https://www.designerds.be/slot-bonus/

https://greenwichvillagevabeach.com/slot-bonus/

https://junex.com/slot-bonus-100/

https://thefranklinjohnstongroup.com/slot-deposit-pulsa/

https://socialbalance.be/slot-deposit-dana/

https://www.delakkerij.be/slot-nexus/

https://lobsterbaylombok.com/slot-deposit-pulsa/

https://hort.hdut.edu.tw/wp-includes/slot-nexus/

https://boogoomusicfest.com

https://thesummerhouseapts.com/wp-content/slot-nexus-engine/

https://spaziosicurezzaweb.com/slot-deposit-pulsa/

https://namaaestetic.com/wp-content/slot-nexus-engine/

Đăng nhập quanvan.net để đăng bài và bình luận trên DIỄN ĐÀN QUÁN VĂN.


Categories

Groups

BÀI TRÊN DIỄN ĐÀN

TRUMP BỊ MẤT TRÍ! –TRUMP’S BEEN LOSING HIS MIND!
Bệnh Mất Trí – Alzheimer là chứng bệnh gây ra tình trạng mất trí nhớ, làm mất các chức năng nhận thức của bệnh nhân. Các triệu chứng là mất trí nhớ, lẫn lộn hay khó khăn diễn đạt bằng lời nói; bệnh nhân không kiểm soát được hành vi của mình và nhầm lẫn thời gian hoặc địa điểm. Th…Read more

TRUMP LÀ BẢN SAO CỦA HITLER!
TRUMP IS HITLER’S COPY!
Trong thời gian gần đây Trump đã tiến tới bước cuối cùng để trở thành một Bản Sao Hoàn Chỉnh Của Đức Quốc Xã-Hitler. Rất rõ ràng Trump đã triệt để áp dụng chính xác những chiến lược và luận điệu chính trị của Đức Quốc Xã-Hitler trên các trang mạn…Read more

TRUMP TRẢ THÙ – TRUMP’S REVENGE
Vào tháng 3/2023 vừa qua Trump phát biểu tại Hội Nghị Hành Động Chính Trị Bảo Thủ và Trump cũng đã đặc biệt tỏ ra không e ngại, lo lắng gì khi nói ra rõ ràng về những ý định của Trump nếu thắng cử tổng thống năm 2024 rồi sau đó sẽ mở rộng quyền lực của TT. Trump và gọi đó là “Trận Chiến Cuố…Read more

THẨM PHÁN ENGORON ĐÃ ĐỐI XỬ NGOẠI LỆ VỚI TRUMP!
TRUMP WAS TREATED EXCEPTIONALLY BY THE JUDGE ENGORON!
Trong suốt chiều dài lịch sử tư pháp và toà án hơn bốn trăm năm của Mỹ Quốc kể từ thời kỳ thuộc địa của Anh Quốc đến thời gian độc lập cho tới nay chưa có một thẩm phán nào đã đối xử với một nghi pha…Read more

Bến đò năm xưa. TN5
Tiếng còi trong đêm, 1.

Nắng chưa lên bến đò còn vắng khách,
Cỏ ven sông lặng lẽ dưới sương mờ.
Từ phương đông ánh vàng vừa ló dạng,
Người lái đò lặng lẽ đến bên sông.
Lần này, không biết là bao lần đếm,
Nàng âm thầm, đưa đón khách sang sông.
*
**
Kìa, đôi mái chè…Read more

Recently Active Members

Help tiinz to grow!

$5.00

Community

  • Meina Ibr
  • dfyplrproducts
  • MinhAnh
  • Andie Untamed✨
  • Isis Torres
  • Sebastian
  • ReadingMadeEasier
  • Leanhtho
  • Cela Digital Solution
  • Review health care products
  • Trần Đông Phong
  • edwardlorilla2189towerbloggercom
  • Phan nhật bắc
  • Sebastian
  • Thang nguyen ngoc
  • Sebastian
  • redimoney.org
  • Laronda Cole
  • yogainfo2020
  • Celia Hales
  • Nguyễn Tuấn
  • Inner Peace
  • BestofPanda
  • Levan
  • Phan văn Hai
  • anna wright
  • Cute Pets Blog
  • Dragon Queen
  • Sebastian
  • martiphypro
  • Ruth Colby
  • anekalaptopp1
  • Cloud in May
  • RetroWorldNews
  • yourmindwithin
  • Video Game Review
  • Hoàng Dũng
  • juliusarrell
  • Dr. Joseph Suglia
  • Sebastián
  • Gia Định
  • phan van Hai
  • Sebastian
  • Phan nhật Bắc
  • viet anh dt
  • Miyoshi
  • mystoryxiu
  • Dragon Queen
  • sawjre234
  • Sebastian

Advertisement

Subscribe to Blog via Email

Enter your email address to subscribe to this blog and receive notifications of new posts by email.

Join 106 other subscribers
loader-image

Chương 3
Tháng ngày đều đặn trôi qua. Xem cung cách chủ nhà đối đãi với đứa cháu mồ côi bạc phước, chị bếp lấn áp nó hơn lên. Tuy cũng là người đi làm mướn nhưng chị ta thuộc hạng người ngoa ngoắt, ton hót, khác hẳn tính u già. U già luôn luôn bênh vực Tâm, còn chị thì không. Mỗi lần cậu mợ sắp đánh Tâm, đang giận Tâm, luôn luôn u dùng đủ lời lẽ để làm dịu họ xuống cũng như an ủi Tâm để Tâm bớt tủi khổ đôi phần. Chị bếp trái lại, chị ta có vẻ hả hê mỗi khi thấy Tâm bị rầy la, đánh đập, như tuồng chị cũng ghét cái mầu da đen đủi của Tâm, như tuồng Tâm là con chó ghẻ, quẩn chân chị, làm bẩn lây cả chị, người tớ gái nhà quan, dù là ông quan đã hồi hưu!
 
Chị ta biết cách nịnh nọt làm vui lòng mợ Tâm, chị ta lại trẻ trung nhanh nhẹn khác hẳn u già. U già, tuy cũng là tôi tớ trong nhà nhưng vì là người làm trung tín lâu năm, được bà ngoại Tâm tin cẩn, cho nên mợ Tâm vẫn phải nể nang đôi chút, và đó chính là điều mà mợ Tâm rất bực bội, nén lòng chờ cho đến khi bà ngoại Tâm nằm xuống mới có dịp trả thù. Và cách cư xử của mợ làm cho u già tủi thân, không chịu nổi, phải xin thôi. Mợ hài lòng lắm, mợ có thể – sau khi u về quê rồi – quên đi một ngày giỗ, dù quên thật hay vờ quên, cũng không ai nhắc đến, làm mợ phải áy náy đôi hôm.
 
Về phần cậu Tâm, quyền hạn của ông trong nhà thu hẹp dần lại cho đến năm Tâm mười hai tuổi thì ông chỉ còn chú ý đến mấy chậu cảnh, chậu hoa. Nếu họ hàng gần xa có nhắc đến thời cậu thét ra lửa, ông chỉ thở phào thốt ra những lời chán chường cuộc đời ô trọc, ra vẻ đã mũ ni che tai, thoát vòng thế tục chi đây.
 
Cậu ghét nhất là khi nghe ai bàn đến vấn đề chính trị, vì theo cậu chuyện đó rất rối rắm, rất nhức đầu. Cậu nói một thời làm quan giúp nước, khổ nhọc vì trên vua, dưới dân, bây giờ cậu có quyền được nghỉ ngơi, không ai có quyền quấy rầy cậu nữa. “Mỗi người một thời thôi chứ”.
 
Với những người thân trong gia dình, nhất là với mợ, cậu vẫn nói toạc ra rằng, cậu biết tất mọi việc, và nếu thời cơ, chính quyền trong tay cậu như thời xưa thì phải biết, song cậu quá chán cái nhố nhăng của bọn trẻ ngày nay nên cậu giả cách như tai điếc, mắt ngơ đi cho xong! Mợ rất không hài lòng lối xử thế của cậu Tậm. Mợ lúc nào cũng luyến tiếc cái thời vàng son của một bà vợ quan ngày trước. Rồi thì để trút những bực tức đó, chỉ có mỗi một chỗ, một người, một đứa bé hèn mọn cô đơn không thể phản kháng lối đối xử tàn nhẫn của mợ, đó là Tâm! Phải! Tâm! Đứa cháu mồ côi của chồng mợ! Đứa bé như cái gai trước mắt mợ, lúc nào mợ cũng xem như mợ đã thi ân quá nhiều đối với nó, muốn hành hạ cho bõ tức, dù là nó chẳng có lỗi gì, ngoài cái lỗi là đen đủi xấu xí, và trót sinh trong ngưỡng cửa của đại gia này!
 
Càng lớn, Tâm càng cảm thấy lạc loài trong ngôi nhà rộng với những kẻ liên hệ huyết thống về phía mẹ. Con bé đáng thương câm lặng như chiếc bóng trong nhà, nó thui thủi với những công việc ngày càng nặng nhọc và sự đối xử ngày càng lạt lẽo, ghẻ lạnh của mợ và các anh chị. Tâm đã đủ khôn để biết rằng không mong trông cậy gì vào ông cậu, vì ông chỉ có danh mà không có thực trong nhà – ngày trước, ông còn bênh vực nó đôi câu, dù nó thừa biết rằng không phải vì thương nó mà vì nó siêng năng, giỏi giắn – Bây giờ thì không.
 
Tâm làm việc khổ nhọc hơn tôi tớ mà không được công xá, vì mang danh là cháu ruột nhà quan. Có ai lại trả công cho cháu ruột như trả công cho tôi tớ bao giờ?
 
Sau hai năm xảy ra trận đòn vì ăn chịu, Tâm trở thành một con bé khác : nó không còn nhát sợ, ngơ ngác, nó lì lợm, cứng đầu. Nó phản ứng lại sự đối xử tàn ác bằng sự lạnh lùng, bướng bỉnh. Tâm chai vì đòn bọng, song nó vẫn nhạy cảm mỗi khi bị nhiếc móc về nguồn gốc mơ hồ của cha nó, người mà nó không biết rõ hình dáng ra sao.
 
Đói, Tâm sẵn sàng ăn vụng và đi chợ, Tâm đã biết ăn bớt vài đồng. Ờ! Tại sao mình lại ngu si chịu lép hoài như vậy chớ? Tâm tự hỏi. Một lần, mợ Tâm chưởi bới nhiếc móc đến cha nó, nó đã phản ứng lại bằng cách trả lời dõng dạc:
 
- Con có lỗi thì mợ cứ đánh mắng con, cha con có ăn gì của mợ đâu mà mợ nhiếc mắng cha con?
 
Mợ Tâm đã khựng lại một giây, đỏ bừng mặt vì tức, mãi sau mới quát lên:
 
- Con Mọi Đen! Ai cho phép mi hỗn xược như rứa?
 
- Không ai cho phép, mà con tức nên con nói, mợ cứ đánh con đi!
 
Lần khác, mợ Tâm bóng gió đến mẹ Tâm, con bé lại nói:
 
- Mợ cứ chưởi đi! Mẹ con là em ruột của chồng mợ, mợ biết mà!
 
Mợ tức lặng đi, bà không ngờ con mọi đen lại nói được những câu ghê gớm như thế, mợ càng ghét nó hơn.
 
Dạo này, mỗi bận đánh hay chưởi mắng Tâm xong, mợ Tâm thường thở dài sườn sượt, có khi bà phải nằm mất một buổi. Sau đó, bà thường đay nghiến cậu Tâm, rằng cháu ông hung ác, tìm cách giết khéo bà mà ông cũng đồng lõa không có thái độ rõ ràng dứt khoát. Khốn nỗi : chồng bà đã thực sự gác ngoài tai mọi việc đời, nên ông vẫn lặng lẽ, không phản ứng. Bà nhiều lần muốn tống cổ Tâm đi, song bây giờ Tâm trở nên cần thiết cho gia đình bà, chị bếp đã thôi việc mà bà không muốn thuê người thay. Tâm hỗn xược, cứng đầu đấy, nhưng được việc, lại khỏi tốn khoản tiền công.
 
Tâm khỏe mạnh, tháo vát, giỏi giắn, siêng năng. Hàng xóm đã có đôi người ao ước được có đứa tớ gái như nó! Tâm biết mình không phải là thỏi vàng quí giá nhưng vô dụng, mà là thỏi sắt được trui rèn trong lửa đỏ, và những thảm nhục đã giúp nó chóng trưởng thành.
 
Khi hai người con trai lớn của cậu mợ đi Sàigòn học và một người đi lính thì Tâm được đãi ngộ khá hơn : mỗi lần các anh ấy về, họ nhìn Tâm bằng đôi mắt bao dung rộng lượng. Họ không những bỏ hẳn thái độ tàn ác ngày trước mà còn khuyên mẹ nên tử tế với “Em Tâm”. EM TÂM! Tiếng em lọt tai con bé lần thứ nhất làm nó ngơ ngác bàng hoàng, tưởng mình nghe lầm chứ không phải là sự thực!
 
Tâm không hiểu cái nước Sàigòn rộng lớn hay những bộ quân phục đã có uy lực làm cho các anh nó thay đổi tính tình? Dù sao đi nữa thì Tâm cảm thấy vui hơn trong những ngày họ có mặt, và nó ao ước họ đừng ra đi nữa, như vậy nó sẽ sung sướng về phần tinh thần được đôi chút, dù rằng về phương diện khác, nó vất vả hơn vì sự có mặt của họ mang thêm nhiều việc làm cho nó.
 
Song thực tế không giống như ý muốn của đứa trẻ mồ côi và nhiều bất hạnh : họ lại ra đi, người thì vài tuần, người thì sau mấy tháng hè. Bà mợ có dịp hành hạ, nhiếc nhóng nó như tuồng để bù lại những ngày có mặt các con : vì nể họ mà dịu dàng với nó đôi phần! Tâm không ngạc nhiên, nó đã quen với lối đối xử bất công của bà rồi, quen từ lâu lắm. Nó hiểu rằng khác máu tanh lòng, nó không có liên hệ gì về tình cốt nhục với bà, bà không thương nó. Huống chi ngoài sự lỏng lẻo về tình cốt nhục, nó lại mang cái mầu da đen đủi khó ưa!
 
Bà mợ nó vốn cũng con nhà quan ngày trước, quen thói khệnh khạng, trưởng giả, thích sai bảo mà không bao giờ tự tay làm lấy, dù là những công việc nhẹ nhàng hay việc riêng mà mọi người vẫn làm lấy cho mình. Bà gội đầu ư? Tâm phải lo sắp sẵn từ cái khăn bông, nồi nước bồ kết, phải nhớ chuẩn bị lược, gương và nước chanh để dội lại trước khi xả sạch tóc, và chính đôi tay đen đủi của nó lau khô từ ngọn cho đến gốc tóc của bà. Khi bà tắm, Tâm có phận sự kỳ cọ cho bà. Lỡ tay nước nóng già một tị hay pha nguội đi một chút thì những lời chưởi bới thô lỗ, cục cằn từ miệng bà tuôn ra xối xả, ào ào cũng như khi nó đã xoa xà phòng kỳ cọ cho bà xong rồi và dội nước vậy!
 
Người đàn bà ích kỷ đó không bao giờ chịu khó suy nghĩ bất cứ một vấn đề gì. Bà không bao giờ coi Tâm như một con người, chứ đừng kể đến chuyện khoan dung, thương xót. Với một con mọi đen như nó, được ra vào, lên xuống trong nhà bà, đã là một đại hạnh rồi, nó được ăn cơm thừa canh cặn giống như con chó bà nuôi để giữ nhà – nhưng nó phải cho chó ăn trước – còn muốn gì hơn? Bà rất bực mình mỗi khi có ai vô tình hay cố ý hỏi bà về nguồn gốc con bé da đen này. Bà vẫn cố gắng bằng mọi cách để khi có khách đến nhà, nó không phải chường mặt ra, vì như thế khách có thể gạn hỏi lôi thôi. Nhưng đôi khi những lệnh của bà ra phản lại ý muốn của bà. Chẳng hạn như sai con bé mở cửa cho khách, rồi sau đó khi khách về, bà gắt gỏng đay nghiến nó sao lại thò mặt cho khách thấy? Lúc còn bé dại, Tâm chỉ lặng lẽ khóc vì tủi thân, về sau lớn lên, già giặn và khôn ra, nó không khóc nữa mà bẻ lại, không kiêng nể.
 
Phản ứng của đứa trẻ bất hạnh tuy thay đổi, trước sau đều làm bà ngạc nhiên và bực bội như nhau : ngày trước thấy nó khóc, bà bực bội : vì sao nó lại cũng có được những tình cảm tế nhị như hạng người cao quí, như bà? Mọi đen mà cũng biết tủi thân ư? Sau này, thái độ bướng bỉnh của nó làm bà bực tức hơn song cũng kể từ đó, bà đâm ra bận tâm về nó nhiều hơn. Và gặp những lúc nó phát điên lên như thế (bà vẫn dùng hai tiếng phát điên để nói về nó mỗi khi nó quá khổ sở hay tức tối không nhẫn nhục nổi) bà đành nghiến răng chịu thua. Trước hết vì theo lời bác sĩ khuyên, thì những cơn nóng giận rất có hại cho sức khỏe của chính bà, thứ hai : bà hiểu rằng con giun xéo lắm cũng quằn, huống con mọi đen kia không hẳn là một con giun hèn mọn, nếu bà cay nghiệt quá, nó có thể liều lĩnh bỏ đi. Rời khỏi nhà bà, nó trở thành một thứ người ngợm thế nào bà không mảy may quan tâm đến, điều này, điều bà lo ngại là bà sẽ đỏ con mắt cũng không tìm ra tên đầy tớ nào giỏi giang như thế để thay vào chỗ trống do nó gây ra.
 
Giữa người mợ dâu và đứa cháu chồng, sự oán hận, ghét bỏ ngày càng chồng chất.
 
Tuy thế, mỗi khi có các anh về, không khí nghi kỵ, thù hận lại nhạt đi đôi chút, cho đến khi họ ra đi, mọi sự lại tiếp tục, không thay đổi.
 
Trừ người chị gái lớn đã lấy chồng xa, hai cô nhỏ còn đi học cũng trở nên dễ dãi đối với con em họ xấu số : hai cô này tuy không có được thái độ khoan dung như các anh, song đang vào tuổi học hành, sống với bạn bè, nhà trường và sách vở nhiều hơn, họ không có gì phải xung đột với nó, họ lại sai phái nó được nhiều việc, dù không tử tế với nó, họ cũng không có gì đến nỗi nghiệt ngã như mẹ. Họ không hoài công bênh vực nó một lời khi mẹ họ la lối, đánh đập Tâm, song họ đã bỏ cái thói a dua, bắt nạt hay thóc mách làm cho nó bị đánh mắng như thuở bé. Họ thừa hiểu nó cần thiết trong nhà họ, nó có ích hơn con chó, song họ chưa bao giờ thấy cần phải xét lại lối cư xử với nó như các anh trai.
 
Một đôi khi, Tâm đã dám nhìn thẳng vào mặt họ mà cười, và những lúc ấy, nó không bị mắng như ngày trước mà chỉ phải nghe hai cô giễu nó:
 
- Mi làm ta tưởng mi là ông Ba Bị chớ!
 
Rồi hai cô chị vỗ thùm thụp vào lưng nhau cười khùng khục làm Tâm lại toét miệng cười theo.
 
 
Chương 4
 
 
Anh Hùng vừa cưới vợ, vợ anh là cô giáo, và chắc quen với nghề nghiệp của mình, chị ấy lấy làm khó chịu mà thấy phải ở chung dưới một mái nhà với đứa con gái lớn tướng mù chữ! Ờ, thì nó đen, cái đó chị thừa biết từ khi chưa làm vợ anh Hùng kia. Nhưng dù đen nó cũng là người. Với cái đầu óc đặc nghịt chữ nghĩa của chị Minh – tên chị là Minh – thì không thể nào có một người, nhất là một đứa trẻ suýt soát tuổi tròn trăng mà chịu cảnh dốt nát, tối tăm được. Phải cải thiện tình trạng ấy.
 
Tuy tính mẹ chồng nghiệt ngã, nhưng chị nhờ được cái vốn chữ nghĩa cũng như nghề nghiệp bảo đảm cho giá trị riêng, nên chị không phải khổ sở như những nàng dâu khác trong gia đình phong kiến này.
 
Bà Phủ ngạc nhiên thấy nàng dâu đối xử đặc biệt với Tâm ngay từ lúc đầu. Chị nói năng dịu dàng với Tâm như đối với cô em út của chồng, cô em xinh đẹp nhất.
 
Điều chị bất bình nhất là thấy Tâm phải ăn sau, mà lại ăn sau cả con chó Mực giữ nhà. Nhiều lần khuôn mặt tươi tắn của chị sa sầm xuống, như bầu trời đang trong sáng chợt có đám mây án ngữ, song chị vẫn cố nén cho đến một hôm nhân bà Phủ đi vắng, chị mới phàn nàn:
 
- Anh Hùng! Em không tưởng tượng được điều này! Nó cũng là em anh mà!...
 
- Thì hẳn là em anh, anh có chối cãi chi mô…
 
- Sao anh nỡ để mạ…
 
Chị biết mình lỡ lời vội chữa lại:
 
- Sao anh không chăm sóc nó đôi chút, để nó tàn tệ như vậy, hở?
 
Hùng lúng túng một giây:
 
- Anh là đàn ông con trai, ai biết đâu cái chuyện, mà em cũng thừa biết, anh vắng nhà từ lâu…
 
Minh vẫn sa sầm nét mặt làm Hùng thấy khó chịu, song lanh trí, anh làm cho bầu không khí vui vẻ trở lại bằng cách khôi hài:
 
- Nếu anh ở nhà săn sóc cho nó thì làm gì có cơ hội gặp em? Và như vậy làm gì em có dịp được biết nó để săn sóc nó?
 
Quả nhiên, mấy lời chồng nói làm Minh dịu lại
 
Chị Minh có một dáng dấp và nét mặt xinh đẹp. Sau cái bề ngoài mảnh mai, nhu thuận ấy, Minh có một cá tính mạnh mẽ, một lòng từ ái cao độ. Chị rất công bình và tuy chọn cái nghề có vẻ trí thức, chị lại cũng yêu thích công việc tay chân. Ngoài giờ dạy học, chị hay ra vườn, xuống bếp giúp Tâm nhiều việc.
 
Lần thứ nhất trong đời côi cút, khổ nhục, Tâm được nếm chút mật ngọt của Tình Thương, được đối xử bằng cử chỉ dịu dàng, được nghe tiếng xưng hô ôn tồn, tử tế.
 
Chị nói giọng miền Nam, tiếng chị tròn, ngọt và ấm áp. Chị không có lối nói mỉa mai, không có cái giọng hách dịch, kéo dài hay đay nghiến. Nếu những lời tử tế, những cử chỉ thân mật là của báu thì quả chị đã quá phung phí – hay rộng lượng? – đối với Tâm.
 
Sự có mặt của chị làm cho cả nhà phải ngượng vì cách đối xử với nó, chị làm cho nó cảm thấy nó quan trọng lên, cũng là một người như mọi người khác trong gia đình. Vào buổi trưa, đi dạy về trễ, chị làm cho Tâm đâm hoảng vì chị không giở lồng bàn đậy mâm cơm để phần lại, ăn một mình như những người khác trong gia đình thường làm mà giục Tâm cùng lên ăn với chị.
 
Thoạt nghe, Tâm đứng sững, không tin ở tai mình làm chị phì cười, giục lại:
 
- Đi em! Lấy chén đũa lên ăn với chị cho vui.
 
Tức thì Tâm thối thoát:
 
- Thưa chị, để em ăn sau, em còn rửa dọn cho xong…
 
Tưởng đó là cách hữu hiệu nhất để khỏi phải ăn cơm chung với người chị dâu tốt bụng, không ngờ chị cương quyết gạt đi, bảo hãy ăn xong rồi dọn rửa luôn một thể. Tâm đành phải làm theo.
 
Trông dáng bộ lúng túng của Tâm, chị Minh biết rằng nó chưa từng được ăn chung với người nào trong nhà này cả. Vốn sinh trưởng trong một gia đình khá giả trung lưu, cha mẹ chị có tư tưởng tiến bộ và rất bình dân, chị Minh không thể nào tưởng tượng được gia đình chồng mình lại có thể cư xử với cháu ruột bằng thái độ như thế, dù cho là đứa cháu phía ngoại và… da đen. Nhớ đến những gia nhân giúp việc gia đình mình được đãi ngộ tử tế hơn nhiều, chị không khỏi bồi hồi thương xót cho đứa trẻ xấu số. “Ước gì mình đem được nó đi!”, chị vừa và cơm vừa suy nghĩ.
 
Tâm cũng xúc động không kém. Nó ngượng nghịu vì phải đối diện với một người khác trong lúc ăn, một chuyện hi hữu trong đời nó, và nó xúc động vì được phép gắp chung thức ăn, những đĩa, bát thức ăn đầy ắp, chưa ai đụng đũa vào trước đó! Thật như thể chuyện trong giấc chiêm bao!
 
Để phá tan bầu không khí như cô đặc và căng thẳng vì biến cố đột ngột do chị gây ra, chị Minh vừa ăn vừa gợi chuyện với Tâm. Nó trả lời nhỏ nhẹ, lễ phép với chị, bớt ngượng nghịu và đôi mắt sáng rực lên vì sung sướng.
 
Thình lình, chị Minh bảo:
 
- Này Tâm! Từ rày em phải ăn cơm với chị mỗi khi chị đi dạy về trễ, nghe chưa? Còn những bữa chị ở nhà thì em ăn sau, nhưng em đợi ăn xong mới cho chó ăn, nghe chưa?
 
Tâm cúi mặt, không trả lời. Chị Minh lặp lại lần nữa những lời trên, lần này Tâm ấp úng:
 
- Thưa chị, em… không dám…
 
- Tại sao lại không dám?
 
- Thưa chị, em sợ mợ la.
 
- Mợ không la đâu. Mợ la chị chịu cho.
 
Tâm thè lưỡi ra, rụt cổ lại nhìn chị Minh ra vẻ sợ hãi làm chị phì cười:
 
- Cứ làm theo lời chị, chị sẽ thưa mạ chuyện này, đừng lo.
 
Tâm cúi đầu, dạ nhỏ, cười bằng hai mắt. Trước khi buông đũa, chị còn dặn Tâm:
 
- Em là con gái lớn rồi, ăn nói phải từ tốn, đàng hoàng, đừng có thè lưỡi, rụt cổ như vậy nữa, xấu lắm, nghe chưa? Chị dặn gì hãy làm theo, chị thương, nghe chưa?
 
Tâm cười, dạ tiếp hai tiếng, bụng thầm nghĩ:
 
- Chị này cũng khó tánh, không phải chơi đâu…
 
Và rồi nó tự chữa : “Nhưng là thứ khó chịu rất dễ thương!”
 
Thấy Minh rời mâm cơm đi pha nước uống, bà Phủ quát:
 
- Tâm! Mi làm chi đó? Sao không pha nước cho chị? Con mọi?
 
- Thưa mạ, em nó đang ăn, con pha lấy để uống được, thưa mạ!
 
Bà Phủ “hừ” to một tiếng:
 
- Thứ đồ quỉ cái nớ mà con cưng hắn cho lắm rồi hắn được lừng, có ngày hắn trèo lên lưng con cho coi!
 
Minh không quan tâm đến lời bà. Chị đang nghiên cứu kế hoạch để chống nạn mù chữ cho con quỉ cái (hay mọi đen cũng thế). Chị đã suy tính nhiều ngày mà vẫn chưa tìm ra một giờ nào Tâm được rảnh : buổi sáng thì Tâm bận lo cho heo cúi và bầy gà ăn, quét dọn sân trước hè sau, tưới cây và dọn bữa điểm tâm cho cả nhà, kế đó là đi chợ, chợ về thì lo nấu ăn, dọn lên. Sau bữa ăn trưa, dọn rửa chén bát rồi đến việc giặt gịa, phơi xong quần áo thì đến việc quạt than ủi áo quần ngày hôm qua đã khô. Nhiều hôm, chị Minh thấy nó có thể rỗi rãi để chị dạy học, nhưng hình như bà Phủ đã canh sẵn, đã có việc để chờ con bé : nếu không nhổ tóc bạc cho bà thì là nấu nước tắm hay nước gội đầu, hoặc đi ra vườn quơ củi. Kế đó thì là bữa ăn chiều. Chị Minh vẫn vui vẻ giúp Tâm, cốt cho nó chóng xong việc – vì buổi chiều chị cũng ở nhà, song chị thất vọng thấy mình cố giúp nó mà vô ích : xong bữa chiều, nó lo gánh nước đổ đầy các lu mái và hồ to chứa giữa sân.
 
Hình như trông thấy Tâm rảnh rang bà Phủ không chịu được, tuy bà không bao giờ muốn cất nhắc tay chân, nhưng lại thích thấy kẻ khác quay như con vụ. Mặc dù vậy, chị Minh không nản lòng sau vài thất vọng đầu tiên.
 
Một hôm, sau bữa cơm, chị bảo Tâm:
 
- Để chị rửa bát cho, em lo đi gánh nước đầy trong đầy ngoài cho sớm, đặng tối nay chị bắt đầu dạy em học, nghe chưa?
 
Chị Minh có tính ưa dùng hai tiếng “nghe chưa” sau mỗi câu nói, một thói quen của chị. Nghe đến chuyện học, Tâm hồi hộp sung sướng vô tả, tuy chưa hề biết chữ a, chữ b nào nhưng chị Minh nói cho nó biết rằng sau khi biết chữ, nó sẽ khôn ngoan hơn, đàng hoàng hơn, ra đường không ai bắt nạt mình và cái câu nó ưa nhất là “tương lai sáng sủa hơn”. Mấy tiếng đó ám ảnh nó ngày đêm. Nhất định rồi : cứ xem cái gương chị Minh thì biết, tuy chị là dâu và tuy bà Phủ nổi tiếng khắc nghiệt, mà nhờ chị biết chữ, làm nghề dạy học nên bà có dám bắt nạt chị đâu? (Dĩ nhiên, Tâm không điên tới cái mức tin là mình sẽ có thể đi dạy học như chị Minh, nhưng nó tin là sau khi nó biết đọc, biết viết, bà mợ của nó sẽ nhìn nó bằng con mắt khác, nếu không thương cũng chẳng đến nỗi bạc đãi như hiện nay. Nó tin là nó không đến nỗi ngu ngốc không học được).
 
Tâm còn nhớ lúc nhỏ, có một lần cậu nó đề nghị bà vợ cho nó đi học, lập tức bà Phủ cười mỉa mai nói:
 
- Đầu óc hắn cũng tối đen như đêm ba mươi, như mầu da của hắn làm sao nhồi nhét chữ cho vô? Nếu hắn học được, tôi có tiếc chi mà không cho hắn đi học? Cần gì ông nhắc chớ?
 
Vậy là Tâm yên chí tin ngay điều bà nói. Vả lại, Tâm vốn nhút nhát, nó bị trong nhà ghét bỏ, khinh chê quá đáng. Trong nhà còn cư xử như thế, đi học, nó sẽ bị bọn học trò ghét bỏ đến bực nào? Dần dà, Tâm qua tuổi học vỡ lòng, không ai bận tâm nhắc đến chuyện học hành của nó, Tâm cũng quên luôn.
 
Thế mà mấy tháng nay, người chị dâu từ xa về trong nhà, ngôi nhà năm gian cổ kính khuôn phép này, làm xáo trộn nhiều việc đã an bài, từ việc lớn đến việc nhỏ, mà việc bà Phủ phật ý nhất là chị ấy khăng khăng bênh vực cái ý kiến của chị : phải dạy Tâm học! Cái ý kiến ngộ nghĩnh hay ho đối với Tâm song lại làm bực bõ mẹ chồng chị không biết bao nhiêu mà kể.
 
Anh Hùng thì cũng ba phải như cha anh : khi thì anh thấy mẹ anh có lý, song đến lúc tranh luận với vợ, anh lại thấy vợ anh có lý hơn. Anh biết rõ vợ anh : chị đã định làm điều gì – mà điều đó lại có ích cho một kẻ khác, một việc tốt chứ không phương hại đến ai, thì chị nhất định làm cho kỳ được tới cùng.
 
Biết mẹ chồng ích kỷ, khó tính, chị vẫn nhất định cảm hóa bà cho kỳ được. Mà dù không cảm hóa được bà, chị quyết cải thiện tình cảnh khốn đốn của con bé da đen xấu số, không phải vì nó có liên hệ cốt nhục với chồng chị mà vì chị cảm thấy yên lặng không can thiệp là một sự đồng lõa, một tội ác.
 
Tâm vẫn thường đứng sững, ngỡ ngàng mỗi khi thấy chị cãi lại với mẹ chồng mà nguyên nhân chỉ vì con mọi đen, con quỉ cái là nó!
 
Nó sung sướng, cảm động và cùng một lúc nơm nớp lo ngại : một ngày kia nếu chị không còn ở trong nhà này thì thân phận nó sẽ ra sao? Đã có lần nó rơm rớm nước mắt, nghẹn ngào kể rõ điều lo lắng của mình với chị, chị cắn môi, hai mắt nhìn ra xa, lặng lẽ giây lâu rồi quay lại vuốt tóc nó, an ủi bằng một câu mà Tâm tin là cho đến chết nó cũng không quên:
 
- Em đừng lo, chị không đi đâu, chị ở đây với em…
 
Rồi không hiểu sao, chị thở dài một cái, chữa lại:
 
- Chị có đi cũng còn lâu lắm, mà chị sẽ tìm cách đưa em theo với chị, chị còn sống, chị thề không để em bị đọa đày thảm nhục nữa đâu. Hãy yên tâm!
 
Bà Phủ vẫn kín đáo dò xét cô con dâu, tuy bề ngoài bà vờ như vô tình, không để ý đến chủ định của chị Minh. Nếu Minh nhất định làm thì bà cũng nhất định phá hỏng dự định của chị bà mới bằng lòng. Vì vậy, khi tâm gánh xong nước, bà kêu đau nhức ở lưng và bắp thịt, gọi nó vào phòng xoa dầu cho bà.
 
Minh đã hớn hở ngồi lại từ 10 phút, trước khi Tâm gánh nước xong. Chị lại kiên nhẫn đợi thêm hai mươi phút kể từ khi nó cầm lọ dầu khuynh diệp vào phòng mẹ chồng. Rồi chị sốt ruột đợi thêm mười phút nữa. Con bé vẫn không xuất hiện. cánh cửa bằng gỗ lim bóng nhẵn, nặng nề đã nuốt trọn cái thân hình còm nhom của nó hơn nửa giờ qua vẫn chưa chịu nhả ra. Chị buông cuốn vần đứng lên.
 
Chị mong là sau khi Tâm xức dầu xong bà Phủ sẽ buồn ngủ – bà chỉ thức khuya mỗi khi có bạn đến nhà chơi bài. Và như thế con bé sẽ được tự do khoảng thì giờ còn lại, chị xoa tay đắc ý vì thấy mình đến đích một cách không quá khó khăn. Minh se sẽ vào phòng bà Phủ với chủ đích gọi Tâm ra. Chợt chị nghe giọng bà chủ cất lên, hằn học, giọng bà rít lại qua hai hàm răng khít, đều, nhỏ và đen bóng:
 
- Mi đừng có tưởng qua mặt được ta! Hừ! Chị Minh! Mỗi phút mỗi chị Minh! Liệu cái thần hồn! Chị Minh là vương tướng chi trong nhà ni? Quyền hành chi? Muốn làm chi cũng phải xin phép, phải hỏi chớ… Áo mược qua khỏi đầu được răng? Liệu…
 
Minh lặng người, vội vã tháo lui, nghẹn thở vì tức tối. Chao ơi! Người đàn bà nham hiểm đó không phải là ai xa lạ, bà là mẹ của chồng chị, một người như thế mà chị phải hít thở chung bầu không khí, phải ở chung dưới một mái nhà, có đáng buồn không? Chị ra đến đầu hè, dừng lại, trí nhớ mường tượng đến khuôn mặt phúc hậu của mẹ mình, đến thái độ khoan dung của bà, đến cách cư xử của bà đối với tôi tớ trong nhà… Chị nhớ lại những lần bà dậy sớm, nhóm lửa pha trà vì “đêm qua con bếp thức khuya quá, để cho nó được ngủ thêm chút nữa.
 
Chị Minh có những qui tắc sống riêng của chị mà chị nhất định giữ mãi không thay đổi, một trong những qui tắc đó là không nghĩ xấu về ai trước khi biết rõ người ấy. Thoạt đầu, đối diện với mẹ chồng, chị cảm thấy một cách mơ hồ rằng bà không rộng lượng như mẹ mình, rằng mình khó mà sống chung với bà được, song sau cùng, tình yêu đã thắng. Vả, chị tin là mình không làm gì phật ý bà, lẽ nào bà lại ghét mình? Nhưng hôm nay, mọi sự đã quá rõ ràng. Minh choáng váng mất mấy phút, cái ý nghĩ phải rời khỏi nhà này và đem con bé xấu số theo lởn vởn trong đầu chị.
 
Có tiếng chân xuống bếp, chị quay lại. Tâm đang ngó quanh, tìm chị. Minh lên tiếng:
 
- Cái gì đó tâm? Xoa dầu mợ xong chưa?
 
Giọng chị hết sức bình tĩnh như tuồng chị không hay biết gì về những lời đay nghiến của mẹ chồng.
 
- Thưa chị – Tâm nghẹn ngào mà vẫn cố giấu – mợ biểu em thưa chị đi ngủ chớ em còn phải xoa bóp lâu lắm…
 
Nó tin là chị sẽ bất bình, ngờ đâu, chị Minh điềm tĩnh như không, giọng chị lạc đi, chị dằn từng tiếng:
 
- Phải! Bữa nay không học được. Để mai chị tính lại coi. Vô xoa bóp cho mợ đi, em!
 
Con bé ngơ ngác một giây, không hiểu cái gì đã làm chị Minh hết cả hăm hở đi một cách bất ngờ như thế, song vốn quen với mọi bất công, nó lặng lẽ quay đi sau một tiếng dạ tức tối, nghẹn ngào. Minh nhìn theo nó cho đến khi cánh cửa to lớn im lìm lại nuốt trọn nó lần nữa, thở dài.

Chương 5
Minh đã suy nghĩ kỹ, chị nhận phần lỗi về mình. Ừ! Tại sao chị chuẩn bị chu đáo mọi điều mà quên đi một điều quan trọng : xin phép mẹ chồng trước khi khởi đầu dạy Tâm kia chứ? Việc đó nào có khó khăn chi? Chị biết rằng bà chỉ kiếm cớ để ngăn cản việc chị làm, vậy thì tốt nhất là xin phép bà xem sao? Minh tin là bà sẽ không viện lý do gì ngăn chị dạy Tâm, chị đã có đủ mọi câu trả lời để bênh vực con bé trước mặt bà, những lý do thích đáng, bà không bẻ được.
 
Vì thế, hôm sau, chị lễ phép khởi đầu bằng cách hỏi thăm sức khỏe bà đêm qua, về cái lưng và các bắp thịt thì bà không ngờ vực gì cả. Sau vài câu qua lại giữa hai người, bà lại có cớ để phàn nàn về Tâm:
 
- Con quỉ cái thiệt tệ! Biểu nó xoa bóp cho mạ một tị, chưa chi nó đã ngủ gục rồi! Cái quân chi mà mê muội, chỉ biết ăn với ngủ, như heo…
 
- Thưa mạ, nó là con nít còn mê ăn, mê ngủ, với lại nó làm việc cả ngày…
 
- Con nói răng như Phật Sống… nuôi nó mà nó không làm việc thì nuôi làm chi?
 
- Thưa mạ – Minh vẫn dịu dàng – con thấy nó cũng tội, hồi con bằng tuổi nó, con có biết chi đâu…
 
- Chuyện! – bà mẹ chồng cười nửa miệng – con so bì dại dột! Hắn làm răng mà bì được với con…
 
- Dạ, con thấy nó làm việc giỏi lắm. Trong nhà mẹ con, hai người ở mà mẹ con và em con còn phải phụ…
 
- Ạ! Nói chi dân trong nớ? Họ sung sướng quen rồi…
 
- Thưa mạ, con muốn thưa mạ một chuyện…
 
- Chuyện chi? Con cứ nói đi!
 
- Thưa, con muốn xin mạ cho phép con dạy em Tâm học…
 
Bà Phủ bật lên như cái lò xo:
 
- Học hành chi con nớ? Nó tối đen như đêm ba mươi… dạy chi cho mệt…
 
- Thưa mạ, không sao, hễ con dạy thử mà thấy nó tối thì thôi, không can gì.
 
- Mạ sợ con mệt, con có thai, phải nghỉ ngơi, không nên làm việc nhiều…
 
- Thưa mạ, không can chi, con khỏe mạnh lắm.
 
- Thì giờ mô mà dạy với học?
 
- Thưa mạ, con chỉ đi dạy buổi sáng, chiều rảnh…
 
Bà Phủ đành phải nói thẳng:
 
- Nhưng hắn có rảnh đâu? Buổi chiều thì có chuyện cơm nước… buổi tối…
 
- Thưa mạ, không can chi : con sẽ giúp nó rửa bát buổi tối để nó đi gánh nước sớm. Mỗi bữa con dạy một vài giờ…
 
- Mạ có tuổi rồi, dạo ni trời lạnh, có đêm nhức nhối không ngủ được, mạ tính tối biểu hắn đấm bóp vài cái, chừ con bày chuyện học hành…
 
- Thưa mạ, không hại gì, nó có thể đấm bóp cho mạ sau khi học…
 
- Học xong thì khuya quá…
 
- Thưa mạ, nếu vậy, nó xoa bóp cho mạ trước khi học, có được không? Hay là con xoa bóp cho mạ cũng được?
 
- Thôi! Thôi! (bà Phủ xua tay) ai lại bắt con, mạ không muốn…
 
- Thưa mạ, có sao đâu? Con xoa bóp cho mạ là thường chứ?
 
Bà Phủ có vẻ đăm chiêu, ngần ngừ. Minh tấn công:
 
- Thưa mạ, mạ bằng lòng chứ? Thưa, không mất thì giờ đâu. Nó biết chữ cũng có lợi cho mình, con thấy mỗi lần nó đi chợ hay mạ sai đi công việc gì, mạ hao hơi dặn dò cực quá…
 
Sau cùng, bà đành nhượng bộ, giọng bà yếu ớt:
 
- Thôi được! Tùy con đó.
 
Đoạn bà cao giọng gọi Tâm lên, chính thức, xác nhận rằng nó được phép học hành chi thì học. Bà không quên kèm theo một câu dài ngoẵng đầy đe dọa:
 
- Liệu răng thì liệu, miễn lo xong công việc trong nhà, đừng để heo gà đói, cây cảnh khô thì thôi. Đừng có nhác việc, đổ thừa tại mắc học mà chết đòn chừ, đó!
 
Và bà cũng không quên nhắc lại với Minh:
 
- Con muốn dạy thì mạ không ngăn cấm chi, mà mạ cho con hay trước : hắn tối thui, tối đen, dạy không vô, đừng có tiếc công cố dạy chi cho mệt, nghe?
 
- Dạ, mạ yên tâm, con liệu không xong thì con nghỉ liền.
 
Điều mong mỏi của bà Phủ không đúng với sự thực : mỗi bận bà hỏi Minh về sự học của Tâm, bà đều nghe những lời trái với ước muốn của bà.
 
Bằng giọng hả hê, Minh nói:
 
- Thưa mạ, Tâm nó học được lắm. Dạy đâu nhớ đó. Tiếc là nó học quá chậm…
 
Bà mẹ chồng chộp ngay lấy những lời đó, nói một thôi, một hồi:
 
- Đó, mạ nói có sai đâu, nó ở trong nhà ni mười mấy năm trời, mạ biết rõ mà, con rùa làm sao thì hắn y như rứa…
 
- Dạ, mạ hiểu lầm, con nói nó học quá chậm là ý con nói nó lớn quá mới được học, chớ không phải con muốn nói nó học chậm hiểu đâu, thưa mạ!
 
- Sớm muộn, mau chậm chi rồi cũng rứa thôi. Bộ con muốn hắn học đến đâu mà kêu chậm trễ?
 
Minh lúng túng chưa biết trả lời thế nào cho xuôi thì bà tiếp:
 
- Con nói hắn đã biết đọc, biết viết rồi, phải không? Liệu nghỉ được chưa?
 
- Dạ, thưa mạ, viết đọc thì được rồi, mà con thấy nó khá sáng dạ nên muốn dạy thêm…
 
- Con tính dạy chi đây?
 
Giọng bà chua hơn giấm. Minh cố dằn lòng, nhỏ nhẹ:
 
- Thưa mạ, con tính dạy nó làm toán…
 
- Trời ơi! Để chi? Con chưa dạy hắn làm toán mà hắn đã biết ăn bớt tiền chợ rồi tề! Hắn biết làm toán chắc là cái rổ chợ trống trơn quá!
 
Minh làm như không nghe những lời mỉa mai của mẹ chồng:
 
- Dạ, biết toán cũng có nhiều cái lợi. Mạ sai nó đi lấy tiền hụi, người ta đóng thiếu nó biết liền… mạ nghĩ coi…
 
Việc gì phải nghĩ ngợi lôi thôi! Bà biết từ khuya ấy chớ! Nhưng người đàn bà ích kỷ này chỉ muốn dìm đứa cháu da đen trong cái tối tăm ngu đần của một đêm ba mươi, như thể bọn thống trị muốn dân nhược tiểu dốt nát, tối tăm để dễ bề thống trị, thế thôi.
 
Bà ân hận đã nhượng bộ nàng dâu nhiều điều trong những ngày qua. Bây giờ thì quá muộn. Bà liếc mắt vào cái bụng lum lúp của Minh, lái câu chuyện qua hướng khác:
 
- Tháng sáu con nằm chỗ, phải không?
 
- Thưa mạ, chắc vậy.
 
- Con phải dành thì giờ lo cho cháu nhỏ… mạ thấy con cứ quan tâm có mỗi chuyện dạy con Tâm…
 
- Thưa mạ, không đâu. Con dành cho nó đôi chút thì giờ…
 
- Áo tã cháu đã đủ chưa?
 
- Thưa mạ, con đã lo đủ cả… con may sắm từ tháng trước…
 
- Dâu mạ giỏi quá!
 
- Thưa, mạ thương con, mạ dạy vậy chớ mẹ con vẫn nói con là vô lo…
 
- Minh nì, mạ có chuyện muốn bàn với con, mà mạ cứ ngài ngại…
 
Giọng bà Phủ nghiêm nghị làm Minh buồn cười nhưng cố nén, chị đã nhiều lần được nghe những chuyện mà bà làm ra vẻ quan trọng, rốt cuộc những chuyện ấy chả có gì đáng gọi là quan trọng cả. Tuy nhiên, Minh vẫn giữ vẻ mặt cho hợp với lời bà:
 
- Thưa mạ, có chuyện gì xin mạ cứ cho con biết…
 
- Chắc con chưa rõ phong tục ngoài ni nên con cho là lạ… Xứ con quen với phong tục tây phương, nhưng mà, con nợ : nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc, con có học hành, con biết…
 
Minh lơ đãng nghe lời bà Phủ, chị không rõ chuyện gì mà bà rào đón kỹ càng đến mức này? Nhập gia tùy tục? Thì chị đã chẳng tùy đủ trăm thứ chuyện đó ư? Bây giờ đến chuyện gì nữa đây? Chị bắt đầu lắng tai, giọng bà mất cái vẻ chua chát thường ngày:
 
- … Con đừng nghĩ rằng mạ vẽ chuyện, chẳng qua mạ thương con, thương cháu nên mạ mới nói, từ khi con về đây con biết cách cư xử của mạ rồi : mạ thương con như thương con gái…
 
- Dạ, con cảm ơn mạ đã thương con… có điều gì xin mạ cứ dạy, con xin nghe…
 
- Thì cũng chuyện con Tâm. Mạ không cấm đoán con dạy nó học, nhưng mà cái thai ngày một lớn, mạ không muốn ảnh hưởng xấu đến con con trong bụng…
 
Minh mở to hai mắt, ngạc nhiên. Chị không thể tin được là chị dạy Tâm học mà ảnh hưởng xấu đến cái bào thai trong bụng chị. Nhìn sắc mặt Minh, bà Phủ bất bình, đổi giọng:
 
- Con đừng tưởng chuyện chơi, mạ nói thiệt đó : con cứ nhìn con Tâm cả ngày, rồi in trí, lỡ ra con sinh cháu đen như lọ thì mạ buồn lắm, Minh nợ!
 
Minh phải cố gắng để khỏi bật lên cười. Bà Phủ vẫn nghiêm giọng:
 
- Mạ biết con nghĩ chi rồi, con cho là mạ phản khoa học, là cổ hủ chớ chi? Không mô, hồi xưa, nói hồi xưa chớ cách đây không lâu lắm, có một người đẻ đứa con như tây, làm gia đình nghi ngờ, mà thiệt ra thì có chi mô : chị ta mới theo đạo, suốt ngày ngắm nhìn hình Đức Mẹ treo trên bàn thờ…
 
- Thưa mạ… mạ quá lo xa, con sẽ không sinh ra đứa cháu đen đâu mà mạ sợ, dù trai hay gái, con cam đoan nó giống anh Hùng hay giống mạ cho xem…
 
Minh nói với giọng cầu hòa vui vẻ, nhưng bà Phủ vẫn khăng khăng:
 
- Hồi mạ có mang lũ nhỏ nhà ni, ngày đêm mạ nhìn hình Đức Phật Quan Âm… con đừng cười, cả đất Thừa Thiên này, ai cũng như mạ hết : khi có thai nếu là người theo Công giáo thì nhìn hình Đức Mẹ, Phật giáo thì ngắm hình Phật Quan Âm… Đừng nói chi đến chuyện người xấu xí, tật nguyền, những con vật ô uế như con heo, con dê cũng không dám nhìn. Con thỏ là vật đại kỵ đó, Minh nợ!
 
- Thưa mạ, nhưng em Tâm nó chỉ đen chớ có tật nguyền xấu xí chi đâu? Dù sao, con nghĩ nó cũng là con cháu trong nhà…
 
- Con còn trẻ quá, con chưa hiểu hết chuyện đời. Trước khi thương người khác, con phải biết thương thân…
 
Cứ nhùng nhằng, nhũng nhẵng kiểu đó, bà Phủ tìm đủ mọi cách, nêu đủ mọi lý do để dâu bà đừng gần gũi con mọi đen vốn là cháu ruột chồng bà, nhưng vô ích. Minh giữ thái độ lễ phép với bà ta là không săn sóc Tâm, song sự thực, chị chỉ làm theo ý bà khi bà có mặt.
 
Bà Phủ đã phải nói thẳng với con trai, mà rồi Hùng cũng không ngăn cản được Minh – vả lại, anh thấy vợ mình có làm chi bậy bạ đâu mà ngăn cản?
 
Thấm thoát, bụng Minh ngày càng to, Tâm càng tiến bộ trong sự học hành. Nó tỏ ra thông minh, đôi khi rất bất ngờ, làm Minh đâm lúng túng, tự hỏi sự cố gắng của mình để kéo con bé ra khỏi tình trạng tối tăm dốt nát là một điều tốt hay xấu? Là thực sự giúp nó thoát dần khổ nhục hay càng làm cho nó sáng suốt để thấm thía khổ nhục hơn?
 
Một hôm, Tâm nói với Minh bằng giọng buồn rầu:
 
- Chị ơi! Em thấy nhiều câu em học trong sách khác xa với chuyện ngoài đời…
 
Minh cười:
 
- Sách dạy ta nên làm lành lánh dữ, nghĩ tốt cho người khác, siêng năng, cần kiệm…
 
- Thì đúng vậy, cái đó em không dám cãi, mà chị nghĩ coi, sách viết : chim có tổ, người có tông, con có cha, nhà có nóc, cây có cội, nước có nguồn, mấy cái đó sai bét, vì nhà có nóc, chim có tổ thì đúng, còn em, em không tông tích, không mẹ cha, sống nhờ cậu mợ… chị thấy rõ mà!
 
Minh thất sắc, xúc động đến nghẹn lời, hết sức cố gắng mà không thể nói một câu an ủi đứa trẻ mồ côi bạc phước. Chị thầm nhủ : con bé này thông minh quá! Nhưng rồi chị tự cãi với mình : nó cũng tầm thường thôi, không thông minh xuất sắc chi lắm, vì nó lớn tuổi rồi nên nó hiểu…
 
Chị thở dài một cái, dịu dàng nói với Tâm:
 
- Em nói cũng có cái đúng mà cũng có cái sai, em cũng có cha, có mẹ như tất cả mọi người chớ sao lại không cha, không mẹ? Bằng cớ là em ở trong nhà này, mẹ em là em ruột của cậu Phủ đây…
 
- Dạ, thì em có mẹ, em chỉ biết sơ sơ như vậy thôi, chớ cũng không nhớ rõ mặt mẹ em, còn cha em đâu? Em có cha không? Em không biết được, không ai cho em biết rõ chút gì về cha em. Trong nhà này, không ai thèm nhắc đến cha em, mà nếu có một người nào nói đến, thì nói bằng giọng khinh miệt như thể cha em là hạng tồi tệ… như cha em không phải là người… Em chỉ biết chắc một điều : cha em cũng đen kịt như em, phải vậy không, chị Minh?
 
- Em thương cha em không?
 
- Thưa chị, không! Em ghét cha em…
 
- Không nên, em không nên ghét cha em…
 
- Cha em đã bỏ em cho người ta hành hạ…
 
Giọng phẫn uất, Tâm tiếp:
 
- Cha em có thương em đâu mà chị biểu em thương cha em? Cha em…
 
- Em đừng nghĩ vậy, cha nào lại không thương con mình? Có lẽ vì hoàn cảnh bắt buộc, hay là cha em gặp tai nạn gì đó không thể gần em, cả mẹ cũng vậy. Hai người không muốn bỏ em đâu. Đừng oán trách mẹ cha, mang tội lắm đó, em Tâm!
 
Tâm im lặng nghe không cãi lại, dáng bộ ủ rũ làm Minh ái ngại. Chị định xoay câu chuyện sang hướng khác, thì đột ngột, nó hỏi chị:
 
- Người da đen xấu lắm phải không chị?
 
- Ai nói với em như vậy, hả Tâm? Xấu về cái gì? Em muốn nói bề ngoài hả?
 
- Mợ nói, coi bộ mợ là biết liền, em thấy con chó còn được mợ thương hơn…
 
- Bậy! Em nghĩ bậy! Người da đen hay da vàng, da trắng cũng là người, cũng có tình cảm tốt đẹp, cũng yêu thương gia đình, con cái, cũng… tóm lại, da mầu gì cũng là người hết. Trong trời đất có nhiều hạng người, có người tâm địa xấu, có người tâm địa tốt, tốt hay xấu là tùy tâm tính bản chất chớ không phải tại ở mầu da. Nhưng theo chị hiểu thì người da đen chưa được văn minh tiến bộ, họ sống gần thiên nhiên hơn và cũng thật thà hơn…
 
Minh ngừng lại, chị nghĩ rằng Tâm không đủ sức để hiểu những lời chị nói. Ngẩng nhìn, chị thấy Tâm lắng tai nghe, nét mặt rạng rỡ, sung sướng và Minh tin rằng có thể nó không thấu đáo lời mình nhưng nó cảm nhận bằng thứ giác quan tinh tế thuộc ngoài vòng kiểm soát của trí khôn. Những lời chị nói cũng giống như những giọt sương đêm rót vào cái đài hoa bị phơi nắng suốt ngày!
 
Chao! Giúp cho con bé khốn khổ này tin tưởng vào điều thiện, vào lẽ phải, giúp cho nó có chút tự trọng, đạt tới mức có một phẩm cách và giữ gìn phẩm cách đó là một điều khó khăn và cần thiết ; có lẽ theo chị, còn cần thiết và đáng khuyến khích hơn là cầu nguyện cho chính bản thân mình.
 
- Chị có cho là tụi da đen bị Trời phạt không?
 
- Ai nói vậy?
 
- Mợ! Mợ nói Trời phạt tụi da đen đời đời kiếp kiếp…
 
- Đừng tin những lời đó, mợ là một người xưa có nhiều thành kiến…
 
- Thành kiến là cái gì, hả chị Minh?
 
Chị Minh chưa kịp trả lời Tâm thì có tiếng chó sủa ran ngoài ngõ, bà Cử về chơi. Thế là câu chuyện bị cắt ngang.
 
 
Chương 6
 
 
Chị Minh sinh một đứa con trai xinh xẻo hết sức. Bà nội nó rất bằng lòng về đứa cháu. Cả nhà đều vui vẻ, kể cả Tâm, Tâm vẫn ngại đứa trẻ đen đủi như nó thì bà Phủ sẽ mắng chị Minh và nó không khỏi bị mắng lây!
 
Tâm yêu đứa bé biết bao nhiêu! Nó là con của người thương yêu Tâm rất mực, che chở Tâm hết lòng. Trong nhà này trừ mẹ nó, chỉ có nó là không gây phiền phức cho tâm, nó nhoẻn cười với Tâm, không hất hủi Tâm, khinh chê Tâm đen đủi như bao kẻ khác.
 
Nhưng Tâm bận việc không có nhiều thì giờ để bồng bế hay đùa giỡn với em bé được. Bà Phủ cũng đã tiên liệu thuê sẵn một người chuyên có mỗi việc bồng bế và giặt gịa cho mẹ con chị Minh. Dù chị Minh tử tế, mỗi khi đến gần em bé, Tâm vẫn quen tính đề phòng, nhìn trước, nhìn sau, chỉ nơm nớp sợ bà Phủ trông thấy ; nó cúi xuống nâng nhẹ bàn chân em bé lên, vuốt ve bằng thích rồi chúi mũi hít lấy hít để gan bàn chân em, miệng không ngớt khen:
 
- Chưn em bé thơm quá! Chưn em bé thơm quá, chị Minh ơi!
 
Minh nhìn Tâm bằng đôi mắt chứa chan trìu mến, thương yêu và trong óc vẫn vương vấn chuyện tìm cách cứu con bé khỏi tay bà mẹ chồng khắc nghiệt. “Để coi, anh Hùng bảo là phải đổi vô Đà Nẵng, để đến lúc đó, mình xin phép đem nó theo, thuê người khác thay nó làm việc nhà ở đây… ờ! Để coi! Không lẽ bà từ chối! Để coi! Nếu bà nói cần có nó lo việc nhà, thì mình viện cớ mình cần hơn vì ở chỗ xa lạ phải có người tin cậy, thuê kẻ lạ, trong lúc mình đi dạy, nó có thể lấy hết đồ đạc chuồn mất, hay là bế cả cháu bà đi không chừng… Hay!  – chị thầm khen mình – Kế này hay! Thế nào mạ cũng bằng lòng”.
 
Và chị vui vẻ hỏi Tâm:
 
- Này Tâm! Nếu anh chị phải đổi đi chỗ khác, chị xin mợ cho em đi theo, em ưng không?
 
- Trời ơi! Sao không ưng. Em chỉ sợ mợ không cho thôi.
 
- Mợ sẽ cho, đừng lo, Tâm à! Chị xin thì thế nào mợ cũng cho.
 
- Em đi với chị thì sướng rồi, mà… mà ai ở nhà cho heo gà ăn? Ai tưới cây? Ai đi chợ, nấu ăn, đấm bóp cho mợ? Chắc khó quá, chị ơi! Em sợ…
 
Tâm nói như rên. Minh cao giọng trấn an con bé, song thực tình, chị cũng thấy tiêu tan một phần tin tưởng. Thuê người? Ai mà có đủ sức làm vừa lòng bà Phủ? Ai mà ăn ít làm nhiều như Tâm được đây? Ủa, vậy chớ một ngày kia nó lớn lên không lẽ bắt nó ở hoài như vậy sao? Cũng có biện pháp chớ, những vị nguyên thủ quốc gia tài ba nhất kia mà khi chết, người ta còn tìm được người thay huống chi là một đứa làm việc trong nhà? Với những lý lẽ đó chị tạm yên lòng chờ đợi.
 
Bé Dũng được hơn ba tháng thì anh Hùng có lệnh đổi vô Đà Nẵng thực. Chị Minh lo sắp đặt đưa con đi theo. Chị giữ lời hứa nằn nì với mẹ chồng cho Tâm đi với vợ chồng chị, chị viện đủ lý do song vẫn không lay chuyển được bà.
 
Không từ chối hẳn, bà chỉ hứa một cách chiếu lệ:
 
- Mạ không tiếc chi với con, huống chi là một đứa giúp việc trong nhà, nhưng bây giờ chưa thuê được người chắc chắn, để thong thả mạ tìm có người rồi mạ sẽ gởi hắn vô sau. Với lại, nghe đâu con cũng chưa đi dạy liền mà? Có phải vậy không?
 
- Thưa mạ, anh Hùng bảo con xin nghỉ thêm vài tháng nữa để săn sóc cháu, nếu mạ vui lòng cho em Tâm theo con thì con có thể yên bụng để cháu cho nó trông coi, đi dạy liền vào tháng tới.
 
Bà Phủ làm như vừa bị kiến đốt ở gan chân, bà nhảy nhổm lên:
 
- Thôi! Thôi không được đâu. Tin thì tin mà phòng vẫn phải phòng. Không tin hẳn vô quân nớ mô. Con mắt trắng dã, gian ngoa số một đó, con ơi!
 
Đứng tựa vào cái cột ở hiên nhà, Tâm thấy như trời đất đảo lộn sau câu nói độc ác của bà Phủ, nhưng điều làm nó kinh sợ nhất là cái quyết định : nó không được đi theo chị Minh! Nó biết rõ bà Phủ : lâu nay bà đã làm lơ cho nó nhiều lắm, bà sẽ thẳng tay đấm tát, cao giọng chưởi mắng cho bõ những ngày qua! Nó chịu làm sao nổi đây, trời! Tâm muốn khóc mà mắt ráo hoảnh, muốn kêu lên mà cổ nghẹn, mắt hoa… Chị minh! Chị Minh! Chị sắp bỏ em, chị đi, vậy mà chị hứa với em… Chị nói láo! Thà chị đừng về đây! Thà chị cứ mặc kệ em với đòn bọng, khổ nhục! Chị Minh! Em thù chị! Em ghét chị! Chị Minh…
 
*
 
Đà Nẵng, ngày… tháng… năm…
 
Em Tâm thương mến,
 
Anh chị và cháu Dũng đã vào đến Đà Nẵng bình yên. Chị biết em mong tin chị nhưng chị còn phải lo dọn dẹp nhà cửa cho được mắt, rồi mới có thể ngồi lại viết thư em, chắc em hiểu mà không phiền trách chị.
 
Em Tâm ơi! Chị thương em, nhớ em, lúc nào cũng vương vấn chuyện em nên chị không vui. Chị đã hứa với em mà không thực hiện được lời hứa, cái đó ngoài ý muốn của chị, nhưng chị khuyên em cố gắng ít lâu, thế nào rồi em cũng được vô đây gần chị và bé Dũng. Trong lúc này, em nên làm vui lòng mợ, đừng cãi lại bà dù cho bà có mắng oan cũng phải im đi. Chị biết em khổ sở nhiều, nhưng trong bao lâu nay còn chịu được huống chi giờ chỉ phải chịu ít lâu? Em nghĩ có phải không?
 
Khi rảnh, đọc mấy cuốn sách chị cho em đó, cũng đỡ buồn lắm. Em sẽ thấy không phải chỉ mình em khổ sở thôi, và không phải vì em đen đủi nên em khổ, mấy người trong truyện đó không phải da đen mà cũng khổ, đâu khác chi em?
 
Mẹ chị vẫn nói rằng lúc nhỏ mà khổ thì về sau mình sẽ được sung sướng còn những người hồi nhỏ sung sướng thì lớn lên sẽ khổ, không biết có đúng như vậy không. Chị thì chị khuyên em nên cố gắng dịu hiền, chịu khó đừng làm phật lòng mợ, thế nào rồi cũng có ngày mợ nghĩ lại, thương em, mợ sẽ thuê người thay em, cho em vô đây với chị.
 
Chị sẽ có thì giờ dạy em thêm, em sẽ có nhiều sách đọc, mở mang kiến thức ; nếu em muốn, chị sẽ cho em đi học may hay học một nghề gì em thích để sau này em tự lập thân.
 
Còn trong thời gian em chưa có nghề nghiệp hẳn hoi, chị sẽ để riêng cho em mỗi tháng một số tiền để em muốn tiêu việc gì của em tùy ý, như vậy mới công bình, hợp ý chị và em có một số vốn riêng.
 
Em Tâm! Dù sao đi nữa, chị khuyên em giữ lòng tự trọng, ngay thẳng, thật thà. Đó là những đức quí mà người ta phải giữ làm cái vốn tinh thần, nó cũng quí như cái số vốn hay cái nghề mà chị hứa sẽ dành cho em vậy. Có thể nói là quí hơn, vì nếu rủi em mất số tiền vốn đó đi, tiêu mất đi, em có thể kiếm cái khác, còn những đức tính quí báu đó mà em không gìn giữ, em sẽ trở nên hư hỏng, xấu xa.
 
Em đừng bận tâm về cái mầu da và bề ngoài của em. Miễn giữ cho tâm hồn mình trong trắng là đủ quí rồi.
 
Chị cũng dặn em điều mà chị dặn từ khi chị chưa đi xa : đừng ăn bớt tiền chợ của mợ. Chị biết em cần tiền, vậy em cứ tiêu dùng số tiền chị cho em hôm chị đi đó, chừng nào hết, viết thư cho chị, chị sẽ gởi về cho em. Chị sẽ gởi ở nhà cô Ngọc, cô bạn dạy cùng trường với chị, ở gần nhà mình, người đưa thư này cho em đây! Em muốn viết cho chị cũng cứ đưa cô ấy gởi giùm em, không sao đâu, chị đã dặn cô ấy rồi. Chị trông thư em lắm. Hãy viết cho chị biết tin em. Chị hy vọng là mấy chị ở nhà đối với em tử tế như khi chị chưa đi. Còn mợ thì em cố gắng tỏ ra ngoan, sẽ không đến nỗi nào.
 
Dù sao, chị mong em sớm được vô đây với chị, trong lúc đợi chờ, hãy nghe lời chị, đừng làm mợ phật lòng.
 
Thăm em, chị Minh của em.
 
Ký tên,
 
*
 
Đà nẵng, ngày… tháng… năm…
 
Em Tâm thương mến,
 
Chị được thư em ba ngày nay. Cháu sốt – nó mọc răng – nên chị không trả lời ngay cho em được, tuy là chị rất muốn viết liền cho em, vì chị biết em mong thư chị.
 
Em Tâm! Chị gần khóc khi đọc thư em, khi được biết cách cư xử lạ lùng của mợ. Chị khổ sở, lúng túng không biết làm cách nào để giúp em. Chắc em hiểu, chị thương em lắm, không muốn em phải chịu đọa đày khổ sở như vậy nữa, nhưng không biết làm cách gì ngoài có mỗi một chuyện cố gắng đợi chờ. Phải chi không vướng cháu, chị đã về Huế thăm em, em hiểu cho chị, nhá? Hãy nghe lời chị : nếu mợ tỏ ra không thích thấy em đọc sách, thì hãy làm theo lời mợ, chuyện đó cũng dễ mà. Như vậy không có nghĩa là chị bảo em không đọc sách, mà chỉ có nghĩa là em đừng đọc khi mợ thức, khi có mặt mợ dưới nhà.
 
Chị bối rối không biết nói gì, viết gì để khuyên em, em hãy gắng nhịn nhục, coi đó là những thử thách cuối cùng trước khi em được rời mái nhà em ghét, xa những người ghét em. Những câu em hỏi chị không sao trả lời được vì chị cũng như em. Từ thuở nhỏ, chị được cái may mắn sống dưới bàn tay dịu hiền của mẹ chị và sự bao dung của cha chị. Cha mẹ chị không phải chỉ thương yêu con cái mà xử tốt với cả xung quanh, cho nên chị rất ngạc nhiên thấy em bị đối xử như thế ở nhà cậu mợ. Chị đã cố gắng để thay đổi tình trạng đáng buồn đó, song chị chỉ là con dâu, không đủ quyền hạn để làm tất cả những gì chị muốn làm.
 
Tâm ơi! Chị chỉ còn biết cầu xin cho em đủ can đảm để chịu đựng và rồi đây em được đền bù những thiệt thòi em đã hứng chịu từ trước tới nay. Chị xấu hổ và đau đớn, cho đến nỗi đêm chị thao thức không chợp mắt khi chị nhớ lại lời chị hứa với em rằng : “Chị còn sống chị thề không để em chịu thảm nhục đọa đày”.
 
Chị đã bàn với anh và anh đã làm theo lời chị : anh vừa viết thư xin mợ cho em vô đây với anh chị càng sớm càng hay. Chị đã tìm được người giữ cháu nhưng chị và anh đều giấu mợ chuyện này. Em vô đến nơi, chị sẽ cho em đi học nghề ngay như chị đã tính. Em thích học nghề gì? Học may? Hay học nghề dệt vải? Chị chắc em sẽ thích học nghề dệt vải hơn, nó dễ hơn nghề may mà lại gần nhà. Nhà chị ở gần xưởng dệt, suốt ngày nghe tiếng thoi đập canh cách thật vui tai. Chị cũng đã đến xem qua trong xưởng rồi.
 
Công việc coi cũng khá dễ dàng. Chị tin là em dư sức để học nghề này! Rồi đây em tha hồ may áo mới, nghe?
 
Thôi, chị ngừng ngang đây. Chị phải đi bỏ thư gấp, cả cái thư anh viết xin mợ chuyện em vô Đà Nẵng.
 
À, suýt quên, còn điều này nữa : em cứ gởi thư cho chị ở cô Ngọc như vừa rồi, đừng ngại gì hết. Em không thể đến bưu điện gởi thư chị đâu, vì chị biết em không có thì giờ. Em có cần tiêu gì không? Chị tiếc là không có nhiều tiền nên chỉ để lại cho em có vài trăm bạc. Lãnh lương, chị sẽ gởi thêm cho em.
 
Đừng cho mợ hay là chị có viết thư em, không phải chị sợ gì, nhưng cách tốt nhứt là để anh chị xin phép mợ, kẻo mợ lại mắng mỏ em, vô ích.
 
Chúc em vui vẻ và cố kiên nhẫn, đợi ít lâu. Chị của em,
 
Ký tên,
 
*
 
Đà Nẵng, ngày… tháng… năm…
 
Tâm em,
 
Chị mới được thư em. Tốt lắm, chị rất bằng lòng về những điều em viết trong thư, em nhịn như thế là phải. Em nói được thư anh, mợ đọc xong mợ chưởi em? Không sao, những lời chưởi bới có hại gì đâu. Nó hạ phẩm cách người chưởi chứ không phải người nghe, em ạ.
 
Điều chị mừng nhất là mợ đã bằng lòng để cho em vô Đà Nẵng. vậy là quí lắm rồi. Chị không ao ước gì hơn, chắc em cũng vậy? Trong lúc này, nên mềm mỏng, lễ phép để mợ vui lòng. Chị mừng quá, cho đến nỗi không ngủ được. Chị đợi em đây!
 
Em nói em thích nghề dệt vải hở? Vậy thì hay lắm. chị cũng vậy, em hỏi chừng nào em thành thợ dệt thì khó trả lời lắm, còn tùy. Có điều chị cam đoan với em là sau năm bảy ngày học việc em sẽ có tiền ngay, tuy là em chưa có thể ngồi trước khung cửi được, nhưng em đã có thể đánh chỉ, đánh suốt cho thợ dệt.
 
Chị đã trở lại xưởng dệt coi kỹ rồi. Học vài ngày là em biết liền, nhưng em phải phụ với một người lớn chớ không thể đứng làm riêng một mình, đến chừng nào em thạo việc, em mới được lãnh riêng chỉ mà làm.
 
Mỗi ngày em sẽ xuống kho, ở đó, họ cân chỉ cho em (chỉ từng khoanh tròn trắng hay màu, đủ thứ) họ sẽ cân cho em 5 ký hay nhiều hơn tùy em làm mau chậm. Cân xong, họ phát phiếu cho em. Đem xuống xưởng, em đập chỉ cho tơi, cho mềm ra rồi tròng vào cái xa quay, tháo mối, quay vào ống lớn (để bắt canh) hay quay vào suốt (cũng là ống chỉ nhưng nhỏ, dùng để tra vào thoi, dệt đường ngang). Nhớ, chỉ quay vào ống để bắt canh nếu đứt phải nối kỹ, chặt, kẻo khi thợ kéo bắt canh sút ra, họ la cho đó. Chỉ suốt nhỏ thì không cần nối kỹ, chỉ cần xe lại thôi.
 
Chắc cỡ vài tháng, em có thể bắt đầu học dệt được. Trong thời gian quay chỉ, buổi trưa, em làm quen với mấy chị thợ dệt nào dễ tính, họ sẽ cho em dệt thử cho quen dần.
 
Thôi, kể vậy là đủ hiểu qua, chừng nào em vô đây sẽ thấy. Chị ngóng từng ngày để gặp em. Chị tin là em đã hết khổ đến nơi. Em được sung sướng chị cũng sung sướng lắm.
 
Cháu Dũng bữa nay rất dễ thương. Anh cũng có lời hỏi thăm em. Gắng đừng làm mợ phật lòng cho đến khi đi, em nhé?
 
Nhớ em, chị:
 
Ký tên,

*
 
Tâm giở mấy lá thư của chị Minh ra, đọc đi, đọc lại không biết bao nhiêu lần mỗi ngày, bất cứ lúc nào : khi đi chợ, khi cho heo ăn, khi làm bếp, ngay cả khi quét sân hay quơ củi, nó cũng ngưng việc mấy phút… Sáng sớm vừa mở mắt ra và tối trước khi đặt lưng, việc đầu tiên của nó vẫn là đọc thư chị Minh. Nó được yên lòng, thấy công việc nớt nặng nhọc, những lời chưởi bới, nhiếc mắng cay độc như gió thoảng qua tai, như nước đổ trên tàu lá môn, không làm nó khổ sở, tức tối nhờ những giòng chữ mềm mại, xinh xắn của chị Minh. Thật y như chị Minh có mặt đâu đây, quanh quẩn trong nhà hay trên đường đến trường học, chốc nữa nó sẽ gặp mặt, sẽ được nghe chị an ủi, dỗ dành bằng những lời ngọt ngào tựa mật ong, dịu dàng như bóng đêm, êm ả như nệm cỏ xanh mà nó ngả lưng mỗi khi ra bờ ao chăn vịt ngày nào. Tâm đọc cho đến nỗi gần thuộc lòng từng đoạn, nó vừa đọc vừa mường tượng đến dáng bộ chị khoan dung, đến khuôn mặt chị sáng rỡ vì từ ái và xinh đẹp như một bông hoa dưới nắng sớm, còn lóng lánh sương đêm!
 
Ôi! Những lá thư của chị Minh! Trong những ngày gần đây, Tâm không chỉ sống nhờ vào cơm thừa canh cặn của đại gia này mà còn nhờ nhiều, rất nhiều vào những lá thư của chị Minh, những lá thư đó còn quí hơn thức ăn, dù nó không thể nhai, nuốt được. Nó vuốt ve, xếp lại, mở ra, đọc, ngắm, nhìn y như kẻ hà tiện ngắm vuốt những tờ bạc giấy mà cô ta quí hơn cả bản thân. Sao chị Minh giống bà ngoại của Tâm quá? Có lẽ khi còn trẻ, bà ngoại Tâm cũng giống như chị Minh hiện nay và khi già, chị Minh cũng giống như bà ngoại? Tâm chợt lạnh người vì sự so sánh này, đột nhiên nó nghĩ đến chuyện chị chết đi, bỏ nó lại khốn khổ, bơ vơ. Ồ! Không! Chị Minh không chết được! Chị còn trẻ quá và chị chưa đưa nó ra khỏi ngưỡng cửa nhà này, làm sao chị chết cho đành?
 
Chị Minh không có chiếc đũa thần kỳ diệu nhưng với Tâm chị còn hơn cả những bà tiên. Nhờ chị, Tâm sắp được chấm dứt kiếp sống đọa đày của một kẻ tôi đòi không công xá! Nhờ chị, Tâm mới cố gắng để chống lại những thói xấu tiêm nhiễm từ lâu, cũng như nhờ chị, Tâm mới cố gắng để khỏi thù hận kẻ đã làm khổ nó. Nhờ chị dạy, Tâm biết đọc, biết viết, Tâm có thể đọc được một tấm quảng cáo trên đường đi chợ, biết tên những cửa hiệu buôn, biết những gì người ta in bên dưới một cái hình đăng trong tờ báo. Nhờ chị, Tâm biết thêm nhiều thứ… Nhưng điều quí nhất là nhờ chị, Tâm hiểu rằng mình cũng là người như bao kẻ khác, và sự mồ côi, tình cảnh, mầu da của mình không phải là một điều đáng xấu hổ, đáng bị khinh chê.
 
Chính nhờ chị mà gần đây, một đôi khi Tâm nhặt tờ báo cũ, cuốn sách hay tờ chương trình ciné, Tâm không còn bị mọi người trong nhà bĩu môi nheo mắt, hay mỉa mai bằng giọng miệt thị, khinh chê. Nếu sự biết đọc, biết viết phân biệt được con người với con vật, thì quả hai mươi mấy chữ cái trong cuốn vần mỏng tanh chị Minh mua dạy cho Tâm đã thực sự nâng nó lên cao hơn con chó trong nhà một bực và dù mợ nó cố tâm dìm nó xuống ngang hàng với súc vật, bà đã bất lực rõ ràng rồi! Bà có thể đánh, mắng nó, nhưng bắt nó trở lại tình trạng ngu muội, dốt nát thì không!
 
À! Nó sẽ là một người đàng hoàng như tất cả mọi người. Nó sẽ làm một cô thợ dệt, có tiền công? Không! Tâm đâu cần những thứ đó, không cần cái nghề đó, được gần chị Minh, gần bé Dũng, được nhìn thấy khuôn mặt chứa chan trìu mến của chị và được tự do muốn nâng bàn chân bé nhỏ, đỏ hồng của bé Dũng lên, hôn vào đó lúc nào tùy ý, không phải dè dặt, đề phòng, không phải sợ mợ rầy la làm bẩn chân em, thế là Tâm đủ mãn nguyện rồi!
 
A! Tâm sẽ đi! Tâm sẽ rời khỏi mái nhà này, mái nhà Tâm sống trong mười mấy năm ròng với không biết bao nhiêu kỷ niệm xót đau, khổ nhục mỗi khi nhớ lại! Tâm sẽ đi? Tâm muốn nhảy cẫng lên, muốn hát, muốn ca, muốn reo hò cho hả… Rồi một ngày nào đó, Tâm sẽ trở về thăm mợ, Tâm sẽ mua tặng bà cái áo nhung mầu xanh dưa cải, thứ hàng và thứ mầu bà thích nhất mà Tâm cũng thích, mà thuở nhỏ mỗi lần thấy bà mặc, tâm thích quá, lại gần nhưng chưa kịp thò tay sờ vào đã bị bà cau mặt, đuổi đi! Tâm sẽ mua biếu bà những viên kẹo làm bằng mật ong, có bọc rượu chính giữa, những hộp bánh thơm dòn, những thứ mà bà hãnh diện đem đãi khách, đem cho con, những thứ bà mua đâu tận bên Tây, những thứ Tâm chỉ được đứng xa xa, trong một góc tối, lấm lét nhìn, nước dãi tuôn đầy, nuốt ừng ực vẫn tuôn ra mãi! Đó, Tâm sẽ trả thù bà cách đó! Tâm sẽ làm cho bà ân hận rằng mình trót xử tệ với Tâm… Tâm sẽ… Tâm sẽ…
 
Tâm xếp mấy lá thư chị Minh lại, đặt chung với những tờ giấy bạc mới tinh chị cho nó từ hôm chị ra đi. Nó mỉm cười thích thú nghĩ rằng chị Minh sẽ rất hài lòng vì số tiền chị cho cũng như những lá thư chị gửi đều được nó trân trọng giữ gìn, không hề suy suyễn chút gì. Chị hẳn còn vui lòng hơn khi biết rằng Tâm đã tuân lời chị : không ăn bớt một đồng tiền chợ của mợ đưa cho. Nó đã tỏ ra cố gắng để nên hay nên tốt, xứng đáng với lòng thương và sự tin cậy của chị Minh đến ngần nào!
 
Quá sung sướng, Tâm quên cả dè dặt, giữ ý : nó quên rằng bà Phủ vẫn hay vi hành xuống bếp vào buổi tối, đôi khi vào buổi  trưa để rình xem nó có ăn vụng hoặc làm gì trái ý bà chăng? (bà có một đôi dép bằng rơm để dùng vào việc này và tuy thân hình đồ sộ, khi cần bà vẫn có thể rất sẽ sàng).

Chương 7 (hết)
Bà Phủ đến sát bên lưng, Tâm vẫn chưa hay biết. Tội nghiệp! Nó đang say sưa với dự tính ngày mai : nó sẽ mua ít bánh đậu xanh đem vô Đà Nẵng làm quà cho chị Minh. Chị rất thích bánh đậu xanh. Chị sẽ ngạc nhiên hỏi : “Tiền đâu?” và Tâm chỉ toét miệng cười thay cho câu trả lời rắc rối.
 
Tâm nâng mấy lá thư và giấy bạc lên môi. Nom dáng bộ nó, bà Phủ biết rằng nó quí những vật đó ngang tính mệnh. Bà giận run nhưng chưa lên tiếng vội “Con mọi đen gớm thiệt! Phải tra cho ra lẽ… Hừ! Cần gì tra hỏi! Tiền là tiền ăn bớt khi đi chợ chớ tiền chi? Lạ là lạ mấy lá thơ. Chào ơi! Cái mặt đen hơn đít chảo mà cũng có đứa gởi thơ tình! Ghê thiệt! Thằng hủi mô đây? Phải tra cho ra lẽ… không dung được quân ni! Rõ ràng là nuôi ong tay áo!”
 
Trong lúc bà đứng sau lưng Tâm, nghĩ cách trừng phạt nó thích đáng thì Tâm ung dung rút khăn tay, cái khăn chị Minh cho – gấp nhỏ thư và bạc giấy, dùng khăn gói lại, cho vào túi áo đến bếp định vùi kỹ lửa đặng đi ngủ.
 
Tâm bước chệnh choạng như chân nó không chạm đất, như thể nó vừa được tháp cho đôi cánh, vì vừa đọc thư chị Minh, nhất là vì nó biết ngày mốt nó được đi Đà Nẵng ở với chị Minh. Mợ vừa nói ban chiều, giọng bà thật gay gắt, nhưng Tâm không quan tâm đến, không bực bội chút nào. Dù bà có gay gắt hay dịu dàng, Tâm cũng bất cần. Còn có một ngày mai…
 
Thình lình, có tiếng mợ dặng hắng làm nó giật bắn cả người, hốt hoảng. Bà xuống hồi nào? Bà có thấy gì không? Chắc không, may quá…
 
- Tâm! Đứng lại, nghe hỏi đây!
 
Tâm run như tấm giẻ phơi trước gió, trống ngực đập thình thình, dữ dội. Nó giương đôi mắt biểu lộ sự sợ hãi tột cùng, nhìn sững mợ dâu. Bà Phủ cười gằn, giọng bà lạnh ngắt:
 
- Trước hết, tao hỏi mi : mi làm chi có nhiều tiền dữ rứa? Ăn bớt tiền chợ mấy lần mà được tới số nớ? Nói mau!
 
- Trời ơi!
 
Tâm bật lên hai tiếng rồi lại lặng thinh. Nó cải chính cách nào đây? Làm sao bà tin nó? Nó đã từng bị đòn bầm da, rách thịt về tội ăn bớt tiền chợ nhiều lần, nhưng nó không kêu ca, oán hận vì quả nó có tội. Lần này thì không, lâu nay nó đã hứa với chị Minh và không tái phạm, nhưng bà Phủ đã kết tội thì đừng hòng chối cãi, không có chị Minh đây, ai xác nhận với bà là tiền đó chính chị cho tâm? Tâm biết rằng dù Tâm có nói ra, bà cũng không cho là Tâm nói thật, bà phải vờ không tin lời nó, dù bà biết đó là sự thật ; có thế bà mới được dịp hành hạ nó, bù lại những ngày có chị Minh bà phải nương tay.
 
- Răng mi không trả lời tao? Gan hỉ? Được! Để đó… rồi sẽ hay. Chừ mi nghe hỏi nữa đây : thơ thằng mô gởi cho mi đó? Thơ qua thơ lại mấy lần rồi? Hắn rủ rê mi những chi? Định đến bữa mô thì đánh bả cho cả nhà ni ngủ mê đặng khuân hết đồ đạc đây? Thằng mô? Nói tao nghe, không thì mi…
 
Tâm đứng chết lặng, khuôn mặt nhòe trong nước mắt, nó đau đớn uất ức mà không thốt được một lời. Nguyên mỗi chuyện tiền đủ chết đòn rồi, thêm chuyện mấy lá thư làm sao mà nói ra cho được, hở trời? Tâm bối rối quá, không nói rõ thì bị ngờ chuyện động trời mà nói ra, bà đòi coi thư thì chị Minh sẽ bị bà cho là âm mưu này nọ, nhất là bà biết chị có người ở rồi đời nào bà cho Tâm được ra khỏi cái nhà này? Chưa kể bà đọc trong đó thấy những điều chị bày vẽ cho Tâm, bà sẽ không dung cho chị…
 
Giọng bà hằn học rít qua hai hàm răng khít rịt:
 
- Quân phản phúc! Quân điêu! Hẹn hò mấy lần với trai rồi? Chắc tao phải đuổi mi ra khỏi nhà ni, kẻo mi làm nhục cậu mi, ông chết mất. Mà không nữa mi dám rủ quân trộm cướp vô nhà cắt họng cả nhà, còn tệ hơn…
 
Tâm đã quen nghe chưởi rủa nhiếc móc tàn tệ, nhưng hôm nay những câu của bà Phủ quá sức tưởng tượng, quá mức chịu đựng của Tâm.
 
- Thưa mợ, con không quen ai hết, con cũng không ăn bớt tiền chợ của mợ, xin mợ đừng nghi oan cho con, tội nghiệp! Con xin thề…
 
Bà Phủ bĩu môi:
 
- Thề! Cá trê chui ống! Đừng nói dài lời, mi nói không quen thằng ăn trộm mô hết thì đưa thơ đây tao coi, việc chi phải giấu? Đưa đây! Mau!
 
Tâm lùi lại, kinh hoàng hiện trên khóe mắt. Đưa cho bà mấy lá thư kia? Không! Bà cứ đánh, cứ chưởi, cứ nghi…
 
Trong lúc người mợ dâu tiến tới, chìa tay ra trong dáng bộ quả quyết, dữ tợn, nóng nảy, hai mắt bà trợn trừng thì đứa cháu khư khư giữ chặt bàn tay trên túi áo, như sẵn sàng bảo vệ của báu đang nằm trong túi đến cùng. Giọng nó cũng cương quyết:
 
- Thưa mợ, xin mợ đừng nghi oan cho con. Xin mợ đừng đọc mấy lá thơ ni, không phải thơ con trai, đàn ông mô hết. Con không quen ai hết, dạ, thơ riêng của con, thưa mợ…
 
Bà Phủ gạt phắt lời Tâm:
 
- Điên! Láo! Mi tính qua mặt tao à? Không phải thơ trai, không phải thơ thằng trộm, thằng hủi mô viết cho mi thì răng mi phải giấu? Đưa đây! Đừng nói lôi thôi! Thơ riêng! Nói nghe như công chúa…
 
Lần này, bộ điệu sấn sổ của bà làm Tâm càng hãi, giọng nó như rên:
 
- Xin mợ thương con, tội nghiệp! Oan con quá! Mợ nghĩ coi, con đen đủi, xấu xí như ri, ai mà thèm viết thơ… Mợ nghĩ lại giùm con, con đội ơn mợ.
 
Bà Phủ chùn lại một giây : phải! Ai mà viết thơ tình cho con mọi đen như nó? Ủa! – bà tự cãi lại với mình – nếu không phải thơ tình thì thơ chi? Kẻ nào định âm mưu chi đây? Dù có là thơ đàn ông hay đàn bà, già trẻ, gần xa chi mình cũng phải coi cho được. Lần này bà gằn giọng:
 
- Thôi, đừng có lải nhải, đưa tao coi thử rồi tao tha cho cái tội ăn cắp tiền chợ. Tao chỉ cần biết đứa mô xúi biểu mi việc chi, chớ tao không cần mi đâu. Ngày mai con bếp sẽ đến, mốt tao tống khứ mi liền.
 
Không! Tâm không ngu dại nữa, nó bị bà lừa gạt kiểu đó nhiều lần, quá nhiều rồi. Bà bảo : phải thú thật đã ăn bớt tiền chợ bao nhiêu bà sẽ tha, mà nó thú nhận sự thực rồi bà vẫn đánh, vẫn nói là nó nói dối, và đánh mãi, chưởi mãi… Không! Bà cứ đánh đi! Đừng hòng nó bị lừa lần này. Để bà đọc mấy lá thư này thì khác gì tự đào lỗ cho bà chôn nó xuống?
 
Đứa cháu lại lùi thêm một bước trong khi bà mợ dâu tiến tới chút nữa, bà chỉ chồm đến là tóm trọn nó trong tay, nhưng bà ngừng lại, ra lệnh lần cuối:
 
- Đưa đây! Mau! Không thì mi chết đa!
 
Như con thú bị săn đuổi đến bước cùng, Tâm nhìn quanh toan tìm đường tháo chạy : trước mặt nó là cái bếp, lửa hừng hực cháy, nồi cháo heo sôi sùng sục, những cành khô còn vỏ nổ lên bong bóc, tàn bắn xung quanh. Cạnh nó là bà mợ đanh ác đang chìa tay, dáng bộ vô cùng hung hãn.
 
Trước khi trí khôn nó kịp khuyên nó nên làm cách gì, thì đôi mắt nó cũng vừa nhận thấy ngọn lửa đang rực cháy. Tức thì, không cần suy tính lâu la, bàn tay đang khư khư giữ chặt cái túi áo bỗng nới ra và tay kia thò vào. Hai bên cùng nín thở, bà Phủ đinh ninh con mọi đen biết điều lấy thư đưa cho bà, song nhanh như một con sóc nhỏ, nó nhoài tới, vứt trọn cái bọc khăn vào ngọn lửa hồng, cả mấy cái thư và cả mấy tờ giấy bạc cháy vèo đi trong nháy mắt.
 
Bà Phủ sững sờ không kêu lên được một tiếng nào, còn nó, nó mím môi chờ đợi… nước mắt đã khô trên khuôn mặt đen đủi, dáng bộ như dáng bộ của kẻ kiệt sức trong sa mạc giữa trưa. Nó sẵn sàng hứng chịu…
 
Người đàn bà độc ác như vừa được kéo ra khỏi cơn mơ, bà gầm lên:
 
- Giỏi! Con mọi ni giỏi thiệt. để tao coi cái gan mi  bây lớn! Mi dám phi tang…
 
Đã lâu bà không được dịp đánh  đập Tâm. Dâu bà bênh nó chầm chập mà nó, nó không phạm một lỗi gì đáng kể. Giờ thì Minh không có mặt, nó lại can một tội tày trời. Bà rất hài lòng.
 
Thoạt đầu, bà rút đôi đũa sắt dài vẫn dùng để gắp than trong bếp, dập thí lên đầu, lên cổ, lên vai, lên mặt Tâm, vừa đánh vừa nghiến răng ken két, không ngừng chưởi rủa.
 
Đứa nhỏ bất hạnh không khóc lóc, kêu ca, không tránh né. Nó đứng im như tượng gỗ để mặc cho trận mưa bằng đũa sắt tưới lên đầu, mặt, cổ, vai. Nó biết tội mình to lắm, phải để bà hành hạ cho hả giận.
 
Đôi đũa sắt cong lại, bà Phủ quăng xuống đất, nhìn quanh, không có gì khác hơn những thanh củi, to có, nhỏ có vừa tầm tay bà như chờ sẵn. Bà lựa một thanh to nhất, bổ lên mình Tâm, đôi mắt bà long lên sòng sọc, những tia máu đỏ ngầu nổi bật trong lòng trắng như mắt những người say rượu, dáng bộ như dáng mụ điên…
 
Tâm không chịu nổi nữa, nó rú lên vì đau đớn, bấy giờ bà Phủ thôi chưởi, bà phải dành sức lực để giáng thanh củi xuống mình Tâm, bất cứ nơi nào, hơi thở bà dồn dập, hổn hển, miệng há to, ai chợt thấy, có thể tin đó là kẻ tử thù của bà chứ không phải đứa bé hèn mọn dưới tay bà. Bà ghét, bà thù Tâm từ lâu lắm, mà phải gắng nhịn, giờ mới có dịp ra tay.
 
Bà càng đánh, Tâm càng khóc lóc, van xin, nài nỉ, giọng nó thê thiết cho đến nỗi cậu nó, người đã mũ ni che tai từ lâu lắm mà cũng động lòng, cho đến nỗi hai người chị con cậu mợ, chưa bao giờ mở miệng bênh vực nó mà cũng sốt ruột, ngỏ lời can ngăn mẹ.
 
- Cha con bây đi lên! Đừng có chen vô. Tao mà không trị hắn, hắn sẽ kêu người tới ám sát cả nhà, tao bắt được thơ từ, chưa đọc thì hắn bỏ vô lửa phi tang. Quân gian hùng ni mà tha à? Không đươc! Để tao…
 
- Tội nghiệp con! Mợ ơi! Xin mợ tha con! Tội nghiệp con…
 
Giọng Tâm khàn khàn như sắp tắt hơi. Nó gần lả người dưới tay bà Phủ, nhưng bà vẫn không thương xót, mà cái tiếng nó cất lên để van xin lại làm lửa giận trong tim bà hực cháy, cao lừng.
 
- À! Mi cũng biết van xin à? Tao sẽ làm cho mi câm lại, cho mi biết, đừng hòng qua mặt tao!
 
Bà nghiến răng nói, đoạn bà vứt thanh củi ra xa, chồm đến, dùng hai tay có những ngón to, bóp cổ Tâm. Con bé kêu ằng ặc, vùng vẫy yếu ớt và ngã xuống…
 
Ông Phủ không chịu được nữa, ông thét lên:
 
- Thôi! Đủ rồi! Bà định giết nó hay răng, đánh chi mà say máu…
 
Tuyết, cô gái út lao đến, gỡ tay mẹ, nước mắt ròng ròng, giọng cô chứa đầy phẫn uất:
 
- Trời ơi! Mạ! Sao mạ ác dữ rứa? Mạ ơi!
 
Bà Phủ chợt tỉnh, ngưng tay. Phải! Bà say máu thật! Con cháu da đen ngã huỵch xuống, mặt mày xây xát, bê bết máu và nước mắt, áo quần tả tơi như mấy tấm giẻ lau, nó hết kêu khóc van xin nổi, nó rên ư ử như con chó kiệt sức nằm quay lơ trên nền đất nện, hơi thở thoi thóp trông thật thảm. Máu từ miệng nó, mũi nó và những vết thương do thanh củi góc cạnh gây ra, nhòe nhoẹt. Trông thấy màu đỏ của những giòng máu đó, bà Phủ càng ghét hơn. Hình như bà không bằng lòng điều này : mọi đen mà cũng có được thứ máu đỏ như… mọi người à? Lúc nãy nó gào khóc não lòng bà ghét : mọi đen mà cũng biết đau đớn à? Và bây giờ nó nằm lặng, tiếng rên rỉ thưa dần và im bặt bà lại cho là nó giả vờ, càng ghét hơn.
 
Tuyết run bây bẩy, cô sợ nó chết thì nguy, cô lay gọi nó, vừa lay gọi vừa trách mẹ không tiếc lời. Bà Phủ bĩu môi:
 
- Nó chết càng hay, tội vạ đâu tao chịu, đừng lo…
 
Tuy miệng nói cứng, nhưng trông nó bằn bặt, im lìm trên nền đất, bà cũng hơi chờn. Rủi ro nó có bề gì thì cũng mệt lắm, không phải chuyện chơi. Chồng bà đã thôi làm quan lớn từ lâu nay, sự kiêng nể nhạt phai dần theo năm tháng. Những nhà láng giềng vốn không mấy ưa thói hách dịch của bà, họ nghiêng cảm tình về phía con bé khốn khổ nhiều lần, rõ rệt, ngay cả trước mặt bà.
 
 “Đồ oan gia, nghiệp báo” bà rủa thầm. Nếu nó có chết thì cũng lỗi nơi nó chớ có phải bà gây ra đâu? Tại sao nó không đưa bà mấy lá thư kia? Không chừng bà đoán già như thế mà lại là sự thật cũng nên. Bà kín đáo, nay đem ra hiệu cầm đồ, cầm đi một thứ, mai đem đến hiệu kim hoàn bán đi hai thứ, song người ngoài ai hay biết sự túng thiếu của gia đình? Chém chết, con mọi đen cũng hớt lẻo với thằng trộm, thằng hủi nào rồi, và chúng đang âm mưu với nhau đánh cướp nhà bà thì may mắn cho gia đình bà nên bà bắt gặp… Sao nó dám táo gan cãi lại lời bà? Nó không mưu mô sao nó lại ném thư ném tiền vô lửa đỏ? Tại sao?
 
- Dầu chi đi nữa, chuyện đâu còn có đó, hắn âm mưu mô không ai thấy, chỉ thấy bà đánh hắn như đánh chó ăn thịt… Nì, tôi hỏi thiệt bà, bà thù hắn chi mà thù dai dữ rứa? Còn có một ngày nữa hắn đi mà bà cũng không để cho hắn yên thân? Ăn ở như rứa Trời Phật mô phò hộ cho bà? Người mô mà độc ác…
 
Càng nói, giọng ông Phủ càng cay đắng:
 
- Hắn ăn chi của bà? Hắn làm hơn tôi đòi, hơn trâu ngựa, một trăm thứ chuyện lớn nhỏ trong nhà ni đều một tay hắn… Bà đánh chó phải ngó chủ nhà, bà cũng biết hắn là cháu ruột tôi, dầu là đen đủi, xấu xí…
 
Ông Phủ òa khóc, lần thứ nhất ông nói toạc ra không cần giấu giếm, che đậy:
 
- Mẹ hắn đã hy sinh để cứu cả nhà… Em ơi! Cháu ơi, cậu là con người bỏ… cậu hèn, cậu không đáng làm người…
 
- Chuyện chi mà khai hết chân tơ kẽ tóc, ai khảo tra ông?...
 
- Bà im đi! Tôi chán hết mọi sự! Tôi chán cả bà, chắn lắm lắm rồi…
 
Ông lại gần đứa cháu bạc phước của mình, đưa bàn tay khô đét, xương xẩu vuốt lên trán nó, xoa lên mặt nó, nước mắt ông chan hòa nhỏ xuống trên mình nó, ông rên rỉ, nghẹn ngào:
 
- Cháu ơi! Cháu đừng chết! Cậu thề sẽ bù lại mọi bất công cháu hứng chịu trước nay. Nếu cháu chết, cậu sẽ khó mà nhắm mắt, làm sao cậu đủ can đảm nhìn mặt mẹ cháu dưới suối vàng? Cậu già rồi… cháu ơi! Tâm ơi!
 
Tuyết khổ sở nhìn cha, nhìn Tâm nằm lặng lẽ rồi lại nhìn mẹ, gan ruột nóng như cào. Tuy cô không hiểu rõ hết câu chuyện, nhưng những lời cha cô như những mũi kim nhọn xuyên tận tim cô. Lần thứ nhất trong đời, cô dao động vì một thứ tình cảm khác lạ, khác xa với thứ tình cảm ích kỷ hạn hẹp thông thường vẫn ngự trị ở tim cô.
 
Bà Phủ sững sờ trước thái độ kỳ quặc của chồng. Bà trừng mắt nhìn ông, toan gây gổ, toan dùng những lời độc địa để mai mỉa ông, để bắt ông im như trước nay bà vẫn thường làm, song mắt bà chạm phải tia nhìn sắc bén, lạnh lẽo mà dữ dội của ông. Ông không nói gì nữa, nhưng những tia nhìn đó làm bà kiêng sợ đến nỗi bà phải quay đi.
 
Chợt, Tâm khẽ cựa mình, thở hắt ra một tiếng, ú ớ không thành lời rõ rệt. Tuyết mừng cuống, gọi dồn:
 
- Tâm! Tâm! Em có tỉnh không?
 
Tâm nhận ra tiếng Tuyết, cố gắng mở mắt, nhưng nó chỉ gật đầu, không nói được, và khi trông thấy cậu, nó hoảng sợ, vội vàng làm một cử chỉ như cố gắng ngồi lên vùng chạy. Tuyết nắm tay nó, dịu dàng:
 
- Đừng sợ, cậu thương em lắm đó. Tâm ơi!
 
- Tâm! Cậu đây! Con đừng sợ gì hết, không ai dám làm chi con nữa, có cậu đây…
 
Tâm giương mắt nhìn quanh, vì tuy cậu nó nói thế, nó vẫn chưa vững lòng, lâu rồi, ông không hề bênh vực nó trước những trận lôi đình của vợ. Tuyết hiểu ý nó, vội trấn an:
 
- Mợ đi lên nhà rồi. Em có đau lắm không? Hở em tâm?
 
Tâm ứa nước mắt vì xúc động song Tuyết lại ngỡ vì đau, cô dỗ nó:
 
- Để chị lấy dầu xoa cho em, nghe? Tội nghiệp em quá, sao em không đưa thơ cho mợ, để bà đánh…
 
Tâm bắt gặp ánh mắt chứa chan thương cảm của cậu nhìn mình, ánh mắt đó giúp nó vững tâm, không cần tra hỏi, Tâm nói ra sự thật:
 
- Thơ của chị Minh chớ có phải của ai lạ mô, nhưng em không dám đưa cho mợ, sợ bà giận…
 
- Con đừng lo, mợ không giận con nữa đâu…
 
- Xin cậu đừng cho mợ con biết chuyện này…
 
- Biết hay không thì cũng rứa, con gắng vài bữa bớt đau, cậu cho vô với anh Hùng, chị Minh. Không ai dám làm chi con nữa mô, có cậu đây! – Ông quay sang phía con gái, hắng giọng nói to, cốt cho vợ cùng nghe:
 
- Tuyết! Con coi săn sóc hắn ít bữa rồi sửa soạn cho hắn vô Đà Nẵng… Ba không muốn để hắn ở đây làm tôi mọi cả đời mà còn bị đánh đập như súc vật…
 
Bà Phủ hiện ra ở khung cửa, giọng bà đanh đá:
 
- Tôi chưa cho nó đi, cho tới chừng nào tôi biết mấy lá thơ nó đã đốt của thằng mô rồi mới bàn đến chuyện nớ…
 
- Tôi biểu bà im! Bà đừng chen vô chuyện con Tâm, nó là cháu tôi, để tôi xử lấy. Thơ ai bà hỏi làm chi? Bà quyền gì mà đòi coi thơ riêng của nó?
 
Nghe đến hai tiếng thơ riêng, bà Phủ nhớ lại ánh mắt và giọng nói của Tâm lúc nó thốt lên hai tiếng đó, bà lồng lộn:
 
- A! Bây giờ chính ông cũng binh hắn nữa, phải không?
 
Câu trả lời như ngọn roi sắc buốt, quất vào mặt bà không chút nương tay:
 
- Phải! Rồi sao? Tôi không binh vực hắn để bà muốn giết hắn cũng được, phải không?
 
- Ông nói chi rứa? Ông…
 
- Bà nghe chưa rõ ư? Đây, tôi nói lại cho bà nghe : tôi sẽ cho hắn vô Đà Nẵng ở với vợ chồng thằng Hùng, bà hiểu chưa? Đáng lẽ hắn đi ngày mốt như dự tính, nhưng bây giờ bà đánh hắn chí tử, hắn đau, phải để năm ba bữa…
 
- Tôi đã đổi ý rồi, chưa có người ở mới, tôi không cho hắn đi. Đợi tôi thuê được người đã… mà biết chừng tôi không thuê người nữa, cũng nên…
 
- Thuê được hay chưa hoặc không thuê đó là chuyện của bà. Trong lúc hắn còn ở đây, tôi cấm bà đụng đến hắn, bà nghe chưa? Tôi cấm bà! Kể từ giờ phút này , hắn hết còn làm đầy tớ không công cho bà nữa, bà phải nhớ kỹ như vậy. Tôi đã để bà lộng hành nhiều rồi, lâu rồi, chấm dứt đi là vừa.
 
- Á! À! Ông chủ ra lịnh! Được, tôi sẽ ra khỏi cái nhà ni, giao quyền hành lại cho ông!
 
- Thôi, đừng lập lại mấy câu đe dọa cũ rích, bà muốn đi đâu tùy ý…
 
- Ông đuổi tôi phải không?
 
- Tôi không đuổi bà – giọng ông cương quyết, lạnh băng – bà muốn đi hay ở tùy bà, miễn bà phải tuân lời tôi, để con nhỏ được yên thân cho đến ngày hắn ra đi.
 
Rồi ông đổi giọng, âu yếm bảo Tâm:
 
- Đợi chừng nào con mạnh, cậu sẽ cho con đi Đà Nẵng, đừng sợ ai hết, đừng sợ gì hết, có cậu đây!
 
Tâm ngồi bật lên một cách gọn gàng, bao nhiêu sức lực như vừa được phục hồi chóng vánh, như thể trận đòn dữ dội vừa rồi không phải trút lên mình nó, bởi nó vừa được tiếp sức bởi mấy tiếng của cậu thốt lên. Nó nói, tiếng còn yếu ớt nhưng rất rõ ràng:
 
- Dạ, con đi ngày mốt được, con hết đau rồi…
 
“Cháu ơi! Cháu sợ cái nhà này đến mức này sao? Tội nghiệp cháu biết ngần nào… cậu làm sao chuộc được lỗi này, hở cháu?” ông Phủ muốn kêu lên như vậy, song ông nghẹn ngào không thốt ra lời, ông chỉ đưa tay vuốt lên vai cháu và ra hiệu cho con gái đỡ nó đứng lên.
 
 
MINH QUÂN
                                                                                                                                                                                         1972

Loading

http://www.bytca.sk/slot-deposit/

https://np3.com.br/css/slot-deposit-pulsa/

https://wolf-gold.digitalcommons.nc.gov/

https://wild-west-gold.digitalcommons.nc.gov/

https://the-dog-house.digitalcommons.nc.gov/

https://sword-of-ares.digitalcommons.nc.gov/

https://sweet-bonanza.digitalcommons.nc.gov/

https://sugar-rush.digitalcommons.nc.gov/

https://starlight-princess.digitalcommons.nc.gov/

https://starlight-christmas.digitalcommons.nc.gov/

https://rabbit-garden.digitalcommons.nc.gov/

https://pyramid-bonanza.digitalcommons.nc.gov/

https://power-of-thor.digitalcommons.nc.gov/

https://jokers-jewels.digitalcommons.nc.gov/

https://hand-of-midas.digitalcommons.nc.gov/

https://great-rhino.digitalcommons.nc.gov/

https://gates-of-olympus.digitalcommons.nc.gov/

https://gates-of-gatot-kaca.digitalcommons.nc.gov/

https://fruit-party.digitalcommons.nc.gov/

https://fire88.digitalcommons.nc.gov/

https://bonanza-gold.digitalcommons.nc.gov/

https://np3.com.br/css/sbobet/

https://www.dongnam.com.vn/slot-deposit-pulsa/

http://paradisophilly.com/

https://www.portlandpulse.org/

slot777

https://collab.freelancersunion.org/

https://wisdom-of-athena.tinambaturf.com.au/

https://starlight-princess.tinambaturf.com.au/

https://mochimon.tinambaturf.com.au/

https://jurrasic-kingdom.tinambaturf.com.au/

https://bergeijk-centraal.nl/wp-includes/slot88/

https://www.yg-moto.com/slot777/

https://houseofgabriel.com/wp-includes/sbobet/

https://hightidekinsale.com/wp-includes/sbobet/

https://advantagehomecare.com/wp-includes/sbobet/

https://micg-adventist.org/wp-includes/slot-gacor/

http://nvzprd-agentmanifest.ivanticloud.com/

daftar sbobet

https://brentfordgymnasticsclub.com/wp-includes/sbobet/

https://jenniferallenlaw.com/wp-includes/sbobet/

Sbobet Mobile

slot tanpa potongan pulsa

slot tanpa potongan dana

https://aadun.um.edu.my/

https://dmd.dourados.ms.gov.br/app/rtp-slot-gacor/

https://human.rru.ac.th/wp-content/uploads/2023/slot-depo25-bonus25/

https://progresshotel.be/wp-content/slot777-slot-bonus/

https://podcast.peugeot.fr/

https://ci-csd.everymatrix.com/

https://beta.media.nhra.com/

https://pgdownloads.enterprisedb.com/

https://www.mortgageebill.huntington.com/

https://tudienthoai.com/wp-includes/slot-depo25-bonus25/

http://rphyardcarelandscape.com/language/slot-deposit-pulsa/

https://amss.cme2.go.th/css/rtp-live-slot-gacor/

sbobet88

slot dana

slot dana

slot dana

https://songpeuy.go.th/uploads/services/slot-online-deposit-pulsa/

https://fundacjaneli.org/wp-content/slot-deposit-pulsa-gacor/

https://ssk-cmt.com/uploads/services/slot-deposit-pulsa/

https://thai-hub.com/wp-includes/ID3/slot88-deposit-pulsa-tanpa-potongan/

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot pulsa

slot dana

slot dana

sbobet

bonus new member 100

slot via dana

https://mahjong-ways.digitalcommons.nc.gov/

https://depo25-bonus25.digitalcommons.nc.gov/

https://slot-linkaja.digitalcommons.nc.gov/

https://slot-gopay.digitalcommons.nc.gov/

https://slot-ovo.digitalcommons.nc.gov/

mahjong slot

mahjong slot

slot pulsa

slot deposit gopay

deposit pulsa

slot deposit gopay

deposit pulsa

slot mahjong

slot mahjong

deposit pulsa tanpa potongan

https://bergeijk-centraal.nl/wp-includes/slot-deposit-gopay/

https://www.thecrownpro.com/wp-content/slot-deposit-pulsa/

https://regalosdulcesadomicilio.cl/wp-includes/slot-deposit-gopay/

https://monsiniprom.com/wp-includes/slot-deposit-pulsa/

slot pulsa

slot pulsa

slot dana

slot pulsa

slot pulsa

slot kamboja

slot pulsa

depo 25 bonus 25

depo 25 bonus 25

slot pulsa

slot dana

slot pulsa

rtp slot

slot deposit gopay

demo slot pragmatic

bonus new member

slot server thailand

sbobet88

slotdeposit dana

sbobet88

slot pulsa tanpa potongan

slot pulsa tanpa potongan

https://mail.townofkentny.gov/wp-includes/slot-deposit-pulsa/

slot pulsa

slot pulsa

slot pulsa

slot pulsa

slot pulsa

slot pulsa

slot pulsa

slot dana

slot thailand

slot garansi uang kembali

slot dana

slot deposit pulsa

depo 25 bonus 25

kamboja slot

slot deposit dana

slot deposit dana

https://osteopatia.club/wp-includes/slot-pulsa/

https://www.kyl.com/wp-includes/slot-pulsa/

https://human.rru.ac.th/wp-content/uploads/2023/slot-vietnam/

https://www.soda-shop.eu/wp-includes/slot-vietnam/

slot pulsa

slot dana

https://vortexconsultingohio.com/wp-content/slot-bonus/

https://chemicalfrog.com/wp-content/slot-dana/

https://www.och.org/wp-includes/deposit-pulsa-tanpa-potongan/

https://tidytea.com/wp-includes/slot-pulsa/

https://houseofgabriel.com/wp-includes/pomo/depo-25-bonus-25/

slot pulsa

slot pulsa

slot pulsa

http://www.anticaukuleleria.com/slot-server-thailand/

https://showersealed.com.au/wp-content/slot-pulsa/

https://ratlscontracting.com/wp-content/slot-dana/

slot kamboja

slot server thailand no 1

https://pitek.vn/wp-includes/slot-pulsa/

https://www.paradizenutrition.com/slot777/

https://gbict.fscode.kr/wp-content/slot-thailand/

https://cleercaninedt.com/wp-content/slot-dana/

IDN Poker

slot dana

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit gopay

sbobet88

slot pragmatic play

daftar slot777

daftar slot777

slot server myanmar

slot bonus new member

slot bonus new member

judi bola

slot777

jurassic kingdom

judi bola

https://bergeijk-centraal.nl/wp-content/slot777/

rtp slot

slot server thailand

slot pragmatic play

slot deposit pulsa

bonus new member

slot deposit dana

rtp live

slot deposit pulsa

idn play

Sbobet88

https://mahjong-ways.zapatapremium.com.br/

slot777 gacor

slot777

slot pulsa

https://slot88.zapatapremium.com.br/

slot pulsa

https://slot777.jikuangola.org/

slot777

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

slot deposit pulsa

%d bloggers like this:
Skip to toolbar

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Mena