1
1./ Chuyện thứ nhứt: Chạy làng.
"Chạy làng" là tiếng Việt, dĩ nhiên. Nhưng nó là tiếng Tướng Hiếu đã dùng vào trưa ngày 8 tháng Tư/ 1975, trướng khi ông bị giết. Ổng nói "Không cho thằng Mỹ chạy làng."
Người Việt vốn ít ưa người ngoại quốc, nhứt là những ai đến đây để "làm cha" người Việt. Ví dụ; "Thằng Tây", dù nó đến đây cai trị, nhưng người Việt ghét nó, gọi chúng bằng "Thằng". "Một ngàn ba mươi vạn thằng Tây, Mụ ăn mày mang cái bị đi xin." Đây là câu ca dao cũ, thời Tây, tôi đã nghe nói tới khi tôi chưa đi học, trước 1940. Hồi đó, và Bắc Kỳ bây giờ, người ta mới hay dùng tiếng "vạn". Dân Nam, trước năm 1975, người ta gọi là "chục ngàn" thay vì "vạn". "Ba mươi vạn thằng Tây", để so với "mụ ăn mày" là có ý gì?
Tướng Hiếu làm Tư Lệnh phó Quân Đoàn III, dĩ nhiên, bên cạnh tướng Hiếu có cố vấn Mỹ. Ông tướng phải gọi nó là "sir", trước mặt thằng Mỹ, nhưng có lẽ, trong thâm tâm, ổng không ưa nó, nên ông mới gọi nó bằng thằng.
Người Việt Nam, tuy được gọi là "hiếu khách", nhưng trong lòng, ít ưa người ngoại quốc. Người Tàu thì ta gọi là Ba Tàu, Chú Ba, là "khách trú", "xì thẩu", nhiều tiếng gọi nhưng không thể gọi là... thơm. Ấn Độ thì gọi là "Chà", "Anh Bảy Chà" "Chà Ma-ní" - vì tưởng họ từ Manila tới, vì tất cả đều... đen như nhau...
Đứng kế thằng Tây là "thằng Mỹ". Sao gọi Mỹ bằng "thằng". Nó giàu có hơn? Nó "viện trợ". Nó đến giúp ta. Nó "dân chủ", "tự do", "bình đẳng"? Nhưng vì nó từ "bên Tây" tới. Về hình dạng, nó cũng mắt xanh, mũi lõ, tóc vàng... Khi nó tới, đĩ nhiều hơn, đĩ sang hơn, cao hơn, "nhất đĩ, nhì sư..." chỉ thua thời của "bác" cai trị, thống nhứt đất nước mà thôi.
Vô lính rồi, có việc gặp ông chánh văn phòng chỉ huy trưởng binh chủng, nghe ổng gọi cố vấn Mỹ là mấy "thằng mọi da đỏ", tui cũng ngạc nhiên vì cứ tưởng ông ta "kính cẩn" với mấy cố vấn Mỹ lắm, nhưng không. Tuy nhiên, ông chánh văn phòng ông Chỉ Huy trưởng cũng không tệ đến nỗi như mấy tay ở Bắc Bộ phủ, gọi bọn Nga bằng "Ông Liên Xô", "Ông Trung Quốc"...
Thế nào gọi là chạy làng?
Làng, trong câu tục ngữ nầy là một số người, một nhóm người, họp nhau lại, làm cùng một việc, một mục đích... thậm chí cùng chơi bời. Những người đánh bạc, chơi cờ, đánh bạc thì gọi chung là "làng cờ bạc". Truyện Kiều có câu: "Làng chơi đã trở về già hết duyên." Ấy là nói về Tú Bà. Tú Bà là người trong giới làng chơi, giới chơi bời, đĩ điếm. Hoặc "Dưới trần mấy mặt làng chơi." cũng là những người thuộc giới "chơi bời" như Tú Bà/ Mã Giám Sinh vậy. Về tác phong đạo đức, những người trong "làng" nầy không mấy được kính trọng bởi không biết giữ uy tín, chẳng hạn như "thua bạc chạy làng." Chiến tranh Việt Nam, hay chiến tranh Đông Dương (lần thứ nhất và lần thứ hai), người Tây Phương, cũng chỉ là "những canh bạc chạy làng", cho nên Tướng Hiếu mới nói không cho thằng Mỹ chạy làng.
Sau 30 tháng Tư, người Miền Nam, nhất là người Saigon, người ta vẫn bàn tán không ngớt về những cái chết "tự tử" của 5 ông tướng của Quân Đội Miền Nam, và mấy ông tá, úy, thậm chí cả trung sĩ, hạ sĩ, binh nhất, binh nhì...Có ông giết hết cả vợ con, trước khi tự kết liễu đời mình. Không biết có ai trong số họ là người theo đạo Thiên Chúa La Mã? Người theo đạo Thiên Chúa La Mã thì không được phép tự tử. Ngày 2 tháng 11 năm 1963, không ít người không tin "Anh em Diệm Nhu tự vẫn" vì họ là người theo đáo Chúa.
Có người lại nói, nếu có một ngày 30 tháng Tư cho Việt Cộng, sẽ không có một "anh tướng Cộng Sản nào" tự tử như các ông tướng miền Nam. Họ không có cái dũng khí của người miền Nam, "thành mất tướng chết theo thành", không có chữ tâm như các ông tướng miền Nam. Họ không tự tử vì sống chết là phải theo "lệnh đảng", cũng như người có đạo Thiên Chúa phải chết sống theo "ý Chúa".
Nhưng việc tướng Hiếu "tự sát", "lau súng bị cướp cò", như dư luận nói, ngày 8 tháng Tư, trước ngày ông đại tướng Dương Văn Mih đầu hàng những 22 ngày. Không lý tướng Hiếu biết thua mà bỏ chạy trước? Không! Ông ta không nhát như thế. Trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, dư luận về tướng Hiếu là một ông tướng tài, tướng giỏi, tư cách, đạo đức, thương dân, thương lính và trong sạch. Ông được "Ông Già Gân" chọn về Phủ Cây Tùng, phụ trách việc điều tra các vụ tham nhũng, trong số đó, có cả tướng Toàn là người đầy quyền lực.
Chúng tôi, những người đi "học tập", vô trại "tù cải tạo" mấy năm rồi mà vẫn chưa hết bàn tới, bàn lui về các ông tướng qua đời hồi tháng Tư năm 1975. Thế rồi, có người nói tới đại úy XXX (anh ta không muốn nói tên anh ta. Anh ta ngại gì đó chăng?), phục vụ ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III cho đến ngày 30 tháng Tư, kể lại rằng, hôm sáng ngày 8 tháng Tư, vì một câu nói "hớ" mà tướng Hiếu bị giết.
Cựu đại úy XXX kể, đại ý: Hôm đó là Ngày Thứ Ba, 8 tháng Tư, Việt Cộng vô gần tới Phan Rang. Bấy giờ, tình hình chiến sự rất căng. Quân Đoàn I mất rồi. Lãnh thổ Quân Đoàn II chỉ còn Phan Rang/ Phan Thiết. Tướng Nghi, tướng Sang đang lo giữ phòng tuyến Phan Rang. Lực lượng quân sự thì yếu lắm: Hai trung đoàn của Sư Đoàn 2 mới tập hợp lại, chưa hoàn hồn, một Liên Đoàn BĐQ, một tiểu đoàn pháo binh. Trông cậy nhứt là Lữ Đoàn 2 Dù. Còn ngoài ra thì Địa Phao "Câu", kể cả Nhân Dân Tự Vệ. Một lực lượng như vậy mà đem ra chặn hơn 3 sư đoàn Cộng Sản đang tiến vào tỉnh Ninh Thuận. Các ông tướng Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III, ông nào cũng lo lắng, thiếu đường tuyệt vọng là vì tình hình như thế.
- "Tướng Toàn, tướng Hiếu là những tướng giỏi mà." Có người bạn hỏi.
-"Mạnh quân, mạnh chi tướng. Tướng Toàn là người rất gan lì. Ông nổi tiếng từ "Trận Cửa Việt" năm 1964, trận Hạ Lào 1971, trận Kontum năm 1972, sau khi tướng Ngô Dzu lạnh giò, bỏ Pleiku rút về Nha Trang. Hồi ấy, không có tướng Toàn là mất Kontum rồi. Vùng II coi như rung rinh.
- "Còn tướng Hiếu?"
-"Người ta biết ít về tướng Hiếu, nhưng ông là người tài, đại tài." Đại úy XXX nói. "Các bạn suy nghĩ về các ông tướng giỏi tử trận, các ông tướng chỉ muốn chết ở trận tiền. Điều đó thật cảm động. Nó chứng tỏ cho người ta thấy chúng ta yêu miền Nam, chúng ta yêu mến Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, chúng ta thương kính các ông tướng của chúng ta như thế nào. Nhưng đáng tiếc, chúng ta ít người phục vụ gần gũi họ, không hiểu họ, nên nhìn vấn nạn của họ không đúng. Tôi phục vụ ở Quân Đoàn III từ khi mang loon thiếu úy, biết tình hình ở đó rõ hơn, nên đôi khi tôi cũng muốn nói cho các bạn biết, để rõ hơn sự việc, như về các ông tướng tài ba của Quân Đoàn III.
"Khi tướng Hiếu làm Tư Lệnh Sư Đoàn 5, gặp lúc tướng Trí đang làm Tư Lệnh Quân Đoàn, là như "cá gặp nước". Hai ông tướng tài gặp nhau, làm nên nhiều chiến công, nhất là những trận đem quân qua Campuchia, trong các cuộc hành quân có tên "Toàn Thắng", Việt Cộng chạy dài dài...
Quân Đội VNCH có nhiều tướng giỏi, rất hợp nhau, như tôi nói đấy, tướng Trí, tướng Hiếu, tướng Thanh, tướng Trưởng. Thế rồi các ngôi sao đó cứ rụng dần: Tướng Ân, tướng Thanh, tướng Trí. Tướng Trí tử trận coi như tướng Hiếu mất một "chỗ dựa", mất một cánh dù, mất một "đồng chí".
Có người hỏi: "Tướng Minh thay tướng Trí?"
- "Tôi khôn muốn phê phán ai, dù chê tướng Minh. Không phải tôi sợ gì ông ta. Chúng mìn là một đám bại binh, không nên chê bai, trách oán gì nhau. Nhưng ông Minh không phải là ông Trí. Ông Minh chỉ muốn tĩnh mà không muốn động. Khi tướng Hiếu làm tư lệnh Sư Đoàn 5, chiến thuật của tướng Hiếu là "chủ động", bung binh sĩ ra đánh Việt Cộng, khiến chúng phải bỏ Việt Nam chạy qua Miên. Đó cũng là chủ trương của tướng Trí. Tôi nói "cá gặp nước" là ý như vậy.
- "Ông Trí, ông Hiếu chống Mỹ?" bạn hỏi.
- "Về tâm lý, những tay đánh giặc giỏi, đi lính từ thời còn Tây, ít ai ưa Mỹ. Tôi không nói ông Trí, ông Hiếu có chống Mỹ không, nhưng cả hai ông đều chống "Việt Nam hóa" chiến tranh. Một mặt, các ông ấy rất thương lính, không muốn lính của mình bỏ xác nhiều trên chiến trường, không muốn "thay màu da xác hết", từ da rắng qua da vàng. Thứ hai, chiến đấu thì cùng chiến đấu với nhau, không thể có sự kiện Mỹ rút đi, một mình Việt Nam chịu trận. Ngoài chiến địa, những người lính là "anh em", sống cùng sống, chết cùng chết vì cùng chung một lý tưởng, không thể "bỏ chạy". Đó là "tâm lý căn bản" của người lính chiến đấu bảo vệ Thế Giới Tự Do.
Từ tâm lý đó, người ta tin câu nói của tướng Hiếu, "không cho thằng Mỹ chạy làng". Vì vậy, người ta tin việc tướng Hiếu bị Mỹ giết, đúng hơn là Xịa ra tay. Mỹ không sợ gì Việt Cộng. Hai bên đã thỏa thuận với nhau rồi. Giờ nào Mỹ đi hết, giờ nào Việt Cộng vô Saigon. Mỹ sợ nhất là "Quân Đội Việt Nam Cộng Hò" nổi loạn. Bắt hết người Mỹ, giam lại, không cho bỏ chạy, chính là "đại họa cho nước Mỹ".
Riêng về tướng Hiếu, ông có một mối "hận riêng" với Cố Vấn Mỹ hay chăng? Trung tá Thiết Giáp Tôn Thất Hoàng, khi nhận chức vụ thiết đoàn trưởng Thiết Đoàn 16 hoạt động ở khu 44 Chiến Thuật, kể lại câu chuyện trận Snoul tướng Hiếu bị Cố Vấn Mỹ gạt, trong bữa cơm do giám đốc nhà máy Xi-Măng Kiên Lương Lê Hữu Phước khoản đãi. Câu chuyện như vầy:
Sư Đoàn 5 hành quân bên Miên, đang đóng tạ Snoul, chuẩn bị rút về Việt Nam thì Cố Vấn Mỹ biểu chờ. Mỹ sẽ cho 2 pass B-52, dọn đường thì quân ta an tâm mà về. Chờ 1 ngày, chờ 2 ngày... Chờ đến ngày thứ 5 thì Cố Vấn Mỹ nói rằng không có B-52, quân VNCH tự đông kéo về. Trận đó - thường gọi là trận Snuol - quân ta hao nặng. Một sĩ quan nổi tiếng của binh chủng Thiết Giáp tử trận. Ai cũng thương, cũng tiếc. Đó là cố thiếu tá Trần Hồng Cẩm, gốc Chợ Lớn, thiết đoàn phó Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh - Thiết Đoàn Trưởng lúc đó chính là trung tá Tôn Thất Hoàng, người thuật chuyện. Cũng trong trận ấy, tên tướng Việt Cộng tư lệnh chiến trường bị cách chức vì tội "phục kích chậm và dở": Mỹ bày cổ cho Việt Cộng xơi mà làm không xong. Mỹ hy sinh một số quân VNCH cho Việt Cộng để trao đổi số phi công tù binh đang bị giam ở phía Bắc. Số quân bị hy sinh được đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Hiếu. Chuyện đúng hay sai, ai biết nhưng do chính người trong cuộc kể lại. Dù sao, câu chuyện cũng nói lên một điều trong vô vàn những câu chuyện "chơi" nhau hay thương yêu nhau, kính trong nhau giữa Việt và Mỹ trong khi họ "đứng chung một chiến hào".
2./ Tội lớn nhất: Chia rẽ dân tộc.
Chiến tranh qua rồi, ngồi lại với nhau mà kể tội Việt Cộng nhất là khi ở hải ngoại như vầy, thì Việt Cộng bắt bớ gì được, thì mặc tình kể tội Việt Cộng. Người Việt có câu nói, "vô cửa quan cái tóc cái tội". Bây giờ ở đây, nghĩa là ở bên Mỹ nầy, nhiều người kể tội Việt Cộng dữ lắm, hùng hổ lắm, nào là "chúng nó tàn ác, bất nhân, bạo tàn, "giết người không gớm tay, v.v...
Trước 1975, tôi là người đánh giặc ruộng, nghĩa là đánh "giặc mùa" - Không phải "Giặc Mùa" như thời Tây Sơn/ Nguyễn Ánh đánh nhau: "Lạy trời cho nổi gió Nồm, Để cho Chúa Nguyễn kéo buồm thẳng ra". Giặc thời của tôi hồi đó là "Mùa Lúa", "Mùa Cày". Mùa Lúa" tụi nó đi thua thuế Nông Nghiệp, "Mùa Cày" tụi nó thua thuế máy cày. Ai muốn biết rõ hơn, xin đọc "Vết nám" của tôi thì rõ Việt Cộng ác như thế nào. Kinh nghiệm cho tôi thấy, ở thôn quê, bất cứ làng nào, ấp nào, thôn nào, xã nào... kể từ "hạ tầng cơ sở" của làng xã Việt Nam, ít nhất mỗi nơi, có ít nhất một người bị Việt Cộng giết. Tôi nói mỗi làng có ít nhất một người, còn ngoại như, có làng năm bảy người bị giết, có làng vài ba chục người bị giết. Nước ta, tính ra, chỉ ở miền Nam thôi, có bao nhiêu làng xã để có thể tính bao nhiêu người bị giết. Đêm đầu tiên khi Tây tái chiếm thị xã Quảng Trị, sau tết Đinh Hợi 1947, làng ngoại tôi, làng Nhan Biều, bên kia sông Thạch Hãn, ngang với tỉnh lỵ, bị Việt Minh giết - phần nhiều bị chém bằng mã tấu - là 70 người -, phần nhiều là thanh niên, trung niên có học, nghĩa là có ôm vở tới trường, không cần có bằng cấp gì hay không. Ai là ông phán, thầy thông là khó sống, còn như y tá, police, thư ký hãng buôn tư nhân... cũng đều bị giết cả. Làng ngoại tôi cũng là làng của Trần Hữu Dực, tay nầy trước theo Quốc Dân Đảng, bị tù Côn Đảo, bỏ QDĐ, theo Cộng Sản.
Theo một số người Tây phương hoạt động trong các lãnh vực Văn hóa, giáo dục... như hai nhà sử học Aurousseau và Henry Maspero - Cụ Trần Trọng Kim có trích dẫn trong cuốn "Việt Nan Sử Lược" của cụ, thì người Việt Nam là "một dân tộc hiền hòa". Điều đó đúng không hay chỉ là một câu nói lịch sự.
Tôi có vài kinh nghiệm sống về vấn đề nầy. Sau khi Mỹ Nhật đánh nhau - trận Trân Châu Cảng xảy ngày 7 tháng 12 năm 1941, - máy bay Mỹ thường đến đánh phá Đông Dương. Sợ bị vạ lây, cậu (cha) mạ tôi cho anh em chúng tôi "tản cư" về miền quê. Lần đầu chúng tôi tản về làng Nại Cửu, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trú tại nhà ông Đội Liêu, một gia đình theo đạo Phật. Được ít lâu về lại thị xã Quảng Trị. Lần thứ hai, chạy về làng Qui Thiện, trú tại nhà một nông dân, theo đạo Thiên Chúa. Bất cứ ở đâu, anh em chúng tôi cũng được chủ nhà giúp đỡ hết lòng, thậm chí họ nhường nhà trên cho chúng tôi ở, họ dọn xuống nhà dưới.
Vậy mà chỉ hơn một năm sau, người nhà quê thay đổi hoàn toàn. Sau khi Tây đã chiếm đóng thành phố, thì người thành phố là theo Tây, bị Việt Minh bắt, giết. Bà dì, em út mẹ tôi, bị Việt Minh giết vì vô tình khai với là người ở Phường Đệ Tứ khi bị Việt Minh chận xét giấy tờ. Người thuộc "phường" là dân thành phố. Làng Thạch Hãn là làng kế cận thành phố nên dân làng nầy cũng bị gán tội theo Tây. Việt Minh tuyên truyền giết dân làng Thạch Hãn bằng câu: "Giết một người "Đá Hàn" bằng một ngàn thằng Tây".
Gây mâu thuẫn, chống đối, ghét bỏ, thù hận, giết chóc nhau... giữa người nghèo/ người giàu, giữa tư sản và vô sản, giữa địa chủ và tá điền, giữa người có học và vô học, giữa người thành thị và thôn quê, giữa tiểu tư sản và vô sản... gây chia rẽ dân tộc, hận thù dân tộc là tội ác lớn nhất của Cộng Sản Việt Nam, nhiều lắm, không kể xiết.
Từ tội ác lớn nhất ấy, đẻ ra muôn vàn tội ác khác của Việt Cộng./
3./ Tội ác thứ ba: Chia cắt đất nước.
(kỳ sau tiếp)
Share this:
- Click to share on Twitter (Opens in new window)
- Click to share on Facebook (Opens in new window)
- Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
- Click to share on Reddit (Opens in new window)
- Click to share on Tumblr (Opens in new window)
- Click to share on Telegram (Opens in new window)
- Click to share on Pocket (Opens in new window)
- Click to share on Pinterest (Opens in new window)
- Click to share on WhatsApp (Opens in new window)
- Click to share on Skype (Opens in new window)
- Click to print (Opens in new window)
- Click to email a link to a friend (Opens in new window)
Recent Comments