1*. Mở bài
Nét đặc biệt của cuộc đời Hồ Chí Minh là bao trùm rất nhiều bí mật. Tên họ, ngày sanh tháng đẻ cũng bí mật. Con rơi con rớt không thừa nhận cũng chìm trong bí mật. Người dân miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa, cũng không biết được những năm cuối đời của vị « Cha già Dân tộc, mưu trí phi thường » của họ đã bị hai tên họ Lê, là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ khống chế, tước hết quyền lực và còn có âm mưu sát hại nữa. Người anh hùng Điện Biện Phủ cũng chịu chung số phận của ông Hồ.
Trong di chúc, nguyện vọng xin được hỏa táng sau khi chết của bác cũng bị lờ đi. Thân xác của ông Hồ phải trốn tránh từ nơi bí mật nầy đến những nơi bí mật khác, để tránh bom đạn của giặc Mỹ. Các nhóm ướp xác người Nga, người Tàu không ngừng ra tay cắt xén, đục khoét, mổ xẻ cái thây ma không hồn của bác. Xác ông Hồ phải trốn chui, trốn nhủi, chịu sương gió suốt 6 năm mới được về an nghỉ ở Lăng Ba Đình. Do bí mật trong khi di chuyển nên có dư luận cho rằng cái xác trong hòm kiếng là xác của một người khác, vì xác của bác đã bị thúi rữa, hôi tanh. Đương nhiên là Đảng mạnh dạn đính chánh. Nhưng bí mật thì làm sao chứng minh được.
2*. Nguyên do Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp bị hạ bệ, và bị tước hết quyền lực.
2.1. Chủ nghĩa xét lại của Nikita Khruchchev.
Năm 1953, Nikita Khruchchev được bầu vào chức vụ lãnh đạo Liên Xô. Ông chủ trương “Sống chung hòa bình” giữa chế độ Cộng Sản và Tư Bản, đứng đầu là Hoa Kỳ. Mao Trạch Đông của Trung Cộng phản đối kịch liệt. Lên án đó là Chủ nghĩa Xét Lại. Họ Mao chủ trương tiến hành đấu tranh vũ trang quyết liệt để tiêu diệt Chủ nghĩa Tư Bản.
Thế là Cộng Sản thế giới chia làm hai phe. Một phe chủ hòa theo Liên Xô, và phe chủ chiến theo Mao Trạch Đông.
2.2. “Vụ án Xét lại Chống Đảng” năm 1967 trong Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Tên chính thức của vụ án là “Vụ án Tổ chức chống Đảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại, và làm tình báo cho nước ngoài”. Vụ án mang mã số X77, do Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ, và Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn trực tiếp chỉ đạo. Đưa đến việc bắt giữ không xét xử nhiều nhân vật quan trọng của Đảng Lao động và Nhà Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ năm 1967, với cáo buộc những người nầy đi theo Chủ nghĩa Xét lại và làm gián điệp cho ngoại quốc. Vì gián điệp trong Sứ quán Liên Xô can thiệp, bảo vệ Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh.
Nhận xét về vai trò của Lê Đức Thọ.
…”Nó nắm toàn quyền sinh sát, giải giới bất cứ thành viên nào trong Đảng và chính phủ…” “…Nó vượt trội tất cả các loại mafia ở xứ khác”….”Chúng là những tên mafia được Thọ sáng tạo theo kiểu mới, siêu hơn cả mật vụ”. …”Thọ như con bạch tuộc, có trăm ngàn cái vòi, không chỉ cuộn chặt người trong nước…”. “Tôi còn để cái đầu ông Giáp trên cổ là đã may lắm rồi !” “Tôn Đức Thắng, Chủ tịch nước: “Đ. M. Tao cũng sợ nó”.
Ba anh em ruột mang 3 họ khác nhau. Lê Đức Thọ không phải là anh cả trong gia đình.
Lê Đức Thọ Phan Đình Khải. Đinh Đức Thiện, Phan Đình Dinh. Mai Chí Thọ, Phan Đình Đống. Ông Bùi Tín nói rõ là hai bà vợ của Lê Đức Thọ ở chung một nhà, trên đường Nguyễn Cảnh Chân, Hà Nội. Ăn chung một bàn, nhưng không nói là hai bà và ông Thọ có ngủ chung một giường hay không.
1). Việc thanh trừng trong nội bộ đảng Cộng Sản Việt Nam.
Nội bộ đảng Lao Động (Cộng Sản) cũng chia làm hai nhóm. Nhóm chủ trương “Sống chung hòa bình”, hòa hoãn của Nikita Khruchchev, được gọi nôm na là phe thân Liên Xô. Nhóm theo Mao Trạch Đông, cụ thể là dùng biện pháp vũ trang để đánh chiếm miền Nam Việt Nam.
Phe thân Liên Xô gồm có Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh. Phe nầy không muốn đấu tranh vũ trang đánh chiếm miền Nam, vì làm như thế để Mỹ có cớ nhảy vào miền Nam và cũng có thể nhảy ra Hà Nội.
Phe chủ chiến gồm những người đang lãnh đạo cuộc đấu tranh gọi là “Giải phóng miền Nam”. Gồm có, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Tố Hữu, Hoàng Tùng, Trần Quốc Hoàn…
Nhà nghiên cứu Sophie Quinn-Judge viết trên một tạp chí Journal of Coldwar History hồi tháng 11 năm 2015 cho biết, trong vụ “Xét lại Chống Đảng” có 300 người bị bắt, trong đó có 30 nhân vật cao cấp”.
2). Những người bị bắt.
Những người bị bắt giam không xét xử, gồm đa số là cán bộ lão thành, thân Liên Xô, và nhất là những tay chân bộ hạ trung thành với Võ Nguyên Giáp. Gồm có: Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Đại tá Lê Trọng Nghĩa, Đại tá Lê Minh Nghĩa, Đại tá Đỗ Đức Kiên, Hoàng Thế Dũng, Nguyễn Kiên Giang, Minh Tranh, Trần Minh Việt, Phạm Hữu Viết, Phạm Kỳ Vân, Trần Thư, nhà báo Vũ Thư Hiên, nhà văn Bùi Ngọc Tấn…
3). Những người bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Lê Liêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Vịnh, Thiếu tướng Đặng Kim Giang, ông Bùi Công Trừng, đều bị khai trừ ra khỏi đảng.
4). Những người xin tỵ nạn tại Liên Xô.
Có khoảng 40 người xin tỵ nạn tại Liên Xô, đa số là những người đang theo học, hoặc đang đi công tác. Đáng chú ý là Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Hà Nội, ông Nguyễn Minh Cần, Đại tá Lê Vinh Quốc, ông Đỗ Văn Doãn…
Theo Judith Stowe, thì Võ Nguyên Giáp là đối tượng chính của Chiến dịch « Bài trừ Khuynh hướng Xét lại ». Người anh hùng Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp, bị giam lỏng, tay chân bộ hạ trung thành bị đưa vào tù. Còn ông thì được cử vào chức vụ kế hoạch hóa gia đình, nôm na gọi là cai đẻ. Người dân có câu: « Ngày xưa Đại tướng cầm quân, Ngày nay Đại tướng cầm quần chị em ».
Riêng Hồ Chí Minh thì bị khống chế, cách ly, tước đoạt mọi quyền lực, cho giữ chức vụ Nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mac-Lênin
5). Nhận xét của ông Lê Hồng Hà.
Ngày 18-7-1995, ông Lê Hồng Hà, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ, gởi bức thơ cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản khóa VII, ông viết như sau: « Vụ án Xét lại Chống Đảng, có thể nói, sau những sai lầm nghiêm trọng gây oan trái rộng rãi trong Cải cách Ruộng đất (1956), thì đây là một vụ án oan sai lớn nhất trong lịch sử Đảng ta. Xét về quy mô và tính chất, thì đây là một vụ án oan sai lớn nhất trong hàng ngũ những người yêu nước Việt Nam thế kỷ XX ».
3*. Âm mưu tước đoạt quyền lực Hồ Chí Minh của hai tên họ Lê.
Âm mưu tước đoạt quyền lực của Hồ Chí Minh. Theo một tài liệu được tiết lộ hồi sau năm 1975, thì Lê Duẩn và Lê Đức Thọ âm mưu tước đoạt quyền lực của Hồ Chí Minh bằng con đường đầu độc, thông qua các bác sĩ trị liệu, rồi gán cho ông Hồ chết vì bệnh nhồi máu cơ tim.
Thế là quyền lực thuộc về tay Lê Duẩn, Bí Thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương đảng Lao Động. Với sự hỗ trợ của hai chức vụ quan trọng là Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn, và Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Lê Đức Thọ. Ban Tổ chức Trung ương trực thuộc Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Đảng. Ban nầy quản lý cán bộ các cấp. Bổ nhiệm vào các chức vụ, thăng chức, thăng cấp bậc, thuyên chuyển, cách chức, khen thưởng, trừng phạt…Tóm lại, Ban nầy có quyền hạn rất lớn.
Trong tình cảnh của vị « cha già dân tộc » lúc đó, Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn, đã hãm hiếp bồ nhí của bác tên Nông Thị Xuân, giết chết rồi gán cho chết vì tai nạn giao thông. Người vợ bé của bác đã có đứa con mang dòng máu của bác, tên Nguyễn Tất Trung. Người em ruột của Nông Thị Xuân là Nông Thị Vàng và cô gái bà con, cả ba cùng ở chung một nhà của Bộ Công an, số 66 phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, cũng bị thủ tiêu. ngay sau đó.
Ông Hồ chẳng có một chúc đau lòng nào, vì bác xem phụ nữ như một thứ đồ chơi để giải quyết sinh lý mà thôi. Trong một chế độ bạo tàn thì họ đối xử với nhau một cách tàn bạo, cũng là lẽ bình thường thôi. 172,000 đồng bào chết trong Cải cách Ruộng đất chỉ làm bác buồn trong vài giọt nước mắt cá sấu. Thế là xong.
4*. Chu Ân Lai chăm sóc đặc biệt cho người yêu đồng tính là Hồ Chí Minh
4.1. Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh là hai người yêu đồng tính
Trên trang mạng đài Á Châu Tự Do (RFA) có bài viết “Việt-Trung giải mật. Chuyện tình giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai” qua cuốn sách bằng tiếng Hoa “Ái Tình Dữ Cách Mạng” (Tình yêu và Cách mạng), xuất bản tại Hồng Kông. Thời trai trẻ, Hồ Chí Minh gặp Chu Ân Lai tại Pháp. Chính Hồ Chí Minh dẫn dắt Chu vào Cộng Sản. Họ thân nhau, quấn quýt bên nhau, thân mật đến nổi trong cách xưng hô, họ gọi nhau là Đại Hồ (Hồ Chí Minh), Tiểu Hồ (Chu Ân Lai).
Trong lúc bận rộn quốc sự, Chu Ân Lai an bài cho vợ là Đặng Dĩnh Siêu (Deng Yingchao), gọi thân mật là Tiểu Siêu, đến thăm Đại Hồ như người nhà. Có khi Tiểu Siêu đến tận Hà Nội, cũng có nhiều khi Hồ Chí Minh đến khu nghỉ dưỡng ở đảo Hải Nam. Quấn quýt, đầm ấm, “vui vẻ” bên nhau suốt cả tháng trời. Tiểu Siêu đã chính tay đan cho Đại Hồ một cái áo ấm.
Chu Ân Lai cử người vợ danh nghĩa đến chung chạ với Đại Hồ, xem như một sự bù đắp cho Tiểu Siêu. Vì ông là người đồng tính luyến ái. (Gay).
Hồ Chí Minh và Tiểu Siêu Hồ Chí Minh và Tiểu Siêu. Chu Ân Lai và Tiểu Siêu
Tác giả Sophie Quinn-Judge cho biết ông Hồ đã yêu vợ của Chu Ân Lai. Thật sự đó là một mối tình tay ba.
Họ Chu là đồng tính nên không thể quan hệ tình dục với người khác tính, là vợ danh nghĩa tên Đặng Dĩnh Siêu. Trái lại, ông Hồ là song tính luyến ái, quan hệ tình dục cả hai phái, nam và nữ. Dân giang hồ gọi là “thế giới thứ ba”, “đa hệ”, “xăng pha nhớt”. Trên thực tế, bác quậy tưng bừng các cháu ngoan của bác, Lớn không bỏ, nhỏ không tha, Tây, Tàu, Thiểu số gì, bác cũng xơi tái ráo nạo.
Ngày Hồ Chí Minh chết, Chu Ân Lai khóc thảm thiết. Ông hướng dẫn một phái đoàn cán bộ cao cấp đến đưa tang suốt 4 ngày. Thành phần gồm có: Lý Tiên Niệm, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Diệp Kiếm Anh, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Vi Quốc Thanh.
Chu Ân Lai phá phong cách ngoại giao, là xin cho gặp mặt cái xác chết của Đại Hồ.
4.2. Chu Ân Lai chăm sóc đặc biệt cho người yêu đồng tính, Hồ Chí Minh
Trước đó, khi Đại Hồ lâm bịnh, Tiểu Hồ đã lần lượt cử 4 phái đoàn bác sĩ tài ba bậc nhất Trung Quốc, mang theo thuốc men Tây y, Đông y, và những thiết bị tối tân nhất để kéo dài sự sống cho ông Hồ.
Khi ông Hồ ngỏ ý muốn ăn vịt quay Bắc Kinh, thì tức khắc, Chu Ân Lai liền cho một chuyên cơ chở mấy con vịt quay sang Hà Nội cho ông Hồ.
5*. Lê Duẩn âm mưu sát hại Hồ Chí Minh.
Năm 1967. Khi cần phải có mặt Hồ Chí Minh làm bù nhìn để chủ trì Hội nghị Trung ương, và ký tên vào Nghị Quyết của Hội nghị, Lê Duẩn cho máy bay sang Bắc Kinh để rước ông Hồ về Hà Nội. Thời gian được tính toán là máy bay sẽ về Hà Nội vào ban đêm.
Khi máy bay về đến Việt Nam, thì sân bay Nội Bài khi đó là sân bay quân sự, nên máy bay phải đáp xuống sân bay Gia Lâm vào đêm 23-12-1967. Phi công tên Thắng đối chiếu với những vị trí quen thuộc, như tháp điều khiển không lưu, thì thấy hai hàng đèn xác định đường băng đã lệch đi 15 độ. Không thể đáp xuống được, vì chắc chắn máy bay sẽ trượt ra ngoài đường băng, đâm thẳng đến Phố Nổi, gây tai nạn chết người. Phi công liên lạc vô tuyến với tháp điều khiển không lưu, thì không được trả lời, vì hệ thống vô tuyến bị cắt. Phi công Thắng trình bày vụ việc với ông Vũ Kỳ, thư ký của ông Hồ, xin được đáp xuống theo trí nhớ. Được ông Hồ chấp thuận, đáp theo trí nhớ được an toàn. Số mạng của ông Hồ chưa bị Ngọc Hoàng giủ sổ. Có lẽ ông Hồ nhận ra Lê Duẩn âm mưu hạ sát ông. Nếu còn quyền hành trong tay, thì ra lịnh điều tra vụ việc. Thế nhưng không. Im lặng trong tủi nhục.
Ra đón ông Hồ thì chỉ có hai tên họ Lê, và sau đó có Phạm Văn Đồng. Ít nhất phải có một dàn chào danh dự. Nhưng không có.
6*. Hồ Chí Minh bị Lê Đức Thọ khống chế.
Trong “Hồi Ký Viết cho Mẹ và Quốc Hội”, ông Nguyễn Văn Trấn, một đảng viên cao cấp gốc miền Nam, thuật lại việc Lê Đức Thọ khống chế Hồ Chí Minh trong buổi họp Trung Ương 14. Nguyễn Văn Trấn kể lại lời của Bùi Công Trừng nói với ông.
“Với cái giọng “mẹ đời” Bùi Công Trừng nói với tôi:
– Cái thằng Lê Đức Thọ trước giờ họp, nó đi đi lại lại trong phòng, như thể đội truởng một tổ pháo, đi kiểm tra đốc thúc pháo binh chuẩn bị. Thằng Thọ đến Nguyễn Khánh Toàn, Hà Huy Giáp, thằng Huy…nói nói cái gì đó… Bọn họ nghiêm sắc mặt, gật đầu, và sau đó phát biểu theo ý kiến của hai tên họ Lê.
Mày coi, có tội nghiệp không. Đồng chí Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta, bận đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị mà day mặt ra sân. Có lỗ tai tự nhiên nó phải hứng những lời công kích mạt sát Liên Xô. Khi chướng tai quá, quay vô đưa tay xin nói, thì thằng Thọ lễ phép Bắc-Hà: “Bác hãy để cho anh em người ta nói đã nào.”
Tao đếm lão Hồ, đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn. (Hết trích)
Cuối cùng, Nghị quyết ra quyết định cuộc “tổng công kích-tổng khởi nghĩa” Mậu thân 1968 ở 44 tỉnh thành miền Nam Việt Nam.
7*. Võ Nguyên Giáp bị cô lập.
So với Võ Nguyên Giáp, thì hai tên họ Lê bị xem như vô danh tiểu tốt. Vì Võ Nguyên Giáp có uy tín trong nhân dân, có ảnh hưởng lớn trong quân đội. Giáp là người thân cận với Hồ Chí Minh, vì thế, muốn hạ bệ ông Hồ thì trước hết phải tước hết binh quyền của tướng Giáp. Loại bỏ tay chân bộ hạ thân tín của tướng Giáp bằng cách bá đạo là bắt bỏ tù mà không cần xét xử. Tướng Giáp như cua gãy càng.
Thế là tướng Giáp bị cô lập. Chỉ giao cho chức vụ “kế hoạch hóa gia đình”, nôm na gọi là “Cai đẻ”. Được phong chức “Chủ nhiệm cơ quan quốc gia cấp phát bọc cao su”.
Có một thời gian dài, tướng Giáp bị tống qua Hungaria chữa bịnh. Có câu lan truyền trong quần chúng:
Ngày xưa Đại tướng cầm quân
Ngày nay Đại tướng cầm quần chị em.
8*. Hồ Chí Minh giết Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Người vợ của Nguyễn Chí Thanh tên Cúc thuật lại: “Chiều ngày 5-7-1967, anh Thanh vào ăn bữa tối với Bác Hồ. Mọi việc đều chuẩn bị sẵn sàng để sáng hôm sau anh về Nam thực hiện Nghị Quyết 14.
Đến nửa đêm, anh Thanh choàng tỉnh dậy và nói: “Anh thấy trong người khó chịu lắm. Có cảm giác như nước chảy ào ào trong người”.
Bà Cúc kêu xe cứu cấp đưa Nguyễn Chí Thanh vào bịnh viện. Bà không được cho phép theo xe vào bịnh viện. Sau đó bác sĩ cho biết ông Thanh chết vì bịnh tim. Bà Cúc rất ngạc nhiên, vì chồng bà rất khỏe mạnh, không có triệu chứng nào về bịnh tim cả.
Những điều bất thường. Chiều hôm đó, khu vực Lý Nam Đế mất điện. Một khu vực đầu não của Hà Nội mà mất điện là một điều khó hiểu. Khó hiểu hơn nữa là bà Cúc không cho theo xe đưa chồng vào bịnh viện. Thông thường thì bác sĩ thường hỏi bịnh nhân hoặc người thân cận về những triệu chứng, cùng với những chi tiết trong sinh hoạt hàng ngày để chẩn bịnh.
9*. Ba di chúc về việc hỏa táng thi hài Hồ Chí Minh
Ở mục “Về Việc Riêng” của bản di chúc, Hồ Chí Minh yêu cầu hỏa táng thi hài của ông sau khi chết. Có tất cả ba di chúc đều xin hỏa táng.
Di chúc thứ nhất ngày 15-5-1965. Di chúc thứ hai năm 1968. Di chúc thứ ba ngày 10-5-1969.
9.1. Di chúc thứ ba ngày 10-5-1969
Ở mục “Về Việc Riêng” của bản di chúc, ông Hồ căn dặn về hỏa táng thi hài, ông viết: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức phúng điếu linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân. Tôi yêu cầu thi hài của tôi được đốt đi, tức là hỏa táng. Tro thì chia làm ba phần, bỏ vào ba cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam. Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả không có bia đá, tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà đơn giản, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để người thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi. Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp vì tiết kiệm được đất..
9.2. Di chúc ăn gian.
Cha nội nầy di chúc ăn gian. Mục đích tiết kiệm đất nông nghiệp và khỏi lãng phí tiền bạc cho nhân dân, thật ra, khi thực hiện di chúc nầy tốn kém tiền bạc của nhân dân to gấp trăm, gấp ngàn lần.
Chôn tro cốt trên đồi. Đồi là nơi đất cao, thường cách xa đường giao thông. Phải xây một con đường đến chân đồi. Phải xây một con đường có nhiều bậc thang để thương binh và người già cả lên đồi viếng mồ mả. Về việc xây nhà nghỉ. Xây nhà trên đồi khó khăn và tốn kém nhiều hơn xây nhà ở đồng bằng.
Ví dụ như xây nhà mồ trên ngọn đồi thuộc núi Châu Thới, Biên Hòa, thì đồng bào ở những tỉnh xa như Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên (Nếu có)…phải ngủ qua đêm ở một nơi nào đó, hoặc ở ngay tại khu nhà mồ trên đồi. Vì đất hẹp, nên cầu tiêu phải xây gần bên cái mả ông Hồ. Phải có nước uống và những nhu cầu ăn uống khác.
Về kế hoạch trồng cây trên đồi. Phải trồng một loại cây, nên vợ con bộ đội bảo vệ khu nhà mồ mua một loại cây quy định, bán lại cho người thăm viếng đến từ các tỉnh khác nhau, hoặc phụ nữ ở thành phố…Cũng phải có một nhóm trồng cây thuê. Thương phế binh, cụ già, phụ nữ thành phố làm gì có thể trồng cây trên đất đồi…Trồng cây thì phải tưới nước, bón phân, chăm sóc…
Cũng phải có ít nhất là một vài tiểu đoàn bộ đội bảo vệ nhà mồ của ông cụ, nếu không thì bị bọn “phản động” đốt phá, giật sập.
Tính ra, khoản tiền tốn kém trên cả ba miền đất nước, to gấp trăm ngàn lần so với chôn cái xác chết ở một khu đất nào đó.
Cha nội nầy, hoặc dốt tính, hoặc tính ăn gian theo bản chất. Có một điều ông không nghĩ tới, là di chúc của ông, thì trong đám bộ hạ của ông chả có ai làm theo cả.
10*. Âm mưu thâm độc của hai tên họ Lê: Vừa sát hại vừa vinh danh Hồ Chí Minh.
Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, một mặt hạ bệ để tước quyền lực, và mưu sát ông Hồ qua vụ tai nạn máy bay, một mặt vinh danh ông Hồ bằng cách cãi lại ước nguyện xin hỏa táng thi hài sau khi chết. Nếu thiêu xác ông Hồ thì cũng danh chính, ngôn thuận, là vâng lời và làm theo ý nguyện của bác.
Vinh danh là ướp xác Hồ Chí Minh. Vinh danh để che giấu âm mưu tước đoạt quyền lực và hạ sát ông Hồ. Bộ máy tuyền truyền của đảng CSVN đã thần thánh hóa ông Hồ, nên uy tín và thế lực của ông Hồ còn rất lớn trong nhân dân và trong quân đội. Vì thế vinh danh ông Hồ để bảo vệ Đảng và bảo vệ địa vị quyền lực của họ.
Lê Duẩn giữ chức Tổng bí thư ba khóa, 3,4,5 (15 năm). Bí thư thứ nhất trước năm 1976. Tóm lại giữ vai trò lãnh đạo Đảng trên 20 năm. Giữ vai trò lãnh đạo quân đội 6 năm, với chức vụ Bí thư Quân ủy Trung ương, từ 1978-1984.
Câu nói được lưu truyền của Lê Duẩn là: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc”.
11*. Những bí mật chung quanh việc ướp xác Hồ Chí Minh
11.1. Lê Duẩn bí mật cử nhóm bác sĩ đến Liên Xô học cách ướp xác
Khi còn sống, trong di chúc ngày 15-5-1965, Hồ Chí Minh xin được hỏa táng thi hài sau khi chết, thì ngày 14-9-1967, Lê Duẩn bí mật cử một nhóm bác sĩ sang Liên Xô để học cách ướp xác. Nhóm ba bác sĩ gồm có: BS Nguyễn Gia Quyền, Chủ nhiệm khoa giải phẩu thuộc Quân y viện 108. BS Lê Ngọc Mẫn, Chủ nhiệm khoa Nội tiết, thuộc bịnh viện Bạch Mai, và BS Lê Điều, Chủ nhiện khoa ngoại của bịnh viện Việt-Xô.
Những chuyên gia Nga trong Viện Nghiên Cứu Lăng Lênin chỉ dạy các bác sĩ Việt Nam về kỹ thuật bảo quản xác ướp, nhưng tuyệt đối giữ bí mật về công thức pha chế hóa chất trong dung dịch ướp xác.
Liên Xô giữ bí mật về kỹ thuật ướp xác, để độc quyền ước xác các lãnh tụ Cộng Sản thế giới.
Liên Xô đã ướp xác lãnh tụ Cộng Sản Bulgaria là ông GiorDimitrov, (1949), ướp xác Joseph Stalin (1953), Hồ Chí Minh (1969), hai cha con Cộng Sản Bắc Hàn là Kinh Nhật Thành (Kim Il-sung) (1994), Kim Chánh Nhật (Kim Jong-il) (2011).
Riêng 2 lãnh tụ Cộng Sản Tiệp Khắc là Klement Gottwald không do Liên Xô ướp xác vì lúc đó bận ướp xác Stalin. Mao Trạch Đông của Trung Cộng không được Liên Xô ướp xác vì bang giao lạnh nhạt giữa 2 nước.
Người Tiệp Khắc tự ướp xác Klement Gottwald. Do dung dịch ướp không đúng kỹ thuật nên xác ướp hóa đen sau một năm, phải đem chôn.
11.2. Những chuyên gia ướp xác Liên Xô bí mật đến Hà Nội
Năm 2014, đúng vào 45 năm ngày ướp xác Hồ Chí Minh, Viện sỹ Iuri Lopukin cho báo Nhân dân biết về việc bí mật đến Hà Nội, như sau.
Ngày 28-8-1969, khi bịnh Hồ Chí Minh trở nên trầm trọng, ông và 4 đồng nghiệp trong Viện Lăng Lênin được mời sang Hà Nội. Để đến Việt Nam vào ban đêm “Chúng tôi phải bay qua Calcutta (Ấn Độ), Tashkent (Uzbekistan). Chúng tôi được đưa đến một tòa nhà bên cạnh một cái hồ lớn. Trong những ngày đầu, chúng tôi chỉ được ra phố vào ban đêm, ban ngày thì không được phép.
Việc ướp xác ông Hồ được thực hiện 7 ngày sau khi ông qua đời. Việc ướp xác cũng theo đúng quy trình ướp xác Lê nin.
11.3. Việc ướp xác Lênin
Việc ướp xác Lênin là khuôn mẫu, làm chuẩn cho việc ướp xác Hồ Chí Minh.
Ngày 21-1-1924, vào lúc 6:30 chiều, Vladimir Ilich Ulianov, bí danh Lenin đã trút hơi thở cuối cùng vì chứng xơ vữa động mạch. Stalin quyết định ướp xác lâu dài. Năm tuần lễ trôi qua, xác Lenin bị đen, hốc mắt trũng sâu, những vết màu nâu xuất hiên trên đỉnh đầu.
Ngày 26-3-1924, Vorobiev và bạn ông là giáo sư giải phẩu Boris Zbarsky bắt đầu làm việc với cái thi hài thúi rữa. Xác chết được mổ bụng phanh ra, bộ đồ lòng và các cơ quan nội tạng khác như tâm cang tỳ phế thận, phèo phổi được lấy ra hết. Óc được rút ra qua lỗ mũi để cho tan nát. Nếu còn thì bị nhiễm.
Kế đó, xác chết được rửa sạch bên trong bằng nước cất. Dùng ống chích tiêm qua động mạch 6 lít cồn, Glycerin và Formol, tên hóa học là Formaldehyde (HCHO).
Được phép của đảng, giáo sư Boris Zbarsky dùng dao bén khứa lên bụng, vai, chân, lưng và lòng bàn tay của thi hài để cho hoá chất ngấm vào toàn bộ thi thể. Sau đó, thả dìm thi hài Lenin vào bồn bằng kiếng ngập đầy dung dịch hoá chất bí mật, trong đó có Glycerin, Acetate Kali và Clorquinine. Quá trình ngâm nước nầy kéo dài kéo dài 4 tháng. Sau đó, mặt, tay và toàn bộ lớp da được phủ bằng khăn ướt có tẩm Formol.
Kể từ đó, cứ mỗi tuần thì lập lại công việc như trên. Hàng năm, lăng Lenin phải đóng cửa một tháng rưởi để ngâm thi hài vào dung dịch hoá chất.
Ở phòng trưng bày, vẻ mặt nhợt nhạt màu tái của Lenin được xoá đi bằng những tia sáng màu hồng do những kính lọc ở những ngọn đèn chiếu sáng, làm cho gương mặt hồng hào, tạo ấn tượng như là người sống đang ngủ. Hai nhản cầu nhân tạo được đặt vào hốc mắt để không ai nhận ra là chúng trống rỗng. Môi Lenin được khâu lại, ngụy trang ở dưới râu mép.
12*. Những bí mật về việc ướp xác Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh trút hơi thở cuối cùng vào lúc 9h 47 phút sáng ngày 2-9-1969, nhưng vì 2 tháng 9 là ngày Quốc khánh, nên Lê Duẩn cho dời ngày chết của ông Hồ vào ngày 3-9-1969.
Sau khi chết, thi hài ông Hồ được quàng tại Quân y viện 108. Liền ngay sau đó, xác ông Hồ được đưa đến hội trường Quốc hội để làm lễ quốc tang. Sau 4 ngày quốc tang, thì ngày 9-9-1969 làm lễ truy điệu. Sau đó, thi thể được đưa đến một căn phòng bí mật nằm phía sau nhà xác của Quân y viện 108. Căn phòng bí mật đã được các chuyên gia ướp xác Liên Xô thực hiện trước đó, mang bí danh 75A. Tất cả những dụng cụ và trang thiết bị cần cho việc ướp xác được chuyển từ Liên Xô sang Hà Nội bằng đường hàng không. Việc ướp xác bắt đầu từ phòng 75A.
Vì máy bay Mỹ ném bom liên tục, để an toàn, một căn phòng dự bị được xây giống như phòng 75A để ướp xác, phòng mang bí danh K.84.
Kể từ năm 1969 đến 1975, xác chết Hồ Chí Minh đã được di chuyển 6 lần.
1). Chuyến đi thứ nhất.
Ngày 15-12-1969, K.84 hoàn thành. Lúc 23h ngày 23-12-1969, thi hài ông Hồ được bí mật chuyển từ 75A lên K.84.
2). Chuyến đi thứ hai.
a). Chiến dịch Bờ Biển Ngà giải cứu 55 tù binh giặc lái Mỹ ở Sơn Tây.
Chiến dịch Bờ Biển Ngà (Operation Ivory Coast) mở màn vào đêm 20 rạng ngày 21-11-1970, tập kích vào trại tù Sơn Tây để giải cứu 55 tù binh « giặc lái » Mỹ, do những máy bay các loại của họ, bị bắn hạ ở miền Bắc Việt Nam. Đó là những chiếc máy bay Thần Sấm (Thunderchief (F-105) Con Ma (Phantom F-4), Tướng cướp nhà trời (Skyraider Douglas, A-1), Cánh cụp cánh xòe (F-111)
Biệt kích Mỹ nhảy xuống, thì trại tù trống trơn, vì do tin tức từ Mỹ đã tiết lộ, nên tù binh giặc lái đã chuyển đến một địa điểm bí mật cách đó 15Km.
b). Chuyến đi thứ hai
Do cuộc đột kích vào trại tù Sơn Tây, cách K.84 2Km, nên thi hài ông Hồ được chuyển trở về 75A. Đêm 3-12-1970, đoàn xe chở thi hài rời K.84 trở về 75A vào lúc 3h sáng ngày 4-12-1970.
3). Chuyến đi thứ ba
Vào mùa thu năm 1973, miền Bắc xảy ra những trận mưa lớn dữ dội, Hà Nội có nguy cơ ngập lụt. Để chạy nạn, xác ông Hồ lại được đưa trở lại K.84, thuộc tỉnh Sơn Tây. K.84 là cơ sở được trang bị đầy đủ những dụng cụ và trang thiết bị ướp xác.
4). Chuyến đi thứ tư
Chuyến đi thứ tư dài hơn nửa năm. Đó là thời gian Mỹ thực hiện Chiến dịch Linebacker 1, từ 5-10-1972, và tiếp theo đó, Chiến dịch Linebacker 2, đánh bom miền Bắc suốt 12 ngày đêm, từ 18-12-1972 đến 30-12-1972. B-52 của Mỹ thả xuống miền Bắc 36,000 tấn bom. Vì thế, xác ông Hồ phải di chuyển nhiều nơi, từ hang động trong núi đến những cách rừng lân cận. Quan tài pha lê phải chôn xuống lòng đất 3 lần và quật mồ 3 lần.
Tiêu chuẩn duy trì xác chết phải ổn định ở 16 độ C, 75% độ ẩm và không gian vô trùng trong hòm kiếng. Khí hậu miền nhiệt đới, ngày nóng, đêm lạnh lại có sương mù, không đủ tiêu chuẩn bảo tồn xác ướp nêu trên. Xác ông Hồ có mùi hôi tanh, rữa thúi. Vì thế, các chuyên gia Liên Xô cứ tiếp tục ướp xác những kẻ vô danh.
5). Chuyến đi thứ năm
Nửa năm sau chuyến đi thứ tư, Bộ Chính Trị (Lê Duẩn) quyết định đưa thi hài ông Hồ trở về K.84.
6). Chuyến đi thứ sáu
Chuyến đi thứ 6 là chuyến đi cuối cùng của xác chết Hồ Chí Minh. Ngày 29-8-1975, Lăng Hồ Chí Minh ở Quảng Trường Ba Đình đã hoàn thành. Đúng 18h ngày 18-7-1975, đoàn xe đặc biệt, xuất phát từ K.84 (Sơn Tây) về Lăng Ba Đình. Các lãnh đạo Đảng và Nhà Nước đã chờ sẵn để đón thi hài của ông Hồ vào Lăng.
13*. Hồ Cẩm Đào yêu cầu chôn xác Hồ Chí Minh
Năm 1991, Liên Xô sụp đổ. Liên bang Nga buộc Việt Nam phải trả tiền các hóa chất ướp xác, và rút các chuyên gia ướp xác về nước. Thế là Trung Cộng nhảy vào bảo quản xác ướp của ông Hồ. Sống cũng thuộc Nga Tàu, chết cũng thuộc về Tàu Nga.
Hồi tháng 3 năm 2010, Hồ Cẩm Đào gởi công hàm yêu cầu, xác Hồ Chí Minh nên được đem đi chôn ở một nơi khác, Trung Quốc không thể bảo quản thêm được nữa, vì xác ướp đã bị vữa thúi. Nội dung công hàm có đoạn “Xác ông Hồ nên được đem đi chôn, vì xác ướp đã bị vữa thúi. Trung Quốc không thể bảo đảm là sẽ giúp bảo quản tốt xác ông Hồ, vì quá tốn kém. Hơn nữa, việc trưng bày xác chết không có trong quan niệm văn hoá tại Việt Nam cũng như tại Trung Quốc.”
Sau buổi họp sáng ngày thứ hai 14-2-2010, Bộ Chính Trị CSVN quyết định đem xác ông Hồ đi chôn.
Hồi đầu năm 2010, Vladimir Putin của Nga cũng nói, xác ông Hồ nên được đem chôn chỗ khác.
Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh và một số đại biểu QH chống lại việc đem xác đi chôn. Người con vô thừa nhận nầy đe dọa “Nếu đem cái xác chết đi chôn thì dân chúng sẽ biểu tình lớn (“), gây bất ổn cho xã hội VN”.
Thật ra, chôn hay không chôn, chỉ là hình thức bên ngoài, người miền Bắc đã xem bác như vị cha già dân tộc qua khẩu hiệu “Bác Hồ vĩ đại luôn luôn sống mãi trong quần chúng. “ta”.
14*. Lăng Hồ Chí Minh
Lăng Hồ Chí Minh là nơi đặt thi hài của HCM. Khởi công ngày 2-9-1973 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Được khánh thành ngày 29-8-1975. Lăng có 3 tầng, chiều cao 21.6 mét. Tầng giữa là trung tâm lăng, bao gồm phòng thi hài và những hành lang. Chung quanh bốn mặt là những cột hình vuông bằng đá hoa cương. Lăng hình vuông, mỗi cạnh 30 mét. Diện tích xây dựng là 12,000 mét vuông.
Trên đỉnh lăng có hàng chữ “Chủ Tịch Hồ Chí Minh” ghép bằng đá ngọc màu đỏ thẩm của Cao Bằng. Cửa lăng làm bằng gỗ quý của Tây Nguyên. Các vật liệu quý hiếm nhất trên toàn đất nước được mang về xây lăng.
Thi hài HCM được đặt trong lồng kiếng trong suốt, trong bộ kaki bạc màu. Dưới chân có đặt một đôi dép râu.
Khách tham quan mỗi tuần khoảng 15,000 người. Có nhiều tin tức cho biết là trước kia, Công an khu vực lên lịch thăm viếng cho các hộ dân ở phường, khóm, khu phố…được những nhóm tình nguyện hướng dẫn để những cuộc viếng thăm bác có trật tự. Lăng bác mở cửa 5 ngày trong tuần. Hiện nay, phí vào cửa được miễn. Theo thống kê thì tính đến năm 2012, đã có 50 triệu lượt người viếng Lăng, trong đó có 8 triệu khách nước ngoài.
Khách được yêu cầu phải ăn mặc chĩnh tề, không được mang máy ảnh vào trong, phải im lặng và tỏ ra vẻ tôn nghiêm. Ngày mở cửa, có 4 lính canh, thay đổi gác mỗi giờ một lần.
14.1. Bộ Tư lịnh bảo vệ lăng
Bộ Tư lịnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn được gọi là Đoàn 969. Được thành lập ngày 29-8-1975, trực thuộc Bộ Quốc phòng. Bộ Tư lịnh gồm có những trung đoàn thuộc quân đội và trung đoàn Cảnh vệ Bộ Công an, quân số cấp sư đoàn.
Các lãnh đạo hiện nay.
Tư lịnh: Thiếu tướng Bùi Hải Sơn
Chính ủy: Đại tá Đinh Quốc Hùng
Tham mưu trưởng: Đại tá Phạm Hữu Trung
Phó Tư lệnh: Đại tá Nguyễn Ngọc Huân
Phó chính ủy: Đại tá Phạm Văn Hiếu.
Về tổ chức Đảng, thì Đảng bộ là tổ chức lãnh đạo cao nhất của Bộ Tư lịnh.
Nhiệm vụ của Bộ Tư lịnh Bảo vệ, là bảo vệ cái kiến trúc gọi là Lăng Hồ Chí Minh: Bảo đảm tốt việc giữ gìn nguyên vẹn và lâu dài xác ướp HCM. Quản lý và vận hành máy móc và công trình của Lăng. Tổ chức việc canh gác danh dự. Đón tiếp và tuyên truyền cho nhân dân và khách quốc tế đến viếng lăng.
14.2. Ban Quản lý Lăng Hồ Chí Minh
Nhiệm vụ chính của Ban Quản lý Lăng Hồ Chí Minh, là giữ gìn xác ướp của ông Hồ được lâu dài và an toàn. Kiểm soát hệ thống ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm trong phòng đặt lồng kiếng, quan sát kỹ lưỡng về mọi sự thay đổi của nước da và các bộ phận của xác chết.
Vẫn còn nhờ Nga về việc giữ xác ướp. Trong cuộc viếng thăm Nga ngày 1-12-2021 của Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc, Thiếu tướng Bùi Hải Sơn, Quyền Trưởng ba Quản lý Lăng Hồ Chí Minh, và Viện sỹ N.I. Sidelnikov, đã ký Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2021-2025, Nga sẽ giúp Việt Nam giữ gìn và bảo vệ an toàn tuyệt đối về xác ướp Hồ Chí Minh.
14.3. Lực lượng phụ nữ trong Bộ Tư lịnh Bảo vệ Lăng Hồ Chí Minh
Phụ nữ đi phát bánh mì Gia đình ngồi chờ lãnh bánh mì
Trong sư đoàn bảo vệ lăng còn có một lực lượng phụ nữ “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, phát huy sáng kiến, khẩn trương hoàn thành xuất sắc, vượt chỉ tiêu, trong việc đi chợ, nấu cơm nuôi hàng vạn cái miệng ăn của sư đoàn bảo vệ Lăng, ăn no rồi ở không ngồi rồi. Chả có việc gì để làm cả.
Đặc biệt là thực hiện hàng vạn phần bánh mì và nước giải khát cho khách viếng thăm lăng mộ trong 5 ngày mở cửa trong tuần. Vì thế rất nhiều người mang cả gia đình đi thăm Lăng để được ăn bánh mì.
Lực lượng phụ nữ chiếm 18% quân số trong sư đoàn bảo vệ lăng.
15* Vì sao cần một sư đoàn để bảo vệ cái xác chết của vị “cha già dân tộc?
Việt Cộng sợ nhất là ba kẻ thù vô hình. Đó là “những thế lực thù địch” trong quần chúng, hiện tượng “tự diễn biến”, tự chuyển hóa” trong thành phần cán bộ đảng viên.
“Thế lực thù địch” trong quần chúng là thành phần yêu chuộng dân chủ, tự do, chống độc tài toàn trị của đảng CSVN. “Tự diễn biến, tự chuyển hóa” là thành phần cán bộ đảng viên có quan điểm, lập trường chao đảo, không còn trung thành với đường lối lãnh đạo của Đảng. Từ đó sinh ra tham nhũng để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Tham nhũng là bản chất của đảng viên CS hiện nay. Nó đang phá nát cái đảng ôn hoàng dịch lệ nầy. Bản chất của đảng CSVN hiện nay là hèn với giặc, ác với dân. Bản chất bán nước có từ đời Hồ Chí Minh-Phạm Văn Đồng, bán nước có văn tự, là công hàm ký ngày 14-9-1958. Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng, tại Hội nghị Thành Đô, trong 2 ngày 3, 4 tháng 9 năm 1990, xin cho Việt Nam được thu nhận vào đại gia đình các sắc tộc trực thuộc chính quyền Bắc Kinh. Lê Đức Anh dâng đảo Gạc Ma và các đảo ở Trường Sa, bằng vụ ra trận cấm nổ súng…Nguyễn Phú Trọng là tay bán nước số một của Đảng CSVN…
“Bác Hồ vô vàn kính yêu” được cho là “Vị cha già D.T. (Dân tộc) ” mà những người không ưa đạo đức của bác, gọi là “Vị cha già dâm tặc”.
16*. Vì sao phải xây xây tượng đài Hồ Chí Minh trên cả nước?
Liên Xô và các nước Cộng Sản Đông Âu xây dựng trên Chủ nghĩa Mác-Lênin. Chế độ Cộng Sản độc tài, tàn bạo bị nhân loại lên án, và bị sụp đổ. Trước sự tan rả của Liên Xô và các nước Đông Âu, các hình tượng của hai thằng Tây râu rìa (Karl Marx) và trán sói (Vladimir Ilyich Lenin) bị kéo xuống, đập đầu. Việt Cộng cũng sợ cái tượng của ông Hồ sẽ chịu chung số phận của hai thằng Tây râu rìa và trán sói nói trên.
Việt Nam Cộng Sản cũng dựa trên Chủ nghĩa Mác-Lênin, nhưng chủ nghĩa nầy đã bị ném vào hố xí của nhân loại. Vì kẹt quá nên phải thêm vào cái “cụm từ” “Tư tưởng Hồ Chí Minh” để được tồn tại. Vì thế, các tỉnh trên cả nước phải xây tượng Hồ Chí Minh để phù hợp với cái đuôi được thêm vào là “Tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Cái tư tưởng nầy trước kia chưa bao giờ được nhắc đến. Nó chỉ xuất hiện sau khi các nước theo chủ nghĩa Mác-Lênin bị sụp đổ.
Đó là lý do để xây tượng đài Hồ Chí Minh. Và tiếp tục giữ cái xác chết của ông Hồ.
Bộ Văn Hóa Thể Thao Du Lịch đã quy hoạch, từ 2015 đến 2030 trên toàn quốc phải có 195 tượng đài Hồ Chí Minh. Hiện nay còn 58 tượng đài đang lên kế hoạch để xây dựng. Tỉnh Sơn La đã xây một tượng đài Hồ Chí Minh với phí tổn lá 1,400 tỷ đồng (70 triệu USD). Dư luận chỉ trích về chi phí to như thế, trong khi học sinh không đủ trường học khang trang và tiện nghi. Trên facebook của mình, GS Ngô Bảo Châu nêu nhận xét “Đó là khốn nạn hoặc có vấn đề thần kinh”.
17*. Kết luận
Tờ thời báo Ba Lan, Polsker Times, đã xếp Hồ Chí Minh đứng hạng thứ 3/13 trong danh sách những nhà độc tài tàn bạo, đẫm máu nhất thế kỷ XX. Những bàn tay sắt máu của Cộng Sản, như Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot, Hồ Chí Minh…là tội đồ của nhân loại. Hoa Kỳ dựng tượng đài 100 triệu nạn nhân của các chế độ Cộng Sản. Về đạo đức, Hồ Chí Minh sống hai mặt giả dối. Bề ngoài không cưới vợ để nói bác không lập gia đình, để toàn tâm, toàn trí, toàn năng, phục vụ cách mạng. Về đêm, biết bao phụ nữ đã lăn lộn trên thân xác của bác. Bỏ vợ, từ con, phụ nữ Tây, Tàu, Thiểu số gì gì, già không bỏ, nhỏ không tha, bác xơi tái ráo nạo. Chính bác là người chà đạp nhân phẩm phụ nữ. Xem phụ nữ như một món đồ chơi để giải quyết sinh lý.
Về việc ướp xác, Đại tướng Chu Đức (Trung Hoa), người bạn cũ của Thiếu tá quân báo Hồ Quang (Hồ Chí Minh), phúng điếu một câu đáng ghi nhớ: “Vốn họ Hồ khi sống đã thối nát rồi, bây giờ không có lý do gì mà sợ xác chết thối nát nữa”.
Hồ Chí Minh là một tên tàn bạo, khát máu, hiện thân cho cái ác. Chỉ có những người vô liêm sĩ mới vinh danh, ca tụng cái ác mà thôi.
Trúc Giang MN
Minnesota ngày 10-1-2022
Recent Comments