng súng nổ liên thanh, thỉnh thoảng điểm một tiếng nổ lớn. Nhiều người chạy ra đường xem. Phía thành phố, khói lửa mịt trời, tiếng súng nổ liên tiếp. Trong đêm tối, lằn đạn lóe lên sáng rực. Ai nấy nhìn nhau mặt xanh như tàu lá, họ thở dài lo âu:
_ Đánh nhau dưới phố rồi! Làng ta không xa phố bao nhiêu, biết có ở yên được không, hay là sẽ phải chạy?

Chương 02

Một ngày, hai ngày qua, rồi một tuần, người ta sống phập phồng lo sợ. Trường học đóng cửa, công việc đồng áng thưa thớt người làm. Ai nấy suốt ngày chụm năm, chụm bảy, bàn tán chuyện đánh nhau. Mười ngày qua, tiếng súng vẫn vang lên liên hồi và gần hơn. Một khẩn lệnh từ thượng cấp đưa về:
_ Phải tản cư tại vùng Quảng Trị ngay, quân Pháp sắp tấn công tới nơi!
Các cán bộ đi từng nhà hối thúc mọi người. Trên đường quốc lộ, đã thấy nhiều người gồng gánh bồng bế nhau đi. Làng An Hòa nhộn nhịp chồng gọi vợ, cha mẹ gọi con ơi ới. Kẻ cương quyết ở lại, người gói gắm ra đi, náo động cả làng. Đời sống yên vui, bỗng đất bằng dậy sóng: Bây giờ phải bỏ nơi chôn nhau cắt rốn đi đến một phương trời vô định, không biết lúc nào trở về, nhiều người đàn bà vừa thu dọn đồ đạc, vừa khóc sụt sùi. Trời về chiều, kẻ trước người sau lên đường. Họ đi về đêm, khỏi sợ máy bay bắn. Không ai còn muốn trò chuyện với ai, chỉ thỉnh thoảng nghe tiếng thở dài và tiếng khóc nấc lên. Tiếng gồng gánh kẽo cà kẽo kẹt lẫn tiếng bước chân dồn dập vang lên đều đều trên con đường nhựa. Gia đình anh Lâm cũng ra đi từ lúc chiều. Anh gánh một gánh nặng, đựng gạo và các thứ cần dùng. Chị Lâm bồng con Mai, mang thêm một gói quần áo. Thằng Hùng mang gói áo quần của nó và của em nó. Con Huệ bước đi lững thững, tay nắm chặt lấy áo mẹ. Nó không hiểu sao cha mẹ nó lại bỏ nhà mà đi đâu, nên khóc thút thít. Thằng Hùng hiểu biết hơn, đứng lạ nắm tay em :
_ Em đừng khóc mà người ta bắn chết. Khi nào em mệt, anh sẽ cõng em !
Anh Lâm thỉnh thoảng dừng lại hỏi thăm vợ :
_ Mình đã mệt chưa, còn gắng đi được quãng nữa không ? Con Mai ngủ rồi à ?
Chị Lâm mới sinh dậy, yếu ớt, nhưng gắng gượng trả lời :
_ Không can gì mình ạ ! Chúng ta cố đi thêm quãng nữa, kẻo ban ngày đi nguy hiểm.
Họ đi mải miết đến gần nửa đêm, sương bắt đầu rơi nặng hạt, mới nghỉ chân. Nhiều người khỏe mạnh, trải chăn chiếu ngủ ngay bên vệ đường, một ít người khác xin trú tạm trong những nhà gần đó. Anh Lâm dẫn vợ con vào trong xóm, tình cờ gặp một điếm canh không người, anh liều lĩnh dọn cho vợ con tạm nghỉ. Trời gần sáng, tiếng chân người lại dồn dập bước đi. Anh Lâm nhè nhẹ lay vợ con dậy lên đường. Con Huệ đang ngủ ngon, bị thức dậy, nó khóc om sòm. Thằng Hùng phải bồng con Mai, để mẹ nó bồng con Huệ. Mọi người lại gồng gánh ra đi. Người mạnh khỏe họ đến Quảng Trị vào lúc chiều. Gia đình anh Lâm vì vợ yếu, con dại, đi một quãng, anh lại phải nghỉ cho vợ con lấy lại sức, nên mãi tới trưa hôm sau mới đến gần tỉnh. Đến chỗ hai ngả, phải chọn một: Kẻ đi thẳng vào tỉnh, người lên vùng La-vang, Phước môn. Anh Lâm thấy ra tỉnh không biết làm nghề gì sinh sống, nên bàn với vợ lên La-vang, ở tạm nhà anh Phan, người bà con, để làm củi bán. Đến nơi, trời đã gần tối, gia đình anh Lâm được vợ chồng Phan tiếp đón niềm nở và để cho gia đình anh ở tạm trong căn nhà ngang, kế bên nhà lớn vợ chồng anh đang ở. Anh Phan lo xếp đồ đạc giúp anh Lâm, còn chị Phan lo cơm nước. Lòng tốt của người bà con, đã làm cho vợ chồng anh Lâm đỡ bớt phần nào đau khổ, lo lắng. Thằng Hùng, con Huệ ăn cơm xong, nằm lăn ra ngủ mê mệt. Vợ chồng anh Lâm, sau hai ngày vất vả, mệt đuối sức, nhưng suốt đêm ấy, vẫn không yên giấc: phần vì lạnh, phần vì lo lắng ngày mai, không biết hoàn cảnh sẽ xảy ra thế nào.
Nhờ có vợ chồng Phan an ủi giúp đỡ, dần dần vợ chồng anh Lâm cũng khuây khỏa. Nghỉ chân được ba hôm, anh Lâm theo anh Phan vào rừng làm củi bán. Chị Lâm ở nhà trông coi các con, thỉnh thoảng giao con Mai cho thằng Hùng để về chợ mua gạo và thức ăn. Thằng Hùng đã hiểu biết, nên hễ mẹ nó ở nhà thì nó lại rủ con Huệ, hoặc đi một mình lên đồi gần đó, kiếm củi về cho mẹ nó thổi. Anh Lâm sáng ngày, vác rìu, đem theo gạo và thức ăn vợ dọn sẵn, đi vào rừng. Đến quá trưa, cơm nước xong, anh gánh về một gánh củi đem ngay xuống chợ bán. Gặp lúc, củi bán cũng dễ dàng. Bán xong anh cầm tiền đi thẳng về nhà. Ban ngày vợ chồng xa nhau, tối đến được quây quần với nhau, ai nấy cũng còn cảm thấy vài phần an ủi. Vợ chồng Lâm cũng tưởng thế là tạm yên sinh sống, chờ một ngày trở về làng cũ. Ai ngờ, một buổi tối, anh vừa dọn dẹp cho con cái ngủ xong, mới đặt lưng xuống giường, bỗng nghe tiếng gọi ngoài cổng. Anh choàng dậy chạy ra, thì ở nhà trên, anh Phan cũng ra mở cổng. Hai người cán bộ bước vào, súng lục mang bên hông, dõng dạc:
_ Hai đồng chí phải đem cuốc, xẻng đi phá đường dưới tỉnh để ngăn địch tiến. Vào lấy đồ rồi ra đi với chúng tôi, mau lên !
Tiếng người cán bộ nói oang oang, vang lên trong đêm tịch mịch, nghe ghê rợn. Tuy mệt mỏi hết sức, hai người đành phải vâng lời. Anh Lâm chạy vội vào nhà lấy cuốc. Chị Lâm đã ngồi lên hỏi nhỏ chồng:
_ Gì thế mình ?
Anh Lâm cúi xuống, ghé sát vào tai vợ, thì thầm:
_ Cán bộ đến bắt anh và chú Phan đi phá đường. Mình ở nhà yên tâm, sáng mai anh trở về.
Chị Lâm ứa nước mắt, nhìn bóng chồng bước ra khỏi cửa. Từ hôm ấy, không mấy đêm mà anh và Phan không phải đi phá hoại. Ban ngày vất vả cho gia đình khỏi đói, tối lại mất ngủ, anh Lâm sút hẳn đi. Thấy chồng cực khổ, chị Lâm giao con cho thằng Hùng, theo chồng vào rừng, mặc dầu anh Lâm không chịu. Chị bảo chồng:
_ Anh để em đi làm giúp anh một tay. Độ này trông anh tiều tụy quá. Nếu anh có thế nào thì mẹ con em biết trông cậy vào đâu?
Chị nói rồi gục đầu vào chồng, òa lên khóc. Anh Lâm ứa nước mắt, khẽ vuốt tóc vợ, an ủi:
_ Em đừng lo, anh hơi mệt một chút nhưng không sao đâu!
Từ hôm ấy, sáng sáng, chị lo cơm nước để dành bữa trưa cho các con xong, hai vợ chồng đi vào rừng. Nhưng sức đàn bà có hạn: được gần một tháng, một buổi chiều đi làm về, chị Lâm cảm thấy mình đuối sức. Trong người ê ẩm như bị đánh. Mỗi cử động là mỗi lần làm chị đau đứt ruột. Linh cảm thấy đời mình gần tàn, thấy chồng sẽ khổ sở và con cái nhỏ dại không ai trông nom, chị khóc rưng rức. Trong đêm trường lạnh lẽo, chị sợ hãi quờ quạng gọi chồng:
_ Mình ơi! Mình!
Anh Lâm ngủ mê mệt, tiếng ngáy vẫn đều đều. Thấy chồng đang ngon giấc, chị lại thôi không gọi nữa. Đêm càng về khuya, càng lạnh, anh Lâm trở mình dậy, với tay lấy chiếc chăn ở phía chân lên đắp, bỗng nghe tiếng ai khóc sụt sùi, anh lắng tai nghe biết là tiếng vợ, vội hỏi:
_ Sao mình khóc? Mình đau à?
Chị Lâm nhìn chồng nước mắt chan hòa, nghẹn ngào không trả lời. Anh Lâm ngồi xuống bên vợ, chị Lâm nức nở hồi lâu, mới nói:
_ Anh ạ, em thấy trong người mệt lắm, không còn chút sức lực nào nữa! Trời ơi! Em chết thì ai sẽ lo cho anh, cho các con?
Nói xong chị lại khóc. Anh Lâm an ủi vợ:
_ Em đừng nói nhảm thế! Em chết sao được! Ngày mai anh sẽ đi mời thầy thuốc tới thăm mạch và cắt thuốc cho em. Em yếu lắm, anh đã bảo em đừng đi làm, mà em không nghe. Thôi em ráng ngủ đi một chút, quá nửa đêm rồi, mà em vẫn chưa ngủ, trách sao không mệt!
Chị Lâm nắm tay chồng, nói nhỏ:
_ Em không ngủ được anh ạ! Nếu anh không ngủ nữa, thì thức với em cho đỡ buồn.
Ngoài trời sương rơi lác đác, tiếng côn trùng kêu rỉ rả, thỉnh thoảng có tiếng chó sủa xa xa, rồi núi đồi vọng lại. Dưới ánh đèn leo lét, anh Lâm thấy nét mặt vợ bơ phờ nhợt nhạt, mắt nhắm lại, hơi thở không đều, anh cảm thương vợ vô hạn.
_ Anh ạ, nếu em mất đi, anh nên liệu đem các con về lại làng cũ làm ăn. Ở đây khổ lắm làm ăn không ra gì, mà đêm nào cũng phải đi phá hoại. Em nghe người ta nói vùng quốc gia bây giờ làm ăn dễ dàng hơn.
Anh Lâm tỏ vẻ không bằng lòng:
_ Sao em cứ nghĩ đến chuyện ấy mãi? Vợ chồng vui sướng có nhau, khổ sở có nhau, em ráng sống với anh, với con. Chuyến này em khá lại, chúng ta sẽ trở về quê, em ạ.
Chị Lâm nhìn chồng, làm thinh. Sáng hôm sau, vợ chồng Phan vội vàng đi tìm thầy thuốc. Một cụ già có tiếng hay thuốc trong vùng, đến thăm mạch cho chị Lâm, ông bảo:
_ Chị vì quá lo lắng, không ngủ được, nên người liệt đi!
Bệnh nói có phần đúng, nhưng hồi ấy làm gì có thuốc! Cuối cùng, cụ già ấy chỉ bày cho anh Lâm đi tìm một vài thứ lá và rễ cây đem về sắc cho chị uống thử. Một ngày, hai ngày qua, bệnh chị Lâm tăng thêm lên chứ không giảm. Chị không ăn uống gì được cả. Anh Lâm chạy ngược chạy xuôi, ai cho thứ gì hay bày thứ thuốc ngoại khoa nào, anh cũng cố tìm về cho vợ mình uống, nhưng vẫn vô hiệu. Chị Phan bồng con Mai lên nhà trên, nấu cháo cho nó ăn, thỉnh thoảng lại bồng sang cho nó bớt nhớ. Hùng thay mẹ nó, nấu cơm, lo lắng quét dọn trong nhà. Cả hai đứa suốt ngày không rời mẹ nó. Năm ngày qua, chị Lâm mỗi ngày một yếu dần. Anh Lâm bơ phờ như người mất hồn, đành khoanh tay chờ thần chết sắp cướp mất người vợ yêu quí. Một buổi tối, cơm nước xong, anh đang dọn giường chiếu cho các con ngủ, thì hai người cán bộ lại vào:
_ Đồng chí phải đi giúp bộ đội vận tải súng đạn xuống Cửa Tùng để ngăn địch đổ bộ. Phải đi ngay bây giờ cho kịp!
Anh Lâm ngẩn người, hồi lâu mới nói được:
_ Các đồng chí xem: vợ tôi ốm nặng sắp chết, mà các đồng chí còn bắt tôi đi làm sao?
Chị Lâm đưa mắt lờ đờ trắng nhợt nhìn người cán bộ, nhưng anh ta quay mặt đi:
_ Phải đi mới được! Ai cũng kêu con đau vợ ốm cả, thì ai sẽ đi? Thôi đồng chí đi đêm nay thôi, ngày mai cho trở về sớm.
Anh Lâm mắt đỏ kè, cơn giận anh sôi lên, anh nắm chặt tay toan gây sự với tên cán bộ. Chị Lâm yếu ớt nắm lấy tay chồng, nói nhỏ:
_ Thôi cứ đi anh ạ! Mai anh về sớm, em không sao đâu!
Vợ chồng anh Phan cũng chạy sang, anh Phan cầm tay anh Lâm an ủi:
_ Thôi anh, chúng ta cùng đi. Đã có nhà tôi giúp đỡ chị hộ anh.
Sáng hôm sau, chị Lâm có vẻ tỉnh táo hơn mọi ngày. Chị đòi ngồi dậy, nhưng chị Phan không cho, bảo cứ nằm yên cho khỏe. Thấy chị Lâm đòi ăn, chị Phan vội vàng lên nhà trên nấu cháo. Chị Lâm sẽ gọi Hùng:
_ Hùng ơi, con ra ngoài đường xem ba về chưa!
Thằng Hùng chạy đi một lát rồi trở lại:
_ Chưa thấy má ạ!
Chị Lâm thở dài gục đầu xuống gối. Chị Phan nấu cháo bưng qua, thấy chị Lâm nằm yên, tưởng ngủ, nhưng lại sờ tay thấy lạnh, sờ lên ngực còn thở thoi thóp, chị Phan hốt hoảng gọi Hùng:
_ Hùng ơi, má con ngất đi đấy, con chạy mau ra vườn lấy lá cau khô đem vào đây cho thím!
Thằng Hùng nghe nói thế, vừa khóc vừa chạy ra đàng sau kiếm lá ôm vào. Chị Phan đốt lửa xông dưới gầm giường, khói lên nghi ngút. Đang lúc xôn xao thì may quá, anh Lâm về. Anh tưởng vợ đã chết, òa lên khóc. Chị Phan vội vàng giơ tay ngăn anh:
_ Chị ấy chỉ ngất thôi, không can gì đâu anh à!
Anh Lâm chạy lại cạnh giường vợ, cúi xuống bên tai, gọi thất thanh:
_ Em, em, anh đã về đây! Em tỉnh lại đi!
Gọi một lúc, chị Lâm mở mắt ra. Thấy chồng đã về, chị quờ quạng nắm lấy tay chồng, nụ cười yếu ớt nở trên môi khô héo. Anh Lâm dịu dàng:
_ Em làm sao thế? Trong người em thế nào?
Chị Lâm thều thào:
_ Em mệt lắm, anh cho em gặp các con một chút!
Anh Lâm nước mắt vòng quanh, dẫn thằng Hùng, con Huệ và bồng con Mai lại cho vợ. Chị Tâm giơ tay vuốt ve con Mai mà khóc. Anh Lâm thấy thảm quá, cầm mình không được, vội bồng con Mai ra ngoài. Chị Lâm nhìn thằng Hùng và con Huệ, nói qua hơi thở mệt mỏi, đứt từng quãng:
_ Má không thể sống được nữa! Má xin … hai con ăn ở … cho tử tế … cho ba con … khỏi buồn. Nhất là Hùng … con lớn … con hãy thay … thay … má lo cho … các em … con!
Thằng Hùng khóc to lên:
_ Má đừng chết má! Má ở với các con, má ơi!
Con Huệ cũng khóc theo. Anh Lâm nhờ chị Phan bồng con Mai, trở vào ngồi cạnh vợ. Anh bảo hai con:
_ Thôi các con ra ngoài chơi, để má nghỉ một chút!
Chị Lâm để bàn tay khô khẳng vào tay chồng. Vợ chồng nhìn nhau, nghẹn ngào không nói nên lời. 14 năm vợ chồng chung sống, cay đắng ngọt bùi chia sẻ với nhau, nay kẻ ở người đi, đau đớn biết chừng nào! Một lúc lâu, chị Lâm nói với chồng:
_ Anh ạ, em tự biết mình không thể sống được nữa. Sau khi em mất, anh liệu đem các con về làng làm ăn. Chừng nào yên ổn, anh ra đem xác em về!
Anh Lâm nghe vợ nói thê thảm quá, cầm lòng không được, òa lên khóc.
Chiều hôm ấy, chị Lâm mất, để lại cho chồng ba đứa con thơ, đứa sau hết mới được 13 tháng. Anh Lâm phục xuống bên xác vợ khóc như mưa như gió! Vợ chồng anh Phan và các người lân cận tới thăm, khuyên giải mãi, anh vẫn không nguôi.

Chương 03

Chôn cất vợ được mười ngày, anh bán các đồ đạc không dùng, gói gắm các thứ cần thiết. Rồi một buổi sáng, anh từ giã vợ chồng anh Phan cùng bà con lân cận, tay bồng tay dắt, đem các con trở về làng cũ.
Tình hình lúc ấy đang hỗn độn, ai nấy đều khuyên anh tạm ở lại ít lâu, nhưng thấy anh nhất quyết, họ đành để anh đi. Anh bồng con Mai, vai mang một gói lớn đựng gạo và các đồ cần dùng. Thằng Hùng và con Huệ mỗi đứa mang một bọc nhỏ áo quần. Cha con đi lần xuống đường cái. Hễ các con kêu mệt, anh lại nghỉ. Tối đến, anh đem các con vào trú trong các chùa miếu, điếm canh hay trong các nhà gần đường. Thấy cảnh ngộ anh không ai mà không thương xót; họ giúp đỡ gạo tiền và cho an uống. Cha con đi lần hồi, vừa đi vừa kiếm ăn qua ngày.
Một buổi chiều, cha con về tới sông Mỹ Chánh. Chiều hôm ấy, người đang chở đò cũng khá đông, có khi phải đi hai chuyến mới hết. Phần nhiều là bộ đội, có vài người đi chợ về, nhưng cũng có ít người lén lút hồi cư như anh Lâm. Đò cập bến, người ta tranh nhau lên, anh Lâm sợ tối, bảo thằng Hùng chen lên trước thì ba, bốn người giành liên tiếp, nên anh Lâm đành đợi chuyến sau. Thằng Hùng thấy ba nó không lên được, toan nhảy xuống, nhưng đò đã chống ra khỏi bến. Anh Lâm bảo con:
_ Con cứ qua trước đi, ba sang chuyến sau. Chiếc đò đầy người, chỉ hơi nghiêng một tí là nước ùa vào. Mọi người ngồi yên không dám cựa quậy. Con đò theo nhịp chèo từ từ ra giữa lòng sông. Bỗng mọi người trên bờ, trong thuyền, ai nấy đều hốt hoảng vì có tiếng máy bay từ phía biển vọng lên. Họ nhớn nhác nhìn lên trời: một chiếc, rồi hai chiếc máy bay đang từ phía dưới phóng lên. Tiếng động cơ mỗi lúc một rõ. Những kẻ trên bờ, vội vàng chạy nấp vào các bụi rậm và chui xuống các hầm trú cá nhân hai bên vệ đường. Những kẻ trên đò mới thật là nguy hiểm. Chiếc đò mới ra giữa lòng sông rộng, rõ ràng quá không biết tránh vào đâu. Khốn nỗi, trong đò phần nhiều là bộ đội. Người ta nháo nhác sợ hãi, chiếc đò chùng chình, nước ào vào. Tiếng kêu khóc thét lên! Viên chỉ huy bộ đội hét lớn:
_ Ngồi yên, không can gì đâu mà sợ!
Nhưng từ xa, hai chiếc máy bay đã sà xuống thấp và những làn khói nhả ra liên tiếp những tiếng nổ liên thanh. Một người lính sợ quá nhảy tùm xuống nước. Con thuyền chao đi, rồi lật úp lại. Tiếng kêu cứu, la khóc vang trời, nghe rất rùng rợn. Những bàn tay yếu ớt, chơi vơi, quờ quạng rồi chìm lỉm! Những kẻ biết lội ra sức bơi vào bờ, nhưng lại bị người không biết bơi nắm chặt lại, vật lộn nhau, kêu la inh ỏi! Những kẻ trên bờ, biết chiếc đò chìm, nhưng hai chiếc máy bay vẫn vòng quanh trên đầu, nhả đạn xuống, nên không ai dám ra khỏi hầm trú. Anh Lâm và hai con nấp trong hầm, nghe tiếng kêu la thất thanh, biết con mình đang gặp nguy hiểm, cũng không dám liều mạng, đành ôm hai con khóc rống lên:
_ Ôi con ơi, Hùng ơi!
Một lúc sau, hai chiếc máy bay đã đi xa, mọi người bò ra khỏi nơi trú, chạy ngay ra sông nhìn xuống, nước sông vẫn lặng lờ chảy, như không xảy ra việc gì cả. Một số bộ đội bơi vào bờ được, nằm sóng sượt trên bờ vì mệt. Người ta chia nhau, kẻ cấp cứu người bị uống nước, người đi với kẻ bị chìm. Con thuyền đầy nước, đang lừ đừ trôi đi khá xa, người ta lội ra kéo vào nhưng không còn một người nào trong thuyền cả. Anh Lâm bảo con Huệ giữ em, rồi cởi áo chạy dọc theo bờ sông, hể chỗ nào sủi bọt là anh nhào xuống tìm, nhưng vẫn không thấy Hùng đâu. Hai bên bờ dần dần đầy người, kẻ tìm cha mẹ, người tìm vợ chồng con cái. Một vài người đã tìm thấy xác thân nhân khóc lóc thảm thiết. Đến tối mịt, nhiều người vẫn chưa tìm được xác thân nhân, họ bàn nhau thuê thuyền về xuôi để tìm. Anh Lâm mệt mỏi đi dọc theo bờ sông khá xa mà vẫn không thấy tung tích con. Thấy người ta thuê thuyền, anh cũng toan đi theo, nhưng vì con Huệ, con Mai, từ trưa đến giờ chưa có gì ăn, anh buồn rầu trở lại chỗ cũ. Từ đàng xa, anh đã nghe tiếng hai con khóc: con Mai khóc đói, con Huệ dỗ em không được cũng khóc theo.
Anh Lâm đau đớn, bao nhiêu tang tóc dồn dập lên mình; khiến anh như điên dại. Một người trong xóm gần đó, cám cảnh đem cha con anh về cho trú tạm. Ngày tháng trôi qua, mới đó mà thằng Hùng mất tích đã hai tuần lễ. Ngày nào anh Lâm cũng bước lần theo bờ sông nghe ngóng. Cuối cùng không hy vọng gì nữa, anh mới bồng con lên đường trở về. Mất đứa con nương cậy, anh thất thểu hai tuần nữa mới về đến làng. Tính từ ngày anh bỏ La-vang đến nay đã hơn một tháng.
Làng An Hoà, nơi xưa kia vui vẻ đầm ấm bao nhiêu, nay buồn bã điêu tàn bấy nhiêu. Lúc người dân trong làng tản cư, bộ đội đã theo chính sách “tiêu thổ kháng chiến” phá bình địa những nhà gạch nhà ngói, triệt hạ đình chùa để cho địch không có chỗ ở. Bây giờ người ta cũng đã hồi cư về nhiều. Ruộng vườn đã bắt đầu cày cấy lại, nhưng chỉ làm được những nơi gần làng, những thửa ruộng khuất sau núi không ai dám ra làm. Tuy có đồn binh sĩ quốc gia đóng cạnh làng, nhưng đêm đêm thường bị đột kích. Mỗi lần hai bên đánh nhau, nhiều người dân làng bị chết vì đạn lạc. Có kẻ sợ nguy hiểm, bỏ làng về thành phố làm thuê qua ngày. Anh Lâm về nhà, buồn rầu không muốn đi nữa, nhưng ruộng vườn làm không được, anh đành theo họ ra phố kiếm việc sống qua ngày.
Thành phố Huế sau những ngày khói lửa, đã khoác lại bộ mặt tươi đẹp. Người ta hồi cư khá nhiều, họ đang dọn mở cửa phố để buôn bán, công việc kiến thiết rầm rộ, nhiều người nhờ đó có công việc làm ăn khá. Mang dấu vết chiến tranh nặng nhất có lẽ là cầu Tràng Tiền, chiếc cầu xinh nhất xứ Huế, đã bị sập mất hai nhịp. Trong lúc chờ sửa chữa, người ta qua lại phải đi đò. Anh Lâm bồng con về đến thành phố Huế, thấy cảnh nhộn nhịp chốn kinh thành, nam thanh nữ tú áo quần đẹp đẽ quay lại dập dìu, anh ngao ngán tự hỏi:
_ Các con cái mình có ngày nào được sung sướng như họ không?
“Đói thì đầu gối phải bò”, anh lang thang tay bồng tay dắt, lần bước từ phố, hành khất nuôi con. Có người thương xót cảnh ngộ anh nhưng cũng có người hất hủi mắng nhiếc cha con anh không tiếc lời. Anh buồn rầu chán nản, nhiều lúc không thiết sống nữa, nhưng mỗi lần nhìn hai đứa con, anh lại thấy mình can đảm sống. Lang thang khắp nẻo phố, hễ ai thuê vác xách, khiêng gánh gì, anh làm ngay. Tối đến, anh lại đem con vào ngủ trong chợ Đông Ba, hay trong công viên.
Một hôm, lần đi sang xin bên chợ An Cựu, tình cờ anh gặp được anh Hai, người làng ở cạnh nhà anh lúc trước. Vợ chồng anh Hai có nhà ở cạnh đình làng Dương Phẩm. Anh đi làm thợ nề, chị buôn bán, kể cũng đủ sống. Thấy tình cảnh anh Lâm tội nghiệp quá, anh Hai đem cha con anh về nhà cho ở tạm để tìm việc làm. Chị Hai nghe nói chị Lâm đã mất và thằng Hùng chết đuối, chị thương khóc mãi. Nhờ anh Hai cậy người quen biết xin giúp, nên sau vài tuần, anh Lâm được vào làm việc trong xưởng cưa máy gần đó.
Sau một năm ở nhờ nhà anh chị Hai, anh Lâm dành dụm được ít tiền, nối thêm một căn nhỏ cạnh nhà anh chị Hai để ở cho rộng rãi. Huệ đã có thể nấu ăn và lo lắng cho em Mai, nên anh Lâm chỉ nhờ chị Hai mua giúp gạo và thức ăn, chớ không nhờ chị nấu ăn như trước nữa. Nhà anh Hai ở ngay trong đất đình làng Dương Phẩm, ngôi đình này tạm thời người ta dùng làm trường học cho các trẻ con trong vùng. Anh Lâm thấy Huệ bị thất học đã lâu, nên cho nó theo học ở đó. Buổi trưa đi làm về, cha con lại hì hục thổi cơm ăn.
Thấm thoát, cha con anh Lâm hồi cư đã được 7 năm. Mai đã lên tám, anh cho nó đi học trường An Cựu, vì lớp học tư ở đình Dương Phẩm đã bỏ. Mai càng lớn càng ngoan ngoãn dễ thương. Huệ năm nay đã 18 tuổi. Nàng đi học được bốn năm rồi bỏ học, theo chị Hai buôn bán dưới chợ An Cựu. Đau khổ đã đè nặng lên vai nàng lúc mới lên 9, nhưng trời xanh không nỡ bỏ người thiếu nữa nghèo nàn, cho nên Huệ càng lớn lên càng xinh đẹp. Nét mặt thùy mị, đôi mắt huyền phảng phất một vẻ buồn trang nghiêm, nàng giống hệt mẹ nàng lúc trước. Đã đẹp người, nàng còn đẹp nết. Tính tình nàng đằm thắm, nết na, ăn nói lễ độ, láng giềng ai cũng cảm phục. Nhiều cha mẹ đã ngỏ ý cầu thân cho con mình. Nhưng trước bao nhiêu hứa hẹn, nàng vẫn nhã nhặn chối từ, viện lẽ còn phải giúp cha già, em dại.
Phần anh Lâm, ngày ngày đi làm trong xưởng, công việc nhiều, người làm đông, nên anh khuây khỏa được nỗi buồn. Nhưng những ngày nghỉ việc, anh lại bâng khuâng nghĩ đến vợ hiền, đến nấm mồ của vợ ở nơi xa xôi, có khi đã bị dế đùng cỏ lấp, không một ai thăm viếng. Nhìn dòng sông An Cựu lặng lờ chảy, anh liên tưởng đến Hùng, đứa con trai độc nhất đã bị vùi sâu trong lòng sông Mỹ Chánh. Anh chỉ còn một chút an ủi trên hai đứa con còn lại. Mỗi buổi tối, dưới ngọn đèn dầu leo lét, anh sung sướng ẵm Mai vào lòng, mỉm cười nghe con thỏ thẻ và nghe Huệ kể chuyện buôn bán ngoài chợ. Câu chuyện đi lại chỉ có thế, mà có nhiều đêm cha con trò chuyện với nhau mãi đến khuya mới đi ngủ.
Một buổi tối mùa đông, trời lạnh lắm. Huệ bỏ thêm củi vào bếp rồi bắc ghế mời cha lại sưởi cho đỡ lạnh. Hơi lửa nóng làm mặt nàng đỏ bừng đỏ. Chợt nhìn con, anh Lâm cau mặt suy nghĩ. Con Mai đã ngủ thiếp đi trong tay, anh nhẹ nhàng đứng dậy đặt con vào giường, đắp chăn cho nó rồi trở lại bếp lửa gọi Huệ:
_ Huệ ơi!
Huệ đang bỏ thêm củi để giữ cho lửa khỏi tắt, ngạc nhiên ngẩng đầu lên hỏi:
_ Ba gọi con?
Anh Lâm nhìn con, ngập ngừng một lúc rồi mới nói:
_ Huệ à, con đã khôn lớn rồi, ba khuyên con nên chọn một nơi nào để nương tựa, chứ con nhất định ở vậy rồi sau này đời con sẽ ra làm sao? Người con gái chỉ có một thời hoa nở…
Huệ nhìn cha, nước mắt chảy vòng quanh, mếu máo:
_ Sao ba nói đến chuyện ấy làm gì? Bây giờ ba đã yếu nhiều, mà em con còn nhỏ dại, con lòng nào bỏ ba như thế được. Và rồi thiên hạ sẽ chê cười con là hạng bất hiếu chỉ biết hạnh phúc riêng mình mà để cho cha mẹ khổ. Đời con sẽ ra sao con không lo, con chỉ ước ao một điều là được ở với ba lâu dài, để đền ơn ba đã vất vả nuôi con bấy lâu. Nếu anh Hùng con còn sống thì ba bảo sao con cũng nghe, nhưng nay anh con…
Huệ òa lên khóc, không nói được nữa, anh Lâm nghẹn ngào, vuốt tóc con, dịu dàng:
_ Thôi con đừng khóc nữa, ba để tùy ý con!
Đêm ấy anh Lâm trằn trọc mãi không sao ngủ được. Nhớ đến vợ, đến con, bao nhiêu kỉ niệm êm đềm, cay đắng lần lượt diễn lại trong trí, anh thở dài áo não. Đêm về khuya càng lạnh. Ngoài trưa mưa rỉ rả, gió bấc thổi từng cơn, lùa gió lạnh qua khe cửa vào nhà, anh cảm thấy lòng anh như một bãi tha ma…

Chương 04

Sau mấy ngày trông đợi, sáng hôm nay, Hùng và Minh, hai anh em dắt tay nhau ra trường Nguyễn Tri Phương xem kết quả kỳ thi Trung học. Sân trường đã chật ních học sinh, và một số phụ huynh cũng tới xem kết quả con mình. Vẻ mặt ai nấy đều lo âu, lẫn một cảm giác háo hức khó tả. Dưới hiên trường, các giáo viên chấm thi, thỉnh thoảng qua lại vội vàng. Hùng và Minh chen vào trong hiên, để nghe cho dễ.
Tám giờ, người gác trường điểm một hồi trống báo hiệu đến giờ tuyên bố kết quả. Tiếng cười nói đang huyên náo bỗng im bặt. Ông Giám khảo và các vị chấm thi tề tựu dưới mái hiên, gần bậc thang lên xuống. Ông Giám khảo nói vài lời khen ngợi các thì sinh trúng tuyển và khích lệ những thí sinh không may, đoạn một giáo sư trẻ tuổi cầm tập danh sách bước ra. Mọi người như nín thở, hồi hộp lắng tai nghe. Bảng danh sách sắp thứ tự số hiệu thi chứ không sắp theo thứ hạng. Giọng vị giáo sư xướng danh nghe sang sảng, người đứng cuối sân vẫn nghe rõ. Một số người cao tên, biết được kết quả trước. Kẻ thi đậu sung sướng chạy ra đường reo to lên, người hỏng thì ngậm ngùi lau nước mắt, miệng méo xệch cúi đầu buồn bã ra về. Bao nhiêu năm đèn sách, hy vọng hay ngã lòng ở giây phút quan trọng này! Kẻ biết được kết quả ra về dần. Sân trường thấy quang đi một chút, lúc này không được trật tự yên lặng như lúc đầu. Thỉnh thoảng vài tiếng cừơi sung sướng vang lên, và cũng có nhiều tiếng khóc nức nở lẫn tiếng nói xì xào…
Khi nghe gần đến số hiệu mình, Hùng cảm thấy hồi hộp lạ thường, tim đập mạnh, như muốn vọt ra ngoài lồng ngực! Số 190, 195,199 rồi số 200, Nguyễn Sĩ Hùng! Chao ôi! Hùng sung sướng quá, tưởng thét lên một tiếng thật to cho thỏa! Nhưng chàng nhìn sang Minh, thấy em đang há hốc miệng nhìn anh, Hùng lại giữ nét mặt bình thản nắm lấy tay em. Tay Minh ướt đẫm mồ hôi, Hùng nghĩ bụng, nếu Minh hỏng, thì thà mình đừng đậu thì hơn. Nhưng chàng lại tự bảo:
_ Không có lẽ, bài vở Minh còn chắc hơn của mình nhiều.
Tiếng rao của vị giáo sư vẫn vang lên đều đều. Bây giờ đến lượt Minh hồi hộp lo sợ. Số 260, rồi cách quãng qua 270, Minh sợ hãi ôm lấy ngực nhưng rồi lại nghe số 271 và 272. Hoàng Trọng Minh! Minh mừng quá, ôm chầm lấy Hùng, reo to lên! Hùng vội vàng bịt miệng em dẫn ra cổng. Anh em nắm lấy tay nhau sung sướng đến chảy ra nước mắt!
Trên đường về, Hùng và Minh cười nói không ngớt. Anh em cùng kể cho nhau nghe giây phút hồi hộp lúc đợi chờ và nỗi sung sướng khi nghe xướng đến tên mình. Thỉng thoảng Minh lại nhảy cẩng lên như trẻ con. Đi về được một quãng, Minh đứng lại đề nghị:
_ Anh Hùng ạ, chúng ta sang phố xem một chầu “Ciné” ăn mừng rồi hẵng về!
Hùng gạt đi:
_ Về nhà cho cậu mợ biết đã, em ạ. Chắc cậu mợ đang mong chúng mình. Có khi tối nay cậu mợ lại cùng đi xem phim với chúng mình nữa!
Minh tán thành:
_ Ờ phải, về nhà đã anh nhỉ! Rồi tối nay có cả cậu mợ cùng đi, vui quá, vui quá!
Minh vừa đi vừa nhảy, Hùng lúc này trầm ngâm, cúi đầu rảo buớc, chứ không háo hức như lúc mới ra khỏi cổng trường. Minh ngạc nhiên đứng lại hỏi:
_ Anh Hùng nghĩ gì thế? Anh đang dự định học hè phải không anh?
Hùng đang mãi nghĩ chuyện gì, nghe không rõ, hỏi lại:
_ Em nói cái gì? Học hè à?
_ Phải, anh có định học hè để sang năm lên lớp cho vững không?
Hùng nhìn em:
_ Có lẽ em nên học một ít. Phần anh, có lẽ anh sẽ thôi…
Minh cướp lời anh:
_ Tại sao lại thôi? Cậu mợ hứa nếu anh em mình thi đậu sẽ cho tiếp tục học kia mà?
Hùng nghiêm trang bảo em:
_ Anh cũng biết thế, nhưng anh thấy, được thụ ơn cậu mợ như thế này là quá lắm rồi. Anh không muốn làm phiền cậu mợ nữa. Nếu cậu mợ không thương cứu vớt, thì anh đâu còn đến hôm nay? Huống nữa, anh lại được cậu mợ coi như con đẻ, cho học hành, bây giờ được thành đạt như thế này, lòng anh đã mãn nguyện lắm!
Minh tỏ vẻ không bằng lòng:
_ Mà bây giờ cậu mợ vẫn thương anh như trước. Còn em, em vẫn coi anh như anh ruột của em. Cậu mợ đã hứa cho đi học, thì anh cứ đi, tại sao anh lại có vẻ bi quan như thế?
_ Không, anh có bi quan gì đâu em? Sở dĩ anh muốn thôi học là vì anh thấy độ rầy cậu mợ buôn bán không được như lúc trước. Anh định kiếm việc để thêm vào cho cậu mợ bớt vất vả.
Minh nóng nảy:
_ Nếu thế thì em cũng thôi học. Chúng ta cùng đi làm.
Hùng phác một cử chỉ ngăn em:
_ Không, em đừng nghĩ thế. Em cứ theo học cho đến nơi đến chốn, một mình anh đi làm đủ rồi. Với lại không phải vì lý do trên mà anh thôi học đâu, anh còn một vấn đề khác nữa. Em biết, anh lạc gia đình đến nay đã bảy năm. Bảy năm anh lo lắng tìm tòi, nhưng chưa được tung tích gì. May sao kỳ Tết vừa rồi, một người làng tin cho anh biết: Một hôm anh ấy đi xe đò qua cầu Tràng Tiền, tình cờ thấy ba của anh đang đi bộ trên cầu. Như thế có thể đoán được là gia đình anh đang ở đâu gần đây trong thành phố này. Anh ra đi làm, chắc có thể dò hỏi dễ dàng hơn.
Minh thấy anh nói có lý, không can nữa, nhưng hỏi thêm:
_ Thế bây giờ anh định làm việc gì?
Hùng mỉm cười:
_ Công việc gì làm cũng được. Nhưng theo sở thích anh, thì anh đi dạy học. Nghề dạy học ít được người ta chú ý đến và hình như bị khinh rẻ. Nhưng đó là một nghề cao quý nhất: đào tạo những mầm non cho đất nước. Nếu mình cố gắng làm trọn phận sự, thì giúp ích cho xã hội không phải nhỏ!
Trên con đường về, anh em lại vui vẻ, cùng nhau tính toán công việc ngày mai. Ông bà Hương khi biết quyết định của Hùng, ban đầu ông bà không bằng lòng nhưng thấy chàng nhất quyết, đành để tùy chàng. Một người bạn cùng thi đậu tới thăm Hùng và cho biết Nha Học chánh sắp mở một khóa sư phạm cấp tốc trong ba tháng hè, để tuyển dụng một số giáo viên cho niên học tới. Hùng vui mừng xin phép cậu mợ cho đi ghi tên. Suốt ba tháng học tập, Hùng tỏ ra rất xuất sắc. Mãn khóa chàng được tuyển dụng và được bổ về dạy lớp ba trường An Cựu, theo lời chàng yêu cầu. Hùng sung sướng về báo tin cho cậu mợ và em biết.
Ngày khai giảng, ông Hương cùng đi với Hùng xuống trường. Ông Hiệu trưởng và các giáo viên tiếp đón Hùng rất niềm nở. Mới bước chân vào giáo giới, Hùng bỡ ngỡ ngại ngùng. Các cô cậu học trò tụm năm tụm bảy tò mò nhìn thầy giáo mới. Một vài tuần sau, Hùng đã làm quen với các giáo viên cùng trường và học trò lớp ba đã bắt đầu mến thầy. Đến giờ chơi, Hùng thường đứng nói chuyện với ông Hiệu trưởng và các bạn giáo viên dưới hiên trường, hoặc đi bách bộ giữa sân xem học trò chơi.
Một buổi sáng, chưa đến giờ học, Hùng đang nói chuyện với các bạn, chợt thấy một thiếu nữ tay dắt em gái chừng 7, 8 tuổi bước vào văn phòng ông Hiệu trưởng, Hùng ngây người nhìn theo, vì nét mặt và dáng đi dịu dàng của người thiếu nữa lại giống hệt mẹ chàng khi trước. Hùng toan bước lại gần cửa văn phòng để xem cho rõ hơn, nhưng chợt nhớ mình đang nói chuyện với các bạn, Hùng thẹn thùng đỏ mặt, vờ quay về phía sau, ho lên vài tiếng. Chàng nói với các bạn:
_ Xin lỗi các anh, không hiểu sao tôi thấy choáng váng trong người!
Thầy giáo lớp nhì thành thật:
_ Chúng ta đứng chỗ này có ánh nắng chiếu vào, hay chúng ta lại đàng kia nói chuyện và xem học trò chơi luôn thể.
Hùng uể oải bước theo, một cảm giác lạ lùng xáo trộn đầu óc chàng. Các bạn nói chuyện mà Hùng chẳng nghe gì nữa. Lâu lâu, chàng lại liếc nhanh về phía phòng ông Hiệu trưởng. Chàng tự hỏi: Cô nào đó sao lại giống mẹ mình thế nhỉ? Có lẽ cô ta đem em đến xin vào học. Không biết còn trong văn phòng hay về rồi?
Đang phân vân bỗng nghe ba tiếng trống, Hùng vội vã đi về lớp. Chàng có ý đi ngang qua văn phòng để xem, nhưng cô gái đã ra về từ lúc nào, chỉ còn một mình ông Hiệu trưởng đang chăm chú ghi chép. Hùng thở dài giận mình đã bỏ lỡ một cơ hội tốt. Từ hôm ấy, Hùng mất bình tĩnh, không hoạt động như trước nữa. Hình ảnh người thiếu nữ và em bé luôn luôn hiện ra trong trí chàng. Đến giờ giải trí, chàng hay tản bộ vào giữa đám học trò lớp năm, lớp tư để dò xem em bé hôm trước. Nhưng vì học trò đông, một lớp học buổi mai, một lớp học buổi chiều, nên khó lòng mà tìm được. Ở nhà Hùng ngồi âm thầm, ít trò chuyện với cậu mợ và em Minh như mọi ngày. Ông bà Hương đều lấy làm lạ sự thay đổi bất ngờ của Hùng, nhưng họ lại nghĩ, có lẽ vì chàng quá lo lắng việc bổn phận.
Một hôm bãi học, Hùng lên xe đạp về nhà. Gần đến chợ An Cựu, chảng chợt thấy em bé hôm kia đang đi trước mặt. Chàng mừng quýnh, nhảy xuống xe, toan gọi lại hỏi thăm. Nhưng chỗ ấy gần chợ, người ta qua lại đông, em bé cũng đang đi với nhiều đứa khác, chàng sợ người ta để ý nên thôi. Chàng đẩy xe đạp thong thả theo sau. Đến cầu An Cựu, thấy em bé đi thẳng theo đường dọc bờ sông, chàng liền đem xe đạp gởi vào nhà quen bên cạnh, rồi rảo bước theo. Quá An Định Cung một quãng, Hùng thấy em bé đi vào trong sân đình Dương Phẩm, đến trước một túp nhà nhỏ, chàng vờ xem sách để nghe ngóng. Em bé đứng trước nhà gọi:
_ Chị ơi! Em đi học về rồi, chị à!
Có tiếng dịu dàng ở dưới bếp nói vọng lên:
_ Mai về đó à, để chị lên mở cửa cho em!
Hùng vội vã đi lui, sợ có người bắt gặp. Chàng phân vân:
_ Mai! Mai! Đúng là tên em sau hết của mình. Hay chính đó là em Mai của mình?
Hùng ra về vừa sung sướng vừa lo. Trong đầu óc chàng rộn lên bao nhiêu ý nghĩ:
_ Có phải em Mai của mình không, hay là con nhà ai trùng tên ấy. Sao người chị của em Mai lại giống mẹ mình thế?
Bỗng chàng reo lên một tiếng:
_ À, mình cứ hỏi mẹ nuôi, xem nhà ấy là của ai, tự khắc sẽ ra manh mối!
Nghĩ thế, Hùng về nhà vui vẻ hơn mọi ngày. Cơm nước xong, ông Hương ngồi đọc báo, bà Hương đang nhẩm tính lại các món hàng bán trong ngày. Minh chăm chú ngồi học, Hùng ngồi chấm bài bên cạnh em, nhưng kỳ thực chàng đang nghĩ đến em bé hồi chiều. Lòng chàng háo hức muốn biết gấp manh mối túp nhà nhỏ bé ấy. Sau cùng chàng đánh bạo quay sang hỏi mẹ nuôi:
_ Mợ à, cái nhà nhỏ ở sát phía dưới đình Dương Phẩm là của ai thế mợ?
Bà Hương ngẩng đầu lên, nheo mắt nhìn Hùng mỉm cười:
_ Thầy giáo Hùng mà cũng biết nhà ấy à?
Hùng ngạc nhiên, chăm chú nhìn bà Hương. Minh đang mải học, nghe thế cũng ngẩng đầu lên nhìn mẹ như có ý hỏi.
Bà Hương chậm rãi:
_ Nhà ấy của ông tên gì mợ không biết. Chỉ biết ông ta làm nghề thợ mộc, có hai cô con gái, cô gái đầu chừng 16, 17 tuổi. Nội xóm đó, ai cũng khen tính nết cô. Mợ có gặp cô ấy buôn bán ngoài chợ, người thùy mị đoan trang lắm. Nghe đâu đã có nhiều người đi nói mà cô không chịu, viện lẽ còn phải nuôi cha, nuôi em. Đứa em cô, mợ chưa thấy, người ta nói chừng 7, 8 tuổi. Thế anh Hùng đã gặp cô ấy rồi à?
Hùng thấy mợ nuôi hiểu lầm, nhưng chưa tiện nói ra ý mình, nên chàng nói quanh:
_ Con cũng chưa gặp cô ấy lần nào, nhưng nghe người ta bàn tán, nên hỏi thăm mợ vậy thôi.
Ông Hương và Minh nhìn Hùng, cười hóm hỉnh. Liên tiếp mấy hôm sau, Hùng cố tìm dịp, nhưng lại ngại ngùng sợ rằng người ta tưởng lầm chàng muốn cầu thân với cô gái nhà ấy. Mợ nuôi chàng mà còn hiểu lầm như thế, huống là kẻ khác!

Chương 05 (hết)

Một buổi sáng chủ nhật, trời mưa rỉ rả, khí trời lành lạnh: ngoài đường thỉnh thoảng mới có người qua lại, Hùng nghĩ thầm:
_ Đây là dịp rất tốt, mình thử đánh bạo lên hỏi thăm nhà ấy xem sao. Nếu mình lầm thì cũng không ai biết mà cười. Đối với nhà ấy, thì mình thiếu gì cách để nói!
Nghĩ là làm, Hùng đứng dậy khoác áo mưa dắt xe đạp ra cửa. Bà Hương ngồi nơi quầy hàng trông thấy hỏi:
_ Trời mưa ướt át thế này, con đi đâu cho khổ?
_ Thưa mợ, con đến nhà anh bạn có chút việc cần!
Đến gần cây đa cạnh đình, Hùng xuống xe trông trước sau. Đường sá vắng người, làm cho chàng thêm vững dạ. Chàng rón rén dắt xe vào sân đình, dựng vào gốc đa, rồi bước nhẹ đến trước cửa. Cửa đóng kín, chàng thất vọng, toan ra về, bỗng chợt nghe tiếng nói chuyện dưới bếp vọng lên. Chàng vào dưới mái hiên cởi áo mưa, ngập ngừng một lúc rồi mới gõ cửa. Có tiếng giục:
_ Ba về! Em chạy lên mở cửa cho ba!
Có tiếng guốc đi lên, rồi cánh cửa mở hé ra, em bé Mai nhìn Hùng, ngạc nhiên ấp úng chào:
_ Thưa thầy!
Hùng trấn tĩnh:
_ Ba con có ở nhà không?
_ Thưa thầy, ba con vừa đi chơi đâu đó, để con hỏi chị con.
Bé Mai định chạy xuống bếp hỏi chị thì tiếng chị ở dưới bếp hỏi vọng lên:
_ Ai thế em Mai?
Mai đang lúng túng, nghe tiếng chị hỏi, vội vàng chạy xuống:
_ Chị ơi, thầy giáo dưới trường em học đến hỏi thăm ba!
Huệ nghe nói có người lạ, vội vàng rửa tay bước vội lên. Hùng chưa hề nói chuyện với một người thiếu nữ nào, nên khi thấy Huệ, chàng có vẻ ngại ngùng. Huệ cũng thế, nàng đỏ mặt bẽn lẽn cúi đầu chào:
_ Thưa thầy, thầy hỏi thăm ai?
Hùng đánh bạo:
_ Thưa cô, tôi có chút việc cần muốn gặp ông nhà, không ngờ ông đi vắng. Thôi, xin lỗi cô, để khi khác tôi trở lại.
Linh cảm có việc gì quan trọng sẽ xảy ra, Huệ thưa lại:
_ Thưa thầy, ba em đi sang mua thuốc ở nhà gần đây, có lẽ cũng sắp về rồi. Xin thầy ngồi đợi ba em một lát.
Một tiếng động nhẹ, cánh cửa mở rộng thêm, anh Lâm bước vào vừa cởi áo mưa, không để ý có Hùng đang đứng đó. Huệ nhìn Hùng:
_ Thưa thầy, ba em về đó!
Vừa trông thấy, Hùng đã nhận được cha mình, tuy ngày nay có già đi hơn trước. Chàng chạy ngay lại trước mặt, la lên:
_ Ba ơi! Con là Hùng đây! Hùng của ba đây!
Anh Lâm chợt thấy Hùng, cũng hơi ngờ ngợ, nhưng khi vừa nghe Hùng xưng tên, anh nhận ra được con ngay. Hai cha con ôm choàng lấy nhau, sung sướng quá sức, nghẹn ngào không nói lên lời. Bé Mai há hốc miệng đứng nhìn, không hiểu sao thầy giáo lại ôm lấy ba mình mà khóc. Huệ tuy xa cách anh đã lâu, nhưng vẫn còn nhớ phảng phất nét mặt của anh, nên khi nghe tên Hùng, nàng cũng nhận ra được anh. Nàng chạy lại nắm lấy tay anh, khóc òa lên vì sung sướng quá. Bao nhiêu năm trời lạc nhau, khóc lóc tìm kiếm nhớ thương, giây phút cha con anh em được gặp mặt nhau, ai tả hết được nỗi lòng vui sướng?
Nức nở hồi lâu, anh Lâm mới lau nước mắt, bảo Hùng:
_ Trời ơi! Ba cứ tưởng con không còn nữa! Ai ngờ nay được trông thấy con lớn khôn mạnh khỏe như thế này! Con ngồi xuống đây, kể lại cho ba và các em nghe làm sao mà con thoát chết và ai đã cứu con, nuôi nấng con bấy lâu?
Hùng ngồi xuống ghế, ẵm em Mai vào lòng. Huệ ngồi sát bên anh, như muốn thông sang người anh hết nỗi sung sướng tràn ngập trong lòng nàng. Anh Lâm kéo ghế ngồi ngay trước mặt Hùng, nghe Hùng kể chuyện. Thỉnh thoảng cha con lại nấc lên, vì cơn xúc động vẫn còn dào dạt trong lòng. Cha con cùng kể cho nhau nghe những ngày xa cách. Hùng khóc sụt sùi khi nghe lại những nỗi gian khổ mà cha và hai em đã gặp từ lúc lạc mất chàng.
Anh Lâm nóng lòng muốn gặp ông bà Hương để cám ơn tấm lòng quý hóa ông bà đã thương giúp con anh bấy lâu. Vợ chồng anh Hai và các người lân cận nghe tin anh Lâm gặp được con, kéo nhau đến chia vui, chuyện trò huyên náo. Tin về dưới nhà, ông bà Hương và cả nhà kéo lên, ai nấy đều vui mừng hớn hở. Nhà quá chật, chị Hai bảo Huệ sang bên nhà chị nấu ăn. Bà Hương và chị Hai xuống chợ mua thức ăn để về dọn tiệc mừng. Một vài người bạn làm cùng xưởng với anh Lâm cũng đến mừng anh. Anh Lâm ân cần mời mọi người ở lại dùng bữa cơm chia vui cùng anh. Hùng tươi cười, hết trả lời câu hỏi người này lại tiếp chuyện với người khác. Căn nhà bé nhỏ từ lâu im vắng, nay vang lên những tiếng nói cười. Bên nhà chị Hai, bà Hương và người làm công đang vội vã giúp Huệ nấu dọn, thỉnh thoảng bà lại nghỉ tay liếc mắt nhìn Huệ làm việc. Nỗi vui sướng tràn ngập trong lòng, khiến nét mặt nàng càng thêm xinh đẹp.
Trước khi vào tiệc, ông Hương vui vẻ nâng chén rượu chia vui với anh Lâm và Hùng, sau bao nhiêu năm cha con xa cách, nay lại được đoàn tụ. Tuy từ sớm đến giờ, Hùng đã kề nhiều lần, câu chuyện chàng được cứu vớt và tìm lại được gia đình như thế nào, nhưng ý anh Lâm muốn tỏ lòng biết ơn ông bà Hương nên xin Hùng kể lại một lần nữa cho rõ. Ai nấy đều tán thành, vì thật ra, kẻ đến trước, người đến sau, chưa có người nào được nghe rõ ràng cả. Hùng vui vẻ đứng lên kể lại:
“Hôm ấy, khi hai chiếc máy bay tới bắn, một người bộ đội sợ quá, nhảy xuống nước bơi vào bờ. Chiếc đò mất thăng bằng, chao đi rồi lật úp xuống. May nhờ con ở đằng mũi thuyền, bị văng ra xa, nên không bị ai nắm phải. Con cố sức bơi vào bờ, nhưng vì nước chảy siết, con cố không lại, bị nước cuốn đi. Tình cờ con vớt được một chiếc nón đang trôi, con liền lật úp lại vịn hai tay vào cho nó trôi. Bởi con sợ quá nên uống nước nhiều. Con bị trôi được một quãng thì mê man không biết gì nữa.
Đến lúc con tỉnh lại, thì thấy cậu mợ nuôi con đây và em Minh đang đứng quanh con, người thì xao bóp, người đốt lửa sưởi. Thấy con tỉnh lại, ông bà kể cho con nghe: Chiều hôm đó, ông dẫn em Minh đi tắm, vừa xuống khỏi bến, liền thấy con trôi qua, ông vội vàng bơi ra vớt con vào. Ông tưởng con đã chết, nhưng sờ ngực thấy còn nóng, liền bồng về nhà, vừa đi vừa làm cho nước trong mình con ra, nhờ ông có học được cách cấp cứu khi ở trong Hướng đạo. Mãi đến gần nửa đêm con mới tỉnh lại. Ông bà vui mừng hứa với con, sẽ đi tìm ba con. Không ngờ, vì con bị nước ngấm vào người lâu, nên sáng ngày hôm sau, con bị sốt nặng và cơn bệnh kéo dài mãi đến gần nửa tháng mới đỡ. Ông bà vì lo săn sóc cho con, không có thì giờ đi tìm ba con. Ba con khi ấy lại tìm kiếm con bên kia sông mà con thì ở xóm bên này sông, thành ra cha con lạc nhau từ đó. Khi con khỏe lại, không tìm được gia đình, cậu mợ vui lòng nhận con làm con nuôi. Hồi cư về đây, con được đi học theo em Minh. Thật con nhờ cậu mợ con mà được sống và được học hành cho đến ngày hôm nay…”
Mọi người, nhất là anh Lâm đều nhìn ông bà Hương cách trìu mến.
Hùng kể qua chuyện nhờ đi dạy học mà gặp được em Huệ. Tuy 7, 8 năm không gặp, nhưng vẻ mặt và dáng điệu của em giống mẹ ngày trước, nên đã cố công dò hỏi cho được. Cũng vì thế, mà cậu mợ nuôi và em Minh đã hiểu lầm, tưởng chàng ý khác…
Hùng kể đến đó, mọi người reo cười vang nhà. Huệ sung sướng ngước mắt nhìn anh, nhưng nàng lại e lệ cúi đầu xuống, vì nàng thấy ông bà Hương và Minh đang chăm chú nhìn mình…

  Kỷ niệm 1954

Nhật Lệ Giang

Loading

http://www.bytca.sk/slot-deposit/

https://np3.com.br/css/slot-deposit-pulsa/

https://wolf-gold.digitalcommons.nc.gov/

https://wild-west-gold.digitalcommons.nc.gov/

https://the-dog-house.digitalcommons.nc.gov/

https://sword-of-ares.digitalcommons.nc.gov/

https://sweet-bonanza.digitalcommons.nc.gov/

https://sugar-rush.digitalcommons.nc.gov/

https://starlight-princess.digitalcommons.nc.gov/

https://starlight-christmas.digitalcommons.nc.gov/

https://rabbit-garden.digitalcommons.nc.gov/

https://pyramid-bonanza.digitalcommons.nc.gov/

https://power-of-thor.digitalcommons.nc.gov/

https://jokers-jewels.digitalcommons.nc.gov/

https://hand-of-midas.digitalcommons.nc.gov/

https://great-rhino.digitalcommons.nc.gov/

https://gates-of-olympus.digitalcommons.nc.gov/

https://gates-of-gatot-kaca.digitalcommons.nc.gov/

https://fruit-party.digitalcommons.nc.gov/

https://fire88.digitalcommons.nc.gov/

https://bonanza-gold.digitalcommons.nc.gov/

https://np3.com.br/css/sbobet/

https://www.dongnam.com.vn/slot-deposit-pulsa/

http://paradisophilly.com/

https://www.portlandpulse.org/

slot777

https://collab.freelancersunion.org/

https://wisdom-of-athena.tinambaturf.com.au/

https://starlight-princess.tinambaturf.com.au/

https://mochimon.tinambaturf.com.au/

https://jurrasic-kingdom.tinambaturf.com.au/

https://hightidekinsale.com/wp-includes/sbobet/

https://advantagehomecare.com/wp-includes/sbobet/

https://micg-adventist.org/wp-includes/slot-gacor/

http://nvzprd-agentmanifest.ivanticloud.com/

daftar sbobet

https://brentfordgymnasticsclub.com/wp-includes/sbobet/

https://jenniferallenlaw.com/wp-includes/sbobet/

Sbobet Mobile

slot tanpa potongan pulsa

slot tanpa potongan dana

https://aadun.um.edu.my/

https://dmd.dourados.ms.gov.br/app/rtp-slot-gacor/

https://human.rru.ac.th/wp-content/uploads/2023/slot-depo25-bonus25/

https://progresshotel.be/wp-content/slot777-slot-bonus/

https://podcast.peugeot.fr/

https://ci-csd.everymatrix.com/

https://beta.media.nhra.com/

https://pgdownloads.enterprisedb.com/

https://www.mortgageebill.huntington.com/

https://tudienthoai.com/wp-includes/slot-depo25-bonus25/

http://rphyardcarelandscape.com/language/slot-deposit-pulsa/

https://amss.cme2.go.th/css/rtp-live-slot-gacor/

sbobet88

slot dana

slot dana

slot dana

https://songpeuy.go.th/uploads/services/slot-online-deposit-pulsa/

https://fundacjaneli.org/wp-content/slot-deposit-pulsa-gacor/

https://ssk-cmt.com/uploads/services/slot-deposit-pulsa/

https://thai-hub.com/wp-includes/ID3/slot88-deposit-pulsa-tanpa-potongan/

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot pulsa

slot dana

slot dana

sbobet

bonus new member 100

slot via dana

https://mahjong-ways.digitalcommons.nc.gov/

https://depo25-bonus25.digitalcommons.nc.gov/

https://slot-linkaja.digitalcommons.nc.gov/

https://slot-gopay.digitalcommons.nc.gov/

https://slot-ovo.digitalcommons.nc.gov/

mahjong slot

mahjong slot

slot pulsa

slot deposit gopay

deposit pulsa

slot deposit gopay

deposit pulsa

slot mahjong

slot mahjong

deposit pulsa tanpa potongan

https://bergeijk-centraal.nl/wp-includes/slot-deposit-gopay/

https://www.thecrownpro.com/wp-content/slot-deposit-pulsa/

https://regalosdulcesadomicilio.cl/wp-includes/slot-deposit-gopay/

https://monsiniprom.com/wp-includes/slot-deposit-pulsa/

slot pulsa

slot pulsa

slot dana

slot pulsa

slot pulsa

slot kamboja

slot pulsa

depo 25 bonus 25

depo 25 bonus 25

slot pulsa

slot dana

slot pulsa

rtp slot

slot deposit gopay

demo slot pragmatic

bonus new member

slot server thailand

sbobet88

slotdeposit dana

sbobet88

slot pulsa tanpa potongan

slot pulsa tanpa potongan

https://mail.townofkentny.gov/wp-includes/slot-deposit-pulsa/

slot pulsa

slot pulsa

slot pulsa

slot pulsa

slot pulsa

slot pulsa

slot pulsa

slot dana

slot thailand

slot garansi uang kembali

slot dana

slot deposit pulsa

depo 25 bonus 25

kamboja slot

slot deposit dana

slot deposit dana

https://osteopatia.club/wp-includes/slot-pulsa/

https://www.kyl.com/wp-includes/slot-pulsa/

https://human.rru.ac.th/wp-content/uploads/2023/slot-vietnam/

https://www.soda-shop.eu/wp-includes/slot-vietnam/

slot pulsa

slot dana

https://vortexconsultingohio.com/wp-content/slot-bonus/

https://chemicalfrog.com/wp-content/slot-dana/

https://www.och.org/wp-includes/deposit-pulsa-tanpa-potongan/

https://tidytea.com/wp-includes/slot-pulsa/

https://houseofgabriel.com/wp-includes/pomo/depo-25-bonus-25/

slot pulsa

slot pulsa

slot pulsa

http://www.anticaukuleleria.com/slot-server-thailand/

https://showersealed.com.au/wp-content/slot-pulsa/

https://ratlscontracting.com/wp-content/slot-dana/

slot kamboja

slot server thailand no 1

https://pitek.vn/wp-includes/slot-pulsa/

https://www.paradizenutrition.com/slot777/

https://gbict.fscode.kr/wp-content/slot-thailand/

https://cleercaninedt.com/wp-content/slot-dana/

IDN Poker

slot dana

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit gopay

sbobet88

slot pragmatic play

daftar slot777

daftar slot777

slot server myanmar

slot bonus new member

slot bonus new member

judi bola

slot777

jurassic kingdom

judi bola

https://bergeijk-centraal.nl/wp-content/slot777/

rtp slot

slot server thailand

slot pragmatic play

slot deposit pulsa

bonus new member

slot deposit dana

rtp live

slot deposit pulsa

idn play

Sbobet88

https://mahjong-ways.zapatapremium.com.br/

slot777 gacor

slot777

slot pulsa

https://slot88.zapatapremium.com.br/

slot pulsa

https://slot777.jikuangola.org/

slot777

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

%d bloggers like this:
Skip to toolbar

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

https://www.dcosmeticclinics.com.au/wp-includes/sbobet/

https://thetastesoflife.com/wp-includes/sbobet/

https://www.townshipofsugargrove.com/wp-includes/slot-gacor/

https://texasmamaboutique.com/wp-includes/slot-gacor/

https://bizu-me.com/wp-includes/slot-gacor/

https://tiketa.co.za/wp-includes/slot-gacor/

slot gacor

slot gacor

slot gacor

sbobet88

bonus new member 100

sbobet

sbobet88

http://phuonghoangschool.com/wp-content/

Situs Slot Gacor

Situs Slot Gacor

Situs Slot Gacor

https://hrtradio.com/wp-includes/rtp-slot/

https://www.doccsaapucv.cl/wp-includes/slot-gacor/

situs slot gacor

slot pulsa

slot bonus new member 100 di awal

slot deposit pulsa

slot gacor

slot bonus

slot gacor

rtp slot

slot gacor

https://interwood.in/slot-demo/

slot online

rtp live

rtp slot

Slot Demo

Slot Gacor

slot bonus

rtp live

https://aftp.in/wp-content/Slot-Gacor-Maxwin/

ceme online

slot dana

slot demo

slot gacor

slot deposit pulsa tanpa potongan

slot bonus new member

slot demo

slot bonus

slot pulsa

https://ecoshare.vn/wp-includes/slot-ovo/

https://authorcarolsawyer.com/wp-content/slot-gacor/

https://voguecollection.pk/slot-gacor/

judi slot online jackpot terbesar

RTP Slot

situs judi slot terbaik dan terpercaya no.1

https://skyf.co/community/profile/situs-slot-gacor-new-member-100-di-awal/

slot pulsa

slot pulsa

slot bonus

slot bonus 100 to 3x

https://gemabrazil.com/wp-includes/slot-bonus-100/

https://elegamingle.com/wp-content/slot-nexus-engine/

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

https://asbcred.com.br/wp-content/slot-pulsa/

https://usasgvote.usa.edu.ph/js/slot-bonus/

slot deposit dana

slot deposit dana

slot deposit dana

slot deposit dana

server nexus

slot tanpa potongan pulsa

slot tanpa potongan pulsa

slot dana

rtp

dana

slot online deposit pulsa

slot bonus

slot gacor hari ini

slot online deposit dana

login sbobet88

slot deposit dana

slot deposit dana

slot pulsa

https://thesmartoilet.com/wp-includes/slot-deposit-pulsa/

https://choviettrantran.com/wp-includes/slot-deposit-pulsa/

https://kreativszepsegszalon.hu/wp-includes/slot-deposit-pulsa/

https://www.muaythaionline.org/wp-includes/slot-deposit-pulsa/

slot server luar

sbobet

slot server kamboja