Gã rước chị về khi chị bị đồn cả cái làng này là bị chồng bỏ. Thuở xuân thì chị cũng là người con gái đẹp nhất nhì trong làng nhiều người dạm hỏi, thậm chí trai trên tỉnh về cũng bởi cái nhan sắc mặn mà của người con gái miền quê này. Thế rồi, sự phù hoa đô thị đã thay thế tình yêu trong chị, cái nghĩa tình chân chất sống đến trọn đời cùng nhau như ở quê bao đời nay bị một chàng trai thị thành cám dỗ, rời quê đến vùng đất mới để theo chồng. Để rồi, ngày ấy chị về, quần áo xúng xính lúc đi, nụ cười có phần khinh bạc khi nhìn những cô gái nông thôn nhìn ngày chị leo lên chiếc xe con đã bị thay thế bởi sự lấm lét có phần xấu hổ khi tay dắt theo đứa con vừa tròn năm tuổi, đứa bé khác còn đỏ hỏn bế trên tay.
Không ai hỏi gì chị nhưng cũng chính bởi thế bao lời đồn và bao điều tiếng dèm pha bắt đầu khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn với người mẹ có hai con nhỏ. Ba mẹ từ mặt chị vì cái tiếng bị chồng bỏ, họ hàng cũng không ai nhận, rồi thậm chí chính những người đàn ông năm xưa cũng bắt đầu quay lưng với chị. Người đàn bà chỉ một lần lỡ dỡ đột nhiên trở thành sự ruồng bỏ của một ngôi làng. Chị dựng một cái chòi nhỏ ở cuối làng để tránh xa ánh mắt của những người trong làng rồi lấy ít tiền dành dum được mua ít gà về thả vườn rồi cố vun một khu đất trồng rau nhỏ. Nhưng tất cả dường như quá khó khăn với người phụ nữ trẻ ấy nên chị cố vào trong làng rồi trong trấn xin việc nhưng tất cả đều chỉ là những cái lắc đầu. Thậm chí, từ chối chị rồi còn nói sau lưng chị, nói để chị nghe.
- Không có chỗ đi thì về ở với tôi.
Gã không nói gì nhiều nhưng gã nói trước mọi người. Gã là trẻ mồ côi trong làng, rồi
Một mình tự bươn chải sống đủ nghề ở cái làng này. Gã đi bốc vác, đi chạy cộ bò, đi làm nhà, cả đi bán bông, ai kêu gã thì gã làm.Tính gã cục mịch, ít nói nhưng lại thảo việc nên hầu như việc gì cũng đến tay gã nên gã cũng được xóm làng coi trọng. Gã tuy có dáng vẻ cộc cằn nhưng thực ra cũng còn trẻ nên nhiều người đi cửa sau khuyên gã nên nghĩ lại, đừng vì một người phụ nữ đã có hai đứa con làm lỡ dỡ mất một cuộc đời nhưng gã gạt phắt đi không nói gì. Thế rồi, chị về ở với gã, căn nhà nhỏ bỗng trở nên có tiếng nói hơn bởi hình ảnh một gia đình.
Rin là con trai lớn của chị, có lẽ khi ba nó bỏ nó đi nó ít nhiều đã ghi nhận hình ảnh ba trong nó nên việc phải gọi một người đàn ông khác là ba nó không làm được. Nó có sự chối bỏ của một đứa con thèm khát người ba “thật” của mình, ngày mới dọn về chị phải dỗ nó mãi nhưng nó không khóc thì cũng tỏ ra giận dỗi không nói chuyện với chị.
- Con gọi dượng cũng được, ta không phải ba con nên không thể ép con gọi ta là ba, nhưng ta sẽ cố gắng trở thành người ba tốt của con.
Ngược lại đứa con gái nhỏ tên Ky của chị lại rất thân thiện với người cha mới này, vì
Từ khi nó còn được bế trên tay có lẽ nó đã cảm nhân được hơi ấm tình thương của người đàn ông cao kều, to lớn với đôi bàn tay thô to ram ráp đang cưu mang ba mẹ con mình. Năm tháng cứ thế trôi qua, trong hơn mười năm “sống chung” ấy, gã chưa một lần hỏi chị về người chồng trước, gã cũng chưa bao giờ tự nhận mình là chồng chị với bất cứ ai, kể cả với chị. Thậm chí, thời gian đầu khi về ở chung, gã còn cẩn thận sửa sang căn phòng cuối nhà để ba mẹ con của chị ở, còn gã ngủ trên phòng khách. Gã sửa sang lại khu vườn sau nhà, cuốc đất, gieo giống trồng rau để chị có việc làm ở nhà cho đỡ chán rồi sẵn tiện chăm sóc hai đứa con. Chị cũng đáp lại tấm lòng của gã bằng việc vun vén cho ngôi nhà tươm tất nấu cho gã những bữa cơm ngon khi gã trở về.
Có điều gã khá ít nói, nhưng thực ra chị cũng hiểu qua sự ân cần và những sự quan tâm gã dành cho chị và cả hai đứa con. Đến tuổi Rin đi học, cũng một tay gã dẫn lên trường, đăng kí cho học, lại còn cẩn thận tranh thủ mỗi sáng trước khi đi làm chở nó tới trường, đến khi tiếng trống báo hiệu giờ học vang lên gã mới về. Khi đứa nhỏ được ít tuổi, cũng gã dẫn nó vào đăng kí trường mầm non, lại còn trăn trở thức cả đêm lựa trường tốt khi đọc được trên báo những bài không hay về các trường bạo hành đưa tin mỗi ngày. Khi chị bắt đầu rỗi rãi với những đứa con và vườn rau sau nhà bắt đầu tươi tốt, bắt đầu có của dư thì gã đưa chị ra chợ, xin một chân bán rau ở chợ, và thế là chị cũng bắt đầu có thu nhập qua ngày.
Ky khá bám gã, khác với anh mình, Rin càng lớn càng im lặng ít nói, nhìn thì giống gã nhưng tận sâu trong tâm nó đang đấu tranh khi nó nhận ra nó đã bắt đầu chấp nhận người ba này. Trong kí ức mơ hồ của nó, hình ảnh người đàn ông cao to kềnh càng có khi còn hơn cái cửa nhà ngày đầu đưa ba mẹ con nó về đã vô cùng ý tứ giữ khoảng cách. Cho tới khi ở một thời gian, cảm nhận được sự chân thành của gã, chị đã muốn gã bế em gái nó, và cái bô dạng chối từ nhưng rôi luống cuống bế hình hài nhỏ bé ấy gọn trong đôi bàn tay, ánh mắt như người bố bế đứa con và cả nụ cười của đứa bé đã là cả một sự chấp nhận.
- Sao ngày đó dượng lại cưu mang ba mẹ con con?
Khi hai người đàn ông trong ngôi nhà nhỏ đang ngồi vót tre thì Rin hỏi gã. Rin có thể
thấy rõ sự lúng túng của gã, vì sống ngót nghét hơn mười năm trời Rin biết gã vốn là người cục mịch chỉ có hành động là ấm áp. Còn gã dường như cảm thấy chỉ cần một câu trả lời sai cũng có thể mất điểm với cậu bé đương tuổi dậy thì vẫn chưa bao giờ chấp nhận gã.
- Mẹ con là tình đầu và tới giờ vẫn là tình yêu của ta.
Không gian im bặt sau đó, hai người không nói gì nữa, chỉ lại tiếp tục im lặng cần
mẫn làm, nhưng dường như cả gã và Rin đều đã có gù nảy nở trong lòng. Không có gì để giải thích cho tình cảm và cũng không cần quá nhiều câu hỏi tại sao, dường như tất cả đều là dư thừa lúc này.
Rin đậu đại học ở trên phố, từ khi chọn trường để thi cho đến khi nhận được giấy báo trúng tuyển, gã luôn là người sát cánh bên nó, còn lo hơn cả mẹ nó. Nó không thể quên được hình ảnh gã sau khi quần quật một ngày làm việc lại cần mẫn cùng nó coi từng tờ báo để nghiên cứu trường nào là tốt để nó thi vào. Kể cả khi nó buồn ngủ thì trong cơn mơ nó vẫn thấy hình ảnh gã đang cặm cụi. Ngày nó lên phố trọ học, gã còn dường như sắp khóc, nó phải ngăn nước mắt của mình, trước khi lên xe còn cẩn thận dặn dò:
- Vậy căn phòng nhỏ để cho con bé Ky, còn ba mẹ thì qua phòng lớn đi nhé, con đi rồi không ai dành đâu. Dù gì cũng là vợ chồng, cứ ngủ hai phòng sao đặng.
Gã chợt nhận ra dường như lần đầu tiên gã được nó gọi là “ba”, gã quay qua nhìn chị,
Đôi má chị đỏ hây hây, còn nhỏ Ky thì cười vui cả một góc đường…
Lê Hứa Huyền Trân
Đã xem 456 lần, 6 lần xem hôm nay.
Recent Comments