https://www.designerds.be/slot-bonus/

https://greenwichvillagevabeach.com/slot-bonus/

https://junex.com/slot-bonus-100/

https://thefranklinjohnstongroup.com/slot-deposit-pulsa/

https://socialbalance.be/slot-deposit-dana/

Đăng nhập quanvan.net để đăng bài và bình luận trên DIỄN ĐÀN QUÁN VĂN.


Categories

Groups

BÀI TRÊN DIỄN ĐÀN

Pham Mylan
KẼ CẮP GẶP BÀ GIÀ
Truyện ngắn rất hay trong báo Pháp
***
Toa hạng nhất chẳng có mấy hành khách. Pierre Joli chọn cho mình một cupe trống. Hắn hy vọng sẽ được ngồi một mình, không ai quấy rầy trong suốt cuộc hành trình. Thế nhưng khi tàu bắt đầu chuyển bánh thì cửa cupe bật mở và một cô gái tóc vàng lịch sự, tay xách chiếc va-l…Read more

DƯỚI BÓNG MÁT CỦA LÁ CỜ “BA QUE”
Hoàng Ngọc Mai
Tôi xin gửi một bài viết hay để đám “tộc cối” đọc mở mắt ra xem còn dùng hau chữ “ba que” nữa không.
(Bài nầy tôi muốn nói cho những kẻ cứ mỗi lần vén hai cái mép mồm lên nói là phát ra tiếng “Ba Que”.)
Theo tôi thấy, thì những kẻ hay dùng cái từ 3/// đó thường còn trẻ, đa số chưa đến 60, có…Read more

ChatGPT – đột phá mới của cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo
Nguyễn Tiến Dũng
Bạn hãy thử hình dung luôn có bên mình một trợ lý siêu việt, đọc thông viết thạo hàng trăm thứ tiếng, chỉ dẫn và làm phiên dịch cho bạn ở mọi chỗ mọi nơi, sàng lọc tin tức quan trọng cho bạn, đọc thư và soạn thảo mọi văn bản giúp bạn, nhắc việc và gợi ý cho bạn, dạy bạ…Read more

Hòa Hợp, Hòa Giải_ Tác giả Vương Mộng Long K20 VBĐL
Ngày 15/4/1993 tôi dắt díu vợ con, hối hả lên đường bỏ xứ. Chúng tôi ra đi, một gia đình sáu người, mỗi người vỏn vẹn chỉ có hai bộ quần áo cùng cái Jacket chống lạnh; hành trang còn lại là hai va-li sách vở. Trưa hôm đó, trên phi trường Tân Sơn Nhất đã diễn ra một cuộc chia ly đầy tiếng…Read more

Đôi đũa…
Đôi đũa xuất phát từ dân tộc nào? Nhiều người nói là từ người Tàu. Tuy nhiên nhìn và soi kỹ văn minh Tàu, thấy người Huê-Hạ xưa là du mục, ẩm thực thiên về lúa mì tức là xay ra bột làm bánh rồi bốc tay mà ăn.
Trong văn minh nhơn loại, với cái muỗng nĩa dao của Tây, thói ăn bốc của Ấn-Độ thì đôi đũa của Châu-Á nhìn rất hay, quý phái…Read more

Recently Active Members

Profile picture of Nguyễn Tuấn
Profile picture of qop
Profile picture of Tony Nguyễn

Help tiinz to grow!

$5.00

Community

  • lyn
  • Meina Ibr
  • Gia Định
  • MinhAnh
  • CryptoEnthusiast
  • Đậu que Ohtra
  • sawphd
  • Video Game Review
  • phan lê
  • anna wright
  • Dr. Joseph Suglia
  • Cela Digital Solution
  • Leanhtho
  • Sebastian
  • sawjoerogan
  • loganpaulreview
  • yourmindwithin
  • Sebastian
  • yogainfo2020
  • Linh Khanh
  • Laronda Cole
  • Toànphong
  • RetroWorldNews
  • Sư Tử Biển ✨
  • linhngou123
  • Dragon Queen
  • Sebastian
  • Sebastian
  • Sebastian
  • Sebastian
  • Isis Torres
  • Toanphong
  • lophi0505
  • Sebastian
  • phan van Hai
  • bestwriterblogger
  • Inner Peace
  • Nguyễn Tuấn
  • Bà Tám
  • Celia Hales
  • Athena Diakos
  • T.Panning
  • moneybiz2020
  • Sebastian
  • Anketsu
  • ReadingMadeEasier
  • Toàn phong
  • Dragon Queen
  • Eyasu Esayas
  • chasbarclay

Advertisement

Subscribe to Blog via Email

Enter your email address to subscribe to this blog and receive notifications of new posts by email.

Join 106 other subscribers

Hiện đang trực tuyến

Visitors online – 57631
users – 7071
guests – 22613
bots – 27947

(Riêng tặng anh T.N., người đã âm thầm tưởng lệ kẻ viết này trong nhiều năm qua bằng một phong cách thật đáng cảm kích và trân quý.)

Chúng bay đến mỗi buổi sáng. Chúng mang đến một khoảng khắc hạnh phúc nhất trong ngày, cho tôi. Đều đặn mỗi buổi sáng.

Chúng đậu trên các nhánh cây, nhảy nhót chuyền cành lao xao, nói chuyện líu lo, gọi nhau líp chíp, bay trong sân nhà tôi vào một thời điểm đang có những biến đổi sâu đậm, trong tôi. Những thay đổi có lẽ có một không hai trong đời.

Khoảng hơn một năm nay tôi có một thú vui mới, tôi nghĩ đó là thú vui của một người già mặc dù còn vài ba năm nữa tôi mới đến tuổi sáu mươi, còn quá sớm để lãnh tiền hưu trí. Thú vui cho chim ăn mỗi buổi sáng.

Ban đầu tôi tưởng đó chỉ là một trò chơi mới, thế cho những buổi sáng ngồi quán cà phê tán dóc với mấy anh bạn, những bữa nhậu tưởng chừng không thể nào bỏ được mỗi khi chiều xuống, những đêm cuối tuần đi nghe nhạc, hay tụ tập ở một nơi nào đó với các bạn văn, thi, họa, ca hoặc một loại sĩ nào đó mà người đời thường tán tụng. Thế rồi một ngày nọ, khi quan sát mấy con chim đang mổ ăn những hạt gạo bé tí trắng ngần nằm vương vãi trên nền gạch đỏ như màu đất miền cao nguyên, tôi chợt nhận ra đây không phải là một trò chơi bình thường của một người đã luống tuổi. Nó là một bài học bắt nguồn từ những biến cố trong quá khứ, một bài học dẫn đến những sự việc trong tương lai. Một bài học mà tôi cần ôn lại, mỗi ngày.

Chuyện “học” cho chim ăn của tôi thật sự khởi đầu từ vợ tôi. Năm ngoái, mấy bao gạo ở nhà bỗng có mọt, nghe nói vì chính phủ Mỹ cấm nhập cảng gạo được trồng với mấy loại thuốc diệt sâu bọ nào đó, nên gạo dễ xuất hiện những con mọt đen thùi, đầu nhọn như tê giác có sừng, bò lổn nhổn trong bao gạo cất trữ hơi lâu trong nhà. Những con tê giác đen, nhỏ bằng nửa hạt gạo. Nghe nói gạo có mọt là vì vậy, chứ tôi chẳng buồn tìm hiểu thêm chi cho mệt. Có điều chúng tôi phải dùng rổ để sàng gạo mỗi ngày, cho mấy con mọt đen rơi rớt ra ngoài, tránh cho chúng không bị ngâm trong nước vo gạo hay bị đun chín trong nồi điện. Đám mọt rơi xuống đất rồi muốn đi đâu thì đi. Chúng tôi chỉ có thể làm tới mức đó cho số phận của chúng.

Nàng nhà tôi siêng sàng gạo, có lúc mang hết bao ra ngồi ngoài sân suốt cả buổi với tay rung qua lắc lại, cho mọt rơi xuống sân gạch. Cùng rơi rớt với đám tê giác li ti là những hạt gạo bể nát. Một buổi trưa kia khi đứng dậy bưng rổ gạo vào nhà, chưa kịp trở lại để quét sân còn lấm chấm với bụi gạo và những hạt bể, vợ tôi thấy mấy con chim sẻ lao xuống tranh nhau ăn gạo nát. Chỉ trong mấy giây, chúng ăn hết sạch gạo. Tội nghiệp, chúng nó đói, nàng kể cho tôi nghe trong bữa cơm chiều hôm ấy.

Không biết vì giọng nói cảm động của vợ, hay vì một điều gì đó tiềm ẩn trong tôi đã khiến tôi phải hành động. Thế là ngay ngày hôm sau tôi vốc một nắm gạo thảy ra ngoài sân, chờ xem đàn chim đến ăn. Chẳng thấy con nào đến ăn vào buổi trưa. Nhưng khi bước ra sân vào buổi chiều, tôi không thấy một hạt gạo nào còn sót trên sân, hết sạch. Như một nhà nghiên cứu thứ thiệt, nhà nghiên cứu… chim, mấy bữa sau tôi ném gạo ra sân gạch vào những giờ giấc khác nhau, cuối cùng mới biết đàn chim luôn bay đến ăn vào sáng sớm lúc mặt trời vừa mới mọc.

Từ ngày đó, sáng nào cũng vậy, khi ánh nắng ban mai vừa rọi vào mái hiên, luồn qua những cành lá và làm sáng lên một góc sân, tôi vội vàng nắm một mớ gạo bước ra cửa. Rải xong, vừa bước vào bếp và đóng cửa lại, tôi biết đằng sau lưng đang có đám chim lao xao mổ ăn từng hạt gạo.

Mấy con chim cũng vậy. Một thời gian ngắn trước khi mặt trời tỏa sáng rực rỡ trong khu xóm nhà tôi giữa khu phố Little Saigon này, chúng tụ tập đâu đó trên những tàn cây, dây điện chung quanh nhà, đợi tôi làm động tác thảy gạo xong là chúng chuyền từ các nhánh cây xuống thật gần góc sân, và khi tôi vừa khép cánh cửa bước vào bên trong thì có lẽ chúng cảm thấy an toàn, liền đáp ào xuống nền gạch, bắt đầu một bữa ăn sáng trong yên lặng. Thật sự yên lặng. Tôi ít thấy chúng tranh ăn, cãi nhau chí chóe. Chúng di chuyển theo một hàng ngang, chăm chỉ mổ những hạt gạo, có khi nghiêng mỏ qua một bên để kẹp gạo vào miệng. Ăn no, chúng bay đi mất, để lại những hạt chờ dịp được ăn vào một lúc khác trong ngày.

Hầu hết mấy con chim ghé ăn sáng ở nhà tôi là chim sẻ màu nâu, mắt đen. Thường là gần một chục con, có khi nhiều gấp đôi, cũng có khi chỉ vài con bay xuống. Dạo sau này chúng dạn dĩ lắm. Thay vì đậu ở trên dây điện hay nhánh cây ở xa, chúng bay đến tụ năm tụ ba trên cây hoa bụt vàng cạnh mái hiên, hoặc lướt vào luôn bên dưới mái hiên để đậu trên lưng ghế, núp xen lẫn với lá trong những chậu cây trúc xanh, cây hoa lồng đèn ngược màu hồng lợt, chậu đinh lăng, hay chậu quỳnh, chậu giao. Đôi lần tôi đứng lấp ló cạnh cánh cửa, xem bầy chim làm gì trong lúc chờ tôi rải gạo. Tôi thấy chúng cũng dẩu mỏ nói líu lo, om sòm không thua người ta tán dóc ở mấy quán cà phê vào buổi sáng. Vui như tết.

Mới bữa hôm trước có con còn đáp gần chân tôi khi tôi vừa thả những hạt gạo xuống, nhưng rồi nó cũng bay lên cành cây chờ cho tôi vào hẳn trong nhà rồi mới xuống ăn. Một sáng kia, thấy tôi ngồi xem chim ăn từ bên trong cánh cửa, nàng nhà tôi cũng “xà” xuống ngồi bên cạnh, cùng chồng ngắm mấy con chim xinh xinh, be bé đang nhảy lóc chóc mổ gạo. Nàng bỗng buột miệng nói, “Chúng ăn như đàn gà con, nhưng đàn gà này biết bay.”

Thế là trong hơn một phút sau, chúng tôi ngồi yên lặng xem đàn gà biết bay dự bữa điểm tâm, một bữa tiệc vui mắt và vui tai. Phải chi là một nhạc sĩ, tôi sẽ diễn cho bạn nghe tiếng chân chim nhảy thật nhẹ cạnh những hạt gạo, nhẹ nhưng vẫn nghe được, từng bước êm ái bắt đầu một ngày mới. Beethoven từng viết lên những tiếng gõ cửa thình thịch của định mệnh trong bản giao hưởng Fifth Symphony lừng danh khắp thế giới, Chopin với những Concerto đầy cảm xúc cuồng nhiệt của con tim, và Johann Strauss với Dòng Danube Xanh lả lướt đầy sức sống, nhưng chưa nghe có một nhạc sĩ nào, ngay cả thiên tài Mozart, tả lại những tiếng chân chim nhẹ nhàng, loắt choắt, lẹ làng bằng những nốt nhạc. Chắc mấy ông nhạc sĩ nhà mình bận lo chuyện lớn, chuyện thân phận con người, chuyện tình yêu, chiến tranh, nên chả buồn để ý đến mấy chuyện nhỏ xíu, chuyện vặt vãnh, chuyện vớ va vớ vẩn, như ngồi xem chim.

Khác với gà, mấy con chim nhảy từng bước, nhảy nhảy, nhảy rồi bay, bay bay. Chim không đi lửng chửng như mấy con gà con màu vàng tơ mà tôi từng nuôi hồi còn bé ở Nha Trang. Nhưng cũng giống như đám gà con thuở xưa, đàn chim màu nâu ngày nay cho tôi được hưởng những giây phút bình yên, hạnh phúc nhất trong ngày. Bạn có bao giờ cho chim ăn, hay cho một ai đó một bữa ăn khi họ đang đói, bạn sẽ hiểu được niềm vui của người cho.

Từ lời nhắc nhở của những bậc tiền bối, tôi hiểu ra chim cũng như bao con thú khác, chúng không có cái may mắn của con người, không thể bước vào chợ hay một quán ăn ở phố Bolsa như tôi đây, để mua một bao gạo, mấy bó rau, thùng mì gói, hay ổ bánh mì mỗi khi đói. Sinh ra làm thú vật thật khổ sở, phải chiến đấu từng giây, từng phút đi tìm miếng ăn để sống còn, hết cả ngày. Ấy vậy mà chúng còn có thể bị túm bắt, bị luộc, bị xào lăn, bị chiên dòn hay thậm chí bị ăn sống để nuôi mạng của một sinh vật khác. Mỗi buổi sáng, khi mặt trời vừa ló dạng, tôi rải cho chim ăn chỉ một chút gạo, mà rồi được chúng cho lại một món ăn tinh thần, đầy bổ dưỡng để nuôi nấng mầm thương yêu vốn thường bị lấp kín dưới đáy lòng.

Thế nên tôi cảm thấy rất hạnh phúc trong khoảng khắc ấy, khoảng khắc được xem chim nhảy ăn những hạt gạo, được quét đi vài bãi nhỏ trăng trắng do chim để lại cho ông “chủ quán,” trước khi lao vào một cuộc sống đầy bon chen, nhốn nháo, đi làm để nuôi mạng sống của chính mình. Tôi cũng không bao giờ quên, và cũng không muốn quên, rằng mầm tình thương cần được chăm dưỡng ấy trong tôi đã nảy sinh từ một biến cố kinh hoàng, cho tôi, và do chính tôi gây ra chứ không ai khác.

Biến cố ấy xảy ra lâu lắm rồi, tôi sẽ kể cho bạn nghe ở đoạn chót, bạn ráng chờ. Còn bây giờ thì xin nói tiếp chuyện… chim, và sự thay đổi sâu đậm trong tôi lúc này.

Mùa hè qua, tôi dành những ngày nghỉ làm để leo lên mái nhà, cố gắng sửa cho căn mobile home của mẹ tôi không bị dột khi mùa mưa tới. Mẹ tôi tuy đã tám-mươi nhưng còn khỏe mạnh, sáng suốt như một người mới trên sáu-mươi. Bà sống trong căn mobile home với em tôi, chăm sóc đứa con bị bệnh cả thân lẫn tâm, đi đứng không bình thường, miệng không còn thốt ra những tiếng nói quen thuộc như ngày xưa, những ngày trước khi bị tai biến mạch não. Hai mẹ con sống với nhau như vậy đã lâu lắm rồi, cuộc sống tuy đầy đủ cũng có lúc cần được chắp vá thêm bằng những mảng tình thương, như căn mobile home bằng tôn đã cũ, quá cũ này.

Mỗi khi mưa tới, nước dột nhễu xuống hành lang, rơi vào phòng ngủ, hay chảy thành dòng trong phòng tụng kinh dưới một trận mưa El Nino. Mẹ ngại tốn tiền cho căn nhà đã cũ, cho dù là tiền của con, nên không muốn lợp lại hết mái nhà. Tốn cả mấy ngàn, phí lắm, mỗi năm mưa có mấy lần, thôi khỏi cần, bà nói vậy.

Nhưng mỗi khi qua thăm mẹ vào ngày mưa, thấy mấy chậu hứng nước để chỗ này, chỗ kia, tôi không chịu được, muốn làm gì đó để giúp mẹ. Thế nên mùa hè vừa rồi, cứ mỗi Chủ Nhật được nghỉ làm, tôi lại vác thang đến nhà, leo lên mái và tìm nơi nghi dột để trét dầu hắc, dán những lớp mái mua ở Home Depot, có lúc dùng cả mấy tấm bạt lớn giăng kín một phần mái nhà, chặn xuống bằng gạch, hay bôi keo để dán chặt xuống đề phòng gió Santa Ana. Có làm mái nhà mới biết, không dễ tìm ra chỗ nước chui vào và rơi rớt trong nhà. Leo lên mái suốt mấy cuối tuần, che chắn tới một phần ba mái, vậy mà mỗi khi có một trận mưa thì lại thấy mẹ để chậu ở đâu đó, không nhiều như trước, nhưng vẫn còn chỗ bị dột.

Một buổi trưa nắng cháy đen cả da, không chỗ núp bóng trên mái tôn kêu những tiếng ộp ẹp dưới bàn chân dò dẫm, tôi nghỉ tay ngồi xem mấy con chim đậu trên dàn ăng-ten ở đầu bên kia của mái nhà. Ban đầu chỉ dăm ba con, sau có tới gần hai chục con đậu kín dàn. Chúng nói chuyện líu lo, ỏm tỏi, không có vẻ gì sợ tôi, còn có vẻ như muốn xem cái ông này đang làm gì trên mái nhà.

Thấy có mấy con trông quen quen như chim thường ăn sáng ở nhà mình, tôi chu mỏ huýt sáo gợi chuyện… với chúng. Nghe những tiếng líp chíp từ mấy con đang nhìn về hướng mình, tôi có cảm tưởng chúng hiểu tôi đã huýt sáo chào “hello” chúng. Thế là chúng tôi “nói chuyện’ với nhau cả mấy phút. Tôi huýt sáo những tiếng dài ngắn không đều, chim đáp lại bằng những tiếng chíp chíp. Đến khi chim rủ nhau bay đi nơi khác, tôi mới nhận ra mình không biết tên của chúng. Cả đám chim sẻ màu nâu, con nào cũng giống nhau, chẳng đứa nào có một cái tên để gọi, để nhớ, vậy mà chúng vẫn có thể cùng tôi chia sẻ được một khoảng khắc bình yên, thân thiện giữa một buổi trưa nắng cháy. Từ đó tôi chợt nghĩ đến chuyện tên tuổi của chính mình.

Có kẻ nói từ lúc sanh ra với cái thân, người ta được đặt cho cái tên, và rồi suốt đời phải khổ vì cái tên được gán cho cái thân ấy. Khổ vì phải bảo vệ cái tên và cái thân, ai đụng tới hai thứ đó là đánh lại liền, uýnh chết bỏ, bằng súng hay bằng cây viết. Nếu không bị ai chạm tới thì lại dành thời giờ để đánh bóng cho cái tên, giữ cho làm sao người ta không quên mình, tô điểm cho cái thân, làm sao cho nó luôn được đẹp đẽ, “trẻ mãi không già.” Gọi là khổ vậy chứ nói là sướng thì cũng không sai. Sướng khi được người ta nhắc đến tên mình, được thấy mặt mình trên Facebook, được người đời trao một phần thưởng hay khắc tên trên một tấm bia đá mà chính nó một ngày kia cũng hao mòn. Sướng khi cái thân được ăn ngon, được ngủ phòng khách sạn, được mặc đẹp.

Tôi trót lỡ là một người viết, lại có một cái tên để gọi, nên rất thấm thía chuyện sướng khổ nói trên. Tôi trót nhận một danh xưng mà người đời gán cho, “nhà văn,” nên luôn lao tâm tìm kiếm sự sáng tạo trong những “tác phẩm” mới nhất.

Sau mấy phút trò chuyện “mạnh ai nấy hiểu” với chim trưa hôm ấy, tôi ngồi lặng yên nhìn đến hàng hàng lớp lớp mái nhà từ khu nhà của mẹ tôi đến tận phố Bolsa nằm cách đó không tới một dặm đường chim bay. Chỉ một khoảng không gian đó thôi, bé tí như hạt cát, viên sỏi trên một quả đất rộng mênh mông này, mà đã có tới cả ngàn con người, cả vạn cái tên luôn sống trong sự khổ rồi sướng, sướng rồi khổ, triền miên đến tận chân trời.

Giữa nắng trưa khô gắt không một gợn gió và nóng như ở giữa sa mạc, tôi chợt nghĩ đến một cách sống “sáng tạo” nhất mà tôi có thể làm được. Đó là tự xóa dần tên tuổi của mình, ngưng đánh bóng nó, ngưng nhắc đến nó, ngưng hết mọi thứ, để từ từ quay ngược trở về thuở sơ sinh khi vừa mới chào đời, khi chưa có một cái tên để đeo vào người như đeo một cái gông cùm suốt đời.

Thế nên từ bữa ấy, tôi tự nhảy ngược ra phía sau, nhảy nhảy, cầm chổi xóa dần những vết chân chim từng để lại trên sa mạc. Tưởng công việc xóa dấu vết ấy không mấy khó, vì tôi chỉ là một người viết hạng thường, tên tuổi không bay xa hơn chốn Bolsa này, vớ cái chổi quét quét vài cái là xóa sạch tên, vậy mà cũng khó nhọc lắm bạn ạ.

Ngưng tụ tập với đám bạn văn chương để dần dần người ta quên mình, cũng dễ thôi. Ngưng lao vào thế giới của chữ nghĩa, ngưng dùng những con chữ như một nhà ảo thuật biểu diễn trên sân khấu để được người đời vỗ tay, nhắc tới tên mình, cũng dễ thôi. Nhưng ngưng viết, dù chỉ viết để cất đi, chẳng bao giờ ngó lại hay gởi cho ai đó đọc, coi bộ khó hơn tôi tưởng. Vì lẽ gì? Một bữa nọ tôi nghiệm ra.

Trở lại với mấy con chim đến ăn mỗi buổi sáng, một bữa kia tôi thấy có thêm một cặp bách thanh. Hai con chim này lớn gấp đôi mấy con chim sẻ ăn mót gạo. Hai con bách thanh không ăn gạo, chỉ đậu đâu đó trên hàng rào hay trên một nhánh cây, đợi cho đám sẻ ăn xong rồi mới bay vào mái hiên. Sau mấy lần thấy hai con bách thanh, chúng tôi mới biết chúng đến làm tổ bên dưới mái nhà, trong một góc kín của mái hiên. Rồi một thời gian sau vợ chồng tôi nghe có tiếng chim con kêu líp chíp liên tục, từ sáng đến xế trưa, xuất phát từ chiếc tổ được kết bằng những cọng cỏ khô và giấy rác.

Chim bách thanh này dạn dĩ lắm, Mỹ người ta gọi là mockingbird hay mockingjay gì ấy. Chỉ một con thôi mà cũng ồn như cái chợ, nói huyên thuyên với những âm thanh có khi nghe chát chúa, có khi nghe lét chét một chuỗi dài, mà bao giờ cũng lớn. Một bữa nọ, tôi ngưng cắt cỏ ở sân sau nhà khi thấy có con bách thanh đang nói lớn tiếng trên dây điện. Tôi huýt sáo gợi chuyện với nó, nó đáp lại bằng một tràng âm thanh nghe như tiếng huýt sáo của tôi. Nghe vui tai, tôi “hội thoại” với nó một hồi lâu. Vui ghê!

Chuyện chim cũng có lúc buồn, buồn lắm.

Một bữa nọ vợ chồng không còn nghe chim con kêu chíp chíp đòi ăn từ tổ trên cao. Vợ chồng đoán chim con đã đủ lông đủ cánh, biết tự bay đi để kiếm ăn và có một cuộc sống mới. Hai con bách thanh lớn cũng đã biến mất. Vài bữa sau, nhân tháo gỡ một loa nhỏ từng được gắn trên góc mái hiên gần tổ chim, tôi tò mò nhìn vào tổ, và rồi khám phá một sự thật, đúng hơn là một phần của sự thật. Con chim con đã chết chứ không phải đã trưởng thành và bay đi. Xác của nó mới chớm mọc lông, mỏ ngoắc ra có lẽ chết trong lúc đang gọi mẹ và đói.

Tôi mang xác chim chôn ở góc sân sau nhà, nơi tôi thỉnh thoảng vẫn chôn những con vật khác từng được tìm thấy chết ở trong sân, một con bọ hung, một con chuột đất, hay một con cắc kè. Khi còn nuôi cá, tôi cũng chôn cá chết ở đấy. Tôi từng niệm chú vãng sanh cho chúng, và nay cho con chim con mới mất.

Tôi có nghe xúc động trong lòng, khi nghĩ rằng có lẽ con chim mẹ bách thanh đã gặp nạn, nên không thể bay về tổ cho con ăn, khiến chim con chết vì đói. Tôi không thật sự biết chuyện gì đã xảy ra cho chim mẹ, hay chim cha, chỉ biết chim con đã chết với miệng hé rộng, rất tội nghiệp. Tôi đã không kể lại chuyện này cho vợ biết, để cho nàng tiếp tục giữ ấn tượng về con chim con đã cất cánh bay xa.

Hôm đó tôi đã xúc động cho cuộc đời ngắn ngủi của chim, đứng suy tư một hồi lâu với chiếc xẻng con còn cầm trong tay, nhưng không khóc, như một lần kia tôi đã khóc khi chôn xác chim.

Lần ấy đã lâu lắm rồi, cũng gần bốn-mươi năm chứ không ít, giữa một ngày mùa đông tuyết giá ở miền tây của tiểu bang Pennsylvania.

Ba mẹ con chúng tôi đã may mắn, thoát khỏi Sài Gòn ngày 30 tháng Tư, 1975 trên một chiếc xà lan chật cứng người, được nước Mỹ bao dung này cho tị nạn và định cư tại Pittsburgh. Một nhà thờ đã đón chúng tôi sau những tháng sống bất an trong một gia đình bảo trợ. Họ giúp ba mẹ con được tạm trú trong một ngôi nhà cũ cho thuê, chia sẻ một phần ba ngôi nhà với gia đình chủ nhà và một cặp vợ chồng trẻ.

Ở bên kia đường, đối diện ngôi nhà của chúng tôi là nhà của ông Wes.

Ngày đó ông Wes Stitely đã gần sáu-mươi, cỡ tuổi tôi bây giờ. Ông sống với vợ, bà Rita. Họ có ba người con gái đã trưởng thành, hai người đã lập gia đình, một người sống vậy với một con chó cưng.

Như có duyên tiền định, tôi “chơi” thân với ông Wes ngay từ ngày mới đến sống ở thị trấn Rillton này. Chiều tối sau giờ học bài, tôi chạy qua chơi với ông. Hai ngày cuối tuần cũng vậy. Thật ra ông Wes là một thợ mộc chuyên nghiệp làm việc cho hãng Westinghouse, tôi lại thích mạy mọ với đinh búa, cưa cắt gỗ cây ở tuổi mới lớn, nên có lẽ vậy mà đôi bên hợp nhau. Ông dạy cho tôi cách cưa đóng, chà láng những chiếc bàn picnic nhỏ xíu, có khoét hai lỗ đủ lớn để đựng hai chai ketchup và mustard. Đi thăm ai ông cũng chở tôi theo trong chiếc Ford truck cũ màu đỏ, mời họ mua những chiếc bàn picnic để cho tôi có tiền xài vặt. Ông biết ba mẹ con chúng tôi chỉ đủ sống với tiền lương từ việc làm của mẹ ở một nhà hàng.

Ông có xây một căn nhà gỗ ở cuối sân, nơi chứa gỗ và dụng cụ nghề thợ mộc, và cũng là nơi hai chúng tôi tá túc mỗi đêm, mỗi cuối tuần. Ông thường nói ông lên căn nhà gỗ để “trốn” vợ, trốn bà Rita sau bữa cơm chiều. Ông không có thói quen tụ tập với bạn nhậu hay bạn tán dóc, cũng chẳng bao giờ đi nhà thờ, không hút thuốc, chẳng bia rượu, cũng chẳng đọc sách báo chi hết, chỉ ở nhà với vợ rồi mỗi tối “trốn” lên căn nhà gỗ ấy để làm một việc gì đó.

Còn tôi, một đứa trẻ mới đến tị nạn sau một cuộc chiến tàn khốc ở quê hương, cũng muốn “trốn” theo ông ở căn nhà gỗ ấy. Ông kiếm việc cho tôi làm, rồi thầy trò, hay cha con cũng vậy, mạy mọ, nói chuyện trên trời dưới đất mặc dù tiếng Anh của tôi chẳng ra gì cho đến tối khuya, khi tôi cần về nhà với mẹ và em, còn ông về với bà Rita. Thỉnh thoảng bà rời căn bếp ở ngôi nhà lớn, ghé thăm hai “cha con,” gõ cửa để trao một cái bánh ngọt mới làm xong.

Những ngày “thần tiên” giữa tôi với ông Wes kéo dài được hai năm, trước khi mẹ tôi tìm được một việc làm khá hơn ở gần thành phố Pittsburgh và chúng tôi phải dọn đi. Phải nói là thần tiên mà không có dấu ngoặc kép, vì khoảng thời gian đó đã thật sự là như vậy, khi nhìn lại từ mấy chục năm lưu lạc từ ngày rời Rillton. Ông Wes không có con trai, mấy đứa cháu ngoại thì không ai màng gì đến nghề thợ mộc, nên ngày ngày ông sống chỉ có vợ và ngôi nhà gỗ ở cuối sân. Còn tôi, có lẽ vì trong tiềm thức cần có một người đàn ông hướng dẫn sau ngày cha chết trận, tôi có cảm tình với ông ngay từ ngày đầu mới gặp. Đôi bên đã bổ túc những khiếm khuyết trong cuộc sống tinh thần. Có điều tôi không bao giờ nói được cho ông hiểu nỗi buồn của tôi về cái chết của cha tôi, về một người lính đã tử thương trong một cuộc phục kích của Việt Cộng ở đâu đó giữa đồi núi, về một người mẹ tay bồng một đứa con, tay kia nắm tay một đứa bé mới lên năm đứng cạnh một huyệt mộ đang được lấp đất, che dần một chiếc quan tài phủ cờ được chôn ở Nha Trang, và về ký ức duy nhất về cha khi ông còn sống là ngày ông chơi với tôi trong một ngôi nhà lá ở miền cao nguyên đất đỏ Ban Mê Thuột.

Thế nên những ngày thần tiên ở Rillton cũng có một lúc không mấy êm đẹp, kinh hoàng nữa là khác, và có liên hệ đến chim.

Vào những ngày mùa đông buốt giá trong tháng Giêng và tháng Hai, tôi thường ngồi trong căn nhà gỗ nhìn ra sân trắng xóa tuyết, trắng xóa từ sân nhà ông Wes đến những ngọn đồi ở chung quanh. Ở tuổi đó ông bắt đầu có tật ngủ gật. Trong khi ông ngủ ngồi trong chiếc ghế cạnh lò sưởi đốt cây khô, tôi nhìn những con chim xà xuống ăn ở một máng cao đặt giữa sân. Ông Wes luôn đổ thóc lúa, hạt dưa cho chim ăn, nuôi những bầy chim hoang suốt mùa đông.

Bữa trưa hôm ấy, đang xem những con chim nhiều màu sắc xanh đỏ chăm chỉ mổ ăn những hạt lúa, tôi thấy một con quạ đen từ đâu bay tới. Con chim đen to bằng con gà đã xua đuổi hết bầy chim nhỏ đi nơi khác, có lúc còn mổ vào mắt mấy con nhỏ như muốn giết chúng. Bất bình trước cảnh chim đen giành ăn với mấy con chim be bé, xinh xinh, tôi mở hé cửa sổ để la con quạ. Gió lạnh ùa vào phòng làm tôi phải khép lại cánh cửa, không thể la tiếp để đuổi nó.

Thế rồi trong một lúc bực bội khi thấy con quạ tiếp tục la oang oác, uy hiếp mấy con chim nhỏ, tôi vói tay lên máng treo súng trong căn nhà gỗ. Chỉ là một cây súng bắn bi mà ông từng chỉ cho tôi biết cách bơm hơi bằng tay cho đến khi có thể bắn được mấy viên bi. Cầm lấy cây súng, tôi hé mở cánh cửa sổ một lần nữa, nhắm họng súng vào con chim đen. Phát đầu tôi bắn trật, làm nó bay lên cao. Một hồi sau nó lại đáp xuống máng, tiếp tục giành ăn với chim con. Phát thứ hai tôi bắn trúng, làm con quạ rơi xuống nền tuyết trắng xóa.

Trong giây phút cực kỳ phấn khởi như cảm thấy mình vừa làm được một điều có ý nghĩa, bảo vệ được mấy chim con, tôi vội vàng đánh thức ông Wes. Không hiểu tôi nói mô tê gì, ông khoác áo lạnh và cùng tôi lội tuyết đến xem xác quạ.

Bộ xác đen tuyền, nổi bật trên tuyết trắng, những vết máu đỏ tươi loang thấm vào tuyết.

Tôi thấy ông Wes thoáng giật mình khi thấy xác con quạ. Ông là người vui tính, nói nhiều, nhưng không giờ la mắng, nói xấu ai. Trưa hôm ấy, giữa một ngày lạnh buốt, bầu trời xám không có ánh nắng mặt trời, ông Wes không nói một lời trách mắng về hành động của tôi. Ông im lặng một cách khác thường, xong trở lại căn nhà gỗ và trở ra với hai cây xẻng, trao cho tôi một cây. Ông xúc xác chim với mớ tuyết thấm máu, bảo tôi đi theo đến một góc sân gần bìa rừng. Sau đó chúng tôi xúc tuyết ra khỏi mặt đất, đào một huyệt nhỏ cho con chim. Lúc đẩy xác chim vào huyệt, tôi bỗng nhớ đến giây phút quan tài của cha tôi được người ta đặt xuống hố, một hình ảnh không mờ phai trong suốt mấy chục năm. Cha tôi mất, để lại một góa phụ với hai con thơ, mà một trong hai đứa đã mang theo một nỗi giận tiềm ẩn, một nỗi hận khuôn ngôi, để rồi có lúc nó bộc phát qua một hành động dẫn đến đẫm máu. Nghĩ đến con quạ kia, không biết nó là chim cha hay chim mẹ, nhưng nó đã chết, vĩnh viễn không bao giờ được về với con của nó, tôi bỗng bật khóc và quì xuống cạnh ngôi mộ vừa được lấp.

Tôi không nhớ mình đã xúc động, quì khóc trong bao lâu, chỉ nhớ ông Wes đã vỗ nhẹ vai tôi, nhắc tôi trời sắp tối, không khí đang rét lạnh. Sau đó tôi cầm xẻng đi cạnh ông trở về căn nhà gỗ, yên lặng trong cơn sám hối mà đến nay vẫn còn ở trong tôi.

Ông Wes và bà Rita nay đã là người thiên cổ. Còn tôi, một kẻ đang tìm niềm vui ở những buổi sáng cho chim ăn.

Chúng bay đến mỗi buổi sáng. Đều đặn mỗi buổi sáng.

Một buổi sáng nọ, khi “đàn gà con biết bay” đã cất cánh sau một bữa ăn no nê, tôi chợt thấy một con chim đen đậu ở trên dây điện. Nó kêu mấy tiếng oang oác, xong bay xuống sân nơi đàn chim con đã ăn trước đó. Nó đi quanh quẩn giữa các chậu cây, mổ chỗ này chỗ kia tìm miếng ăn. Vốc một nắm gạo, tôi mở cửa thảy ra cho nó. Ban đầu nó bay trở lên dây điện, sau biết tôi đã vào nhà, nó bay trở xuống mổ gạo ăn.

Đợi nó ăn xong và bay đi, tôi bước ra sân như muốn tìm bóng dáng của nó. Con chim đen đã biến đi đâu mất, hoàn toàn không thấy đâu như chưa từng có mặt ở đây chỉ mới mấy phút trước đó. Trên nền trời cao, một bóng chim đang bay xa và tan dần vào ánh sáng ban mai, mờ dần cho đến khi không còn một dấu vết trên nền trời xanh.

Ước chi một ngày kia, tôi đây, cùng những tội lỗi của chính tôi, cũng hòa tan vào hư không, được quét sạch, không còn để lại một vết chân chim nào ở cõi thế gian này.

Hoàng Mai Đạt

01.2017

Đã xem 412 lần,  1 lần xem hôm nay.

https://hightidekinsale.com/wp-includes/sbobet/

https://advantagehomecare.com/wp-includes/sbobet/

https://micg-adventist.org/wp-includes/slot-gacor/

http://nvzprd-agentmanifest.ivanticloud.com/

daftar sbobet

https://brentfordgymnasticsclub.com/wp-includes/sbobet/

https://jenniferallenlaw.com/wp-includes/sbobet/

Sbobet Mobile

%d bloggers like this:
Skip to toolbar

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

https://www.dcosmeticclinics.com.au/wp-includes/sbobet/

https://thetastesoflife.com/wp-includes/sbobet/

https://www.townshipofsugargrove.com/wp-includes/slot-gacor/

https://texasmamaboutique.com/wp-includes/slot-gacor/

https://bizu-me.com/wp-includes/slot-gacor/

https://tiketa.co.za/wp-includes/slot-gacor/

slot gacor

slot gacor

slot gacor

sbobet88

bonus new member 100

sbobet

sbobet88

http://phuonghoangschool.com/wp-content/

Situs Slot Gacor

Situs Slot Gacor

Situs Slot Gacor

https://hrtradio.com/wp-includes/rtp-slot/

https://www.doccsaapucv.cl/wp-includes/slot-gacor/

situs slot gacor

slot pulsa

slot bonus new member 100 di awal

slot deposit pulsa

slot gacor

slot bonus

slot gacor

rtp slot

slot gacor

https://interwood.in/slot-demo/

slot online

rtp live

rtp slot

Slot Demo

Slot Gacor

slot bonus

rtp live

https://aftp.in/wp-content/Slot-Gacor-Maxwin/

ceme online

slot dana

slot demo

slot gacor

slot deposit pulsa tanpa potongan

slot bonus new member

slot demo

slot bonus

slot pulsa

https://ecoshare.vn/wp-includes/slot-ovo/

https://authorcarolsawyer.com/wp-content/slot-gacor/

https://voguecollection.pk/slot-gacor/

judi slot online jackpot terbesar

RTP Slot

situs judi slot terbaik dan terpercaya no.1

https://skyf.co/community/profile/situs-slot-gacor-new-member-100-di-awal/

slot pulsa

slot pulsa

slot bonus

slot bonus 100 to 3x

https://gemabrazil.com/wp-includes/slot-bonus-100/