KỲ 1: BÙA VÀ NGẢI TRONG DÂN GIAN
Trên đường hướng về vùng đất Tây Nguyên lắm huyền thoại, thỉnh thoảng lại gặp những vạt rừng đôi khi sát vệ đường. Gồm cả đại thụ lẫn lùm bụi rất đỗi hoang vu… Lâm tặc hoành hành bao nhiêu năm, vì sao lại chừa ra chút xanh thắm nhỏ nhoi đi kèm lợi nhuận? Hỏi ra mới biết đó là “bồn ma”, tiếng Stiêng là…nghĩa trang! Lâm tặc thì nề hà gì mà không trộm của người đã chết? Ấy vậy mà chúng vẫn phải chừa ra những “bồn ma”. thì ra do chúng sợ Ngải! Loạt bài này chúng tôi sẽ trình bày những thứ gọi là bùa ngải có mặt trên vùng đất Tây Nguyên một cách chi tiết và, thậm chí…phương pháp phòng tránh lẫn hóa giải chúng.
BÙA, CHÚ VÀ NGẢI…LÀ CÁI GÌ?
Nhờ một người bạn ở quận 7 có 3 đời làm nghề thầy pháp hướng dẫn, gặp được hàng loạt thầy ngải thầy bùa đích thực, mới thấy họ sống trong một thế giới có phần bất bình thường và đương nhiên, những hiểu biết của họ nếu là người bình thường thật khó mà chia xẻ.
Khu vực Kim Sơn, Châu Sơn ở Buôn mê thuột đi về hướng huyện Lak vốn là khu vực thiên chúa giáo, nhưng đồng thời cũng là nơi nghề bùa ngải thịnh nhất. Ông Toản, một thượng sĩ chế độ cũ gốc dân tộc Nùng, đem chúng tôi đến khu vực ông ta coi là cấm địa, dùng để “thờ tổ”. Giữa khu vườn cà phê đang mùa khô hạn có một căn nhà nhỏ xíu nhưng tường xây, mái ngói đỏ rực. Qủa thực khi bước vào nhà được gọi là nơi thờ tổ của ông Toản,cả ba chúng tôi không thể không sởn cả da gà.
Góc trong cùng có một nơi, chiếm độ 1/3 diện tích được phủ bằng tấm ri đô màu đỏ bầm. Theo cô bạn người bản địa đang làm công việc hướng dẫn viên bất đắc dĩ, nơi bí ẩn ấy là nơi ông Toản nuôi “ma xó”. Cô cho biết, trước kia ở vùng này, một chiếc nia bày xôi, gà, bắp…mà không cần đến người bán hàng, là phổ biến. Cứ dùng và nghe đâu đó có tiếng đếm “1,2…” cũng đừng quan tâm. Chỉ cần sau khi “mua” trước khi bỏ đi nhớ rồi bỏ tiền vào nia là xong. Nếu tham lam, bần tiện…bỏ đi không trả tiền sẽ nghe đếm lần nữa. Và, về nhà đổ bệnh trầm kha do việc biển lận vài thức ăn không đáng. Nếu biết chỉ cần tìm đến để trả tiền, là khỏi ngay như chưa từng bệnh! Những huyền thuật ấy, tựu trung là các kiểu bùa ngải thư ếm. Nhưng bùa là gì?
Chữ Bùa, tiếng Hán Việt là Phù. Ở đây có nghĩa chính là : " Sự kết hợp Âm Dương hoàn hảo, " Tức là sự suy nghĩa và hành động của con người, sống phải có nhân cách và đúng Đạo Lý..., Nó thể hiện uy vũ thiêng liêng, đầy quyền năng bí ẩn cao cả, bao là và vĩnh cửu. Tính thần và quyền lực của Bùa được thể hiện qua các hình thức như: Phù Điêu, đồ trang sức, cột mốc ranh giới, cái ổ khóa, binh khí, bảng hiệu, bảng chỉ dẫn, bảng cấm, cái đánh dấu riêng vào vật có chủ, nhà giam, v...v.. Bùa ở thế giới của các vị thầy pháp gồm 2 loại. Có hình dáng được gọi là chữ Bùa và không hình dáng gọi là Bùa Bóng.
Những nét bùa thể hiện sự biến chuyển tư tưởng trong tính Âm Dương, Bát Quái, Ngũ Hành...,Vì vậy nó như một thứ vũ khí hay lệnh bài... mang năng lượng và quyền lực bí ẩn đến khắp nơi và tồn tại trong vũ trụ rất lâu dài.
Chú lại khác. Theo phân tích, chữ Chú có hai chữ Khẩu phía trên, ý nghĩa chính là thể hiện quyền lực bằng lời nói, có hai cách.
- Nội dung chữ Ác: Mệnh lệnh, quyết định, nguyền rủa, bản án...
- Nội dung chú Thiện: Chúc nguyện, cầu xin, hướng dẫn, lời hứa, khuyên bảo, lệnh truyền, lời nguyền của đấng cao cả, v.v...
Có hai loại. Thần chú: Những bài chú có sẵn từ trước... Do các đấng cao cả lệnh truyền, Thần Chú là những thông tin huyền bí và các năng lực màu nhiệm, ta đọc thần chú của ai thì vị đó hộ trì...
Trong khi đó Ý chú lại là bài chú do chính thầy pháp ấy sáng tạo ra... các thầy pháp lại có 2 cách thể hiện. Đọc lời chú thành âm thanh hoặc trong đầu ngầm phát lệnh.
Theo giải thích của thầy pháp thì hình ảnh và nội dung của bùa chú là kết tinh của trí tuệ siêu việt trong lúc tâm linh vô thức thăng hoa. Bùa chú bao hàm đạo học tâm linh, luật pháp siêu hình, y thuật đa năng...Góp phần giúp ích cho người thọ nhận sức khỏe, bình an và hạnh phúc... Bùa chú có công năng chữa lành thân bệnh và tâm bệnh, bảo vệ thân mạng, tài sản, giúp đỡ người hiền lương, răn dạy và trừng phạt kẻ tà tâm gian ác, ma quỷ lộng hành,v.v...
Bùa chú thông qua các vật thể để được sự linh ứng như: Dầu, nước, lửa, giấy, chỉ, cát, đất, đá, sành sứ, gỗ, lá cây, gốc lúa, củ ngãi, kim loại, xác động vật và vị thể ao hồ, núi, sông,v.v...
Theo ý kiến của những cao thủ sử dụng bùa ngải thì năng lực của bùa chú rất phi thường mang đến những hiệu quả rất cao và nhanh chóng.
Có khi chỉ dùng chữ bùa mà không có câu chú; có lúc chỉ sử dụng câu chú mà không có chữ bùa kèm theo; có nhiều trường hợp phải dùng cả chữ bùa và câu chú... Mới có hiệu quả. Có những điều huyền diệu như thế, điều do vị Chân sư quyết định khi tạo ra năng lực cho Chữ bùa-câu chú...
Xưa nay, chữ Phù chú hay Bùa chú đều có trong Hán Việt tự điển và từ điển Việt Nam. Nhưng cũng theo họ. nếu dùng những từ hoa mỹ hơn để thay thế từ " Phù " - bùa, " Chú " sẽ làm mất đi giá trị ý nghĩa đặc thù của nó.
"Bùa chú không có tính tôn giáo, bùa chú thể hiện sức sáng tạo của con người trong lúc tâm linh vô thức thăng hoa, nó là loại khí công thương thừa dùng để chữa trị thân bệnh và tâm bệnh, bùa chú có tính khoa học tâm linh rất sâu sắc nên bản thân bùa chú không phải là những điều mê tín, mà chỉ có những người không muốn hiểu biết về nó đã khoác lên bùa chú chiếc áo đầy sắc màu mê tín"... Mười Sâm, một đạo sĩ có hơn 20 năm hành nghề ở Lâm Đồng cho biết. Tuy nhiên theo đẳng cấp trật tự của “các ông thầy bùa” tự quy định thì Ngải vẫn đáng sợ hơn nhiều!
MỘT CHUYẾN ĐI LẤY NGẢI HOANG…
Khi tìm hiểu về ngải, tiếp xúc với hơn hai chục thầy bà các kiểu, chợt nhận ra ngành thực vật học dường như đã bỏ qua không nghiên cứu kỹ một loài cây độc đáo được dân gian gọi là Ngải.
Ngày thứ hai ở Buôn mê thuột, về lại buôn A Lê A, nơi đã từng ăn dầm nằm dề trong quá khứ, tôi được đưa đi theo một chuyến lấy ngải. tưởng ngon ăn, tôi gật đầu cái rụp ngay khi nghe lời L.Kước đề nghị. Sáng hôm sau, tất cả lên đường và trời ơi, đi bộ hơn 40 km xuyên qua các đồi trọc, núi đá, đầm nước để vào rừng!
Hành trang mang theo có 2 thứ hết sức đặc biệt là một con chó(chim a sâng) và mấy chú gà cồ.
Rừng đã thưa thớt cây lớn nhưng độ rậm rạp thì vẫn vậy. Y Bhă, đưa cho tôi một vòng nhỏ đeo vào cổ chân. Hóa ra đó là vòng Củ Nén để tránh rắn độc. Trước khi đến nơi lấy ngải, tất cả được đưa một loại thuốc nước mùi hắc như tỏi xoa đều vào mặt và ngực. Y Bhă cho biết ngay cả loại thuốc xoa để tránh bị hại bởi ngải hoang, cũng là nước luyện từ một loại ngải khác. Nghe cũng ớn! Cây ngải mọc ở giữa một khu vực đầy lá mục sát mép một vũng nước đóng váng vàng khè. Còn cách xa bụi ngải hoang chừng hai chục mét, tất cả theo lệnh Y Bhă dừng lại. Anh ta dùng một loại bột khác vàng như bột nghệ rắc chung quanh khu vực ngải hoang như một vòng tròn cấm. Tất cả tụ lại bên ngoài vòng tròn. Y Bhă đọc lầm bầm những câu chữ ký quái rồi gật đầu ra hiệu. Hai thanh niên cùng toán lôi con chó ra buộc giây ở cổ vừa đủ chặt cho nó không thể phản ứng nhưng vẫn sống nhăn, dùng sào tre đẩy lại gần bụi ngải. Chưa được năm phút đứng sát bụi ngải hoang, con chó dãy lên đành đạch rồi chết đứ đừ! Sau đó là các chú gà cồ cũng được đẩy vào bụi ngải. Vài phút sau, gà cũng chết sạch sau khi đập cánh dãy dụa trước bụi ngải hoang. Nửa giờ sau khi đốt một loại lá tươi quạt khói vào bụi ngải, Y Bhă tiến hành bứng cây ngải. Thay vì đi theo đường cũ, cả bọn lại cắt rừng đi theo đường mới trở về. Y Bhă giải thích: “Lấy ngải hoang phải vậy nó mới chịu theo mình về!”. Thấy cách lấy ngải rùng rợn như vậy, bất giác tôi luôn giữ khoảng cách với bụi ngải trong gùi của Y Bhă một khoảng cách không dưới 20 mét! Cho chắc ăn…
CHỨNG KIẾN “NGẢI GIỮ VƯỜN”…
Trên đường về, thấy tôi “kính nhi viễn chi” bụi ngải Hồng Tú Cầu vừa lấy được, Y Bhă cười tủm tỉm suốt. Nghỉ chân ven một sườn đồi phủ kín khoai mì và cà phê, Y Bhă chỉ tay vào khu vườn ước chừng 2,3 hecta: “Khỏi rào mà đố ai dám lấy gì!”. Chỉ cho tôi vài bụi cây gần nhất, hệt cây gừng nhưng lá dài và nhọn lễu, Y Bhă nói với vẻ coi thường: “Đó, coi vườn bằng thứ này… Tụi tôi không thèm xài loại này đâu…”. Đó là loại ngải giữ vườn. Y Bhă bảo tôi đến gần bụi ngải. Hơi ớn nhưng vẫn làm theo vì ỷ y có “thầy” Y Bhă. Lạ thực, khi đến gần, dù trời hoàn toàn im gió nhưng toàn bộ bụi ngải xào xạc như đuôi chó. Y Bhă nhìn vẻ mặt của tôi rồi xua tay, bước đến gần. Toàn bộ ngừng phắt lại như chưa hề xảy ra hiện tượng trước đó. “Tụi nó sợ thứ này…” Y Bhă chỉ tay ra sau lưng nơi bụi ngải Hồng Tú Cầu đang nằm trong gùi!
Ở vùng Tây Nguyên, sử dụng ngải coi vườn khá phổ biến với người dân tộc. Cũng đã vài trường hợp kẻ trộm bị lạc lối lòng vòng trong vườn vừa đói vừa khát cả ngày trời vì trúng vườn có nuôi ngải nên cũng chẳng lấy làm lạ khi bọn cà phê tặc chừa người dân tộc ra khỏi danh sách nạn nhân. Và cũng chẳng lấy làm lạ khi các “bồn ma” vùng Bình Phước của dân tộc Stiêng đều an toàn trước lưỡi rìu của lâm tặc.
Nhưng cũng chính ở Tây Nguyên, những người đi khẩn hoang lập nghiệp cũng khối kẻ chẳng coi “ngải” ra gì. Thực vậy, anh Thật, nông dân ở vùng chime trũng Thái Bình vào lập nghiệp từ những năm 80, cho biết: “Mới vào nghe cũng ớn, thôi thì tránh xa cho lành…Nhưng làm vườn làm rẫy tránh sao khỏi việc đụng độ với mấy bụi ngải hoang!” Thoạt đầu, anh Thật chịu khó nhờ các ông thầy ngải người dân tộc có, Bình Định có…bứng giùm rồi trả công bằng nông sản. Có vài lần bị làm eo làm xách, anh điên tiết vác cả can xăng ra đốt trụi bụi ngải. Thế là xong. Vợ lo cho tính mạng của chồng cằn nhằn suốt. Nhưng sau gần hai ba chục năm đốt ngải bằng xăng, anh Thật vẫn cứ sống phây phây và có lần phải dùng Honda chở ông thầy ngải gần nhà ra bệnh viện tỉnh trị bệnh viêm khớp nặng, anh thôi…sợ!
BÙA THƯ NGẢI ẾM VÀ LY THUỐC RẦY CỦA ÔNG TÁM MẬP…
Thực ra nghe đến bùa ngải, dân Á đông đa phần…ngán. Nhưng câu chuyện có thực sau đây sẽ cho chúng ta biết rõ hơn về thứ đáng sợ và thứ chưa đáng sợ… Năm 1973, ở bến phà Châu Giang(An giang), một vụ tranh chấp thu mua lúa gạo giữa một tay nghe đâu là thứ dữ về thư ngải là Kuol và ông Tám Mập, người gốc Long Hồ. Thách thức nhau và thậm chí suýt choảng nhau nếu không có sự can thiệp của các viên chức địa phuơng. Kuol tuyên bố sẽ ếm địch thủ. Nghe chuyện, ông Tám Mập đến tận tiệm tạp hóa của Kuol để “nói chuyện phải quấy”. Ông nói thẳng với mọi người rằng ông chưa bao giờ sợ pháp thuật bùa thư ngải ếm của Kuol. Cả hai, trước sự chứng kiến của toàn bộ giới thương lái, bước vào cuộc đấu…phép. “Cha nội Kuol muốn thư ếm gì vô cái ly này tui uống liền, còn tui…đưa thứ gì, chả cũng uống tui mới sợ…”
Kuol vẽ vời vào ly, rút trong túi ra một chút bột ngải màu nâu cho vào ly nước đọc lầm thầm gì đó không rõ rồi đưa ly cho ông Tám Mập. Mặt không hề biến sắc, ông Tám Mập cũng rút trong túi áo ra một chai thuốc diệt rầy rót đầy ly đưa cho Kuol. “Ông uống thứ này của tui, tui uống thứ kia của ông!”. Kuol mặt xám ngoẹt nhìn ly thuốc rầy lắc đầu quầy quậy. Bùa thư ngải ếm của Kuol chẳng rõ có làm chết ai không, nhưng uống thuốc rầy thì…chết chắc!
Kỳ 2: CHÂN DUNG CỦA CÁC LOẠI NGẢI “YÊU”, “CẦU TÀI”…
Sau chuyến đi rừng săn ngải hoang về, tôi bị sưng răng. Bạn bè ở xứ Buôn mê bèn dọa: “Dính ngải rồi!”. Tối hôm ấy sau khi tọng vài viên aspirin và ampiciline với một chai nước suối, bèn hết. Mừng! Hôm sau lại vác xác đến hàng loạt thầy ngải vùng Tây Nguyên mong tìm cho hết những gì dính tới Ngải.
NGẢI NÀNG HAY CÒN GỌI LÀ NGẢI YÊU…
Mười Sâm, một tay thầy ngải có danh trong giới thương hồ và các quý bà “chồng bỏ chồng chê” xem ra khoái nhậu. Ông ta kiêng đủ thứ vì nuôi ngải, nhưng chẳng rượu gì mà ông chê nên cũng dễ tiếp cận. Trong cuộc nhậu thắm tình thầy trò(!?), Mười Sâm dốc túi truyền nghề.
Ông ta cho biết loại khách đến tìm nhiều nhất là các bạn đi buôn đường dài, mong làm ăn khấm khá và nói ai cũng bỏ tiền hùn hạp. Thứ đến là các bà các cô nghi ngờ chồng theo “phòng nhì” muốn chuộc ngải về cho “chồng mê tới già”. Chính vì vậy, loại ngải được các kiểu thầy ngải trong đó có Mười Sâm trồng nhiều nhất là ngải yêu hay ngải cầu tài.
Có những thầy ngải, cả đời chỉ nhờ cha truyền con nối vài loại và cũng chẳng biết gì hơn vẫn giàu chính vì khách đến tìm cũng chỉ cần có vậy. Bửu, một đồng nghiệp của Mười Sâm là một thầy ngải xuất thân từ lơ xe đò tuyến Buôn mê-Nha trang nay đã bỏ nghề nhờ…buôn Ngải. Để phục vụ cho nhu cầu có thật của khá nhiều người, Bửu dành hẳn miếng vườn cây ăn trái gần nhà cho việc nuôi ngải đại trà. Có đến hơn ngàn cây ngải thuộc dạng “hiền” được Bửu nuôi nên buổi tối trẻ con đi ngang qua nhà của gã phải co giò chạy thục mạng. Không sợ sao được khi chi chit quanh mảnh vười nuôi ngải là hàng loạt nhang cắm đỏ rực và những tin đồn vây quanh hành tung đáng sợ của một ông thầy ngải?
Mười Sâm mở quyển sổ chép tay ra đọc cho tôi nghe những ghi chép của ông ta về Ngải và còn dắt tay ra chỉ từng bụi với tên gọi như phim kiếm hiệp của Tàu. Theo ông có những loại ngải yêu, mang tên đi kèm là “Nàng”.
Ghi chép vội vài giòng của “bí kíp luyện ngải” của Mười sâm, càng đọc càng đau cả đầu…
”Ngải bàn tay:Mọc trên núi Két vùng An Giang ,là thuộc họ cây bắt ruồi ,củ như củ năng ,là loại ngãi có độc chất. Ngãi Hồng y:
Có nơi còn gọi là loa kèn, có chỗ mọc hoa trắng gọi là bạch y.
Được các thầy bùa ngải lấy hoa và củ làm bùa tình ái. Ngải này tạo nên sự lãng mạn và tăng vẻ đẹp cho người dùng. Người sử dụng có thể mơ thấy ý trung nhân của mình, sau đó không hẹn mà gặp, gặp rồi khó lìa. Loại nầy mọc tại vùng Đông Nam bộ hợp khí sương lạnh, không thấy ai nói đến dược tính. Ngải Minh Ty rắn: Loại ngải này thuộc họ vạn niên thanh,hoa có đầu giống như
đầu rắn nên người đời gọi dáng thành tên. Loại này thường mọc trên núi Cấm – An Giang và vùng ven thành phố Buôn Mê Thuột, hướng về hồ Lak, thuộc giống ngãi giữ nhà…”
Không dám đọc thêm vì sợ “tẩu hỏa nhập ma”…tôi bèn hỏi chuyện và cũng hệt như đọc, tôi suýt chút nữa té ngửa!
CÓ BAO NHIÊU LOẠI NGẢI?
Theo tương truyền thì trên Thiêm Cẩm sơn (Núi Cấm-An giang)có hơn 360 loại ngải nhưng họ ngải hiện diện ở đây nhiều hơn hết thuộc họ gừng . Ước tính có khoảng 12 giống loài nầy, đa số thuộc họ nga truật. Bùa ngải lại phân ra 5 giống chủ yếu trong số 12 giống nầy gọi là ngải ngũ hổ tướng .
Bạch hổ: Có 2 loại ,hổ lùn và hổ đực. Đặc điểm hổ lùn là cây cao độ ngang đầu gối ,còn hổ đực có thể cao hơn đầu người,lá giống nhau ở chổ sống lá có màu đỏ tía trên bề mặt lá. Công dụng của bạch hổ rất đa dạng. Ở những bài trước đã trình bày khá kỹ. Từ bó sưng trặc, đánh gió, cho đến chiêu tài, làm phép bán nhà, giữ nhà, phụ giúp đánh tà, nuôi con nít... v...v..đều được. Hắc Hổ (Khalamao): Mặt lá xanh đậm có những đường sọc trắng đậm toả ra từ hai bên gân lá.Chức năng của loại ngải này sát phạt rất mạnh nên dùng để sát tà, giữ nhà, đánh kẻ trộm, thử phép nhau...Củ ngải hắc hổ còn có thêm công năng trị đau bụng gió hay ăn không tiêu . Củ ngải Bạch Hổ: Củ Nga truật thì ai cũng biết, nhưng khi ruột chuyển màu có quầng xanh tím rồi thì người thầy có thể làm phép được. Bây giờ ngải có tên gọi khác là Cocầntu. Đây là từ ngữ trong giới huyền môn luyện ngải, nghĩa là củ ngải có tuổi. Nếu lấy củ ngải này đem nấu với sáp ong luyện thành chất keo đặc, thầy ngải gọi là Brô nạp. Brô nạp được đổ vào một hộp gỗ nhỏ, mang theo trong người, khi cần lấy ra xức như dầu cù là trị nhiều thứ: bị cảm mao, bị gió máy, đi vào chỗ rừng sâu núi vắng nghĩa địa vướng ma tà. Nếu loại Brônạp này luyện thêm bông Xâmàdao vô nữa thì trở thành sáp bùa yêu mà các thầy gọi là Nơ nê. Bông Xâmàdao là loại bông mọc ngay chỗ con chồn đực đứng giao phối với con cái. Tinh khí của hai con rơi xuống đất rồi mọc lên cây. Mấy cây nầy lớn lên như quấn vào nhau từng cặp. Hoa màu trắng nhỏ bằng đầu ngón tay, lại có mùi thơm. Loại hoa nầy bên Kampuchia mới có. Ở Việt Nam, các vị ngải sư thế nó bằng bông mắc cỡ (hoa Trinh nữ). Hổ sọc Đông Nam bộ: Tại Lâm Đồng - Đà Lạt còn có vài giống như hổ lùn và hổ sọc. Hổ lùn Cây mọc không cao ,nhưng thành từng lùm từng bụi, lá có dạng bầu tròn và dai, gân lá nổi rõ rệt ,màu sắc lấn sọc hay đốm trắng , đốm tím trên thân cây và lá. Đa số mấy loại nầy thầy dùng để giữ nương rẫy, không cho kẻ xấu vào trộm. Nếu đã vào bẻ trái thì sẽ không biết lối ra khỏi đó ……. Mấy loại nầy cũng có thể dùng để uy hiếp, gây sợ sệt ,và tạo ác mộng cho những cô gái còn trẻ (một dạng ếm nhẹ ). Loại này được xem là dữ dằn nhất. Vì nó có thể được dùng thư ếm mà không cần phải bày biện phép tắc nhiều. Những cô gái nhẹ bóng vía thường dễ bị ám nhất... Ngải diệp môn: Còn gọi là môn Tía Y dùng để điều hòa âm dương,vận chuyển tài khí, giữ nhà. Hổ vằn: Lá phía trên có màu đỏ tía, sống lá nổi gân ửng lên, củ ngải có ruột màu vàng tươi nhưng màu nhạt hơn nghệ. Cũng như các loại hổ khác, hổ vằn ngoài dược tính để chữa bệnh còn có thể giữ nhà, đuổi trộm, doạ mấy người yếu bóng vía... Huỳnh hổ: Ở trên núi Cấm , giống ngải ruột vàng và trắng rất nhiều ,dược tính lại yếu ,thuộc tính trong huyền môn chỉ vào hàng thứ yếu so với mấy loại hổ kia. Cho nên người trồng hay lấy phối hợp nhiều loại củ ngải hổ, nấu chung lại thành cao để đắp ,hay làm thuốc tê, thuốc kiện tỳ và giúp lưu thông máu huyết hoặc làm thuốc trục máu dơ cho phụ nữ bị tắt kinh…Nói chung thì ngải hổ xanh, hổ vàng và hổ vằn có củ gần giống nhau. Khi cây còn non rất khó phân biệt. Chỉ khi nào xem củ, mới khẵng định chắc chủng loại của nó. Tuy vậy, những trường hợp chúng lai tạp lẫn nhau rất khó phân biệt trừ những thầy có kinh nghiệm lâu năm. Ngải xanh: Còn gọi là Thanh Hổ, lá như Bạch Hổ , nhưng không có sống tía trên lá. Có sọc trắng dọc theo đường gân lá.Tuy nhiên, nó khác Huỳnh Hổ ở chỗ cọng lá tròn ở phần cuống, có màu nâu nhạt. Ngoài công năng chữa trị đau bụng gió, bó sưng trặc, đánh gió, ngải xanh còn được dùng trị tà, nuôi trẻ con,gọi người về trong phạm vi gần (người được gọi đang ở trong làng xóm)... Ngải xích hổ: Thân lùn lá màu xanh đậm, bông đỏ hồng, không mọc thành bụi như các loại hổ khác và được trồng trước cửa để coi nhà, ngừa trộm đạo. Gừng gió: Tên gọi khác là ngải gió ( đây là cây nga truật thuộc họ ngải hổ) ,ruột trắng tựa như củ riềng, thầy ngải kết hợp với các loại hổ khác phun trừ tà , giải phép thư , giải thuốc độc. Loại này cũng có mấy dạng khác nhau. Các loại cây có xuất xứ ở miền đông Nam bộ và Tây Nguyên thân mảnh, lá nhỏ hơn so với cây trồng ở vùng Bảy Núi An Giang. Huỳnh hổ: Còn gọi là hổ vàng,lá như bạch hổ mà không sống tía trên lá. Ngải vàng nầy không lai tạp ,ra bông đúng màu (Huỳnh hổ chánh tông) Công năng về huyền pháp của loại ngải vàng này yếu nhất trong họ ngải. Cho nên chủ yếu người ta trồng làm thuốc. Hoặc sử dụng phối hợp nhiều loại ngải khác. Xét về diệu dụng, ngải Huỳnh hổ có công năng chiêu tài, kéo khách. Nếu là Huỳnh hổ chánh tông, bông của cây ngải vàng có màu vàng nghệ, lợt dần ở phần cuống hoa. Nhưng, cũng có khi trồng gần các loại hổ khác, cây bắt đầu chịu ảnh hưởng và có sự lai tạp lẫn nhau. Ngải bạch hổ chánh tông: Giống nhau ở chỗ sống lá có màu tía, hoa trắng là chủ yếu ,có sọc tím chạy dài theo sống lá… Sau này tạp giao nên hoa ngải thay đổi nhiều màu sắc khác nhau.
CÓ HAY KHÔNG TÁC DỤNG CỦA NGẢI YÊU, NGẢI CẦU TÀI?
Chị Phan thị H. là giáo viên tiếng Anh ở một trường trung học có tên tuổi ở Sài gòn. Chồng chị, vốn là một tài xế cho hãng phim nhà nước bảo rằng đi với đoàn phim mà nửa tháng chưa thấy về. Nghe đâu chồng lăng nhăng mà không hề có chứng cứ, chị H. theo lời giới thiệu tìm đến thầy Chín ở Hốc môn để chuộc ngải gọi chồng về. Sau vài ngày chuộc ngải, tốn sơ sơ gần chục triệu đồng, chồng vẫn chưa “quy hồi cố quận”. Lên “mắng vốn” thầy, được câu trả lời hết sức lọt tai nhưng cơn tam bành dường tăng gấp bội: “Con kia(chỉ tình địch của chị H.) không phải thứ vừa! Nó chuộc ngải yêu của thầy Mường… mạnh lắm! Chồng của nữ khó mà thoát khỏi tay nó…” . Nghe là biết tốn tiền, nhưng biết sao hơn, chị H. lại “cầu thầy” với giá phải chăng. Hai tuần chuộc ngải, người phờ phạc vì nghi ngờ ghen tuông, chị H. chợt thấy lão chồng lù lù quay về. Cũng chẳng có gì đáng nói nếu như lão thầy không đòi thêm tiền cho việc “đấu ngải” thắng lợi. Ông chồng hay chuyện làm toáng lên và lôi vợ lên tận hãng phim. Mọi người, kể cả giám đốc đến gã họa sĩ thiết kế là anh họ của chị H, đều chứng thực là ông chồng hoàn toàn trong sạch. Suốt cả tháng, theo lịch quay phim, ông chồng lái chiếc Huyndai chở diễn viên và nhân viên kỹ thuật của hang phim, ở quẩn quanh Đà lạt và Bảo lộc suốt. “Lão vớ được chị là may rồi…sao dám linh tinh mà chị sợ?” Ông giám đốc nói với nụ cười nửa miệng. Tất nhiên đoạn kết không nằm ở địa chỉ hãng phim hay tư gia của chị H. mà xảy ra ở trụ sở CA phường Đ.H.T với kết quả “không mấy gì vui” cho thầy Chín! Ngải yêu? Muốn biết hệ quả của nó, cứ gặp chị H. và thầy Chín sẽ có ngay câu trả lời chính xác!
KỲ 3: NGẢI HUYẾT Y NHÂN, NGẢI ĐỘC…VÀ NGẢI MARALAI
Bộ phim Lời Nguyền Huyết Ngải khi xem xong thú thực, nếu là người sính bùa ngải sẽ bực bội còn người không tin thì…không hiểu! Thực ra huyết ngải trong phim muốn đề cập là một loại ngải có thật, cực độc và đỉnh của những loài ngải hại người. Đó là ngải Huyết Y Nhân hay có khi là loại Hồng Tú Cầu tức ngải Maralai.
MA LAI HAY MARALAI?
Ở Việt Bắc thuở xưa tồn tại một truyền thuyết về Ma Lai Rút Ruột.
Truyện kể rằng người hóa thành ma lai có ba ngấn giáp vòng quanh cổ rõ rệt, Ngày sinh hoạt như mọi người nhưng không ăn uống gì và hành vi đôi khi có chút kỳ quái. Đêm đến, ma lai rút đầu và bộ ruột ra khỏi thân mình đi lơ lửng khắp xóm làng, ăn đồ dơ vật thải. Ma lai rút ruột ăn thứ thải loại của ai, người đó mang bệnh và chắc chắn mất mạng, Truyền thuyết còn tiến xa đến mức, muốn trị ma lai chỉ cần khi chúng rút ruột đi ăn ban đêm, lật xấp cái xác không đầu thì chúng không có cách nào ráp lại như cũ và đương nhiên…chết. Trí tuởng tượng của người xưa về sự huyền hoặc vùng sơn cước quả là…khó đỡ!
Nhưng ma lai ở Tây Nguyên thì khác xa. Gọi là “ma” nhưng không hề là ma quỷ. Đó là một loại thầy bùa thầy ngải thuộc giòng tà đạo. Y Nơi, khá thân với chúng tôi, một nhân vật khá lạ của giới làm phim, đã chấp nhận cho chúng tôi chứng kiến một người được cho là ma lai ở khu vực ngoại vi Buôn mê thuột. “Cách đây vài chục năm, chỉ nghe đồn là ma lai thì cả vùng sợ hãi nhưng cũng có khi mất mạng… Giết một ai đó bị tình nghi là ma lai, theo phong tục tây nguyên không hề có tội mà còn được xem là người ra ơn cho cộng đồng!” “Còn bây giờ?” Đáp lại câu hỏi của chúng tôi, Y Nơi chỉ cười khẩy. “Trong mấy buôn làng sâu xa ở đâu chớ còn như cánh tụi tôi, chẳng còn ai tin ma lai thầy mo gì đâu!”.
Người bị nghi là ma lai được nhìn thấy ở giữa một nghĩa trang người Ê Đê, cách thị xã gần 40 km. Ông ta ngồi một mình ở một góc nghĩa trang như một triết gia trầm mặc vào buổi chiều tà. “Khi đi ngang, cứ thế đi thẳng…ai gọi đúng tên mình cũng đừng quay lại… Nếu muốn diệt ma lai thì đi lùi lại, dùng một cây nhỏ chạm vào vai người được xem là ma lai rồi cứ thế đi thẳng, mặc cho bị réo bị gọi…Và thế là, ma lai lăn đùng ra chết!” Y Nơi nói với giọng giễu cợt. “Ủa, nói thế hóa ra ông cũng tin à?” “Không, nhưng nghe ba tôi nói vậy thì kể lại vậy…” “Rồi nhận ra vùng nào có ma lai bằng cách nào?” “À, cũng nghe kể thôi nghen… Rừng có bốn thứ âm thanh đáng sợ. Một là voi tét, công tố hộ, ó ma lai kêu và cuối cùng mới là cọp gầm…Ó Ma Lai kêu là dấu hiệu vùng đất có ma lai, cộng thêm xác cóc nhái chết khô…Ma lai hút nhớt hết !”. Và khi được hỏi con ó ma lai là con vật như thế nào, Y Nơi nhún vai lắc đầu: “Thú thiệt, tui cũng nghe nói chớ chưa bao giờ thấy…”. Tuy nhiên, ở khu vực Kim Sơn, Châu Sơn có một loạt người dân tộc Việt Bắc vào định cư nên truyền thuyết ma lai rút ruột với ma lai tây nguyên trộn lẫn khiến người nghe đâm ra…bị rối! Ma lai tây nguyên, thực ra chỉ là một thầy ngải có nuôi loại ngải maralai, một loại tà thuật hại người không hơn không kém.
TRUYỀN THUYẾT NGẢI MARALAI…
Ngải Malai có 2 loại chủ yếu. Một loại mọc lá dài ở miền Đông Nam bộ ,một loại lá ngắn bông có 2 màu trắng và đỏ mọc ở Thái Lan đem về hơn 50 năm rồi.
Người ta gọi là ma lai ngải là gọi theo tiếng Việt, đây là cách nói trại từ tên gọi của Thái - Ma la ra.
Ngoài tên này, nó còn có tên gọi đúng là Rieềm chơ…dùng để đấu phép của các kiểu thầy với nhau. Theo truyền thuyết của họ thì một trong những phép luyện ngải malai là dùng bông ngải. Bông của loại ngải nầy phơi khô khi đốt lên thường hay chiêu dụ các loại yêu tà đến để hưởng khói. Từ đó, thầy đọc chú và sai xử... Tuy nhiên, nếu thầy không đủ bản lĩnh, nguyên khí của thầy sẽ bị các loại yêu tinh được chiêu dụ tranh nhau hút mất. Nghe như phim ma quái Hồng kông. Ngải malai được một số người gọi là Hồng Tú cầu. Nhưng, “hồng tú cầu” này trồng ở nhà nào, nhà đó làm ăn không khá, có chuyện lục đục xảy ra liên miên, trẻ con thường hay bệnh nhưng bác sĩ không định rõ bệnh gì, người nhẹ bóng vía thường bị bóng đè, mộng mị lung tung… Có ý kiến cho rằng tên gọi ngãi malai bắt nguồn từ Malaysia.Tức là các loại cây có nguồn gốc từ Nam Dương.Ngãi malai khi luyện thầy phải kiếm nơi cây cao đồng vắng khi luyện ngãi thầy thường quàng khăn sắc hội tổ vào người để hộ thân.Sau khi gần mãn thời kỳ 49 ngày,ngãi thành hình nó thường biến thành ma quỷ hoặc thân hình khổng lồ như cây cổ thụ để dọa nạt thầy.Có khi nó le lưỡi dài cả thước để liếm mặt, lúc nó nhe hàm răng nanh dài như nanh heo rừng như sắp cắn cổ.Nếu ông thầy luyện ngãi không có vẻ sợ hãi thần ngãi sẽ quy thuận theo.
Từ đó ngãi đi theo thầy,muốn xử lý ai đó, thầy đọc chú gọi ngãi về. Malaingãi hớp vía đối thủ như chơi nếu người kia không biết đề phòng. Một nhân chứng đã từng sử dụng loại ngải này, nay đã bỏ hẳn, thuật lại bên chén rượu Bàu đá cay nồng. Nhưng khi được hỏi những truyền thuyết quanh cây ngải độc này mà anh từng chứng kiến thì cả bọn ngã ngửa nghe anh kết luận: “Chú ruột tui kể lại…riêng tui thì quả là chưa thấy!”. Mà ông chú thì bị tù đã gần 3 năm chưa về nên muốn biết rõ hơn, đúng là chuyện…hài hước!
HƯ THỰC CHUYỆN NGẢI MỌI…
Theo truyền thuyết, nơi đất gần tiếp giáp xứ Campuchia, ngải đen gồm có 3 loại. Ba loại đó có tên là: Xà mo - Tà náp - Cau na xăt. Dĩ nhiên là tuỳ theo từng thứ ngải mà nó công dụng khác nhau, từng ông thầy thuốc, ông thầy pháp, sẽ dùng nó theo cách gia truyền của bổn môn, sự nuôi nó khác nhau.
Có loại nuôi tại vườn nhà… có loại không được nuôi trong nhà, chỉ biết chổ bí mật mỗi năm đến lấy 1 lần mà thôi. Loại đầu mọc tại miền Tây, chỉ tại vùng núi Cấm và núi Tượng mà thôi, nó chỉ mọc trên núi và trong vườn thuốc, không hề mọc tại chân núi và đồng bằng, có thể tác phong của nó tồn tại nhờ khí hậu và thuỷ thổ đặc trù của vùng. Loại Xà mo lá và thân cây như cây môn nước hay bạc hà, tuy nhiên xà mo thì đen thủi từ cành lá đến gốc củ. Loại nầy dùng làm thuốc với củ và hoa, hoa rất hiếm ra, đôi khi vài năm ra hoa 1 lần, hoa như hoa loa kèn, mọc từ củ đâm lên, màu trắng pha sắc tim tím. Hoa có dược tính làm thuốc tình dục, kích dục và cương dương. Củ thì làm thuốc dùng dung thực phẫm hàng ngày khiến cho trẻ con còi mau ăn chóng lớn, người già mau phục hồi dương khí…
Có lời đồn rằng cụ già 70 mà dùng nó trong 15 ngày có thể sung lực lại như con trai, có thể lại có con tiếp…. Ngải Xà mo thì làm thuốc nhiều hơn là phép thuật, cách trồng cũng tương đối dễ. Thực ra nó tự mọc mà không cần chăm bón hay chú trớ gì vào cây.Xin chớ lầm với loại cây có lá gần giống như vậy là cây môn tía lợi, cây này mọc gần bờ nước như môn, củ và lá có thể nấu canh ăn lợi dưỡng khí huyết. Nhưng cây môn tía lợi thì cành đen mà lá xanh. Trong khi cây Xà mo thì tất cả đều thâm đen, không hề có màu xanh và cây mọc trên đất thịt, đất bằng không mọc tự nhiên gần hồ nước như cây môn.Người Khơ me hay xắt lá cây Xà mo cho heo gà ăn, vì nó làm tăng đề kháng gia súc với bệnh tật đến từ thiên nhiên. Khi vào phum sóc của họ nếu để ý ta sẽ thấy vài bụi Xà mo họ trồng gần 2 bên đường vào làng. Loại này người Việt ít ai biết xài. Lại có người cho là có thuốc độc.
Ví dụ như củ Xà mo, muốn làm thuốc xài thì đợi đêm trăng thật khuyết, trước tiên hứng sương trên lá nó, sau lấy củ (người lấy đứng day lưng phía đông), lấy sương trên lá nó rửa mặt mới được đem củ về nhà, không đem vào bước qua thang (nhà sàn) mà phải chui lòn dưới gầm nhà sàn mà liệng nó vô xó bếp, im lặng mà đi ngủ, sáng mai sẽ làm thuốc.Người ta quả quyết nếu thanh niên trai tráng làng họ có bệnh hoạn hay thiếu hụt, chỉ còn lại các cụ già, thì các cụ già vẫn dùng những bài thuốc này duy trì dân số cho làng họ. Người nam vô sinh có thể dùng củ Xà mo để lấy lại lực lượng tinh trùng. Loại cây này cũng có mọc tại Nam Mỹ với tên dân gian là Blackwindow Magic… Núi Tượng có loại ngải này mọc hoang vào mùa mưa, hoặc trên núi cấm khu vực gần suối Thanh Long, nó không mọc tràn lan thành khu như cây môn nước, mà chỉ duy nhứt 1 bụi mà thôi. Chính những người dân Khơ me gánh hàng lên núi bán cho người Việt, họ đã bứng lấy những cây nầy về phum sóc làng họ trồng. Có ông thầy Miên biết cách dùng lá Xà mo làm thuốc cho thịt mọc lại từ vết thương đã bị khuyết lõm.
Loại ngải đen thứ hai còn gọi là Tà náp (tuỳ theo chỗ mà có thể có tên gọi khác nhau). Loại ngải đen này khá là hiếm hoi. Bỏ qua đặc tính thuốc của nó thì đây là loại ngải các thầy chuyên dùng làm ma thuật. Tà náp mọc tại vùng núi Tượng và núi Cô Tô thuộc Châu Đốc, nó chỉ mọc trong sân vườn nuôi ngải của các loại thầy, hiếm thấy cây mọc hoang bên ngoài… Thầy nào trồng hay lắm chỉ được đôi ba bụi không nhiều hơn
Cây lúc nhỏ cao gần 2 tấc có lá mặt trên xanh, dưới màu đen. Sau khi cây mọc cao hơn thì toàn bộ lá chuyển sang màu đen có sắc pha tim tím… Cây ngải biết chào chính là loại Tà náp này đây. Tương truyền khi chủ nhân nuôi ngải niệm thần chú, cây sẽ tự ngã nghiêng qua lại như có gió lùa bụi cây. Khi trời lặng im không gió, ngải chỉ vẫy chào khi thầy đọc thần chú. Ngải tà náp nuôi không được ở chỗ nắng gắt, chỉ cần chỗ hơi nước ẩm như phong lan, tốt nhất là nên trồng xen lẫn với 1 số bụi cây khác cho mát cây (có bóng râm).Mỗi ngày phải chú trớ vào cây vào lúc nửa đêm, mỗi tháng phải có 2 ngày cho cây ăn trứng gà (đặc biệt trứng gà ta, và máu mồng gà trống viết thần chú lên trứng) cây Tà náp rất kị sản phụ. Để họ lại gần, cây sẽ vàng lá chết trong vài hôm.Củ cây ngải đen nầy nhỏ thì như hạt đậu, to thì như ngón chân cái, không hơn, trong ruột đen sẫm….khi thì giờ thích hợp thì thầy ngải sẽ lấy củ ngải già nhất tách khỏi cây. Sau đó cho củ ngải vào 1 cái dĩa sành, đậy lại bằng 1 tấm vải đỏ có ghi lời chú trớ trên vải. Hàng đêm thầy phải luyện củ ngải này cho thuần phục mình trong 100 ngày đêm.- Vì sao phải cực khổ như vậy với cây ngải đen? vì họ tin rằng cây ngải này sẽ mách cho họ hôm nay ai đến nhà, đến với dụng ý tốt xấu ra sao ….Khi lối xóm có mất đồ, người ta đến nhờ xem thì ngải sẽ mách cho biết ai đã lấy trộm, quen hay không? gần hay xa.Còn chuyện khác nữa như củ ngải này cắn lấy 1 mẩu nhỏ nhét kẽ răng đi nói chuyện vay mượn cho dể dàng ….cho người ta yêu mến ….Hay lấy ngải này nhai phun vào tô nước cho khách rửa mặt và rải lên quần áo …sẻ mua may bán đắt trọn ngày. Nếu chẳng may có đàn bà chửa kêu tên hay vỗ vai thì ngải thì chạy về lại nơi thầy, lúc này ngải không còn theo khách nữa. Nhưng điều gì cũng có giới hạn của nó. Mỗi người khách chỉ có 2 cơ hội xin ngải xài, không có đến lần thứ 3. Nếu có, phần được của khách sẽ là cái mất mát của nhà ông thầy cho ngải. Vì vậy, ta biết rằng thầy ngải không bao giờ xài ngải, chỉ cấp cho thuộc khách xài mà thôi.Ba miếng cắn ngải cộng với 3 giọt máu từ ngón tay út hoà với trứng gà sẽ là miếng bùa yêu độc chiêu vô song, có thể đem cô gái về nhà ở hay đi với người chuộc ngãi đến bất kì nơi nào. Với người bị trúng ngải đen này,họ chỉ còn biết người tình mình là chánh yếu, nói gì cũng nghe. Quyến thuộc với họ trở thành không quan trọng.
Cô gái này có thể bỏ nhà đi biền biệt, sau trăm ngày ngải sẽ tan nếu người tình không tiếp tục chuộc ngải.Đây là trường hợp có thật từng xảy ra. Có người chuộc ngải đen cho 1 cô giáo ăn phải, cô ta bỏ nhà, bỏ trường đi xây tổ ấm cùng người yêu, anh này cũng thuộc loại tương đối khá có tiền chuộc ngải liên tục và cũng hết lòng yêu chiều cô ta. Nhưng sau khi sanh con đầu lòng. Chắc có lẽ vì ngải không chịu ô uế nên mất tác dụng! Cô ta chợt bừng tỉnh như 1 cơn mơ …tự dưng thấy ghét chồng thậm tệ, không chút cảm tình … cô liền ôm con trên tay về nhà cha mẹ ruột, bất kể ông chồng tuyệt vọng nài nỉ hết lời!
NGẢI KHÔNG BẰNG…TIỀN!
Gần xóm trọ đường Âu Dương Lân quận 8, có cặp tình nhân trẻ măng đến thuê phòng. Anh chàng làm nghề bartender cho một quầy rượu đường Phạm ngọc Thạch quận 3. Nàng thì xuất thân có phần nhỉnh hơn: kế toán cho chính bar chàng đang phục vụ. Cả hai cùng đi làm vào chiều tối còn ban ngày thì đóng kín cửa phòng cười đùa rinh rich. Cảnh thân mật hạnh phúc ấy làm khối kẻ phải thầm ghen. Một hôm gia đình cô gái tìm đến tận nơi và làm om xòm “chuyện đôi lứa” của họ. Xóm giềng được bà má của cô gái cho biết tỏ tường nguồn cơn. Hóa ra cô gái có một chàng việt kiều đeo đuổi nhưng gã trai chuộc ngải bỏ cho cô gái khiến cô mê mụ không còn biết gì tới gia đình, lặng lẽ đi xây tổ uyên ương với “thằng cùi bắp”. Cô gái phản ứng dữ dội. Ngay sau khi gia đình bỏ về, cô gái và chàng trai lập tức chuyển đồ đạc đi sang một khu nhà trọ khác khác con hẻm nhưng chỉ cách nơi ở cũ không đầy 100 mét! Gia đình lại đến tìm nhưng theo quy luật nhà trọ “đèn nhà ai nấy sang, trán nhà ai nấy xỉ” nên không một chút thông tin nào về nơi ở mới của cô gái bị bùa ngải bị tiết lộ. Thỉnh thoảng cô cũng quay về nơi ở cũ, có vài cô bạn cùng “nhiệm sở” để tám chuyện. một ngày đẹp trời nọ, chàng trai bỏ đi mất sau một trận cãi nhau. Cô gái dọn về ở chung với bạn gái. Hóa ra họ cãi nhau đơn thuần là vì theo cô gái: “đàn ông gìm làm biếng như quỷ” và chàng trai thì cho rằng: “gái ham tiền”! Và chưa kịp có thầy bùa thầy ngải nào vào cuộc, mối tình đến rất nhanh cũng chia tay quá vội. Cô gái bỉu môi khi được hỏi về “vụ bỏ ngải” của chàng trai: “Nó hứa bán đất ở quê lên mở tiệm làm tóc cho tui, tui mới chịu về ở chung…Ai ngờ, ở quê nó, cục đất chọi chim còn hổng có, nói chi tới bán?”. Thật quá đủ và đơn giản cho thông tin bùa ngải mà bà mẹ cô gái đã gieo vào tâm trí người dân xóm trọ!
KỲ 4: MỘT CÂU CHUYỆN BỎ NGẢI VÀ TRỊ BỆNH BẰNG NGẢI ĐEN…
CÂU CHUYỆN BỎ NGẢI CHO THIẾU NỮ…
Cách đây gần 10 năm, dạo gần Tết, người ta hay có lệ sơn phết lại mặt tiền nhà (quét vôi trang hoàng cho sáng mừng năm mới). Có 1 gia đình người Hoa ở quận 5 mời 3 người thợ (từ miền Trung vào ) đến quét vôi trong nhà. Trong nhà họ có cô con gái 21 tuổi đã đính hôn…chờ ra giêng làm đám cưới. Trong lúc thợ quét trong nhà thì tình cờ cái thang đè lên trên đôi dép cô gái. Cô gái kêu anh thợ lấy đôi dép giùm cho cô mang đi.
Lúc đó anh thợ liền lấy đôi dép lên thổi mấy cái như thổi bụi bám rồi đưa cho cô gái. Có vậy thôi mà 3 ngày sau, khi việc quét vôi đã xong thì cô gái bỏ trốn nhà theo anh thợ kia. Có người thấy cô ta đi ngoài đường với anh ta, liền báo cho gia đình cô hay. Cả nhà túa ra tìm nhưng không hề thấy dấu vết gì của mấy người thợ hôm trước. Hỏi chỗ nhà trọ, người ta nói họ thu xếp về nhà ăn Tết rồi... Vậy là cô gái mất tích luôn … Qua 30 ngày sau, tự cô trở về nhà, tiều tuỵ và hốc hác. Cô tuyệt đối không nói nhiều …chỉ nói khi cần thiết … Cả nhà không ai có thể biết cô đã ở đâu? với ai? làm gì hơn cả tháng qua?.Lúc đó, có người quen nghi là cô mắc ngải, liền gọi thầy pháp đến, họ có cúng nhưng cô vẫn y thái độ, mỗi ngày cô ăn rất ít. Sau đó họ nhờ đến vị thầy mà tôi quen …Ông đến xem khí sắc cô rồi nói cô bị trúng ngải đen Tà náp rồi.Ông nói mua trứng gà luộc rồi lén dấu 3 cái dưới gầm giường cô ta ngủ ….Sáng hôm người nhà lén lấy ra rồi kêu ông đến, ông không chạm vào, kêu người nhà đập trứng ra xem thì thấy trong trứng từ lòng đỏ và trắng đều chuyển màu đen thui do ngải ăn!Vì sao ông biết trước việc nầy? Vì chính ông cũng từng nuôi ngải đen Tà náp, nhưng ông không cho dùng vào các việc tổn thất đức như vậy! Ông cho biết mỗi trăm ngày chỉ được dùng 1 lần mà thôi, và tuyệt đối người dùng không được trở lại hiện trường đã dùng ngải. Tức là phải đi thật xa chỗ tác ngải (đây chỉ nói với công tác làm ngải yêu mê, mờ mắt thôi.
Với việc khác thì không như vậy).Khi hỏi bao giờ hết thì ông nói nếu sau trăm ngày không tiếp chuộc ngải cho người tình ăn thì ngải sẽ không còn tác dụng. Còn cách nào sớm hơn cho giải ngải ? Ông nói phải trục 1 tuần cho ăn uống 1 số thuốc ngải khác cộng lại, con bệnh sẽ nôn hay tiêu ra hết chất ngải Tà náp mới tỉnh hồn lại .Bởi vì ngãi Tà náp quá mạnh và lợi hại (khi làm dầu hay sên sáp ngải ,người Khơ me hay phối hợp 5 hay 7 loại ngải lại nấu. Trong khi các thầy đang tìm cách hóa giải, còn tìm vài loại ngải mà ông biết để phối hợp giải ngải Tà náp, cô gái kia đã nhân sự sơ hở của gia đình, mà cạy tủ lấy tư trang và tiền mặt trong nhà rồi biến mất lần nữa!Đúng như lời ông thầy nói, quả là sau trăm ngày cô lại trở về, ốm o gầy mòn, còm cõi. Nhưng lần nầy cô tỉnh táo hẳn, ăn uống dần lấy lại sức như xưa cũng không hề có ý muốn trốn nhà mà đi.
GIẢI NGẢI…
Khi ông thầy đến nhà cô ta, ông nói lấy 1 nắm gạo cho vô bọc, và 1 nắm muối hột cho vô bọc, để cô gái ngồi 2 tay nắm 2 bọc ấy … ông lấy 3 cái trứng gà (có vẻ chú trớ lên) để vào 1 cái dĩa trước mặt cô ấy. Khi ông đọc chú trong miệng thì cô gái tự nhiên cầm khi thì nắm gạo, khi thì nắm muối dí vào cái đĩa trứng (lúc nầy cô như con rối vô hồn). Sau đó ông đi ra sau lưng cô ta niệm chú, nếu ông đưa tay phải ông lên, tự dưng cô gái cũng đưa luôn tay phải cô lên, dù cô không hề nhìn thấy ông làm gì!Sau nầy ông giải thích là vì trong người ông cũng có giữ ngải đen Tà náp, nên ông khiến ngải của ông nuôi liên thông với ngải trong người cô gái mắc phải, nhưng ông không tài nào có thể trục ngải ra khỏi người cô ta được vì cũng theo thầy cho biết: ngải thầy nào nuôi chỉ đi và về theo thần chú của thầy đó.
NGẢI ĐEN TRỊ BỆNH…
Loại ngãi đen thứ ba, tên là Cau na xăt…hay còn gọi là Sa hắt.Có lời đồn là ngãi nầy là vua các loại ngãi, nó là vô địch vương ngãi, bởi đặc tính của nó bao trùm cả 2 lĩnh vực sa nê và thmup (sa nê là tên gọi chung lĩnh vực pháp thuật cho tình yêu, vật chất... Thmup là tên gọi cho lĩnh vực thư, trù, yếm hại về tinh thần và thể xác).Theo truyền thuyết, ngãi đen nầy do các thầy chà và mang theo trồng cùng với 1 loại lời nguyền (có thầy khác lại cho nó có xuất xứ từ đảo Bali). Lời nguyền là nếu cây ngãi nầy mọc được ở nơi đây ,con cháu họ sẽ vẫn còn tồn tại nơi đây… và hàng năm phải có 1 cô gái còn trinh dâng máu trinh tiết của mình cho cây ngãi (trọn đời cô sẽ không lấy chồng …thông thường đây là 1 người con gái của chính thầy nuôi ngãi đen).- Truyền thuyết số 2, cây ngải này do 1 loài phù thuỷ (neang-quỉ cái) nửa người nửa quỉ chết hoá thành, cây ngải này sẽ tự nhiên xuất hiện tại nấm mồ của cô gái chết trẻ mà ước vọng tha thiết chưa đạt được, quỉ Neang sẽ xuất hiện dưới dạng cây ngãi đen nầy thu hút vong linh cô gái vào, sau đó sẽ báo mộng cho thầy pháp đến cúng thu ngãi về nhà trồng luyện, khi ngải hoạt động sẽ là lúc các ước vọng của cô gái xuất phát ra (đúng hơn là các cảm xúc tiềm ẩn khát khao được thể hiện, sau khi đã từng không toại nguyện).- Trước 1975, ở khắp hang cùng ngõ hẻm ở Sài gòn mọi người thường gặp 1 ông chà và trải chiếu ngồi bán vải, bán gối và dầu cù là con voi trước cổng đình. Ai cũng từng chứng kiến cảnh ông thầy bán vải đó chữa bệnh cho trẻ em, nhổ lấy răng sâu, chữa mụn nhọt to như cái chén, trừ chí rận (dạo ấy người ta còn nhiều chí lắm)…nhổ răng thì lấy bông gòn thấm 1 chất thuốc nước đen đặc có màu hơi óng vàng, để miếng bông ấy vào chỗ răng sâu, độ dăm phút sau lấy ra thì cái răng đã nằm gọn trong miếng bông ấy, không một chút máu chảy, không 1 tiếng khóc kêu đau… loại ngải này cầm máu và làm lành da rất thần hiệu!-
Còn chữa mụn nhọt to nhức nhối lâu ngày không bể miệng ... cũng chất thuốc ấy thấm vô vải đắp vào, để yên độ dăm phút. Sau đó ông kêu đứa bé đứng lên, ngồi xuống đôi ba lần là tự dưng cái nhọt vở toác ra …Ông lại dùng 1 cái chén nhỏ để bông gòn và thuốc vào úp lên …lại dăm phút sau... ông gỡ chén ra, cái ngòi nhọt và mủ chui ra nằm gọn trong cái chén rồi!-Trừ chí rận thì cũng cái thuốc ấy, ông rải lên 1 cái áo cũ do người mẹ đứa bé đem theo, xong lại bịt trùm đầu tóc đứa bé, chừng mươi phút, ông lại lấy cái thau nhỏ bảo hứng nước mang đến, ông thầy cho đứa trẻ nhúng tóc vào gội, vậy là bao nhiêu chí rận nổi lềnh trong cái thau ấy!
THƯ BẰNG NGẢI ĐEN…
Còn nói về chuyện thư trù bằng ngãi đen, là chuyện kể của mấy thầy ngải thuộc tà đạo, đa phần sống ở khu vực chợ Nncy, Nguyễn văn Cừ dài xuống Dương Bá Trạc. Như muốn trả thù phải nuốt 1 củ ngãi đen (không được nhai), kế đó hàng ngày đúng giờ ngọ phải ra miếu hoang hay nghĩa địa ngồi xổm, phất 2 tay áo phần phật trong gió cho mạnh, miệng kêu tên người có thù mà rủa bằng các lời cay nghiệt nhứt. Ngải đen còn có thể thư trù (Thmup) có cách nuôi ngải đen bằng huyết của chính vị thầy chủ nhân ,khi lấy củ ngải thì phải đốt bằng móng và da con trâu cổ thật già (trâu đực) để hơ củ ngải cho thật ráo. Khi thầy muốn thư trù ai, hay ai mướn thầy làm (thường thì phải nêu rõ lí do trả thù và thề là nói đúng sự thật, nếu nói dối, người bị trù sau khi chết rồi thì kẻ mướn trù sẻ bị mù và điên, con cái trong nhà sẽ chết yểu đến mấy đời). Khi đêm đến, vị thầy sẽ lấy tên tuổi nạn nhân và người mướn trù ra cúng thần ngải và tác bạch việc mình muốn làm, sau đó ông thầy lấy vật tuỳ thân của nạn nhân như tóc, khăn tay..vv.. để vô 1 cái chén sành thật cũ úp lên ( chén nhặt tại các gốc cây, khi xưa chén bát, bình vôi cũ thường được dân làng đem vứt bõ tại các gốc cây to trong lang) rồi lấy cái áo của kẻ mướn trù ra, đặt 1 cái lưỡi câu cắm cá lóc (đã từng lấy trong miệng cá ra) đặt lên đít chén, phủ cái áo lên chén… sau đó nhai củ ngải đen và niệm thần chú gọi tổ ngải… phun thật mạnh ngải lên cái áo. Sau đó giở cái áo lên xem lưỡi câu còn không? Nếu lưỡi câu còn thì ông lại để áo lên phủ lại nhai ngải phun lần nữa 2 hay 3 lần mà thôi. Nếu lưỡi câu vẫn còn thì số người bị trù sẽ không chết, nhưng sẽ bệnh nặng và làm ăn bại xụi 1 năm. Nhưng nếu cái lưỡi câu kia biến mất thì người ấy sẽ chết sau 100 ngày! Ban đầu là đau đầu, biếng ăn, ngủ hay mớ. Về sau ăn nhiều mà ốm dần, bụng chướng lên, mặt vàng đi, 2 ống chân phù ra, đường chỉ trong 2 bàn tay và chân mờ nhạt dần. Đến 60 ngày thì bụng chướng lớn lại hay có cục gù như nắm tay nổi lên di chuyển như 1 sinh vật, lúc chạy vòng vo, khi lại trồi lên hụp xuống ở vùng bụng. Đây là thời điểm thuỷ triều hay lên hoặc xuống. Người bệnh tối khi mơ, khóc lóc, hay tự vạch trần, hài tội chính bản thân mình hay người liên kết tội lỗi với mình! Từ khoảng 90 ngày đến hơn 100 ngày là lúc tử vong. Đã ếm thư với ngải đen thì không có việc làm vào, mở ra! Nếu như bùa chú có cột có mở, thì việc này không thể với ngải đen. Vì nó phải trả giá bằng chính sinh mạng của thầy thư ngải hay của con trai ruột của thầy (hoặc con gái).
Theo tương truyền ,thầy nào thư ngải đen hại người, nếu lấy 3 mạng, thầy sẽ mù 1 con mắt, nếu lấy 7 mạng, thầy sẽ đui trọn 2 con và tuyệt tự, tức con cháu trong nhà tự nhiên mắc bệnh hoạn, tai ương lần lượt từ trần! Các thứ thuật thư chài bằng cá rô hay con rắn nhỏ vào bụng, thư da trâu, thư miễng sành chén cũ... chỉ có thể thực hiện với sự hổ trợ của ngãi đen mà thôi! Vì vậy nên các thầy ngải xem ngải đen là ngải vương vô địch. Còn việc khác nữa từ ngải đen, như lấy mồ hôi người ta (vắt từ cái áo ướt khi mới đi đồng về) cho ngải đen vào, sau đó đánh bẩy chim (bẫy sập) nếu được 2-4-6 con thì không, nếu được 3-5-7 con thì nhỏ mồ hôi vào miệng chim thả bay đi, người kia sẽ bỏ đi biệt xứ không về nơi sinh quán, thoảng hoặc có về thì lại đau bệnh, bức bối tinh thần, lại mau chóng rời đi!
NGẢI MỌI, NGẢI CỦA NGƯỜI CHĂM…
Ngải Mọi (tức ngải nga truật hay bồng truật) Có tên khoa học Kaempferia Pandurata Roxb thuộc họ gừng. Ở Nam Trung Việt hay trên dãy trường sơn, ngải Mọi thường được người Chàm dùng, dân Việt chỉ bắt chước dùng theo. Ngải Mọi thường được sử dụng kèm theo sự trù ếm. Chính loại Ngải Mọi thường gây ra những biến hóa người ta thành hùng hổ hay dã nhân như trong truyện Ngậm Ngải Tìm Trầm.
Theo bác sĩ Sallet kể, có lần ông ghé làng Tịnh Mỹ ''tên Chàm cũ là Palei Chamar thì được người ta đưa cho một lố các thứ củ rễ đã tróc vỏ, nên ông nghĩ rằng ngải Mọi chưa hẳn là một thứ rễ củ huyền bí mà còn rất nhiều thứ khác. Người Chàm đôi khi cũng gọi tên Ngải như dân Việt mà dùng nó để trù yểm , tuy nhiên họ gọi nó bằng một tên là Iru ( có nghĩa là ''thuốc'') giống như người thiểu số ở Trường Sơn dùng chữ Bò Gang! Bên cạnh ngải mọi, còn có những loại đặc biệt khác như:Ngải Chavung :để trị bịnh gia súc, Ngải Nham Han :củ ngắn màu hơi đỏ, dùng cầm máu, ngải Nagikabah: dùng để kết hợp lại những chuyện phân ly trong aí tình hay gia đình. Nhưng ngải người Chăm sử dụng có loại Ngải Camlai đáng sợ hơn cả. So với Camlai, ngải mọi thuộc loại trung bình thôi.
CÂU CHUYỆN THAY LỜI KẾT…
Nhưng lại cũng một câu chuyện về Thư bằng ngải đen vừa xảy ra năm 2012 làm một thầy ngải khét tiếng vùng Daknong suýt mất mạng. Ông Tư Xe Ngựa, có tiếng là thầy ngải từ miền Trung vào lập nghiệp dễ hơn vài chục năm. Một hôm có người đến nhờ chuyện tranh chấp đất ở Phú Giáo, ông gật đầu khi thấy khoản lại quả trị giá hàng trăm triệu đồng. Làm phép độ hơn chục ngày, một buổi tối thốt nhiên thầy Tư đau bụng quằn quại. Gia đình hoảng hồn khi ông cho rằng đã bị thầy bên kia cao tay hơn, buộc ngải phản lại ông. Chịu đựng thêm một ngày một đêm với hang loạt bùa chú, khăn tổ, nuốt ngải…vẫn không chuyển biến, thầy thều thào với con gái và vợ: “Tới gặp bên kia, xin nó tha…tui chịu hết xiết rồi!”. Gia đình chạy luôn trong đêm đến gặp phe đối thủ. Ông chủ nhà dắt luôn vào phòng khách chỉ hàng loạt bằng khen treo lủ khủ trên tường: “Tôi là đảng viên, đời nào tin chuyện ma quỷ bùa ngải huống hồ gì dùng nó để hại ai…”. Đêm hôm ấy, cầm lòng không đậu, vị giám đốc đã nghỉ hưu ấy phải về tận nhà ông thầy ngải Tư Xe Ngựa… Hôm sau, thấy cơn đau của ông Tư lên đến đỉnh điểm không còn nằm thẳng ra được nữa, ông “đối thủ” quyết định chở “thầy” vào bệnh viện Chợ Rẫy, mặc cho “thầy” phản đối! Và thực là may mắn cho thầy khi khúc ruột thừa bị viêm của ông thầy vừa vỡ. Theo bác sĩ cho biết nếu đưa đến trễ, mạng của “thầy” e là khó giữ. Sau khi về, hơi khỏe một chút Thầy Tư Xe Ngựa ra vườn dùng xà bấc cuốc bằng sạch những bụi ngải đủ loại mà ông thường xuyên chăm sóc hơn cả con đẻ. Từ đó, thay vì đi cúng tổ hàng năm, ông chở vợ và con gái, con rể, cháu…đến thăm vị giám đốc cứu mạng mình! Chờ đến khi “mở được ngải thư” như đề quyết, e rằng giờ đầy mả của “thầy” cũng đà xanh cỏ…
KỲ 5: BÙA MÊ THUỐC LÚ CÓ TÊN: “HƠI THỞ CỦA QUỶ” CÁCH CHẾ TẠO VÀ CÁCH NGĂN NGỪA
Tính cách người các tỉnh tại Trung Quốc
1. Người Hà Nam
Tỉnh Hà Nam là cái nôi của dân tộc Trung Hoa, trong sáu cố đô của Trung Quốc có ba cái ở Hà Nam. Thế nhưng thanh danh hiện nay rất xấu, các công ty lớn tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến đều không muốn thuê dùng người Hà Nam. Đã có câu nói: “phòng lửa, phòng trộm,(đề) phòng người Hà Nam”, thậm chí tại Thâm Quyến đã từng có biểu ngữ “nghiêm khắc đả kích bọn tội phạm Hà Nam”
Có thể là do đất hẹp ngưòi đông (sắp đạt 100 triệu dân), nên cạnh tranh dữ dội, rất nhiều ngưòi dường như xảo quyệt là thiên tính. Độ tín nhiệm của các công ty Hà Nam rất xấu, hễ lừa được là lừa, hễ hãm hại được là hãm hại, buôn bán làm ăn với họ là rất mạo hiểm. Trịnh Châu, Tân Hưong, An Dương tập trung rất nhiều công ty lừa gạt, dùng các phương thức như uỷ thác gia công, liên minh, để lừa gạt, chính quyền địa phưong về căn bản không quản lý. Người Hà Nam phổ biến có địa vị không cao tại các thành phố lớn nhưng tiếng tăm lại rất nổi; “ thu nhặt đồ phế phẩm rất nhiều ”(và thường thuận tay giắt bò). Số gái điếm cũng không ít, thưòng lang thang tại thành phố. Tỷ lệ người Hà Nam phạm tội ở Bắc Kinh chỉ dưói ngưòi Đông Bắc, nên ở đâu cũng bị chèn ép, thậm chí nhiều người Hà Nam phải nói dối là người Hà Bắc, người Sơn Đông.
Thực ra ngưòi Hà Nam rất chăm chỉ, chịu khổ được, tập quán sinh họat vốn thật thà chất phác, nhất là ngưòi nông thôn. Tuy vậy có nhược điểm là bảo thủ, thành kiến, không nghĩ đến tiến thủ. Là tỉnh có sức lao động lớn nhất Trung Quốc.
Người Hà Nam ở nhà rất coi trọng lễ nghĩa, các chuyện ma chay cưới xin, sinh đẻ, lễ tết …đều rất coi trọng lễ nghĩa. Tuy nhiên ngưòi Hà Nam nổi tiếng vì không thích tắm rửa.
Nói chung tiếng xấu với ngưòi Hà Nam đã thâm căn cố đế. Nhiều người thường trách mắng người Hà Nam, nhưng lại quên mất rằng tổ tiên ngưòi Khách Gia thậm chí người Thượng Hải đều là ngưòi Hà Nam.
2. Ngưòi Hồ Bắc.
Là láng giềng của tỉnh Hà Nam, trình độ xảo quyệt không thua ngưòi Hà Nam, hàng giả tại một đưòng phố tại Hồ Bắc đã từng nổi tiếng tại Trung Quốc. Tuy vậy thanh danh ngưòi Hồ Bắc không xấu như vậy, đây được coi là tỉnh có nhiều hồ nước, nước nhiều tự nhiên tính tình linh hoạt, và có nhiều mỹ nữ. Ngưòi Hồ Bắc rất thông minh, số ngưòi đạt kết quả cao trong các kỳ thi vào đại học rất cao. Ngưòi Hồ Bắc học giỏi, trường trung học phổ thông Hoàng Cưong nổi tiếng cả nước, thậm chí nhiều trường học trọng điểm của Bắc Kinh, Thưọng Hải cũng không bằng Thiên Môn nổi tiếng là quê hương của Hoa Kiều trong nội địa. Hồ Bắc có những nơi rất giàu, có thể so sánh với vùng ven biển. Tuy vậy ở mấy nơi tiếp giáp với Đại Biệt Sơn tỉnh An Huy, Hà Nam lại là vùng nghèo nhất nước.
Huyện Hồng An của Hồ Bắc đựoc gọi là “huyện của các vị tướng”(có tới 223 vị tướng) đó là vì thời thế tạo anh hùng, những năm tháng đó nơi nào càng nghèo, tinh thần tham gia cách mạng càng cao.
Người Hồ Bắc hướng nội, biết giấu mình chờ thời, nhưng dũng khí (trong khi tìm hiểu đối tưọng) không bằng ngưòi Hồ Nam.
Hồ Bắc cũng là tỉnh có nhiều nông dân vào thành phố làm thuê.
3. Người Hồ Nam
Ngưòi Hồ Nam được gọi là “ngưòi phương bắc của phưong nam” tính cách bộc trực, khí khái dữ dội như ớt cay, cổ họng cũng tưong đối lớn. Sử sách cố có nhiều từ ca ngợi ngưòi Hồ Nam nhất( ví dụ: “Sở chỉ còn 3 hộ vẫn có thể diệt Tần”, “không có Hồ Nam không thành quân đội”, “người Hồ Nam chưa đổ, Hoa Hạ chưa đổ”. Quân Hồ Nam của Tăng Quốc Phiên, Tả Tông Đưòng đã kéo dài thêm hương hoả nhà Thanh gần nửa thế kỷ, nhiều nguyên lão khai quốc của đảng cộng sản là ngưòi Hồ Nam. Có thể nói bộ cận đại sử Trung Quốc và nửa bộ hiện đại sử Trung Quốc là do ngưòi Hồ Nam dùng máu tươi và sinh mệnh của mình viết nên.
Người Hồ Nam thông minh, dũng cảm, mạnh mẽ quả quyết, dám đảm nhiệm việc lớn coi thiên hạ hưng vong là trách nhiệm của mình, “nước Trung Hoa chỉ diệt vong khi ngưòi Hồ Nam chết hết” ngưòi Hồ Nam tập trung đựoc mỹ đức ưu tú của dân tộc Trung Hoa. Học tập, đi lính đánh nhau, lao động đều tốt. Thế nhưng gần đây phong khí xã hội đã có xu thế giảm sút. Trường Sa là thành phố tiêu dùng điển hình, các nhà tắm đầy thành phố (đều kèm theo gái) nhung giá rất đắt, dân địa phưong không có tiền vào tắm và thưòng do ngưòi Quảng Đông tới làm mưa làm gió.
Song Phong là”quê hưong làm các loại giấy chứng nhận giả” của Trung Quốc. Huyện Sâm Châu toàn là tham quan. Ngưòi Hồ Nam có 3 loại khí: linh khí, phỉ khí và bá khí, một khi trở thành nhóm bạo lực thì nguy hại cực lớn. “Đảng ô tô” mà Quảng Đông đang đả kích mạnh chủ yếu là ngưòi Hồ Nam, “Nhóm Hồ Nam” vượt trội hơn “Nhóm Đông Bắc” và “Nhóm Quảng Tây”
Hồ Nam có nhiều gái đẹp, đảm đang thông tuệ, làm việc tháo vát, nhưng làm vợ thì không đáng tin lắm, đã có câu nói”Tương nữ đa tình”( gái Hồ Nam đa tình) số ngưòi làm việc trong ngành dịch vụ bằng vai phải lứa với các chị em Tứ Xuyên, Đông Bắc. Ở đây có câu “chỉ cưòi nghèo chứ không cưòi xướng ca”. Là tỉnh lớn xuất khẩu “ các vợ hai”.
4. Người Quảng Đông
Ngưòi Quảng Đông là nhóm ngưòi phức tạp nhất Trung Quốc, thân thể nói chung nhỏ, lùn, trán rô, mắt nhỏ mà sâu, mũi hơi rộng, môi dày. Có 3 ngôn ngữ chính: tiếng phổ thông, tiếng Triều Châu, tiếng Khách Gia. Trong lịch sử Quảng Đông là một vùng pha tạp của Bách Việt, vùng ven biển còn có ngưòi Đông Nam Á đến ở, gọi là ngưòi Quảng Phủ, gồn cả ngưòi Hồng Công, Ma Cao; ngưòi vùng Triều, Sán cũng có ngôn ngữ và phong tục độc đáo. Hai loại ngưòi này thuộc ngưòi ở đất Quảng Đông. Xem xét từ mặt sinh vật thấy nguồn gốc dân tộc không giống ngưòi phưong bắc.
Sau “ngũ Hồ loạn Hoa” ngưòi Hán vùng trung nguyên(chủ yếu là ở Hà Nam) di cư một lưọng lớn về phía nam, tập trung sinh sống tại vùng Mai Châu, Hà Nguyên, và một phần vùng Kiết Dưong, Sán Vỹ, nói tiếng Khách Gia. Bộ phận ngưòi Hán này phải được coi là ngưòi Hán “thuần chủng” về huyết thống nhất(ngưòi phưong bắc luôn luôn ở vào vị thế dân tộc hoà nhập). có khoảng hơn 10 triệu nguời. Tôn Trung Sơn, Lý Gia Thành cũng đều là ngưòi Khách Gia. Quảng Đông là tỉnh có ngưòi Hoa ra nuớc ngoài sớm nhất để kiếm sống, có hơn 20 triệu Hoa Kiều, ngưòi Triều Sán và Ôn Châu nổi tiếng ở nuớc ngoài vì kinh doanh, buôn bán.
Do ngưòi Qưuảng Đông bị ma quỉ hoá tuyên truyền nên tại Mỹ và Canada có có phong trào “bài Hoa” kéo dài nửa thế kỷ. Quảng Đông là nơi bắt nguồn cách mạng dân chủ cận đại, là giao điểm của văn minh đông, tây là lô cốt đầu cầu và ngưòi lính đứng đầu của cải cách mở cửa. Ngưòi Quảng Đông là nhóm người hải dương, tràn đấy khí huyết và sức sống, đầu óc linh hoạt, giầu tính mạo hiểm, tính sáng tạo, dám đi trước thiên hạ. Ngưòi Quảng Đông không thích thú lý luận rỗng tuếch, và cũng chẳng để ý bàn bạc triết lý, con ngưòi, và cũng không hứng thú với chính trị.. Người người đều vào ra bận rộn vì tiền, suốt ngày hết đông lại tây. Ngưòi phương bắc suy nghĩ trước, hành động sau, còn người Quảng Đông lại hành động truớc rồi mới suy nghĩ sau, coi trọng hiệu quả và giá trị, không coi trọng hình thức và thể hiện bề ngoài. Hiện nay Quảng Đông đã trở thành vùng kinh tế phát triển nhất Trung Quốc,. Phụ nữ Quảng Đông rất hiền hậu, giỏi việc bếp núc. Thế nhưng hình tưọng nhân văn của Quảng Đông lại là hộ phất điển hình. Mấy đánh giá thưòng thấy là:
-Lạnh nhạt, bài ngoại, tự đại. Quảng Châu là thế giói phồn hoa, là thành phố lãnh đạm nhất thế giới, nếu như chỉ hỏi đường với một ngưòi Quảng Đông mà lại nói tiếng tỉnh ngoài thì rất ít khi được trả lời. Láng giềng với nhau mà cũng cửa đóng then cài, chẳng ai để ý tới ai, thêm một việc chẳng bằng bớt đi một việc. Ở Quảng Châu muốn tìm một ngưòi sẵn sàng làm việc nghĩa còn khó hơn lên trời. Ngưòi Quảng Đông bài ngoại từ lâu, đã từng gọi những ngưòi ngoài Quảng Đông là “thằng vơ vét” gọi phụ nữ là “em gái xứ bắc”, gọi ngưòi phưong tây là “quỉ”.. thậm chí ngay ngưòi Triều Sán ngay trong tỉnh cũng bị gọi là “thằng lạnh nhạt”. Nhiều ngưòi Quảng đông tri thức địa lý nghèo nàn, thưòng tự cho mình là trung tâm, ngoài Quảng Đông ra đều là phưong bắc cả.
-Ngưòi Quảng Đông không có văn hoá. Có văn hoá trà, văn hoá rượu, văn hoá ăn thịt rắn, văn hoá uống canh, nhưng không tiếp nhận quốc tuý, chỉ sung bái văn hoá Hồng Công, Đài Loan. Ngưòi Quảng Đông về cơ bản không xem TV trung ương, giữa kinh tế và văn hoá không bao giờ có sự cùng tiến, hầu như là sa mạc văn hoá. 500 doanh nghiệp lớn nhất nước, 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới chẳng có mấy đơn vị chịu đặt tổng bộ tại Quảng Đông
-Người Quảng Đông không có tố chất. Mặc dù chưa ăn xong là họ đã sách túi chạy đi, rất vụ thực. Chẳng mềm tay trước mọi thứ của ngưòi khác. Tiêu thụ đũa ăn, hộp cơm dùng một lần nhất toàn quốc. Bất kể là nam hay nữ, ban ngày đều mặc quần áo ngủ đi dạo phố, vào siêu thị như chỗ không ngưòi.
-Ngưòi Quảng Đông không quan tâm việc lớn quốc gia, không quan tâm tới sự phát triển của thế giới. Vinh nhục của đất nước chẳng hề bận lòng chỉ theo lối sống nhỏ bé của mình, chỉ quan tâm tới giá nhà ở và cổ phiếu của mình.
-Nghiện đánh bạc thành tính, nổi tiếng thế giới.Loại sổ xố nào cũng chơi, hễ phát hành là bán hết.
-Ngưòi Quảng Đông rát mê tín, thích đi lễ tại đền chùa, mỗi năm mấy lần. Bàn thớ trong nhà ngày lễ ngày tết không bao giờ để tắt khói hưong. Bản số ô tô, số nhà, số điện thoại, ngày kết hôn, ngày mở cửa hàng đều chọn số 6 và số 8. Còn đến mức mổ bụng mẹ để sinh con đứng ngày đã chọn. Ngày quốc sỉ 19/8 hàng năm(ngày Nhật xâm lược 3 tỉnh đông bắc) lại là ngày lành tháng tốt của ngườì Quảng Đông.( vì đối với họ số 9 và số 8 đều là số đẹp) Có ngưòi xây mộ cha ông còn hào hoa hơn nhà ở của mình( không hoàn toàn là vì hiếu kính)
-Đàn ông Quảng Đông rất vô sỉ, đàn bà thì chẳng ra làm sao. Đi trên phố thi thoảng gặp mỹ nữ thì đều là ngưòi Tứ Xuyên, Hồ Nam. Học sinh yêu sớm nổi tiếng cả nước, tiểu học đã bắt đầu biết tay nắm tay nhau, lên trung học là dám mạnh dạn hôn nhau. Liệu có ngưòi đàn ông Quảng Đông nào không chơi gái không? Liệu có anh Quảng Đông sẵn tiền nào không bao “vợ hai” không? Phụ nữ Quảng Đông nếu không có đàn ông là không tự tin vào cuộc sống, không biết dựa vào luật pháp để bảo vệ mình
.
-Ngườì Quảng Đông cái gì cũng dám ăn. Rắn, chuột, chó, mèo, ấu trùng, xuyên sơn giáp… cho đến cả thai nhi cũng như tất cả các loại động vật dã sinh được bảo hộ đều ăn tuốt. Năm 1949 giải phóng quân Trung Quốc đánh xuống miền nam, tham dự chiến dịch Lưỡng Quảng đều là ngưòi Đông Bắc khi nghe kể về những thói ăn kỳ lại ở đây, có nhiều binh lính đã không muốn ra trận nữa.
-Ngưòi Quảng Đông rất kiêu ngạo trong buôn bán. Làm ăn, qua lại với ngưòi Quảng Đông sẽ thấy họ, một là tinh nhưng không tín, hai là ngạo mạn.Thưòng nhìn ngưòi khác bằng con mắt: ngưòi có ta cũng có, ngưòi không có ta có, muốn là làm không muốn là bỏ đi. Nhưng khi cần anh thì lại giả tạo đến mức chịu không nổi.
-Sách giả, thuốc lá giả, đĩa giả, tiền giả.. .do ngưòi Quảng Đông chế tạo lan tràn khắp nước. Cho thêm nước vào bình gaz, cho thêm thuốc nhuộm mầu độc hại vào thực phẩm, biến cồn công nghiệp thành rượu nổi tiếng, lại còn thuốc giả, máy móc nhái thương hiệu nuớc ngoài. Quảng Châu, Đông Quán, Thâm Quyến là những thành phố không có cảm giác an toàn nhất, Thành phố Đông Quán vừa bẩn vừa loạn, cũng có sông đào nhưng mùi thối thấu trời. Đáng sợ nhất là ban ngày mà trộm cướp vần hoành hành. Quảng Đông là tỉnh lớn nhát về “vợ hai”, tại Thâm Quyến, Đông Quán có rất nhiều “thôn vợ hai” rất tráng lệ
5. Người Quảng Tây
Ở Quảng Tây chủ yếu có hai loại tiếng địa phưong là tiếng Quế, Liễu(tiếng Quế Lâm và Liễu Châu rất gần tiếng Hồ Nam) và tiếng Nam Ninh(loại biến chủng của tiếng phổ thông Quảng Đông, rất khó nghe). Khí hậu Quảng Tây viêm nhiệt. Ngưòi Quảng Tây bị coi là có tính cách nhu nhược nhấtửTung Quốc, thưòng đựoc coi là đại biểu cho sự mềm yếu có thể coi thưòng, từ thời xưa đã thiếu vắng dũng sĩ cũng như những bậc kiêu hùng, nếu tính cách người Trung Quốc đều như ngưòi Quảng Tây, thì đất lớn Trung Hoa đã bị các cưòng quốc chia cắt hết từ chiến trnh thuốc phiện. Người Quảng Tây phổ biến gầy ốm, nước da xấu , tỷ lệ nam thanh nữ tú thấp nhất trong cả nước.
Ô tô công cộng, thậm chí cả xe ngựa ở Nam Ninh cũng rất lùn nhỏ. Đường phố Nam Ninh nhỏ hẹp, siêu thị thô sơ(siêu thị lớn là từ ngoại tỉnh đến), xe máy đứng đầu cả nuớc, chôc này cũng thấy cửa hàng bán cây thuốc. Ngưòi Nam Ninh ăn không khỏe và rát tiết kiệm
Quan chức hủ bại, bất học vô thuật(bỏ tiền mua quan). Kinh tế tuy lạc hậu, nhưng quan niệm về tính dục rất cởi mở, đã có câu “đại học Quảng Tây không còn gái trinh”. Có 1000 NDT(khoảng 3 triệu VNĐ) là có thể bao được nữ sinh viên Học viện Nghệ thuật Quảng Tây . Quảng Tây có rất nhiều nơi du ngoạn đẹp, nhưng không biết kinh doanh. Ngành nhà đất, may mặc bị ngưòi Ôn Châu(tỉnh Phúc Kiến) nắm hết. Lưỡng
Quảng(Quảng Đông, Quảng Tây) mặc dù cùng nguồn cội, nhưng lại “tính tương cận, tập tương viễn”. Tính cách chung của cả hai tỉnh này là cái gì cũng dám ăn.
Đàn ông Quảng Tây tiểu khí, tự tư, nhát gan, nhưng một khi đến Quảng Đông thì đã có biến đổi lớn về tính cách. “Đảng ô tô” chủ yếu là ngưòi Quảng Tây. Người nông thôn Quảng Tây tương đối thiện lưong(kể cả ngưòi Choang ở vùng xa xôi hẻo lánh mà về cơ bản đã bị tộc Hán đồng hoá) thành thực, trung hậu, không có tính công kích, chỉ cần ngưòi ta thương hại là được. Nghiện đánh bạc, chơi các loại sổ xố khiến nhiều ngưòi tan cửa nát nhà, rất nhiều ngưòi chưa từng ngồi xe lửa.
6. Người Hải Nam
Là nơi tổ tiên ngưòi Lê dời đến sớm nhất, là một quận thời Tây Hán, đến Ngũ đại là nơi di dân trung nguyên đến nhiều nhất, trong đó thời Tống,Minh Thanh qui mô di dân lớn nhất mà chủ yếu là từ Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây. Tỉnh Hải Nam là tỉnh thành lập sau cùng của Trung Quốc, trứoc đó là vùng xa và lạc hậu của tỉnh Quảng Đông, tiéng nói chủ yếu là tiếng phỏ thông Quảng Đông mang đặc sắc Hải Nam.
Dân Hải Nam gốc rất bảo thủ, tầm nhìn hẹp, tự cho mình là giỏi, nhưng ngay khi nói cũng để lộ sự yếu đuối. Nước da đen là một đặc trưng điển hình, thân ngưòi lùn nhỏ, rất ít trai tài gái sắc.
Ngưòi Hải Nam chịu được nghèo nhưng không chịu được khổ. Do có nhiều di dân, thưong nhân Hả Nam đã lộ rõ đặc sắc ưa thích đầu cơ, nhưng tư duy với tầm nhìn ngắn hẹp.
Hải Nam cũng là quê hưong Hoa Kiều, nhưng nhiều ngưòi trongbọn họ vẫn thuộc loại nghèo không thành đạt như ngưòi Triều Sán và ngưòi Khách Gia ở nước ngoài. Đây là nơi buôn lậu khá phổ biến. Kinh tế Hải Nam còn rất yếu. Có câu: đến Bắc kinh mới thấy quan mình nhỏ, đến Đông bắc mới thấy gan mình bé, đến Quảng Đông mới thấy tiền mình ít, đến Hải Nam mới thấy sức khoẻ mình rất không tốt!
7. Ngưòi Hồng Công
Ngưòi Hồng Công sớm nhất là di dân Quảng Đông, bị nuớc Anh thống trị lâu dải.Trên ngưòi Hồng Công có cả đặc trưng tính cách phưong đông và phương tây, hàm súc của phương đông, thẳng thắn của phương tây, nhiệt tình của phương đông, lãnh đạm của phưong tây, tình cảm của phương đông, khách quan của phương tây. Trừ một số cá biệt ra đa số người Hồng Công không tự đánh giá thấp nguồn gốc, dòng máu của mình và không tự phủ định. Cái phủ định là đại lục “không dân chủ”, “hủ bại” tâm trạng phổ biến là “yêu nước, yêu Hồng Công, nhưng chưa chắc đã yêu đảng”
Từ năm 1997 đến nay, tính đồng thuận của ngườì Hồng Công với tổ quốc đã không còn vấn đề gì, thậm chí những phần tử yêu nước ở đây, còn kích tiến hơn cả đại lục( việc bảo vệ đảo Điếu Ngư-Senkaku là một ví dụ, phi công vũ trụ Dưong Lợi Vỹ được hoan nghênh nhiệt liệt ở Hồng Công) khiến đại lục toát mồ hôi. Hồng Công đất hẹp ngưòi đông do đó cạnh tranh rất ác liệt, tạo nên tính cách sáng suốt, dám làm, kiên nhẫn, thực tế, khẩn trương, tất bật. Ngưòi Hồng Công mặc dù đã gần bị tây hoá nhưng bất kể là trong việc cầu mong bình an, sự nghiệp thành đạt, chuyện hôn nhân, bệnh tật… đều đến chùa đền khấn vái cầu xin, có phần thành kính hơn ngưòi nội địa. Ngưòi Hồng Công cũng như ngưòi Đài Loan phần lớn bao “vợ hai” tại đại lục, ngay phu vận tải cũng bao “em gái Tứ Xuyên” tại Thâm Quyến
8. Ngưòi Macao
Bị Bồ Đào Nha thống trị hơn 400 năm nhưng quan niệm văn hoá truyền thống vẫn không thay đổi, Ma Cao và HồngCông chỉ cách nhau một cửa sông Châu Giang, nhưng Hồng Công thì chen chúc náo nhiệt khiến lòng ngưòi chẳng mấy khi yên,còn Ma Cao tuy chen chúc mà không náo nhiệt, căng thẳng mà vẫn yên tĩnh khiến người ta thoải mái thư nhàn, chỗ nào cũng thấy tình ngưòi ấm áp rất ít khi nghe thấy tiếng tranh cãi, càng chẳng thấy những hành động thô bạo. Có thể là nơi này đất hẹp ngưòi ít, ngưòi đi đưòng gặp nhau đều có cảm giác như là đã biết nhau rồi. Đàn ông Ma Cao “nhỏ ngưòi nhưng bụng dạ rộng lớn” ngụ ý tuy không cao lớn như đàn ông Đông Bắc nhưng rất độ lượng, không tính việc nhỏ, tinh thẩn trách nhiệm cao; phụ nữ Ma Cao hết lòng với việc nhà, hiến dâng vô tư cuộc sống của mình cho cha mẹ, chồng, con. Kinh tế Ma Cao đơn nhất, ngoài đánh bạc và du lịch ra chẳng có vị trí gì trên quốc tế. Việc Ma Cao về với tổ quốc có ý nghĩa tượng trưng chủ quyến lớn hơn ý nghĩa kinh tế. Do không giầu có như Hông Công nên rất nhiều ngưòi Ma Cao thích đến mua sắm tại Chu Hải(Quảng Đông)
9. Ngưòi Bắc Kinh
Là vùng thấy nhiều biết rộng, vừa tiêm nhiễm văn hoá vua quan vừa chịu tàn dư của phong tục con em nhà Mãn, vô cùng lưòi biếng, rất nhiều ngưòi thà ở nhà hưỏng bảo hiểm thấp chứ không chịu đi làm, khá nhiều ngưòi dựa vào tiền bồi thường nhà cửa cổ xưa do cha ông để lại khi phải di chuyển hoặc giá nhà đất gia tăng để sinh sống; có ngưòi là quan thưong dựa vào chính sách mà sống cuộc sống nhàn rỗi, ngưòi béo rất nhiều. Những tiếng tục của Bắc Kinh về cơ bản đều là của ngưòi tỉnh ngoại. Trong các thế hệ sau của Bắc Kinh con nhà giầu sang rất nhiều, chỉ chú ý hưởng thụ.
Phụ nữ rất cởi mở và rất có cá tính. Ngưòi Bắc Kinh muốn học đại học là học được, ngay cả với những truờng nổi tiếng như Thanh Hoa, Bắc Đại, sau khi tốt nghiệp nói chung được các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng. Chỗ nào ở Bắc kinh cũng có quan, ngay ông lão đạp xe ba gác cũng ra vẻ ta đây vì nhà nào chả có dây mơ rễ má với mấy vị quan. Chính vì thế mới có câu nói ở trên “không đến Bắc Kinh không biết mình chỉ là quan nhỏ”
Hộ khẩu ở Bắc Kinh quí báu lắm, ngưòi Bắc Kinh cũng bài ngoại, nói chung cảm thấy mình là “ngưòi của trung ương”(rất nhiều ngưòi ngoại tỉnh ở Bắc Kinh sau khi trở thành ngưòi Bắc Kinh thì thế hệ sau của họ cũng bài ngoại). Cảnh sát nói chung đặc biệt “chiếu cố” mấy ngưòi ngoại tỉnh. Tuy vậy tính bao dung rất khá(tất nhiên không thể so sánh với Thâm Quyến)
Mở công ty nên hết sức tránh nhận ngưòi Bắc Kinh. Ngưòi Bắc Kinh cái gì cũng minh bạch, nhưng chỉ biết nói mà không thể làm, nghiệp vụ còn giỏi hơn ông chủ(ngưòi Bắc Kinh thích hợp làm nhân viên tài vụ , nhân phẩm đáng tin, lại trốn không nổi). Ngưòi Bắc Kinh mồm lưõi dẻo quẹo.
Tuy vậy nhìn chung ngưòi Bắc Kinh rất lương thiện, có chí khí lớn, có sự đồng cảm, coi trọng nghĩa khí, thích chuyện không đâu, nhất là những việc lớn quốc gia, thích tán chính trị(không ít tin vỉa hè từ đó), được coi là ngưòi có tố chất cao tại Trung Quốc, Ngưòi phát tài ở Bắc Kinh chủ yếu là người ngoại tỉnh, làm quan ở Bắc Kinh cũng chủ yếu là di dân tỉnh ngoài. Ngưòi Bắc Kinh lưòi biếng khó thành việc lớn.
Cùng với việc chính sách được nới rộng, chế độ hộ khẩu ngày càng bớt chặt chẽ, ngưòi tính ngoài đến Bắc kinh cướp cơm ăn tạo nên cảnh ngưòi Bắc Kinh thất nghiệp càng đông, cảm giác mất mát rất lớn. Văn hoá Bắc kinh là sự hoà nhập của nhiều loại, văn hoá thể chế quan phưong, văn hoá của phần tử trí thức và văn hoá dân gian đều ở trạng thái cộng sinh, văn hoá hiện đại chung sống hoà bình với văn hoá truyền thống, cái nào cũng có phong cách riêng, cũng có nét tự hào riêng.
10. Người Thiên Tân
Thật khó tưỏng tượng nổi, ở ngay cạnh Bắc Kinh mà tiếng nói lại vô cùng độc đáo(nghe nói bị ảnh hưỏng của quân đội Hoài của Lý Hồng Chưong), thu nhập về tiền lưong không hơn những ngưòi tương đưong nhưng nằm trong diện rời khỏi công tác, cắt giảm biên chế ở Thẩm Dưong. Đó là một thành phố trực thuộc trung uơng dễ bị ngưòi ta quên.
Tính cách đàn ông Thiên Tân sảng khoái nhưng có suy nghĩ yên tâm với hiện tại không tiến thủ. Là ngưòi nghĩa khí, làm việc quả đoán, rất dễ kết bạn, tính cách phụ nữ đã nam tính hoá, làm vợ không bằng làm bạn, chứi ngưòi không tiếc lời, không hiền lành chút nào!
Ngưòi Thiên Tân bản tính khôi hài.
Thực ra Thiên Tân không phát triển lắm, Bắc Kinh đã hút cạn các vùng xung quanh, Bắc Kinh không hề bị cắt điện, nếu có cắt thì cắt Thiên Tân, Hà Bắc.. Ngưòi Thiên Tân xưa nay không phục ngưòi Bắc Kinh, bóng đá mà gặp nhau là tử chiến! Kiến trúc ở Thiên Tân còn đậm màu sắc văn hoá truyền thống, nghệ nhân dân gian nhiều. Thiên Tân không thích hợp với định cư, dù cát bụi không bằng Bắc Kinh
11. Người Hà Bắc
Từ xưa Yên Triệu đã nhiều tráng sĩ khảng khái bi tráng. Ngưòi Hà Bắc trung hậu vụ thực, cam chịu làm chiếc lá xanh để làm đẹp Bắc Kinh. Vì Bắc Kinh mà chịu cắt điện, chịu ô nhiễm, chịu gió cát. Nội thành phồn hoa không kém ai, nhưng cứ ra khỏi thành phố là thấy những ngôi nhà nông thôn Hà Bắc nghèo nàn. Người Hà Bắc quen nhìn mắt ngưòi Bắc Kinh để làm theo, nhưng học nói tiếng Bắc Kinh thế nào cũng chẳng giống.
Thượng Hải lôi kéo vùng đồng bằng sông Trưòng Giang phát triển, nhưng Bắc Kinh lại hút hết màu mỡ bình nguyên Hoa Bắc! Hà Bắc là vườn rau lớn của Bắc Kinh. Nhiều nguời Hà Bắc làm gác cổng nhà, bầy của hàng bán rau tại Bắc Kinh, thưòng bị những ngưòi quản lý thành thị ở đó khinh thường( một nông dân Hà Bắc do phẫn nộ mà giết một nhân viên quản lý thành phố Bắc Kinh, toà án sợ mâu thuẫn xã hội gay gắt thêm nên chỉ dám xử tử hình hoãn thi hành)Tiếng nói các vùng tại Hà Bắc khác nhau rất lớn. Tiếng Ký Châu Hà Bắc còn khó nghe hiểu hơn tiếng Quảng Đông, còn tiếng Đường Sơn, tiếng Trưong Bắc đều có đặc sắc riêng, tiếng Tần Hoàng đảo, Thừa Đức… lại gần với tiếng vùng Đông bắc.
Phụ nữ Hà Bắc thật thà chất phác lưong thiện, làm vợ rát thích hợp. Rất nhiều nông dân tỉnh ngoài vào Bắc Kinh làm thuê khâm mộ người Hà Bắc: vì lộ phí về nhà vợ chỉ tốn 30 NDT(khoảng chưa tới 1 triệu VNĐ)
12 . Ngưòi Sơn Tây
Nền tảng văn hoá sâu dầy, nhưng cặn bã chiếm đa số. “Mặt vuông, đường nét rõ ràng, mũi ngắn mà to” là hình tượng điển hình của ngưòi Sơn Tây. Ngưòi Sơn Tây thực thà, yên phận, trung thành đáng tin, thích đi bộ tới nơi làm việc. Nhưng đầu óc chưa đủ linh hoạt, đần độn cố chấp, cẩn thận nhưng sợ việc, không có phong cách kinh doanh. Nơi này ngưòi đông đất hẹp, đất đai cằn cỗi, công nghiệp lạc hậu, quan niệm lạc hậu, may mà có nhiều mỏ than. Mặc dù Sơn Tây nghèo nhưng ngưòi giầu không ít, phần lớn là đổi lấy từ xương trắng của công nhân các hầm mỏ trong tỉnh.
Đã từng có nhóm giầu có đến Bắc Kinh, tập thể vơ vét nhà đất, dù ăn vận đúng mốt vẫn không giấu nổi dáng vẻ xấu của bọn mới phất, bị ngưòi Bắc Kinh cười nhạo. Lâm Phần đựoc gọi là thành phố than, năm nay được xếp vào loại thành phố bẩn nhất thế giói. Trong không khí ở Thái Nguyên, Đại đồng có nhiều hạt sạn than. Khó tìm đựoc một nơi non xanh nuớc biếc tại Sơn Tây.
Những kẻ làm quan ở Sơn Tây vô cùng ngu muội, thích ra vẻ ta đây, lên thêm một chức là đã có ngưòi chết, chính quyền mà như nha môn. Đàn ông tuy đáng tin nhưng bủn xỉn. Ngưòi Sơn Tây nổi tiếng vì hà tiện. Ngưòi Sơn Tây dù ăn vận “nhà quan” vẫn không hợp thời, ăn uống giản dị, và ăn gì cũng phái có dấm, Phụ nữ mặc dù coi trọng đạo lý nhưng khi làm vợ cũng có chút sĩ diện. Thương nhân Sơn Tây đi khắp thiên hạ, nhưng vẫn “lá rụng về cội”, thưòng đặt tổng bộ của mình tại mấy nơi nho nhỏ thuộc tỉnh quê hưong cho nên không phát triển được.
13. Người Nội Mông Cổ
Ở đây chủ yếu nói về phần phía tây Nội Mông, vì nguời dân từ Xích Phong trở về đông nói tiếng Đông Bắc. Mặc dù là khu tự trị nhưng hiện nay người Hán chiếm đa số. Thể hình ngưòi Mông Cổ thô khoẻ, mặt rộng tai lớn, con mắt như có thần, trán nhô, tóc quăn, tiếng nói kêu vang, cánh tay dài hơn nguời, trông uy vũ nhưng là cái dũng của kẻ thất phu. Có tấm lòng thiện lương, đôn hậu với người, tính cách sảng khoái, dám yêu dám ghét, ít có đường ngang ngõ tắt, uống rượu khoẻ, rất nhiều ngưòi đã Hán hoá. Ngưòi Hán ở phần tây Mông cổ rất giống ngưòi Tây Bắc dù đựoc gọi là Hoa Bắc, tiếng nói có màu sắc Tây Bắc, thật thà, an phận thủ cựu, không làm quan và buôn bán được. Bao Đầu, Hô Hoà Hạo(thành phố gang thép lớn của Trung Quốc và thủ phủ của Nội Mông) chủ yếu là ngưòi Hán di dân tới, không có nền tảng văn hoá gì,
14 . Ngưòi Đông Bắc(gồm 3 tỉnh Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Cát Lâm và phần phía đông khu tự trị Nội Mông Cổ)
Sở dĩ gộp lại để nói vì ngôn ngữ, phong tục các vùng này rất giống nhau. Thời cổ đại Đông Bắc là vùng đất hoang dại, ngưòi Hán ngày nay ở đó chủ yếu là thế hệ sau của những ngưòi di dân nghèo khổ Sơn Đông, Hà Bắc, cũng từng là thiên đưòng của những tội phạm bị lưu đầy, những kẻ sát nhân vượt ngục trốn tội từ trung nguyên tới, chỉ trong nửa thế kỷ mà đã chịu sự thống trị của Thanh, Nga, Nhật, quân phiệt, Trung Hoa Dân Quốc, CHND Trung Hoa, ở trong tình trạng vô pháp vô thiên lâu dài, Cộng thêm sự hoà nhập Mãn, Mông, Triều, khí hậu rét mướt, đất đai rộng lớn đã hình thành nên nền văn hoá Đông Bắc độc đáo, là vùng có sự khác biệt gien lớn nhất(di truyền học cho rằng khác biệt gien càng lớn nhân chủng càng ưu tú)
Chiến dịch Bình,Tân và Liêu, THẩm chủ yếu là nhờ ngưòi Đông Bắc đánh, sau chiến dịch vượt sông, dã chiến quân số 4 do Lâm Bưu lãnh đạo đã đánh một mạch đến đảo Hải Nam, ngưòi Đông Bắc có tâm trạng lập công, lập nghiẹp, nổi tiếng rất mạnh. Đông Bắc đã từng là vùng công nghiệp phát triển nhất Trung Quốc, đựoc gọi là “con trai cả cửa nứoc Cộng Hoà”. Cho đến bây giừo vẫn là vùng có trình độ giáo dục cao nhất và giao thông phát triển nhất Trung Quốc. Hiẹn nay Đông Bắc là nơi có nhiều cán bộ công nhân viên phải rời bỏ công viẹc nhiều nhất, thưong nhân phần lớn là buôn bán nhỏ, không có lý tưởng cũng như gánh nặng cao xa, có thể nói là “to gan khi đánh trận, bé gan khi kinh doanh”.
Mấy năm gần đây đã xuất hiện một loạt nhân tài, số ngưòi giầu nổi tiếng không ít, và có nhiều ngưòi làm quan trong chính quyền . Ngưòi Đông Bắc là ngưòi có ưu khuyết điểm về tính cách rõ ràng nhất trong các ngưòi Trung Quốc(nam, nữ khác nhau biệt không lớn), nội tâm cưong nghị, bề ngoài mạnh mẽ, tính cách hào sảng, to gan, trọng nghĩa khí coi thưòng luật pháp, dễ kết bạn, thưòng nói : “đừng nói đến tiền, nói đến tiền là tình cảm xa rời mất”.
Rất dũng cảm, đấu tranh mạnh(kẻ trộm cắp Tân Cưong tinh ác nổi tiếng cả nứoc nhưng không dám tới Đông Bắc làm ăn).Ngưòi Đông Bắc thấy viẹc nghĩa là làm thích những việc không đâu. Phần đông ngưòi Đông Bắc rất lưong thiện, có lúc nhiệt tình đến mức ngưòi ta khó tiếp nhận. Có một số rất ít lòng dạ hẹp hòi, thích làm phỉ, xảo quyệt hung ác nên chú ý phòng ngừa.
Người Đông Bắ không cao to như một số miêu tả. Ngưòu Đông Bắc thích đánh nhau mà không tính hậu quả, khi đánh nhau ngưouì Đông Bắc thưòng tìm vũ khí nơi gầm nhất, chuyên đánh vào chỗ nguy hiểm(không ai muốn đánh nhau với ngưòi Đông Bắc) dễ bị lợi dụng làm kẻ giết ngưòi đánh thuê. Nhiều hộp đêm thích thuê ngưòi Đông Bắc làm bảo vệ. Tội phạm bạo lực ở Bắc Kinh chủ yếu là do ngưòi Đông Bắc làm, thu lộ phí đen trên mấy con đường ở Bắc Kinh về cơ bản đều là ngưòi Đông Bắc, tổ chức xã hội đen trên thị trường bán buôn tại Bắc Kinh đều do ngưòi Đông Bắc làm chủ
Xã hội đen tại Quảng Châu, Thâm Quyến, Hải Nam phần đông là ngưòi Đông Bắc, gần đây tại hầu hết các thàng phó lớn và vừa trong nứoc đều có nhóm tội phạm Đông Bắc xuất hiện(và cả tại Đông Âu, Nga, Bắc Mỹ, Nhật) địư phưong có tửu lưọng lớn nhất Trung Quốc, tỷ lệ phụ nữ hút thuốc lá uống rượu cao nhất,
Có nhiều mỹ nữ, thân cao, chân dài, nhưng da không mịn lắm, tính cách quá bộc trực, thậm chí ngay trên xe công cộng cũng ăn to nói lớn.Gốc nền văn hoá quá mờ nhạt, thích trang điểm nhưng lại không biết trang điểm, Thế nhưng con gái Đông Bắc lại ngu dại đến đáng yêu, thích ai dù chết cũng không rời, hận ai có thể giết người không run tay, muốn lấy con gái Đông Bắc phải có sự chuẩn bị về tư tưỏng. Tuy vậy có số ít gái Đông Bắc không thua kém “em gái Xuyên”, “em gái Tưong” trong nghề.
Ngưòi Đông Bắc tưong đối thông minh nhưng chịu khổ kém nên số nông dân vào thành phố làm thuê rất ít, và cũng ít ngưòi chuyên tâm làm kỹ thuật, tuy vậy có khả năng mở quán ăn, công ty.
Mấy năm gần đây, ngưòi Đông Bắc di dân tới Bắc Mỹ, Đông Âu tăng vọt, có một số ngưòi đã lập nên sự nghiệp, nhưng cũng có một số ngưòi bôi đen Trung Quốc. Tỷ lệ ngưòi Đông Bắc phạm tyội tại Bắc Kinh, khẳng định cao hơn người Hà Nam, có khả năng là tiếng nói có phần giống nhau cộng thêm nguời Đông Bắc và ngưòi Bắc Kinh có hàng ngàn mối liên hệ, số ngưòi công khai chửi nguời Đông Bắc tương đối ít hoặc là không dám chửi.
So sánh thêm, thấy ngưòi Liêu Ninh tròn trịa, kinh tế cũng phát triển nhất. Cơ sở thể dục thể thao như điền kinh, các loại bóng lớn là tỉnh tốt nhất trong các tỉnh. Ngưòi Hắc Long Giang tưong đối thô lỗ, giỏi hạ thủ Bắc Đại hoang mà(xã hội đen bức xạ cả nước) . Ngưòi Cát Lâm tưong đối quê có chú dụt dè “trứoc có sói, sau có hổ”sói là Liêu Ninh, hổ là Hắc Long Giang Điều kỳ lạ là tiếng Cáp Nhĩ Tân là tiếng vùng Đông Bắc gần gũi nhất với tiếng Bắc Kinh. Tiếng nói Đại Liên càng giống tiếng vùng Giao Đông. Ngưòi Đại Liên có cảm giác ưu việt, nhưng tưong đối hư vinh, cho là Đông Bắc chỉ có Đại Liên là đựoc, các thành phố khác đều chẳng ra sao.
Đàn ông Đông Bắc nói năng ngọt ngào, giỏi nịnh phụ nữ, nhưng đa số có khuynh hướng coi đàn ông là nhất, có ngưòi đánh vợ.
15. Người Sơn Đông
Quê hưong Khổng Mạnh, tỉnh của lễ nghiã, từ xưa Sơn Đông đã có nhiều tuớng, nhiều kẻ sĩ trung nghĩa.Có thể là do quá thẳng thắn nên ít có nhà âm mưu và hoàng đế. Hình tượng của người Sơn Đông nói chung khá tốt, đàn ông có tinh thần trách nhiệm cao, trung hậu, bộc trực, nặng tình người, trọng hiếu thuận, bên ngoài thô lỗ, bên trong tốt đẹp, được văn hoá nhà Nho tôi rèn, đặc biệt coi trọng quan hệ giao tiếp và tôn trọng đẳng cấp.
Quan niệm gia đình mạnh, rát thích hợp làm bố chồng; phụ nữ hiền hậu lo việc nhà, nhưng ngang ngựoc, chân tưong đối to, tiếng nói rất khó nghe. Ý thức quê cha đất tổ của người Sơn Đông rất nặng lòng tự hào rất mạnh. Ngưòi Sơn Đông nấu rượu giỏi nhưng phần lớn là rượu kém chất lượng. Ngưòi Sơn Đông thích ăn hành tỏi, nên phần lớn đều hôi mồm, nhưng ít ngưòi mắc bệnh ung thư, nói chung.ăn ít rau, cứ có hành tỏi là được.
Người Sơn Đông thích ăn màn thầu(bánh bột mì hấp không nhân) thân người cao lớn. Tíếng Sơn Đông nghe có vẻ thân thiết. Vùng ven biển rất giàu, nhất là vùng Thanh Đảo, Yên Đài, nghe nói kinh tế Sơn Đông sẽ nhanh chóng vượt Quảng Đông để trở thành nhất nứoc.
Quan niệm của ngưòi Giao Đông tưong đối mạnh, nhièu ngưòi Thanh Đảo cho rằng làm ngưòi Sơn Đông có chút thiệt. Đội bóng đá Thanh Đảo thi đấu quyết tử với đội bóng của tỉnh. Phụ nữ Thanh Đảo rất thời thưọng, mỹ nữ không ít, Một vài nơi trong tỉnh còn nghèo.
16. Ngưòi Giang Tô
Miền nam Giang Tô và miền bắc Giang Tô hoàn toàn không giống nhau. Miền nam mưa thuận gió hoà là nơi có nhiều tài tử giai nhân, trong lịch sử số ngưòi đỗ tiến sĩ đều nhiều hơn bất kỳ tỉnh nào, các đại gia nghệ thuạt, đại gia văn học, bậc thày khoa học đời nào cũng nhiều. Người nam Giang Tô nhã nhặn, có nhiều môn đệ thư huơng, nhà ở đẹp, món ăn ngon, con gái cũng đa tài đa nghệ, dịu hiền mê ngưòi( làm vợ rất tốt nhưng hay tiếng to tiếng nhỏ) . Nơi này mưa phùn nhièu, gió lành thổi khắp, ngay nam giưói cũng có tướng phụ nữ, da mịn, nói năng nhẹ nhàng, hành động từ tốn, giỏi tính toán, nhưng tinh ranh quá. Ngưòi ở đây rất thông minh khí chất thư sinh rất nồng, số ngưòi ra ngoài học tập đứng đầu cả nứoc.
Ngưòi nam Giang Tô rất tôn trọng pháp luật, trị an ở Nam Kinh, Tô Châu cũng đứng hàng đầu, kẻ gian trong khoa học phần lớn là ngưòi An Huy và bắc Giang Tô.Đàn ông Giang Tô nhu nhựoc dễ bị bắt nạt. Năm 1937, ngưòi Nhật một lúc sát hại hơn 30 vạn người mà nhiều người chạy không kịp. Năm 1644 quân Thanh vây thành Dưoing Châu, Giang Âm, một lính Mãn Thanh có thể giải 60 ngưòi ra pháp trưòng mà không phải trói, rồi lần lượt chém từng người, mà không ai dám chạy/
Từ Châu là trung tâm của vùng bắc Giang Tô, ngưòi ở đây cao lớn.
Trước đây động một chút là khởi nghĩa, sau này lại nhiều ăn mày(trong lịch sử bắc Giang Tô, bắc An Huy nổi tiếng vì có nhiều ăn mày) Có tiền cũng đi ăn xin. Tiếng Từ Châu giống mà lại không giống tiếng Sơn Đông, tiếng Hà Nam, tự thành một giọng riêng. Bắc Giang Tô kinh tế tương đối lạc hậu, hình tưọng tại bên ngoài không hay lắm,, nhất là tính thích chiếm lợi nhỏ nổi tiếng số một. Trong bản tìm bạn trai của một cô gái Thượng Hải đã ghi “nhân sĩ bắc Giang Tô xin miễn bàn”
17. Người Thựơng Hải
Thượng Hải là thành phố phát triển nhất của Trung Quốc, tính bao dung kém, thịnh hành tiếng địa phương, ngưòi ngoại tỉnh khó hoà nhập. May mà không phải là thủ đô, nếu không ngay ngưòi Bắc Kinh cũng không coi ra gì, với ngưòi Thượng Hải ngưòi ngoại tỉnh nhất loạt đều là “dân nhà quê”. Thế nhưng Thưọng Hải mới có hơn một trăm năm lịch sử, có tới 1/3 dân Thưọng Hải là di dân Ninh Ba. Phụ nữ Thượng Hải cử chỉ dễ nhìn, ăn nói hoà nhã rất có phong cách nữ giới. Nhưng con gái Thưọng Hải không thích hợp với ngưòi ngoại tỉnh, phần lớn chỉ thích lấy chồng Nhật, chồng Hàn quốc, trong đó lấy chồng Nhật là lý tưỏng của không ít cô.. Đàn ông Thượng Hải tiểu khí, tự tư, tính toán chi li, thưòng cãi vã hồi lâu trên đường phố, nhát gan, sợ vợ, thậm chí giặt cả đồ lót cho vợ, thưòng bị gọi là “thằng nhỏ”
Thực ra nếu nhìn từ góc độ khác sẽ thấy nam giói Thưọng Hải rất tôn trọng nữ giưói, chăm sóc vợ chu đáo. Trong tư giao người Thưọng Hải tương đối có lỹ trí, có thể là bạn tri âm về tinh thần. Cho nên có không ít nhà ngân hàng, thương nhân và học giả ngưòi thi nhân, nhưng khó có nhà thơ, võ tưóng và hiệp khách. Thương nhân Thưọng Hải đều là người tinh thông nghề nghiệp, vừa thông thạo hàng hoá vừa giỏi lý. Ngưòi Thưọng Hải kiếm tiền không giỏi, nhưng có tư cách, sinh hoạt nghiêm túc, biết giữu chữ tín, tông trọng luật pháp. Chất lưọng sản phẩm ThưọngHải đứng đầu cả nứoc. Ngưòi Thưọng Hải không tranh giành với người, thích hợp với việc kết bạn nhưng trước tiên phải làm cho họ nể mình.
18. Người An Huy
Từ xưa An Huy đã là nơi cùng khổ, ở giữa sông Trường giang và sông Hoài, thiên tai không dứt, mỗi lần chấe tranh, loạn lạc đều không tránh An Huy. Người An Huy linh hoạt mềm dẻo không bằng người phương nam. cương nghị dũng mãnh không bằng người phương bắc, là tính cách quá độ của ngưòi phương bắc và ngưòi phương nam. Đàn ông An Huy chất phác ít nói, giỏi và nhanh nhạy trong suy nghĩ, chịu khổ được, kỹ thuật khá. Con gái An Huy mông lung, da trắng toát.
Huyên Vô Vi nổi tiếng là tỉnh có nhiều bảo mẫu trong cả nước. Người An Huy giữ được nhiều mỹ đức truyền thống của dân tộc Trung Quốc. An Huy là tỉnh lớn có nhiều nông dân vầo thành phố làm thuê(sau tết nguyên đán có từng đoàn chuyên xa chở nông dân vào thành phố làm thuê quay lại Thưọng Hải) dân An Huy trên công trưòng khá nhiều.Tuy vậy thuơng nhân huyện Vi xưng hùng thế giới 300 năm. An Huy có ảnh hưỏng rất sâu xa tới chính trị và văn hoá cận đại Trung Quốc
Kinh tế An Huy hiện nay không nổi bật, thậm chí GDP không bằng một thành phố Tô Châu, Vô Tích, Thưòng Châu. Kêu gọi đầu tư khó, doanh nghiệp vừa mở cửa đã bị các loại phí làm sụp đổ, không làm anh chết cũng khiến anh phải bỏ chạy. Luôn mồm nói học Chiết Giang, học Sơn Đông nhưng chỉ học trên miệng, càng học khoảng cách càng lớn. Phựng Dưong là huyện thực hiện khoán đến hộ sớm nhất nước nhưng nay vẫn nghèo.
An Huy là tỉnh địa linh nhân kiệt, nhân tài ưu tú rất nhiều, mỗi năm chạy ra tỉnh ngoài không ít. Thượng Hải là nơi ngưòi An Huy muốn tới nhất, nhưng về có bản người Thượng Hải lại coi ngưòi An Huy không ra gì. Nam Kinh là thành phố gương mẫu cả nước về trị an, tội phạm chủ yếu ở đó là người An Huy. Gạo nhiễm độc, thuốc giả đã huỷ hoại danh tiếng An Huy. Hợp Phì, và Trịnh Châu tập trung nhiều công ty lừa gạt. Nam An Huy phong cảnh rất đẹp là nơi du lịch phát triển.
19. Ngưòi Chiết Giang
Từ xưa là vùng đất hoang dại. Từ sau đời Đông Tấn khi mở mang Giang nam mới đựoc khai thác. THời Nam Tống trở thành vùng giàu nhất Trung Quốc. Chiết Giang nhiều sôngnhiều núi, tiếng địa phương phức tạp như Phúc Kiến, tiếng Hàng Châu,tiếng Thiệu Hưng, tiéng Ninh Ba, tiếngd Đài Châu, tiếng Ô Châu chẳng ai nghe hiểu ai. Chiết Giang là tỉnh văn hoá lớn của Trung Quốc, có nhiều nhân tài”Giang nam nhiều sông nhiều núi nhiều tài tử”, nhưng hiện nay về giáo dục, khoa học, y tế, thể dục thể thao đều kém Giang Tô nhiều.
Trong lịch sử Chiết Giang đã từng có nhiều đại thưong nhân giàu có nhất thiên hạ, tài phiệt Chiết Giang là cơ sở của chính quyền Tưỏng Giói Thạch. Thương nhân An Huy là nhóm người biết kiếm tiền nhất nước. Đầu óc người Chiết Giang linh hoạt, giỏi suy tính, biết cách thay đổi., đoàn kết, thực tiễn. Phụ nữ dịu dàng như nước, chịu được khổ, buôn bán không thua nam giới . Giầy da và quần áo của ngưòi Ôn Châu bán khắp thế giới. Ngưòi Chiết Giang đặt chan hàu như trên mọingành nghề của Trung Quốc như nhà đất, điện, khai thác mỏ, xây dựng, internet, kỹ thuật cao v.v… Trứoc đây Chiết Giang là tỉnh xuất khẩu lao động lớn nhưng hiện nay ít thấy nông dân Chiét Giang vầo thành phố làm thuê vì họ đã hoàn thành tích luỹ tư bản nguyên thuỷ. Ngưòi Chiết Giang lấy bốn biển làm nhà, như kiến chạy khắp thiên hạ, hầu như xó xỉnh nào cũng có ngưòi Chiết Giang. Thương nhân Chiết Giang mà Ôn Châu là đại biểu được gọi là “người Do Thái Trung Quốc”.
Năng lực sinh tồn của ngưòi Chiết Giang khiến ngưòi phương tây khiếp sợ. Trong đầu óc người Chiết Giang, buôn bán không có vùng miền, thị trưòng không có giới hạn. Chỉ cần kiếm được tiền thì dù là khuy áo, bật lửa, kính bút, giầy dép họ đều làm tất. Có tới 5 triệu người Chiết Giang thành đạt ở ngoài. Ngưòi Chiết Giang kinh doanh nhà đất khắp nước, khai thác than ở Sơn Tây, bán quần áo, giầy dép ở châu Âu, thậm chí mở siêu thị ở châu Phi.
Nhưng cũng có nhiều thưong nhân ngưòi Chiết Giang làm hàng giả bán hàng giả, buôn lậu.
Recent Comments