Những ngày nghỉ đã qua. Ngày lịch sử của toàn dân tộc cũng đã qua. Vui của bên này buồn của bên kia. Vì không đứng cùng một điểm nên cùng một sự kiện xảy ra mà thế giới quan mỗi người một khác, đưa đến sự suy diễn khác nhau.
Do đó tôi nghĩ rất cần thiết là con người ta phải có tự do biểu đạt nói lên suy nghĩ của chính mình. Chứ không phải người ta nói khác mình là quy chụp tội phản động cho đó là thù địch sai trái. Tôi có cảm giác dân VN ta thường hiểu lầm nhau, “ông nói gà bà nói vịt.”
Ví dụ người bên VNCH, thường khi chỉ trích hay biểu đạt khuynh hướng chính trị của mình, người ta tách bạch rõ ràng người dân và chính quyền. Phân biệt đâu là văn hoá, đâu là dân tộc, đâu là hồn thiêng sông núi, đâu là đảng phái. Đảng là Đảng! Đảng là một phần, một bộ phận nhỏ nhoi trong cái guồng máy nhà nước mà thôi!. Do đó không thể dùng văn hoá của một nhóm người để trị dân. Một đảng viên có thể phải tuân theo tôn chỉ của đảng chứ người dân có phải ai cũng là đảng viên đâu. Làm sao có thể lấy chủ nghĩa, lý tưởng của một đảng phái làm kim chỉ nam cho toàn dân?
Chính quyền CS độc tài hay lợi dụng vấn đề văn hóa dân tộc nhập nhằng với tinh thần lý tưởng của Đảng để tuyên truyền ru ngủ bịt mắt đa số người dân, lấy tôn chỉ chủ nghĩa của đảng mình để giáo hóa dân khiến cho cả nước biến thành một đảng.
Động cơ không phải vì dân mà vì sự sống còn của đảng.
Lâu dần cứ nói một chiều, cứ nghe những gì mình muốn nghe, những đảng viên CS tin tưởng là họ hoàn toàn đúng, kẻ bất đồng với mình là sai, tệ hơn nữa cho là thế lực thù địch. Mắc cười quá đi!
Còn phe VNCH quen sống trong một môi trường ầm ỉ nhốn nháo, tên này nói, tên kia “phang” liền, quen rồi. Khi bất ngờ bị rơi vào thể chế độc tài thì hãi hùng thắc mắc sao im re vậy ta?
Lâu lâu mới nghe có tiếng nói nhưng chỉ một giọng điệu duy nhất cứ lập đi lập lại, chán phèo. Sau mới biết tất cả các phương tiện truyền thông đều thuộc đảng, làm gì có truyền thông tư nhân độc lập ở đây!
Rồi cũng không thấy những thành phần sinh viên, tôn giáo biểu tình. Người ta đi học tập cải tạo còn tệ hơn đi tù mà không ai dám lên tiếng.
Những kẻ thời VNCH hay la lối biểu tình biến đâu hết rồi?
Sao không “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” dùm cái đi!
Cứ cho là chính quyền VNCH thua thì chấp nhận đi, đừng có chống chế nữa!
Thế nhưng không lẽ sau 75 người dân miền nam phải nín thinh, phải cúi đầu nhớ ơn các ngài “ăn cơm quốc gia thờ ma CS”, đã từng đấu tranh “đánh cho ngụy cút đánh cho ngụy nhào”để sống trong một chế độ như ngày hôm nay sao?.
Do không có truyền thông độc lập nên người dân ở các nước độc tài chỉ có thể thấy một góc sự việc theo cái nhìn của đảng. Còn người dân ở nước tự do người ta có cái nhìn đa chiều hay toàn cảnh. Giống như một máy ảnh chỉ có khả năng quét được một góc không thể so với một flycam.
Một phóng viên VC tường thuật sự kiện 30 tháng 4 chằng hạn, anh ta chắc chắn phải chụp một tấm hình đắt giá, chớp ngay tấm hình xe tăng của VC tông cửa Dinh Độc Lập và tuyên bố phe cộng sản đã chiến thắng, kèm theo điệu nhạc “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng lời bác nay đã thành chiến thắng huy hoảng…”
Còn ai dám cãi lại, có lý quá đi chứ! Hình ảnh rành rành. Một tấm ảnh có giá trị bằng trăm lần lời nói. Kẻ nào mà bác bỏ thì sẽ bị cho là bôi bác, không yêu nước phá hoại, phản động! Rằng lịch sử là lịch sử, rằng người CS làm việc rất khoa học, rằng tôi có tư duy, những bài báo những tưởng thuật của tôi rất cụ thể có địa điểm có ngày giờ (historical facts).
Nhưng vài năm sau, có kẻ bên thua cuộc nó lại cắc cớ ngao ngáo hỏi rằng, “Vâng một tấm ảnh đáng giá bằng trăm lời nói anh nhỉ?. Vậy nếu tôi đặt một tấm ảnh thuyền nhân chới với vật vờ dở sống dở chết trên biển đông cạnh tấm ảnh xe tăng bên thắng cuộc tiến vào Dinh Độc Lập thì sao đây?. Không lẽ người vượt biển không đến được bến bờ tự do lại còn sức mà tung hô bác Hồ….? “
Nếu trong thời chiến một người dân ở Bắc Việt nghe tin anh bộ đội nào đó bị thương rồi bị bắt. Vết thương nặng không thể cứu được trước khi chết vẫn hô thật to “HCM muôn năm!”. Họ sẽ lấy làm hãnh diện vì phe ta sao anh hùng quá, bác Hồ sao vĩ đại quá, Người sống mãi trong lòng chúng con!
Trong khi đó ở miền nam, khi nghe tưởng thuật như vậy, có người sẽ âm thầm gạt nước mắt không phải vì oán trách chế độ VNCH ác theo giặc, mà là vì thương cho cả một thế hệ non trẻ ngoài Bắc, bị đánh cắp linh hồn, bị chết não mặc dù nhịp tim vẫn còn đập. Người ta tiếc cho tinh thần bất khuất của dân tộc đã bị sử dụng không đúng chỗ.
Cùng một sự việc nhưng cái nhìn khác nhau vì có đứng ở cùng một địa điểm đâu?
Ở một thể chế tự do người ta không ngần ngại tìm hiểu lắng nghe xem đối phương nghĩ gi. Người ta sẽ thắc mắc lo lắng, khi không biết được ý đối phương.Trong một hệ thống đa nguyên những tư tưởng dễ dàng bộc lộ, giao thoa, cạnh tranh va đập nhiều khi quyết liệt nhưng không được bạo động, nên con người thể chế tự do khó có thể cực đoan, có muốn cũng không được.
Khác với một thể chế độc tài. Con người giấu đi suy nghĩ. Nhà cầm quyền cảm thấy yên tâm và có ảo tưởng đất nước ổn định dù cho có phải trấn áp người dân đến mức nào đi nữa. Lâu dần sợ cái gọi là bất đồng chính kiến.
Trái lại ở thể chế tự do người ta không mảy may nao núng cho là chuyện quá đỗi bình thường. Độc tài sợ bất đồng chính kiến như một người ngày làm điều khuất tất, đêm ngủ mớ, lâu lâu giật mình hốt hoảng kêu lên “nó giết !giết tôi!”mặc dù xung quanh vẫn yên tĩnh.
Không biết tại sao lịch sử VN lại có những chuyện thật mâu thuẫn như sau.
Đó là, trong thời VNCH nguòi ta biểu tình gây rối loạn trên đường phố, nhiều khi quá ư bạo động khiến báo chí phương Tây la ó, tố cáo chính quyền đàn áp người dân, đàn áp tôn giáo. SV lúc đó nhiều người không dám đi học sợ bị gây phiền phức bị lôi kéo rủ rê biểu tình.
Còn trong khi bây giờ ở chế độ độc tài chả thấy cha nào, sư nào biểu tình? Báo chí bên ngoài thì cứ đưa tin lừng khừng như gà mắc tóc vì trên thực tế có được tự do hoạt động ngay “hiện trường” đâu?
Chùa chiền nhiều, người người theo đạo không có nghĩa là tôn giáo không bị đàn áp.
Nếu là một người dân thường nhất là phật tử, người ta ít để ý từ “sư quốc doanh”. Nhưng nếu sinh ra trong chế độ VNCH biết những gì xảy ra giữa chính quyền và tôn giáo, người ta không thể không nghi ngờ.
Người ta tự hỏi, nếu là một bậc chân tu thì tại sao lại nhúng tay quá sâu vào đời sống chính trị ? Tại sao tu không lo tu lại đi biểu tình chống chính phủ VNCH? Không có tự do tôn giáo mà được biểu tình rầm rộ thế sao?.
Chỉ có phương Tây tin có đàn áp tôn giáo chứ dân miền nam thời đó đâu phải ai cũng tin?. Rồi bây giờ im re chả thấy biểu tình. Vậy bây giò có tự do tôn giáo chắc?. Lịch sử dần sáng tỏ. Một người dân thường cũng chất vấn cho tới bến chứ chưa cần đến ngành sử học nước nhà trong tương lai sẽ kết tội đâu ! Làm sư làm cha mà lại là mật vụ gián điệp sao? Chả lẽ bị vu oan?.
Tôi vẫn luôn tin rằng tôn giáo là một phần quan trọng trong đời sống con người. Cảng quan trọng bao nhiêu thì càng phải thận trọng bấy nhiêu. Và nếu đi sai đường thì tác hại vô cùng to lớn cho xã hội. Sao nỡ lợi dụng đức tin tôn giáo để mưu đồ chính trị? Tai hại cho dân cho nước quá chừng!
Nếu tôi là một tín đồ tôi sẽ hỏi các vị tại sao các vị lại khích động dân nhất là thảnh phần sinh viên biểu tình?. Nguyên do vì bị áp bức? Vì lời phỉ báng châm chọc của vị phu nhân, của chính trị gia nào đó sao?. Trước khi bị chính quyền VNCH đàn áp các vị có chắc là mình vô tội? Ngoài mục đích truyền đạo pháp còn mục đích gì khác không?
Chính trường, thương truòng, đấu trường, quan trường đâu phải là nơi của bậc chân tu?. Những nơi đầy hỉ nộ ái ố nào phải nơi chốn giành cho các vị? Đó đâu phải là giáo đường, phật đường, miếu đường tôn nghiêm? Vậy khi đã tự nguyện dấn thân vào những nơi đó để giúp đời thì đừng chấp nê!
Đại Đức là danh xưng của bậc cao tăng. Đó cũng là Đức nhân ái của Trời Đất. Nếu có lòng với đất nước với dân tộc, chấp chi lời của những chính trị gia, những quân nhân, đang còn phải vật vã quay cuồng trong cơn bão táp của chiến tranh hận thù và chia rẽ?.
Trong một thế giới đảo điên như thế người ta cần lắm một Đại Đức hãy vì dân miền nam, lấy lòng nhân mà bình thiên hạ. Nếu lời nói của ai đó xúc phạm,như ngọn lửa khơi bao nỗi uất ức hờn căm thì xin Đại Đức hãy biến ngọn lửa ấy phút chốc chỉ còn như một đốm lụi tàn. Còn như lại thổi bùng thêm, biến nó thành một rừng lửa,thiêu đốt tất cả, thì hỡi ơi có phải là một Đại Đức? .
Đạo gì thì cũng phải hợp với văn hóa truyền thống dân tộc. Nếu mình có sức thuyết phục làm mê đắm lòng người thì hãy nhớ cho cái Tâm kia mới bằng ba chữ Tài. Và chữ Tài đi với chữ Tai một vần. Tai họa cho cả một đất nước về lâu về dài.
Cái “Tâm” của các vị đã đủ vững để trụ ở chốn hổng trần này chưa?. Đã đủ sức làm tan cơn thịnh nộ mâu thuẫn trong quần chúng? Hay làm cho tình hình tệ hại thêm?. Các vị có thật đã nhìn thấy tâm can mình?.Lòng có như tấm gương không vướng bụi trần?. Đã như mặt hồ trong vắt phẳng lờ, có thể nhìn thấy đáy?.
Bản lĩnh của một đại Đức thừa sức chế ngự lời chỉ trích hay hành động xúc phạm nào đó. Nếu nó thực sự như gió táp, thì khi chạm mặt hồ chỉ còn một chút gợn. Sao lại để cơn gió trở thành cuồng phong bão tố, nhấn chìm miền nam trong bể khổ trầm luân đầy máu và nước mắt?. Bởi vì trong bùn lầy tanh hôi, người ta mong lắm một đóa tinh khôi xoa dịu nỗi đau trần thể.
Nếu không làm được vậy thì lòng vẫn còn lấm bụi trần rồi! Hãy mau mau xa rời vòng tục lụy đi lên núi xa tít tắp, nơi mà ngay cả cáp treo cũng không đến được để mà có thùng công đức. Tự cuốc đất trồng khoai rau cháo qua ngày.
“Đèo mây, nương một mái thiền
Mịt mùng lối cỏ, mơ hồ tiếng kinh?
Gió sương vờn bóng cà sa,
Hồi chuông thư thả buông trên dặm ngàn.”
Khi cảm thấy không gì có thể làm xao động lòng mình được thì hãy xuống núi giúp đời.
Đây chỉ mới là một khía cạnh đem ra bàn!
Tôi lấy ví dụ thường người ta nghĩ chữ “TÂM” là trái tim là tấm lòng là cõi lòng chung chung, thuộc tinh thần. Người VN thường hiểu “tâm”như là một đức tánh nhân hậu biết lo lắng biết nghĩ ngợi cho người. Nó chỉ đúng một phần. Ông cha chúng ta coi trọng việc này lắm và đó là điều chúng ta thường được người lớn dạy dỗ nhắc nhở.
Tại sao chúng ta không biến nguyện vọng của người xưa thành điều cụ thể, thay vì khuyên nhủ chờ đợi con người có “Tâm”? (Bởi không dễ con người bình thường có “Tâm” đâu!).
Hãy soạn ra một bản hiến pháp hữu hiệu đưa nó vào cuộc sống, một bản hiến pháp có “Tâm”là xã hội OK.
Bản hiến pháp có những tiêu chuẩn, những phương cách buộc mọi cá nhân hay nhóm người phải tuân thủ giữ gìn theo pháp luật.
Một bản hiến pháp có “Tâm” là một bản Hiến pháp hiểu rõ thật sự tâm tính của loài người, nó như một máy “nội soi” xuyên thấu vào bên trong phát hiện những ưu khuyết điểm để ngăn chặn bớt cái tham cái ác và tạo cơ hội cho con người phát triển toàn vẹn đúng hướng.
Do đó ngày nay, chữ: “Tài “sẽ hóa chữ “Tai”, chữ “Tâm” đi trước
mới ra chữ “Tài”.
Trong một xã hội bất công, băng hoại thì chỉ có “tài ranh” “tài lanh” chả ai nhờ được, còn trở thảnh mối nguy. Một hiến pháp có tâm sẽ phát sinh người tài phục vụ cho cộng đồng.
Theo tôi ngoài tam quyền phân lập, chính sự tự do báo chí truyền thông và đa đảng là những nét chính để tiến đến tự do dân chủ. Thiếu những điều này thì không thể có luật pháp hữu hiệu không thể nào XH thực sự có kỷ cương. Giống như những dây lớn của một tấm lưới hay là những rường cột của một căn nhà.
Qua đây tôi muốn nói rằng đừng chờ đợi một minh quân, một lãnh tụ một thiên tài. Để một thể chế vận hành tốt không thể dựa vào cá nhân. Hãy đồng lòng hãy hợp sức.! Mạng xã hội đang mở rộng. Hãy soạn ra những nét đại cương bắt buộc phải có cho một Hiến Pháp của VN trong tương lai. Khỏi đầu là vậy. Rồi từ từ bổ sung sau. Đừng tưởng ai cũng hiểu hiến pháp là gì? .
Người dân thường, không đủ sức để hiểu cho tường tận những điều khoản khi mua một bảo hiểm nhân thọ nói chi đến nội dung của hiến pháp?.
Chúng ta tóm lược hiến pháp bằng những nét chính (không thể thiếu) rồi mới từ từ giăng ra, đi vào chi tiết để một dân thường có thể theo dõi và hiểu ra. Người dân không phải ai cũng kiên nhẫn để đọc và hiểu hết những điều khoản pháp độ trong hiến pháp và vì vậy dễ bị cho ăn bánh vẽ.
Tất cả cần phải công khai minh bạch. Bao thế hệ người Việt nằm xuống không phải để chịu hết đàn áp này đến trấn áp khác! Hết vua chúa, thực dân, giờ lại chịu cảnh Đảng trị, Đảng quyền thì thật vô lý!
Đảng quyền ( Đảng trị) cho thấy một điều, quyền lực đi trước tiền bạc theo sau, tiền bạc đi trước mực thước theo sau. Có quyền mới ăn hối lộ được. Thậm chí phải tạm ứng trước để chạy quyền chạy chức hầu thu nhiều tiền hơn. Có tiền thì đút tiền để thoát tội! Rồi vợ chồng con cái dông ra nước ngoài. Còn gì là pháp luật phép nước? Ôi, còn đâu là dân quyền!
Pháp định, điều khoản, tiêu chuẩn trong hiến pháp buộc bất cứ đảng nào muốn lên cầm quyền phải tranh cử. Tựa như một đội thể thao, một vận động viên muốn thắng muốn vô địch phải thi đấu, không tự dưng mà nhảy lên võ đài chưa đấu đã vỗ ngực tuyên bố mình thắng. Mà có vô địch thì vài năm phải đấu lại để bảo vệ chức vô địch của mình.
Vì vậy không thể nào một đảng duy nhất tự soạn ra hiến pháp cho cả nước.
Lá cờ của một Đảng do đó không thể nào là cờ tổ quốc.
Một Đảng không thể đại diện toản dân.
Tuân theo hiến pháp của một nước dân chủ tự do, không đảng nào được quyền ngăn cản sự hình thành các Đảng đối lập.
Không đảng nào có tư cách giáo hóa toàn dân, chi phối mọi lãnh vực trong xã hội.
Chính văn hóa truyền thống không chấp nhận điều này chứ không phải VNCH theo giặc bày đặt đòi tự do dân chủ. Tôi sẽ lý giải điều này trong một dịp khác. Mỗi thời đại, con người mỗi nước sẽ tìm những điều thích hợp với bản sắc để sống còn và phát triển.
Tháng 5 là tháng nhân quyền của người Việt Nam và tháng mừng sinh nhật ai đó, cũng là tháng mở đường Truòng Sơn vào nam, vậy tôi xin chúc cả hai phe VC và VNCH, ai thích gì thì cứ làm, chả sao cả! Cứ việc biểu đạt. Tôi lắng nghe. Tôi trân trọng. Muốn tung cờ màu gì thì tung. Không nên ép người ta tung lá cờ mà người ta không thích!.
Tháng 5 năm 2023.
Recent Comments