https://www.designerds.be/slot-bonus/

https://greenwichvillagevabeach.com/slot-bonus/

https://junex.com/slot-bonus-100/

https://thefranklinjohnstongroup.com/slot-deposit-pulsa/

https://socialbalance.be/slot-deposit-dana/

https://www.delakkerij.be/slot-nexus/

https://lobsterbaylombok.com/slot-deposit-pulsa/

https://hort.hdut.edu.tw/wp-includes/slot-nexus/

https://boogoomusicfest.com

https://thesummerhouseapts.com/wp-content/slot-nexus-engine/

https://spaziosicurezzaweb.com/slot-deposit-pulsa/

Đăng nhập quanvan.net để đăng bài và bình luận trên DIỄN ĐÀN QUÁN VĂN.


Categories

Groups

BÀI TRÊN DIỄN ĐÀN

Tiền!

“Có tiền mua tiên cũng được” (tục ngữ)

“Tiền là tiên là Phật” (ca dao thời Việt Cộng)

“Thớt có tanh tao ruồi mới đến,

Gan không mật mỡ, kiến bò chi!”

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Bạc ác chi mi lắm rứa tiền,
Mi làm nhân loại hóa ra điên!
Mi tô mặt nạ đen ra trắng,
Mi khiến nhân tình thẳng hóa xiên!
Mi đạp luân thường vô một xó,
Mi xô nhân nghĩa xếp ai bên!
Mi xui thế giới đâm nhau mãi,
Bạc ác chi mi lắm rứa tiền!
Quốc-Nghệ

Khi ông đại tướng Dương Văn Minh săp sửa đầu hàng Cộng Sản Bắc Kỳ xâm lược, tôi còn lặn lội ở miền Tây Nam Bộ, “Đêm đêm nằm đường ngăn bước thù. Áo nhà binh thương lính, lính thương quê… Chỗ tôi thường nằm chờ “chúng nó” có tên là “Cây số 15” – trên đường Rạch Giá/ Long Xuyên, cách Rạch Giá 15 cây số. Nói đúng tên chỗ nầy là ấp Hòa Bình, xã Mông Thọ, quận Kiên Tân, tỉnh Kiên Giang. Đây là cái nút thắt họng của tụi nó, trên đường chuyển quân, từ Kampuchia xuống U-Minh. Phe ta gọi là “Đường giây 1-C”. Muốn biết rõ hơn về con đường chiến lược nầy xin xem bài tôi viết về cái tên của nó: “Đường Giây 1-C”. Nó là một “dạng đàn em” của “Đường Mòn Hồ Chí Minh”.

Tôi hay nói dốc mà chơi, nhưng bây giờ thì tôi nói thiệt. Các bạn nghĩ coi: Tui là dân Quảng Trị, sinh ra và lớn ở thị xã Quảng Trị, đi học rồi dạy học ở Huế 14 năm. Đùng một cái, Mậu Thân, bỏ cục phấn đi lãy cò súng, vô tuốt Rạch Giá, nằm phục kích Cộng Sản Bắc Việt Xâm Lược ở một chỗ cách Rạch Giá chỉ có 15 cây số, có nghĩa là nơi nầy cách “Quần đảo Hải tặc”, – một vùng biển nổi danh trong lịch sử, một nơi ông “Gia Long tẩu quốc” khi bị ông Nguyễn Huệ đuổi chạy không kịp thở, không kịp mang theo “cung phi mỹ nữ”, không khác chi khi “phe ta” nổ súng thì Việt Cộng cố sống cố chết dọt về U-Minh cho lẹ, thoát thân, nơi nầy cách “Quần Đảo Hải Tặc” cũng xa nhau chừng đó cây số mà thôi..

Ôm cây súng nằm bên đường, nghĩ tới thân phận mình, nghĩ tới mẹ với vợ con, nghĩ tới quê nhà, lòng không buồn, không thương thân sao được? “Dặm nghìn nước thẳm non xa, Biết đâu thân phận con ra thế nầy.” Tôi đâu có thì giờ mà thấy được hình ảnh đứa bé nằm trong cái thùng sữa Quân Tiếp Vụ. Tôi kèm tấm hình vô đây:

Mới đây, “tình cờ” tôi coi được tấm hình “em bé trong thùng carton”, (Baby in a box), đọc lời chú thích kèm theo, không khỏi đau lòng cho em bé, – chị nó nằm bên cạnh -, trên lề đường phố – (Lê Lợi?) – Cha chúng, đang “ở lính” ngoài Trung, trong khi mẹ nó, đang bôn ba, xuôi ngược, xoay xở giúp chồng nuôi con.

Và cả chúng ta nữa chứ, những “người lính Việt Nam Cộng Hòa”, dù lính trơn, hạ sĩ quan hay sĩ quan…, không thiếu gì lúc “mang cái bụng đói đi hành quân”.

Tấm hình “em bé…” ghi thêm câu nói của mẹ nó: “Chồng tui đi lính ngoài Trung, lương tiền không đủ nuôi nỗi 7 miệng ăn, tui phải buôn bán kiếm thêm giúp chồng…”

Các đứa nhỏ phải ăn xin, đứa bé nhất tên là Trần Thi Yet. Khi có người bên Mỹ xin đứa bé về nuôi, người mẹ nói: “Không. Con tui. Tui không cho ai cả.” Đúng là Người Mẹ Việt Nam. Người mẹ thương con, như “Mẹ thương con ra ngồi cầu Ái Tử”, truyền thống Việt Nam, chớ không phải “Người Mẹ cầm súng”, giúp con giết giặc – giặc cũng là người Việt Nam -, như của Việt Cộng.

Tác giả tấm hình là Chick Harrity, một photographer của báo chí Mỹ. Năm 1973, khoảng tháng Hai, sau khi tham dự một buổi họp báo tại phủ Đầu Rồng ra về, anh ta chụp bức hình nầy trên đường phố Lê Lợi/ Nguyễn Huệ, – Saigon, gần khách sạn Continental. Sau khi bức hình nầy được phổ biến trên báo chí Âu-Mỹ, gây nên một làn sóng xúc động trên toàn thế giới Tư Bản. Bấy giờ là thời gian sau khi Hiệp Định Ba-Lê vừa ký xong, tinh thần yêu chuộng hòa bình thế giới đang lên cao, tinh thần nhân đạo đang được tuyên truyền, cổ xúy. Nhiều người Mỹ đang nhiệt tình, hăng hái tìm nuôi trẻ em mồ côi chiến tranh Việt Nam, với nhiều mục đích khác nhau, qua đó, sự kiện “bỏ của chạy lấy người” tương đối rõ, mặc dù, chính phủ Mỹ giấu khá kỹ “chính sách bỏ rơi đồng minh” của họ.

May mắn cho em bé. Sau đó, bé được bà Evelyn Heil, sống ở Springfield City,/ Ohio, nhận nuôi, chữa bệnh tim ch, bây giờ cô là Tran Thie Nhanny.

Sau chiến tranh Việt Nam, một anh chàng phóng viên làm việc ở Bạch Ốc, là người bạn đồng nghiệp cũ, – người, từng làm việc với Harrity tại Saigon trước 75 -, báo cho anh ta biết đứa bé trong thùng giấy mà anh đã chụp hình năm xưa, sắp đến Tòa Bạch Ốc để gặp Tổng Thống Reagan.

Hậu quả chiến tranh.

Câu chuyện bức hình em bé, nhắc người ta ngó lại, hậu quả chiến tranh Việt Nam, mặc dù chiến tranh qua đã lâu, gần 50 năm. Ai cũng biết chiến tranh để lại nhiều hậu quả, trên thân thể bị thương tật, của người lính, của người dân thường. Có người nói cả trên tâm lý của con người nữa, nó bi thảm và đau đớn hơn nhiều. Người ta thường “quen mắt” khi thấy những hậu quả đó. Ví dụ như khi xem phim “Gone with the Wind” chẳng hạn. Người ta xúc động trước những mất mát của Scarlett O’Hara, nhân vật chính trong phim, – do cô đào nổi tiếng Vivien Leigh đóng – Người ta phê phán chiến tranh, v.v… Nhưng những cảnh xảy ra trước mắt hàng ngày: thương binh VNCH, thương binh Việt Cộng, hình những người đang “ngồi trên bàn thờ” thì sao?

Nói thiệt, gia đình tôi cũng có nhiều người chôn chung trong một nghĩa trang. Mẹ tôi, ba năm liền gánh trên vai ba cái tang của người thân – nghĩ lại, khi nào cũng thương mẹ là vì vậy.

Vậy là mẹ tôi có hai người con trai, một người chết vì phe bên kia, một người chết vì phe bên nầy. Bên nào cũng cho mình chính nghĩa. Người chết nào cũng cho rằng mình chết vì chính nghĩa. Mẹ tôi cũng cho rằng hai người con trai của mẹ tôi “chết vì Tổ Quốc”. Tổ quốc nào đây nhỉ?

Một người chết vì “chống Tây” giành độc lập, một người chống Cộng Sản, bảo vệ Tự Do. Ai bảo rằng họ không có lý tưởng, không vì dân tộc?

Các thầy cô trước 1975, ở miền Nam, dạy sử cho học trò, giảng cho học sinh “chiến tranh và hậu quả”. Dạy về “Thế giới chiến tranh thứ nhất, thứ hai” chẳng hạn. Bây giờ, ở trong nước, thầy cô có giảng về “Chiến tranh chống Mỹ cứu nước” thì nói về “Quang Vinh”, “Kháng Chiến thần thánh”, “Chiến thắng vĩ đại”. Còn “Xương trắng Trường Sơn” như Xuân Vũ nói, hay “Trường Sơn thành một nấm mồ to nhứt nước” thì họ bỏ lơ đi. Thành ra câu chuyện “Baby in a Box” có ai nhắc đến nữa đâu. Câu chuyện đau lòng đó có làm cho các tay Cộng Sản ở Hà Nội thấy xấu hổ, vì ai tạo ra cái thảm cảnh nầy cho dân tộc Việt Nam?

Nói cho công bằng một chút, thảm cảnh chiến tranh đến với người Việt Nam là do tham vọng cả. Cộng Sản, nói chung, thì muốn nhuộm đỏ cả thế giới. Thật ra, là cái tham vọng thống trị của Cộng Sản Quốc Tế, tức là Stalin, Mao…, là dùng Cộng Sản Việt Nam làm tay sai. “Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”. Không phải Lê Duẫn xác nhận như vậy hay sao?

Còn phe Tư Bản là vì gì?

Chống Cộng Sản bành trướng, bảo vệ Thế Giới Tự Do?

Không hẳn như vậy? …

Năm 1965, tôi vào trình diện ở “Trung Tâm 1 Tuyển Mộ, Nhập Ngũ” ở Đà Nẵng, gặp anh bạn học cũ. Mấy năm trước, chúng tôi cùng thi vào Khóa 8 sĩ quan Hải Quân Nha Trang. Anh thì tiếp tục con đường binh nghiệp, còn tôi về lại Huế, tiếp tục dạy học, vì người anh tôi than van: “Mày chỉ lo cho thân mày. Mày đi lính rồi, không ai nuôi em, tụi nó phải bỏ học.”

Nói chuyện với người bạn học cũ, anh ta nói:

-“Moa” vừa đi Mỹ về.”

Hỏi thêm, anh ta kể đi Mỹ để nhận một chiến hạm do Mỹ viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa. Tàu cũ thời chiến tranh Thế giới còn lại, để nằm dài dài cả chục cây số trên bờ biển “Long Beach” ở Cali. Hiện giờ Mỹ đem trang bị cho các nước trên thế giới.

Rồi anh nói thêm một câu làm tôi hiểu thêm về “Chính sách viện trợ Mỹ”: “Trị giá chiếc tàu tính vào tiền “viện Trợ Mỹ.”

Vậy thì Chiến tranh Việt Nam có ý nghĩa như thế nào?

Nói chung, nước Mỹ “đang theo” cuộc Chiến tranh Thế giới. Ngày 7 tháng 12 /1941, Nhật đánh úp Mỹ một trận ở Trân Châu Cảng khiến Mỹ trực tiếp tham chiến, trêm cả hai mặt trận Châu Âu và Châu Á. Khi thấy đánh nhau vừa đủ thì Mỹ xài hai quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Chiến tranh chấm dứt đột ngột. Bom đạn, súng ống, tàu bay, tàu bò, xe tăng, thiết giáp sản xuất xong rồi thì tính sao? Không lẽ để các thứ ấy rỉ sét trong kho, ngoài bãi. Vốn liếng của tài phiệt Mỹ để đi đoong hay sao? Mỹ đem việc trợ cho Pháp để Pháp “tái chiếm Đông Dương”. Vậy là chiến tranh “Đông Dương Lần Thứ Nhất, thứ Hai…” xảy ra.

Tôi nghĩ tới câu chuyện người bạn đi Mỹ để lảnh về nước một chiếc tàu chiến, và nghĩ tới nguyên nhân của cuộc “Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhất” nầy. Do đâu mà ra? Vì tham vọng của Cộng Sản muốn thống trị toàn thế giới. Và vì “vốn liếng của Tư Bản Mỹ” đã bỏ ra. Từ đó, Việt Nam, hay cả Đông Dương trở thành bãi chiến trường mà súng đạn thặng dư của Mỹ được đem ra xài, để Tư Bản Mỹ “lấy lại vốn” và phát triển các vũ khí mới cho các chiến trường mới, tiếp sau Chiến Tranh Việt Nam. Công việc làm ăn của họ mà: Chiến tranh và buôn bán vũ khí.

Sau khi vô “trường học tập cải tạo”, Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) “bắt” chúng tôi 10 bài, trong đó có “Nước Mỹ giàu mà không mạnh”. Mạnh thì làm sao bị CSBV đánh cho chạy dài? Nước Mỹ có giàu cũng nhờ may mắn chớ không có tài các chi: Đất Mỹ có vàng, kể cả vàng đen và nhờ bóc lột nhân dân lao động Mỹ và thế giới. Đây là luận điệu của CSBV.

Đọc sử Mỹ tôi biết Mỹ có nhiều ông vua – gọi là vua vì đứng hạng nhứt. – Đó là “Vua Dầu Lửa” Rockefeller / John D. Rockefeller, “Vua Thép” Andrew Carnegie, “Vua Nhà Băng” J.P Morgan. Và biết bao nhiêu ông vua khác, các triệu phú, tỷ phú… Người Mỹ. Nước Mỹ giàu không phải chỉ nhờ có mấy ông vua. Giàu vì người di dân đến Mỹ từ mấy trăm năm trước là những người đi tìm đất sống: Sống để giữ tôn giáo, để trốn chạy độc tài, vì đói nghèo ở quê nhà, để đi tìm vàng, để kiếm tiền… Một dân tộc “quyết chí phấn đấu” thì không giàu sao được. Họ không nói, không tuyên truyền và làm việc cho chính mình thì không giàu sao được. Hồi còn trẻ, coi phim cao-bồi, thấy ở Mỹ làng nào, xã nào cũng có nhà banque – bank – Tôi cứ tưởng họ đóng phim xạo, không ngờ là thực. Có tiền, người Mỹ đem gởi nhà băng, sợ mất? saving? kiếm lời? mua bán? Thành ra, dù là ông vua tiền, ông tư bản, làm mấy ông vua ở Manhattan, chủ phố Uôn – Wall – thì cũng không ít “tiền bá tánh” đem kinh doanh. Hiện nước Mỹ có trên một ngàn người là tỷ phú. Giàu có thì làm việc từ thiện… nhưng tiền bạc phải chạy, phải kinh doanh. Người Việt Nam khôn: “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn.” Người Mỹ có khôn hơn người Việt không khi họ chủ trương “đồng tiền chạy”. Tiền chạy là tiền đẻ ra tiền.

Thành ra tư bản Mỹ không phải là tiền của mấy ông vua, mà chính là tiền của dân chúng, của tập đoàn dầu lửa, tập đoàn sản xuất và buôn bán vũ khí… Ai cũng phải có mỗi người ít nhất một chiếc xe hơi, thì tập đoàn dầu lửa mới mau giàu. Không có chiến tranh cũng phải tạo ra chiến tranh chỗ nầy chỗ kia để sản xuất và bán vũ khí. Một mặt, gây ra chiến tranh Đông Dương là để tiêu thụ số vũ khí thặng dư từ thời Đệ Nhị Thế Chiến, mặt khác là nơi để tìm ra vũ khí mới cho các cuộc chiến tranh tiếp sau.

Ví dụ: Thiết Quân Vận M113 là sản phẩm từ Chiến Tranh Việt Nam – VietnamWar mà ra – Bây giờ, chiến trường nào lại không có M113 hay M114 từ Chiến Tranh Việt Nam. Từ trong Chiến Tranh Việt Nam, Mỹ tìm thêm được bao nhiêu loại vũ khí mới khác nữa, Mỹ không cần rao hàng, hàng Mỹ vẫn bán đắt như thường…

Muốn gây chiến tranh, phải có người biết bắn súng: Có người tình nguyện đi cầm súng, vì kế sinh nhai, vì lý do tôn giáo, vì lý do chính trị, dân tộc, vì chí tang bồng, vì sợ bị bắt lính…

Và cũng không nhiều người biết rằng mình bị lợi dụng, bị tuyên truyền. Làm lính cho Cộng Sản Quốc Tế mà cứ tưởng mình vì “độc lập Dân Tộc”. Nhận tiền lương tháng từ Tư Bản mà nghĩ mình đang bảo vệ Tự Do.

Việt Cộng đánh thuê cho Cộng Sản Quốc Tế mà mặc cái áo “Chủ nghĩa Dân Tộc”, ngu đến cái độ đánh giặc thuê cho Đế Quốc Đỏ không lương mà nghĩ rằng hy sinh cho đất nước Việt Nam.

Người lính VNCH lảnh lương Tư bản Mỹ trong khi đánh nhau với Việt Cộng Sản, bảo vệ Tự Do cho Dân Tộc Việt Nam và Thế giới.

Một số người ở Saigon trước 1975, biết rằng chính phủ VNCH, khi muốn thực hiện một công trình lớn, thì phải hỏi “Cơ quan viện trợ Mỹ” có chấp thuận hay không thì mới có tiền phát lương cho lính, mới có “quân trang quân dụng” cho lính dùng.

Trong viễn tượng đó, Cộng Sản đem 15 sư đoàn xâm lăng miền Nam, với chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” mà thực chất là với “tinh thần Quốc Tế Vô Sản” làm “nhiệm vụ quốc tế”, bành trướng “Đế Quốc đỏ”. Người miền Nam cố sống cố chết bảo vệ Tự Do cho miền Nam và Thế Giới Tự Do mà sau lưng họ là kho tiền của Tư Bản ở Manhattan càng ngày càng đầy lên.

Tư bản, dù Tư Bản Xanh hay Tư Bản Đỏ, dù họ nói tiếng Tàu – tiếng Tàu Bắc Kinh/ Thượng Hải hay tiếng Tàu Đài Loan, dù họ nói tiếng Ả Rập hay tiếng Pháp Paris hay Bruxelle, tiếng Anh Luân Đôn hay tiếng Anh NewYork, họ cũng hiểu nhau như nói Tiếng Mẹ Đẻ. Họ không có ranh giới quốc gia, không có ranh giới chủng tộc, không phân chia “Đế Quốc Xanh” hay “Đế Quốc Đỏ”.

Xin kể vài câu chuyện sau đây:

Câu chuyện thứ nhất:

1-/ Cách đây khoảng hơn mười năm, tôi đi Marryland để thăm ông anh Phan Văn Thính, con trai cố BS Phan Văn Hy, tôi gọi bằng “cậu” (họ). Em ông Thính, BS Phan Văn Vỹ, nguyên là BS Thủy Quân Lục Chiến Quân Đội VNCH, cũng từ Virginia qua thăm vợ chồng chúng tôi. Mấy chục năm xa cách kể từ khi còn trẻ, thời kỳ tôi còn bé, anh Thính, anh Vỹ còn đi học, trước năm 1945. Chúng tôi chuyện trò rất vui vẻ, nói đủ chuyện vui buồn, chuyện nhà, chuyện nước. Anh Thính là một chuyên viên nổi tiếng trong ngành ngoại giao từ trước khi ông Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng, cho đến 30 tháng Tư/ 75, ông trả lại cái chức Phó Đại Sứ VNCH tại Hoa Kỳ cho hư không mà làm người dân Mỹ bình thường. Ông Ngô Đình Luyện, đại sứ VNCH ở Luân Đôn, nhưng ông Luyện thường về VN lo củng cố cái ghế cho ông Diệm. Mãi đến khi ông Luyện bị bắn sẻ trên đường Công Lý, nghĩa là anh em không vừa lòng nhau, ông Luyện mới ít về Việt Nam hơn.

Từng là người được ông Ngô Đình Luyện khen ngợi và tin tưởng, từng phục vụ lâu dài ở Âu Mỹ…Ông Thính được cử làm chuyên viên trong nhiều hội nghị quốc tế về Đông Dương như Hội Nghị Genève 1954, Hội Nghị 1962 về Lào, Hội Nghị Paris 1973 về hòa bình, v.v…

Khi nói về các Hội Nghị nầy, ông Thính bảo Hội Nghị Genève về Lào năm 1962 là hội nghị quan trọng nhất về Chiến Tranh Đông Dương mà ít ai để ý, ngay cả người miền Nam, ảnh hưởng ngay đến sự tồn vong vủa Việt Nam Cộng Hòa, trong đó có số phận họ.

Hỏi vì sao?

Các chuyên viên ngoại giao phía Thế Giới Tự Do coi như đó là một hội nghị mở cửa cho Cộng Sản tiến về phía Nam, qua ngã Lào. Qua ngã Lào, chúng ta – phe ta – mất Kampuchia, rồi mất miền Nam. Cộng Sản đã dùng cái gọi là Thế Giới Tự Do để trói tay Đế Quốc Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa để Cộng Sản “lén lút” xâm lăng Miền Nam qua những con đường xâm nhập miền Nam trong rặng Trường Sơn.

Những người tham dự hội nghị ai cũng biết như thế, nhưng không ai “qua được” trưởng phái đoàn Mỹ là Averell Harriman. Ngoài tính cách là một politician quan trọng, một diplomat nổi tiếng, ông ta còn là một businisman, xuất thân cha là một nhân vật lớn, là một ông vua trong ngành đường sắt Mỹ, có nhiều quyền lợi không chỉ ở Mỹ mà còn ở cả Liên Xô. Do đó, ông ta “thẳng tay” với Liên Xô sao được!

Liên Xô muốn khai thác vùng Tây Bá Lợi Á thì còn cần mua đường sắt của Mỹ.

Ông Thính còn cho biết, không chỉ một mình Harryman. Đảng Dân Chủ tuy có khuynh hướng cấp tiến, nhưng trong hàng lãnh đạo, có rất nhiều tay đại tư bản, nhiều hơn cả bên Cộng Hòa. Thành ra, “thấp cổ bé miệng” như Việt Nam Cộng Hòa, nói gì được với các ông chủ nhà băng ở Manhattan được, khi họ coi quyền lợi họ là trên hết.

Điều nầy cũng giống như tư bản Mỹ hiện nay. Họ rất muốn khai thác “thị trường nhân lực” của một tỷ bốn trăm triệu người Tàu.

2-/ Chuyên viên tài chánh quốc tế.

Sau khi gặp TS Thính ít lâu, một hôm vợ chồng tôi tham dự một buổi họp mặt của cựu sinh viên Đại Học Chính Trị Kinh Doanh – trước 1975 – tại “town Marblehead”, phía bắc thành phố Boston, không xa, do cô Tr.T.B.T tổ chức.

Sau khi buổi họp mặt tan, chúng tôi về nhà riêng của cô B.T chuyện trò. Trong số có anh LPV, du học về kinh tế tài chánh ở Pháp trước năm 1975. Sau khi tốt nghiệp, anh LPV, ở lại Pháp, làm việc cho một ngân hàng lớn ở Paris.

Thấy tôi là người cùng xứ, – dân Quảng Trị – anh ta tâm sự:

– “Chiếm miền Nam xong, Cộng Sản đến nhà bắt ba tôi, đem đi mất tích, hơn hai mươi năm rồi, không nghe tin tức gì cả.”

Tôi nói:

– Cộng Sản sợ nhứt là “Xịa”. Có lẽ họ cho rằng ông ta “Xịa” đấy. Sau 75, ông nào có du học Mỹ, dù học ngành chuyên môn như bác sĩ, kỹ sư, kinh tế, đều chới với cả. Tui có quen với hai vợ chồng bác sĩ, đều có du học Mỹ, cả hai đều đi tù, bỏ con không ai nuôi.

– “Sao vậy?” Anh ta hỏi.

Tôi cười: “Hai vợ chồng đi học tập cả, có ai được nhà đâu mà nuôi con.” Tò mò, tôi hỏi tiếp: “Chắc ba anh cũng có đi Mỹ.”

– “Ổng đi Mỹ không chỉ một lần mà nhiều lần. Ổng là trung tá không quân, đi Mỹ học ngành chuyên môn mà.”

-“Chuyên môn là cách mình nói. Mình nói mình nghe. Nó nói nó nghe. Nó có nghe mình đâu.” Tôi đọc hai câu thơ của Trần Dần trong bài “Nhất Định Thắng”:

Xưa nay người vẫn thiếu tin Người,

Người vẫn kinh hoàng trước tương lai…

Trần Dần đấy. Trần Dần dám phê bình “Bác Hồ” của chúng nó đấy.

– “Sao biết là phê bình Hồ Chí Minh.”

– “Một chữ thôi. Chỉ cần một chữ mà Trần Dần bị “tù” một đời. Đó là chữ “Người” viết hoa. Tố Hữu kết tội: Chỉ có “Bác”, chữ Người mới được viết hoa. Khi Trần Dần viết hoa chữ “Người” là cố ý nói “Bác”. Tự Hồ Chí Minh không còn tin ông ta, thì làm sao Cộng Sản tin ba anh không phải là “Xịa”, khi ổng đi Mỹ không biết bao nhiêu lần. Cộng Sản cũng như thời phong kiến của Kiều vậy.”

– “Tôi có học Kiều.” Anh ta nói.

– “Vận dụng một chút là anh thấy ngay. “Con ong cái kiến kêu gì được oan.” Bắt đi mất tiêu hai mươi năm, thân nhân không kêu ca ở đâu cho ra sự thật. Thế kỷ 20 cách thế kỷ 18 hai trăm năm, nước ta có gì đổi khác không? Ngay như nước ta hiện giờ cũng rứa thôi.

– “Nói chuyện với anh thích đấy, nhưng có những cái tôi chưa rõ.”

Tôi nói: “như bây giờ” phải không? Trần Trung Đạo viết như vầy, anh nghĩ sao? “Ôi đất nước, sau mười năm “đổi mới”. Có lớn hơn thêm một chút tình người.” Anh có biết nhà thơ nầy không?

– “Có. Hồi nãy em có chào ông ấy, bên phòng hội.

– “Bên chỗ nhảy đầm.” Tôi vừa nói vừa cười. Xong, tôi nói tiếp: “Làm thơ, không phải làm nhiều.” Có lần tôi nói đùa với anh ta: “Một câu là được rồi. Đừng làm thơ nữa, mất hay, mất cái tiếng của mình đi. “Câu gì?” Anh ta hỏi tôi.” “Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười.” Câu thơ nầy rất nhiều người biết, nhưng họ lại không biết Trần Trung Đạo là ai?

“Đó chỉ là một cách nói. Thật ra, anh ấy có nhiều bài hay. Tôi nhớ, cách nay không lâu, tôi đi làm về khuya lắm, sau khi cố sửa cho xong một cái máy trong hãng. Tôi lái xe chạy từ hướng Đông sang Tây, hướng Boston về phía Worcester, nơi tôi ở. Con đường nầy là con đường “đi về miền Viễn Tây” của cha ông người Mỹ hồi xưa, con đường lên dốc xuống đồi của miền Seven Hills. Khi ở trên đỉnh một hill thì thấy trời đất mênh mang, khi lọt xuống thung lũng, bốn bề toàn cây rừng, tưởng như lọt vào “Vũng Cô Liêu” của Hàn Mặc Tử. Đường vắng buồn, khi qua một ngọn đồi, tôi thấy một vầng trăng khuyết hiện lên ở cuối chân trời, cô đơn, lặng lẽ, buồn rầu như cuộc đời yêu thương, gần gũi mà xa lạ. Chợt một câu thơ của Trần Trung Đạo hiện ra trong đầu tôi:

Ôi đời Mẹ như một vầng trăng khuyết,

Vẫn ngàn năm lơ lững ở đầu sông.

– “Cha hay mẹ, tôi cũng thương như nhau.”

– “Tui không được may mắn như anh. Tôi mồ côi cha năm mười tuổi, gần mẹ hơn gần cha. Ba năm mẹ tôi gánh 3 cái tang lớn: Năm 1947, người chị cả tui qua đời, khi đang “chạy tản cư”, năm 1948, ba tui qua đời trên chiến khu, khi theo kháng chiến, năm 1949, anh tôi bị phe Bảo Đại thủ tiêu vì “làm Việt Minh”. Mẹ tôi góa chồng năm 41 tuổi, một mình nuôi 8 người con, nhà lại nghèo, không có đất ruộng gì cả. Thành ra tôi thương mẹ tôi nhứt, tui không thể thương “Mẹ Maria” hay “Mẹ Quan Âm”, mặc dù tui có học trường Đạo, có vô “Gia đình Phật Tử”.

– “Anh cực đoan?”

– “Không. Tui thực tế, không dị đoan. Tui còn thấy buồn cười mỗi khi người ta “dùng” hình ảnh “Mẹ Maria” hay “Mẹ Quan Âm” như một thứ trang sức, theo thời trang. Ngay cả Việt Cộng, họ dựng lên hình ảnh “Mẹ Việt Nam” như là một phương tiện kinh tài.

– “Phức tạp. Thiệt là phức tạp.”

– “Người ta ít dựng “thần tượng cha” hơn là “thần tượng Mẹ.” Tôi thì không thể quên cha. Hai mươi năm rồi, ổng đi biệt. Chiến tranh kinh khiếp thật.”

– “Chúng ta, người Việt Nam chỉ là nạn nhân.”Nạn nhân Tư Bản Mỹ.”

– “Ngay như tôi bây giờ, cũng là nạn nhân.”

Tôi nhìn anh ta, không hiểu?

Anh ta giải thích:

– “Đang làm cho ông chủ Tây ở Paris. Ông chủ biểu qua Manhattan, tăng cường cho ông chủ Mỹ. Biểu đi 6 tháng, nay đã 6 năm vẫn chưa cho về lại Paris.”

– “Chủ Mỹ không cho về?” Tôi hỏi.

– “Vâng.”

– “Sao không xin ông chủ Tây?”

– “Chủ Tây hay chủ Mỹ cũng như nhau. Hai ông là một. Gom chung tất cả các ông chủ nhà băng cũng chỉ là một, một “Tập Đoàn”, như người ta thường gọi!”

– “Tập Đoàn Tài Chánh Quốc Tế.”

– “Còn gì!” Anh ta cười, nhìn tôi.

– “Người ta phê phán các tập đoàn tài chính nầy dữ lắm. Anh biết không?”

– “Biết. Nhưng tôi muốn nghe quan điểm của anh, từ một người Việt, là “nạn nhân” của các Tập Đoàn ấy, một người từng lớn lên trong các cuộc chiến tranh ở Việt Nam, từng “đi” trong những cuộc chiến tranh ấy, sống sót sau chiến tranh ấy, trong hoàn cảnh giống như ba tôi.”

– “Cũng như mọi người thôi. Có lẽ không ít người không thấy được sự thật, kể cả người Quốc Gia, người Cộng Sản: Chiến đấu cho ai, có lý tưởng gì không, chiến đấu cho dân tộc của họ hay vì chủ nghĩa quốc tế… Với lại, coi như họ đều lầm mà không biết mình bị mê hoặc nên hận thù nhau, chống nhau, giết nhau…

– “Khi người Mỹ đến thay người Pháp, dù nước Việt Nam vẫn còn dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản, người ta vẫn thấy nước ta có đổi khác, có hiến pháp, có Cộng Hòa, có tự do, có dân chủ, có độc lập dưới lá cờ của Thế Giới Tự Do. Rõ nhất là người Mỹ không phải là tên Thực Dân Pháp, từng một trăm năm cai trị Việt Nam. Một thế hệ thanh niên mới lớn lên, biết phân biệt Tự Do và Cộng Sản, biết “thất phu hữu trách”… Họ biết họ “không đánh giặc thuê” cho ai cả, và biết cái thế đứng của người Việt Nam trong cái gọi là “Thế Gới Tự Do” và biết cả “Đế Quốc Mỹ” với các “Tập Đoàn Tài Phiệt.”

– “Họ có định kiến với các “Tập Đoàn Tài Phiệt?”

– “Ngay chính tui; nói gì ai. Không phải ở Việt Nam mà ngay chính cái “Thế Giới Tự Do” mà mình sống trong đó, cho chúng ta những cái nhìn rõ ràng về các ông vua của Mỹ: “vua Xe Hơi”, “vua Dầu Lửa”, “vua Thép”, “vua Tiền”… các tay đại tư bản, bản chất của “phố Uôn”, và những ai đó, những tay cầm chịch ở đằng sau điện Capitol…”

– “Anh thù ghét họ?”

– “Nói thù thì không; có thể ghét, không ưa. Tôi mang cái tâm lý của người nghèo, của người dân nhược tiểu. Ngay cả ngươi Mỹ, chắc gì họ ưa giới tài phiệt nầy. Anh nhớ vụ William Jennings Bryan và Thống đốc Ohio, William McKinley. Bọn tài phiệt phân rẽ nước Mỹ, gần như muốn xé nước Mỹ ra làm hai. Sau khi Liên Xô sụp đổ, tài liệu giải mật cho thấy giới siêu quyền lực Hoa Kỳ và các Tập đoàn tư bản tài phiệt đã hỗ trợ, cho vay, bí mật làm ăn buôn bán với Cộng sản Liên Xô, đâu có riêng gì cha con Everell Harriman mà thôi đâu.”

Trích:

Báo cáo của TNS Caroll Reese thuộc Thượng viện Hoa Kỳ khám phá ra 2 tổ chức Rockefeller foundation và Ford foundation đã tài trợ cho các chương trình phát thanh tuyên truyền cổ võ cho chủ nghĩa Cộng Sản và kết luận rằng các tổ chức nầy phải chịu trách nhiệm trong việc đưa Cộng Sản lên nắm chánh quyền ở Hoa Lục. (hết trích).

– “Tôi hiểu.” Anh ta nói. “Ngay cả vấn đề di dân. Di dân là những người như chúng ta.”

– “Anh tới Chicago, Michigan chưa? Lần đầu tiên tôi đến Kalamazoo vào sau nửa đêm. Thành phố hầu như không có ngày, không có đêm, lúc nào cũng có người. Toàn người đen, cảnh tượng thành phố làm tôi nhớ đến mấy cuốn tiểu thuyết “Đường Lên Cõi Bắc”, “Tia Lửa Giữa Mây Mù” đã đọc hồi học trung học. Không bao giờ người Trắng thương người đen. Chúa Giê-Su cũng bị kỳ thị. Chúa của người Đen không phải là Chúa của người Trắng. Nhưng người trắng giàu lên, không phải là nhờ người đen hay sao? Ngay bây giờ cũng vậy. Sự bóc lột bao giờ cũng tàn tệ, cũng như xưa.”

– “Tôi muốn biết lập trường của anh thôi. Về di dân?”

– “Vì kinh tế Mỹ, tức là vì túi tiền của mấy tay xì thẩu ở NewYork. Cần thì cho di dân vào. Người Mỹ càng giàu thì họ càng cần di dân. Ở miền Nam, người trắng không ra đồng làm việc được, họ ở trong nhà. Người ta cần người đen làm việc ngoài đồng, ngoài mưa nắng. Ở miền Bắc, trong công xưởng, đen trắng đều như nhau. Sau chiến tranh thế giới, sau các cuộc cách mạng vô sản, di dân đến Mỹ ngày càng đông, công việc càng khó, sự bóc lột của Tư Bản ngày càng “kịch liệt”. Các phong trào di dân lên xuống như thủy triều, vì lợi ích của tư bản.

– “Anh cho là người lính Cộng Hòa cũng bị bóc lột?”

– “Lương người lính không đủ sống, điều đó không phải do người trả lương hay sao? Đừng trách người chỉ huy tham nhũng. Lương như thế nuôi con sao nỗi. Gọi họ tham nhũng là sai. Họ không tham, Họ có lương tâm đấy.

– “Có một vấn đề quan trọng nữa, tôi muốn hỏi anh.”

– “Trong giới Tư Bản, có hai tập đoàn lớn. Tập Đoàn Vũ khí, – nói rõ ra là “sản xuất và buôn bán vũ khí” và Tập Đoàn Dầu Lửa, phải không?”

– “Đã nói là tư bản thì tập đoàn nào cũng giống tập đoàn nào. Sau lưng nó là “tiền”. Dầu lửa hay vũ khí chỉ là phương cách kinh doanh khác nhau, cho ông chủ tiền. Nhưng anh chỉ thấy mặt tiêu cực của nó là sai đấy. Vai trò tích cực của nó, đóng góp, xây dựng nhân loại là lớn lắm, anh không chịu thấy mà thôi.

– “Có lẽ tôi nhìn vấn đề theo cách Cộng Sản. “Tư bản là con đĩa hai vòi.” Tôi vừa cười vừa nói nhan đề một bài học trong các trại Cải Tạo.

– “Có nghĩa là…?”

– “Một vòi hút máu nhân dân lao động trong nước, một vòi hút máu nhân dân lao động thế giới. Nhưng thế nào gọi là giữ gìn hòa bình thế giới, thế nào là xây dựng, phát riển đời sống nhân loại.” Tôi hỏi tiếp.

Trích:

Nixon, Kissinger là thành viên của “Council on foreign Relations” (CFR) được Nelson Rockefeller đỡ đầu.

Hệ thống tài phiệt nầy đã phản bội 58.000 binh sĩ Mỹ tử trận ở VN, 300.000 chiến sĩ VNCH và hàng triệu sinh mạng dân VN ở cả hai miền Nam Bắc.

Không phải chỉ VNCH mà Trung Hoa Tưởng giới Thạch, Irak, Afghanistan hay bất cứ nơi nào mà Mỹ can thiệp – tập đoàn tài phiệt núp sau lưng – đều như thế cả. Họ vốn vô Tổ Quốc, nơi nào kiếm được tiền là họ đến. Lúc hết làm ra tiền là họ đi. Những khẩu hiệu Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền chỉ để tuyên truyền. (hết trích)

– “Không phải tôi làm cho mấy ông chủ nhà băng nên tôi bênh vực họ. Nhìn vấn đề như thế nầy. Sau chiến tranh nóng là chiến tranh lạnh, là chạy đua vũ khí. Mỹ có bom nguyên tử, Liên Xô cũg phải có bom nguyên tử, Mỹ cũng giúp Tàu có bom nguyên tử. Không phải để đánh nhau, mà để giữ cân bằng quốc tế. Chính vì việc giữ cân bằng, không ai hơn ai nầy nên chiến tranh không xảy ra. Nhân loại mới có hòa bình. Một trong vũ khí hòa bình là như thế. Đó là một trong nhiều quan điểm tích cực khi nhìn về “Tập Đoàn Vũ Khí”.

– “Còn “Tập Đoàn Dầu Lửa”?” Tôi hỏi.

– “Anh thử nhìn người anh đi. Từ đầu đến chân, có cái gì trên người anh, không phải là từ “phó sản dầu lửa” mà ra. Cái áo, cái quần, thậm chí hột nút áo, cũng từ phó sản dầu lửa. Tìm dầu lửa, khai thác, chế biến, sản xuất…tạo ra phương tiện sống thích hợp và đầy đủ cho con người, cho chính anh mà anh chống lại họ, thù ghét họ hay sao?

– “Nhưng tôi phải bỏ tiền ra mua?”

– “Ai cho không ai được, ngay cả mấy người tu hành, làm từ thiện. Cho ăn thì bảo: “Ăn đi, rồi rửa tội. Ăn đi, xong niệm Phật.” Tư bản không phải là Chúa, là Phật. Họ là “con buôn”. Người Hướng Đạo chúng ta hát “Cơm canh kia rồi, chúng ta cùng ngồi ăn. Nhưng anh em nên nhớ rằng, hạt cơm kia từ mấy tháng trời, anh em nông phu ra công cày, công xới”. Hột gạo ấy, họ cho không chúng ta hay đem bán? Chúng ta nhớ ơn người làm ra cái ăn, tại sao chúng ta không nhớ ơn người làm ra cái mặc.

Cái ăn, cái mặc, tự do, độc lập, nhân quyền… và ba cuộc chiến tranh Đông Dương, hàng triệu sinh linh người Việt Nam, người Đông Dương, và 58 ngàn người Mỹ có tên trên Bức Tường Đá Đen ở DC. Không hiểu nỗi. Không bao giờ tôi hiểu nỗi loài người trên thế giới nầy. “Sống, chiến đấu và … chết vì ai, cho ai???”

Buổi họp mặt ấy để lại ấn tượng cho tôi, cùng với tiếng hát của Lệ Thu trong bài hát “Hạ Trắng” hôm ấy. Khi tiển chúng tôi ra về, cô ấy dặn dò con gái út của tôi:

“Khuya lắm rồi, trời tối, đường thì xa… Cháu lái xe cẩn thận…”

“Tha hương ngộ cố tri.” Thân phận người nhược tiểu lưu vong!!!

Một buổi họp mặt lạ lùng và rất xúc động./

hoànglonghải

Profile picture of Nguyễn Tuấn 4 days, 7 hours ago

Pham Mylan
KẼ CẮP GẶP BÀ GIÀ
Truyện ngắn rất hay trong báo Pháp
***
Toa hạng nhất chẳng có mấy hành khách. Pierre Joli chọn cho mình một cupe trống. Hắn hy vọng sẽ được ngồi một mình, không ai quấy rầy trong suốt cuộc hành trình. Thế nhưng khi tàu bắt đầu chuyển bánh thì cửa cupe bật mở và một cô gái tóc vàng lịch sự, tay xách chiếc va-li da, bước vào.Cô ta cố kiễng chân nâng chiếc va-li lên giá để hành lý, tuy nhiên việc đó rõ ràng là quá sức đối với cô , Pierre đứng dậy nhiệt tình giúp cô gái.
– Rất cám ơn! – Cô mỉm cười và trong một thoáng, mắt họ gặp nhau. Ánh mắt của cô gây cho hắn cảm giác rằng cô có ý ve vãn đôi chút. Nhưng nếu quả như vậy thật thì cô đã không gặp may.
Sau một ngày khá nặng nề, hắn đã mệt rã rời và chỉ mong ước một điều duy nhất: Chợp mắt vài tiếng để trước khi tàu đến Lyon có thể lấy lại sức lực và chỉnh đốn tư thế. Hắn hy vọng Virginia sẽ ra tận ga đón. Đã 5 năm trời họ không gặp nhau và trong suốt thời gian đằng đẵng đó, hắn đã buồn nhớ cô biết bao.
Cô gái tóc vàng ngồi xuống, châm thuốc hút và rút từ túi ra một cuốn sách. Hắn thầm nhận xét rằng cô ta có đôi chân thật đẹp và rõ ràng cô ta cũng rất ý thức được điều đó. Lát sau, hắn cố thu xếp chỗ ngủ sao cho thật thoải mái, đoạn tắt đèn nhỏ đầu giường mình và thiếp đi.
Khi hắn tỉnh dậy, cô gái tóc vàng vẫn ngồi và đang tuyệt vọng lục lọi, tìm kiếm chiếc túi xách của mình.
– Ôi thật kinh khủng, – cô thốt lên, – tôi bị mất ví rồi! Biết làm sao đây? Bây giờ tôi không còn một xu nào hết, mà tôi cần phải có 200 phờ-răng để mua vé máy bay.
Cô gái nhìn vào mắt hắn:
– Anh có thể cho tôi vay 200 phờ-răng được không?
Cô hỏi thẳng thừng, ráo hoảnh cứ như đang hỏi xin vài que diêm vậy. Dù thế nào thì tiền nong trong người Pierre giờ đây cũng chẳng có nhiều nhặn gì. Và tất cả những gì hiện có trong ví hắn, hắn đã phải khó nhọc tích cóp trong suốt 5 năm trời.
– Không, đáng tiếc là không có, – vì thế hắn trả lời.
Cô gái nở một nụ cười quyến rũ:
– Đưa tôi 200 phờ-răng, anh sẽ dễ dàng thoát thân.
Hắn nhìn cô không hiểu:
– Tôi sẽ dễ dàng thoát thân? Cô ngụ ý gì vậy?
– À, đơn giản là tôi muốn nói rằng tôi cần phải kiếm được 200 phờ-răng trước khi tàu chúng ta tới Dijon. Nhưng, có lẽ anh không có đủ 200 phờ-răng.
– Ô không, cô nói gì vậy, – Pierre gật đầu – tất nhiên là tôi có. Nhưng tôi hoàn toàn không biết cô là ai! Thậm chí cô cũng chưa tự giới thiệu. Mà đây là cả một việc…
Thoáng vài giây cô gái ngồi im, không nói lời nào. Sau đó cô hơi cúi người về phía trước, cố nắm bắt ánh mắt của hắn.
– Anh hãy thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra, nếu như bây giờ tôi bắt đầu gào lên, giật cần hãm “đề phòng sự cố” và kể với trưởng toa rằng anh định cưỡng hiếp tôi. Bởi vì trước đây đã từng có những trường hợp các hành khách đàn ông đi đêm một mình trong cùng cupe với phụ nữ trẻ đã giở những trò như thế. Tất cả những chuyện đó sẽ đưa lại cho anh nhiều điều khó chịu đấy. Nào là cảnh sát đường sắt ư, nào là hỏi cung ư, rồi lại còn các nhà báo đang khao khát những tin giật gân nữa chứ! Để thoát khỏi một vụ bê bối kiểu như thế, tôi nghĩ, anh sẽ không tiếc 200 phờ-răng đâu.
– Tôi nghĩ rằng, với tôi, vở diễn đấy của cô sẽ không thành đâu, cô bạn quý mến ạ, – hắn thờ ơ nói và rít thuốc.
– Anh hãy nghe đây này, – cô gái mỉm cười tự tin, – tôi có cảm tưởng anh chưa tính được rằng tôi hoàn toàn không có ý định đùa đâu nhé. Nếu tôi làm bù đầu tóc lên, xé toạc áo ra, rồi chạy ra hành lang gào ầm lên, thì anh sẽ rất khó thuyết phục những người khác rằng anh không dính dáng gì đến chuyện này cả. Mà như tôi được biết, ở đất nước này, người ta trừng phạt rất nghiêm khắc những ai có những hành vi vô lại đối với phụ nữ!
– Cô quả là đê tiện hết sức…
Cô gái cắt ngang lời hắn:
– Chẳng lẽ không đáng trả 200 phờ-răng để thoát khỏi tất cả những điều khó chịu đó sao! Tôi nhìn thấy anh đeo nhẫn cưới. Vợ anh sẽ nói gì khi cô ấy đọc trên báo rằng chồng cô ấy đã…
– Cô thật là ghê tởm.
Cô gái mỉm cười:
– Ồ không hẳn vậy đâu! Tôi rất hiền lành với anh đấy. Bởi tôi chỉ đòi anh vẻn vẹn có 200 phờ-răng thôi, phải vậy không? Có những trường hợp tôi còn moi được nhiều hơn gấp bội cơ Chẳng hạn 500, 1.000, đôi khi thậm chí còn xoay được vài nghìn ấy chứ! Các chính trị gia với tiếng tăm không mấy trong sạch thường vui lòng “ứng” cho tôi những khoản tiền không nhỏ để phòng ngừa những vụ xì căng đan. Tôi thường bao giờ cũng nhắm trước cho mình con mồi. Tôi đánh giá anh khoảng 200 – 300, thậm chí có thể tới 500 phờ-răng, nhưng tôi chỉ xin anh có 200 thôi.
– Cô thôi đi được rồi đấy! – Pierre đứng dậy chụp lấy va-li của mình và muốn nhanh chóng thoát khỏi cupe.
– Hãy ngồi xuống đấy! – Cô gái ra lệnh và ngay tức khắc quay ra ngáng đường hắn, – hay là để tôi kêu lên bây giờ! Trong chuyện này thì tôi lão luyện lắm. Anh hãy tin rằng tôi rất lành nghề trong công việc của mình!
Pierre quẳng va-li xuống ghế và ngồi phịch xuống. Hắn tin rằng cô ta rất dám thực thi những lời đe dọa đó nếu như hắn mưu toan chống lại cô ta. Liếc nhìn sang, hắn thấy trên cườm tay cô ta những đồ trang sức đắt tiền. Đó là một bằng chứng hùng hồn cho thấy cô ta không hề cường điệu khi nói rằng cô ta rất lão luyện trong nghề.
Cô gái ngó nhìn đồng hồ đeo tay bằng vàng của mình.
– Còn năm phút nữa chúng ta sẽ tới Dijon, mà tôi thì phải xuống bến đó, – cô nói bằng một giọng hết sức lạnh lùng sự vụ, – tôi cho anh đúng một phút nữa để quyết định. Phanh hãm phòng sự cố nằm ngay dưới cửa cupe đây. Tôi chỉ cần vài giây là đủ để xé áo, vò tóc mình, cào mặt anh và kêu cứu. Tôi có thể gào chói tai đến mức…
– Còn tôi thì sẽ lập tức kể với mọi người sự việc trên thực tế ra sao và cô là kẻ lừa bịp thế nào. Cô đừng tưởng rằng…
Cô gái phì cười khinh bỉ:
– Những kẻ cưỡng dâm bao giờ chẳng nặn ra những điều thanh minh ngu xuẩn, nhưng ai mà tin chúng được. Nhất là trong những trường hợp nghiêm trọng như thế này!
Pierre nhổm dậy, dụi đầu thuốc lá vào chiếc gạt tàn và sau vài giây lưỡng lự tiến đến trước mặt cô gái. Cô ta vẫn đứng chắn ngang cửa, một tay nắm lấy cổ chiếc áo sơ mi trắng của mình để sẵn sàng xé toạc nó trong chớp mắt. Những móng tay nhọn hoắt sơn đỏ của cô ta, rõ ràng chỉ cần vài giây là đủ để làm biến dạng khuôn mặt hắn – để “tự vệ” mà.
– Thôi được, – hắn nói, đồng thời nhún vai khuất phục, rút từ ví ra mấy tờ giấy bạc, – nhưng để bù lại khoản này tôi đề nghị phải trả lại tôi lãi suất bằng hiện vật.
– Bằng hiện vật? Thế nghĩa là thế nào?
– Tôi đề nghị cho phép tôi hôn cô, để sau này còn có thể vỗ ngực khoe khoang rằng đã được hôn một nữ quái tống tiền trâng tráo nhất thế giới! Cô sẽ nhận 200 phờ-răng, còn tôi thì được cái hôn. Như vậy theo tôi, có lẽ công bằng hơn. Cô thấy thế nào, hay là cô có ý kiến khác?
Cô gái tóc vàng thoáng chút lưỡng lự. Sau đó cô chụp lấy mấy tờ giấy bạc, còn hắn thì kéo cô về phía mình, ôm hôn say đắm. Đó là một chiếc hôn rất dài.
– Thôi đủ rồi, – cô gái thốt lên rồi quẫy ra.
Đúng lúc đó đoàn tàu dừng lại. Cô gái lôi va-li của mình khỏi giá và bước ra. Pierre đứng ở cửa cupe dõi theo bước chân cô dọc hành lang cho đến khi cô bước ra khỏi toa tàu. Đoạn, hắn trở lại, ngồi xuống chỗ của mình, châm một điếu thuốc mới và rút ra một tờ báo. Đã vài phút trôi qua, đoàn tàu lại chuyển mình đi về hướng Lyon.
– Con nhóc thật ranh ma, quỷ quyệt, – hắn lẩm bẩm không giấu vẻ khâm phục, – nhưng thật không may cho cô ta là đã gặp phải mình.
Nói đoạn hắn đút chiếc đồng hồ và chiếc xuyến vàng của cô ta vào túi áo. Lật qua mấy trang báo, hắn cẩn thận cắt ra một mẩu tin, trong đó có nói rằng ngày hôm nay, sau khi hết hạn 5 năm tù, trùm móc túi Pierre Joli vừa được phóng thích.
Sưu tầm
My Lan Phạm

Profile picture of Nguyễn Tuấn 1 month ago

DƯỚI BÓNG MÁT CỦA LÁ CỜ “BA QUE”
Hoàng Ngọc Mai
Tôi xin gửi một bài viết hay để đám “tộc cối” đọc mở mắt ra xem còn dùng hau chữ “ba que” nữa không.
(Bài nầy tôi muốn nói cho những kẻ cứ mỗi lần vén hai cái mép mồm lên nói là phát ra tiếng “Ba Que”.)
Theo tôi thấy, thì những kẻ hay dùng cái từ 3/// đó thường còn trẻ, đa số chưa đến 60, có nghĩa là, vào năm 1975 thành phần này chỉ còn là con nít đã bị nhồi sọ trong trường học, học theo một chiều; Còn những người lớn tuổi hơn, thậm chí cả đảng viên, họ cũng nói một cách khác.
Ngay cả từ Ngụy Quân và Ngụy Quyền cũng đã được chính thức gở xuống đã hạ màn.
Cho rằng họ là những kẻ “chiến thắng” một cuộc chiến đi, nhưng tâm lý mặc cảm thua kém của họ vẫn thể hiện qua rất nhiều mặt. Những giá trị của xã hội thời VNCH vẫn còn đó, làm cho kẻ chiến thắng ăn ngủ không yên. Hằng triệu người Bắc di cư vào Nam, sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Hằng triệu người khác vượt biển Đông để từ bỏ chế độ CS sau chiến thắng 1975.
Rồi sau 1975, bao nhiêu triệu người miền Bắc lũ lượt kéo vào miền Nam làm việc và sinh sống. Hà Nội là thủ đô, được đảng CS chăm sóc trước miền Nam những 30 cơ mà? Sao không có làn sóng dân Nam kéo về Hà Nội?
Đảng tuyên truyền rằng nhờ Mỹ đổ tiền vô nên miền Nam phồn thịnh! Sao lại bảo là Mỹ ác lắm đem quân vô giết dân Việt.
Điều nào đúng? – Cả hai điều sai !
Nói rằng thiên nhiên miền Nam trù phù hơn. Đó là ngụy biện hoặc là dốt nát. Kart Marx đã sai lầm cơ bản ở điểm nầy khi xây dựng lý thuyết Cộng Sản. Theo lý thuyết đó, đất đai và phương tiện sản xuất là suối nguồn của sự giàu có, nên CS không cho tư nhân có quyền sở hữu đất đai và phương tiện sản xuất.
Nhưng thật ra sự phong phú nằm nơi con người, đất nước nào biết chăm sóc và trân trọng con người, đất nước đó sẽ hưởng được sự thịnh vượng. Hãy so sánh Nam hàn và Bắc Hàn. Nam Việt và Bắc Việt cũng không ngoại lệ.
Miền Nam lúc nào cũng bị quân CS đánh phá và khủng bố, chính quyền dân chủ non trẻ với nhiều CS nằm vùng, mà vẫn xây dựng được cuộc sống hài hòa cho người dân. Phát triển mọi mặt từ kinh tế, giao thông công cộng, y tế , giáo dục… Đó là lý do tại sao miền Nam thịnh vượng. Và cái trình độ dân trí đó đã kéo miền Nam vượt lên hẳn so với Hà Nội.
Rồi những người miền nam liều mình vượt biển để tìm con đường sống trong cái chết. Nếu chẳng may bị bắt trở lại thì bị tù đầy với tội danh là “phản quốc”. (Ra đi là phản bội Tổ quốc , Trở về là Việt kiều yêu nước ) thật là trơ trẽn. Khi họ ổn định cuộc sống nơi nước ngoài, gửi những đồng tiền do chính sức lao động của họ về cho thân nhân ở trong nước thì đảng lại gọi họ là “kiều bào”, “khúc ruột ngàn dậm”, nghe sự nịnh nọt trơ trẽn mà muốn ói! Còn mấy cái mồm tuyên truyền thì kêu đi ra nước ngoài ăn bơ thừa sữa cặn…Nhờ những đồng tiền “bơ thừa sữa cặn” đó mà kinh tế VN vượt qua thời kỳ khô cằn do đường lối kinh tế XHCN, mọi thứ đều quốc doanh hóa, nhà nước quản lý hết….Đến lúc hết thở, nên nhà nước hết hồn, đành buông xả ra gọi là “đổi mới” !
Qua đó, có phải cái bóng mát của VNCH vẫn che cho dân trong những lúc khó khăn đó đến ngày hôm nay?
Vậy đó, Cộng Sản Bắc Việt vi phạm những hiệp ước quốc tế để giành chiến thắng nhưng những giá trị Nhân Bản của VNCH càng lúc càng âm ỷ đốt nóng những trái tim Việt Nam.
Các người cứ dùng lời lẽ xấc xược để tỏ vẻ khinh miệt người khác càng làm lộ rõ là các người chỉ là những kẻ dốt nát và kém văn hóa mà thôi. Cộng Sản Chủ Nghĩa là đỉnh cao của Xã Hội Chủ Nghĩa. Mà XHCN cũng vỡ tan theo liên bang Sô Viết rồi, còn Thiên Đàng Cộng Sản có nằm mơ cũng không gặp.
Vậy mà các người cố gào và chửi bới 3/// để làm cho mình cao hơn ư?
Rất tiếc cái chính nghĩa Cộng Hòa đó vẫn sống mãi trong lòng dân Việt, nhất là nhân dân miền Nam. Có lẽ phải dùng đến những con số để chứng minh cho thấy cả guồng máy của nhà nước XHCNVN đã và đang sống dưới bóng mát của lá cờ mà họ gọi là 3/// đó.
Các người cứ lục tung hết sổ sách của cái gọi là “chính quyền XHCNVN” lên mà xem tổng ngân sách nhà nước dùng để trả lương cho toàn bộ công nhân viên chức nhà nước là bao nhiêu. Rồi các người xem con số đó có phải chưa bằng một nửa số tiền Việt Kiều gửi về hàng năm, trung binh là 14 tỷ USD, có năm cao hơn. Như vậy các người không ngủ dưới bóng mát của lá cờ vàng ba sọc đỏ là gi?
Tôi sẽ dẫn giải cho các người thấy, sau 1975, cả nước VN vẫn tiếp tục sống dưới bóng mát của lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ.
Từ ngày Sài Gòn bị “phỏng giái”, (người dân Miền Nam nói như vậy đó, nói lái là một nét đặc trưng trong văn hóa bình dân của dân Nam kỳ), thì một mặt trận tiêu diệt Văn Hóa miền Nam được phát động rất quy mô và triệt để. Đó là trận chiến “Tẩy Não” dân Miền Nam, nhằm loại bỏ tư tưởng và ý thức hệ Tự Do Dân Chủ. Tất cả văn hoá phẩm từ sách báo đến âm nhạc đều bi tiêu hủy và cấm đoán. Nhưng làm sao trói buộc được tư tưởng của con người chứ?
Nhà nhà nộp sách đem đốt, việc nầy không khó, nhưng cấm dân miền Nam hát những bản nhạc đã in sâu vào tim vào óc của họ thì quả là không thể được. Khi mọi thứ đã hoang tàn đổ nát kể cả lòng người dân lành, thì những dòng nhạc trữ tình khe khẽ, nhưng ồ ạt, quay trở về như làn gió nhiệm mầu để xoa dịu bớt cái nổi thống khổ của đời thường XHCN. CSVN gọi dòng nhạc đó là “Nhạc Vàng” để cân với dòng “Nhạc Đỏ” sặc mùi chém giết mà giai điệu và tiết tấu mang đậm sắc thái Trung Cộng. Nhưng tới hiện tại, thì họ phải “nếm mùi” và trở nên ganh tị với cái tên gọi đó, vì nó đích đáng và chính xác trên nhiều khía cạnh.
“Nhạc Vàng” không cổ súy chiến tranh mà chỉ biểu lộ, phần anh những đau thương, tinh cam của lòng người trong thời chiến. Vậy tại sao người ta cấm Nhạc Vàng? Có phải ngườ ta sợ cái bóng dáng thiên thần dịu dàng và ngọt ngào đầy tình người sẽ làm hiện thân của Ác Quỷ nổi trội rõ nét hơn chăng?
– “Nhạc Vàng” một tòa lâu đài văn hóa Việt Nam Cộng Hòa bất diệt, chẳng những không hoen rỉ qua thời gian mà còn lóng lánh hơn như một kho báu cho mọi tầng lớp con dân VN suốt 3 miền và kể cả những kẻ từng lên án, vùi dập lẫn sợ sệt nó. Bao nhiêu người đã khai thác cái kho báu vô tận nầy.
– “Nhạc Vàng” loài hoa mỹ miều kiêu sa, mọc lên từ bom đạn chiến tranh, tồn tại qua bao sự vùi dập, thể hiện tính Nhân Bản của một xã hội đầy tình người, đáng được trân quý như vàng. Hơn nửa thế kỷ qua, chưa có một đối thể nào lăm le đứng gần chứ đừng nói là soán ngôi.
– “Nhạc Vàng”, một thứ phụ gia kỳ diệu, không thể thiếu được khi thưởng thức một ly cà phê ngon hay một chén trà thanh thoát. Một tay guitare và nhạc vàng luôn là tâm điểm cho những buổi nhậu bình dân.
– “Nhạc Vàng”, một loại trầm hương hảo hạng cho bất kỳ cuộc họp mặt nào từ quê ra tỉnh, từ đám cưới đến đám tang, từ sân khấu đại nhạc hội hàng ngàn khán thính giả đến quán cà phê dăm ba người cuối phố, thậm chí là niềm giải trí duy nhất trong chốn lao tù….
– “Nhạc Vàng”, là ánh lửa rực rỡ của con Phượng Hoàng hồi sinh từ tro bụi sau khi những người nhân danh CSCN đã giết nó bằng mọi khả năng của họ. Ánh lửa đó đã bùng lên, lan tỏa đến từng trái tim của chính những người mang danh hiệu là Đảng Viên ĐCSVN, bất luận là ở đâu, Nghệ Tỉnh, Hà Nội hay Sài Gòn!
Nói mãi về “Nhạc Vàng” VNCH không bao giờ cạn ý.
Nếu những lời lẽ quanh co trên đây chưa thực sự vẻ ra cái bóng mát của lá cờ vàng, chưa chứng minh được âm nhạc VNCH là Vàng ròng 24 thì tôi xin được dẫn quý vị vào yếu tố kinh tế của Nhạc Vàng vậy.
Từ hải ngoại đến quốc nội, bao nhiêu doanh nghiệp phát triển nhờ Nhạc Vàng, bao nhiêu ca sĩ thành danh và nên sự nghiệp, bao nhiêu người trở nên giàu có, bao nhiêu công ăn việc làm cho cái kỹ nghệ âm nhạc nầy, từ thời băng từ, đến đĩa từ, CD, kế đến phong trào Karaoke, bao nhiêu kỹ thuật viên, phòng thâu, ca nhạc sĩ, cơ sở sản xuất, phát hành, bán sỉ bàn lẻ, thiết bị âm thanh, ..v.v và v.v….
Bao nhiêu Đại Nhạc Hội, tụ điểm ca nhạc… Biết bao nhiêu ca sĩ, từ Bắc chí Nam đã thành triệu phú đô la nhờ vào cái bị gọi là ” Văn Hóa Nô Dịch” đó.
“Nhạc Vàng” đã tham gia với người dân cả nước trong việc mưu sinh hàng ngày, từ quán cà phê, đến hàng loạt xe đò đường dài, đến anh bán kẹo kéo, đến những em bán hàng rong hằng đêm trên phố, đến những người hành khất . . .Lớp học hát , học đàn nở rộ, tiệm sản xuất đàn guitare gia tăng, quán cà phê nhạc sống, bình dị mà trữ tình ngày càng phổ biến.
Một chiếc điện thoại thông minh, một cái mi-crô không dây, khách ngồi uống nước mía bên vệ đường cũng có thể chia sẻ với nhau một bản tình ca… ấm áp. Cái bóng mát đó càng ngày càng mở rộng ra trên nhiều lãnh vực của cuộc sống và địa phưong, lan dần đến tận các tỉnh miền Bắc… Đó không phải là bóng mát từ nên âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa thì là gì, lửa hỏa ngục chăng?
Tôi đã thấy, ca sĩ rẻ tiền nhưng có tuyên truyền cho đảng Đàm Vĩnh Hưng (DVH), “tranh thủ” cho ra mắt 2,3 albums nhạc vàng trong vòng một tháng, hát giành hát giựt, sợ ca sĩ khác hát trước, mất số bán. Như một tên ăn trộm, khám phá ra kho báu, hốt vội hốt vàng, nhạc vàng là vàng rồng đó.
Tôi đã thấy một ĐVH cũng hát “Cho một người nằm xuống”, dĩ nhiên là hát để thu tiền, có bao giờ ĐVH nghĩ đến những trái ngọt nầy do ai vun trồng mà nên? Sao không hát cho người thương binh VNCH còn sống vất vưởng ngày hôm nay. Mang danh một diva, một nghệ sĩ , ĐVH nếu có tâm hồn nghệ sĩ, sao không dám một có lần tri ân những người đã nằm xuống để bảo vệ cho thể chế đã sản sinh ra cái kho báu âm nhạc nầy. Phải chăng vì không có tâm hồn mà chỉ hát vì lòng tham nên bị người đời gọi là Ca Nô ?
Tôi đã xem video clip của đại ca…sĩ Ngọc Sơn, đại gia từ nhạc vàng, hát trong một hội trường đầy ấp khán giả là quân đội mặc quân phục đại cán, ngực đầy huân chương “cách miệng”. Những ca khúc nhạc vàng cất cao, cả hội trường đứng dậy, hai tay đưa lên cao, đung đưa theo dòng nhạc….
Các vị đa số là đảng viên, các vị chắc đã học tập lý luận nhiều lắm, quý vị có thấy một nghịch lý vô cùng to lớn ở đây không? Hoặc là các vị có thấy xấu hổ trong lòng không? Cái mà quý vị diệt tận, giết sạch ngày hôm qua, thì hôm nay ngồi dưới cái bóng mát của cái “xác khô” VNCH mà chia sẻ hương thơm ngào ngạt của nó.
Các người là kẻ chiến và thắng, các người hành hạ, chà đạp kẻ thất cơ lỡ vận nhiều rồi, chúng tôi không màng, lịch sử sẽ có lúc trả lại công đạo.
Nếu quý vị mạt sát VNCH thì móc cổ mà ói ra hết những gì quý vị nuốt vô từ nền văn hóa VNCH đi.
Còn như quý vị trơ trẽn, miệng thì mỉa mai : “đu càng, ba que, quần què” mà giành nhau đưa tay vào chấm mút, chúng tôi khinh lắm.
Hoàng Ngọc Mai

Profile picture of Nguyễn Tuấn 1 month ago

ChatGPT – đột phá mới của cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo
Nguyễn Tiến Dũng
Bạn hãy thử hình dung luôn có bên mình một trợ lý siêu việt, đọc thông viết thạo hàng trăm thứ tiếng, chỉ dẫn và làm phiên dịch cho bạn ở mọi chỗ mọi nơi, sàng lọc tin tức quan trọng cho bạn, đọc thư và soạn thảo mọi văn bản giúp bạn, nhắc việc và gợi ý cho bạn, dạy bạn đủ thứ, hỏi gì trả lời đó một cách chính xác và hóm hỉnh, bằng một giọng mà bạn ưa thích nhất, động viên bạn hàng ngày, v.v.
Một trợ lý như vậy, nếu bằng da bằng thịt thì chắc không thể có, nhưng nếu là trợ lý nhân tạo thì đó không còn là một chuyện viễn tưởng xa xôi nữa, mà là một thực tế đang hình thành trước mắt chúng ta, ngay trong thập kỷ này, nhờ vào cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo.
Nếu như chỉ cách đây ít lâu, bạn và tôi còn không nghĩ tới hay còn rất hoài nghi về chuyện này, thì sự xuất hiện của ChatGPT và các phần mềm trí tuệ nhân tạo tương tự đã tạo nên cú sốc, xóa bỏ đi sự hoài nghi đó.
ChatGPT là gì?
Đó là một phần mềm trợ lý ảo “hỏi gì trả lời đó” do công ty Open AI công bố vào cuối năm 2022 (xem https://chat.openai.com/ hoặc có thể tải ứng dụng cho điện thoại), và đang gây một làn sóng lớn trên thế giới, báo chí hàng ngày tốn không biết bao nhiêu giấy mực để viết về nó. Chỉ sau hai tháng kể từ khi công bố, ChatGPT đã cán mốc 100 triệu người dùng, là một kỷ lục từ trước đến nay cho các dịch vụ phần mềm.
Nguyên tắc sử dụng ChatGPT rất đơn giản: sau khi đăng nhập, bạn có thể viết bất cứ một câu hỏi hay bình luận gì, bằng tiếng Việt hay tiếng Anh hay bất kỳ thứ tiếng thông dụng nào khác, ChatGPT sẽ đưa ra câu trả lời bằng thứ tiếng mà bạn sử dụng.
Trong rất nhiều trường hợp, câu trả lời do ChatGPT đưa ra khá là hợp lý, có ích. Có ích đến mức mà các lập trình viên khi cần viết một đoạn code nhỏ nào đó cũng có thể hỏi GPT viết hộ, các bác sĩ cũng nhờ ChatGPT viết giải thích về các căn bệnh, v.v. Thậm chí đã có nhiều sinh viên gian lận trong thi cử bằng cách dùng ChatGPT để làm những bài luận mà đáng nhẽ họ phải tự làm, dẫn đến việc các trường đại học phải thiết lập các biện pháp phát hiện chuyện này. Sẽ không ngạc nhiên lắm nếu như sẽ có cả những luận án tiến sĩ được viết bằng ChatGPT hoặc những trợ lý ảo tương tự!
Tuy nhiên, bạn phải rất thận trọng khi dùng ChatGPT và những trợ lý ảo tương tự, bởi chúng có thể bịa đặt, đưa ra những câu trả lời “tưởng như đúng rồi” nhưng thực ra là nói nhảm. Ví dụ, khi được hỏi “hãy cho danh sách các bài báo khoa học của tác giả xyz”, ChatGPT liền đưa ra những tên bài báo … hoàn toàn bịa đặt. Đó là bởi vì, thực ra ChatGPT không hề có tên các bài báo đó trong trí nhớ của nó, nó chỉ từng được xem các tên bài báo đó trong quá trình huấn luyện, và nhớ không phải là đầy đủ các tên mà chỉ là các cụm từ, rồi lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, xáo trộn các cụm từ đó vào với nhau thành các tên bịa mà trông qua cử tưởng như thật!
Một ví dụ khác, khi được hỏi về một chỉ số đo độ nặng của một loại bệnh da, ChatGPT trả lời là người ta tính nó bằng cách đo độ nặng của bệnh trên 4 phần của cơ thể là đầu, thân, chân tay, và móng, rồi cộng lại với nhau. Đây là câu trả lời bịa (nhưng những ai không biết thì sẽ có thể tin là thật), vì chuyện đo trên 4 phần khác nhau là có thật, nhưng 4 phần đó là đầu, thân, chi trên (tay) và chi dưới (chân) chứ không có móng. Trợ ý ảo đã vơ cả móng vào trong công thức, có lẽ bởi nó đã được nhai đi nhai lại nhiều lần rằng móng cũng có liên quan đến bệnh da này.
Theo đánh giá của Microsoft, công ty đầu tư hàng tỷ đô la vào Open AI, thì tỷ lệ trả lời có nghĩa của ChatGPT hiện mới đạt khoảng 70%. Ông Jean-Noel Barrot, bộ trưởng về truyền thông và chuyển đổi số ở Pháp, không phải vô cớ khi nói rằng ChatGPT “chẳng qua là một con vẹt”. Tuy nhiên, những “con vẹt” này cũng rất đáng gờm, bởi chúng có khả năng học rất nhanh những cấu trúc và thông tin mới, càng ngày càng tinh tế và thông minh lên. Từ GPT-2 (thế hệ 2 của ChatGPT xuất hiện năm 2019) cho đến GPT-3 (thế hệ hiện tại của ChatGPT) đã là một bước tiến rất lớn, các câu trả lời có nghĩa lên rất nhiều, và sắp tới GPT-4 ra đời sẽ còn giỏi hơn nhiều lần nữa.
Một chút lịch sử
Có thể coi lịch sử của trợ lý ảo bắt đầu từ những năm 1960, khi giáo sư Weizenbaum ở đại học MIT nghĩ ra một chatbot (phần mềm đối thoại người với máy), đặt tên là ELIZA. Thuật toán ELIZA chỉ biết làm một số động tác đơn giản, ví dụ như lặp lại mấy từ mà người dùng đưa vào, thêm vào đó mấy cấu trúc câu mà nó có sẵn trong bộ nhớ, còn tất nhiên là không hiểu gì về nội dung. Thế đã đủ tạo ra những “cuộc nói chuyện rất riêng tư” giữa ELIZA và cô thư ký của Weizenbaum.
Từ đó đến nay, cuộc cách mạng về học máy (machine learning), đi kèm với cuộc cách mạng về hiệu suất tính toán, đặc biệt là trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên, đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của các trợ lý ảo.
Một bước tiến quan trọng trong việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing) bằng trí tuệ nhân tạo là phương pháp Word2vec xuất hiện vào năm 2013 cho phép chuyển các từ ngữ thành các vec-tơ (các bộ số có độ dài cho trước, hay có thể hiểu như là các điểm trong không gian Euclid nhiều chiều). Bởi vì máy tính làm việc với các bộ số thì tiện hơn nhiều so với làm với với các từ ngữ. Hơn nữa, vị trí tương đối giữa các vec-tơ với nhau phản ánh quan hệ giữa các từ tương ứng với nhau, ví dụ như (đàn ông) – (đàn bà)
cho ra vec-tơ tương tự như (hoàng tử) – (công chúa), nên khi tính toán với các vec-tơ ta nhận được luôn quan hệ giữa các từ trong câu.
Từ trước đó, vào thập kỷ 1980 đã xuất hiện một loại mạng thần kinh nhân tạo gọi là RNN (recurrent neural netwoork = mạng thần kinh có lặp?) có thể học xử lý ngôn ngữ tự nhiên, do nhà khoa học Hopfield và nhà tâm lý học Rumelhart ở Mỹ đề xuất. Ta hình dung một văn bản hay một đoạn âm thanh như một chuỗi thời gian trong đó các từ mới (âm thanh mới) xuất hiện dần dần. Mạng RNN sẽ xử lý lần lượt (kiểu “lặp đi lặp lại”) từng từ (từng âm thanh) một khi nó xuất hiện, và có giữ một chút trí nhớ về những từ vừa xử lý trước đó.
Vào năm 1997, hai giáo sư người Đức tên là Hochreiter và Schmidhuber đưa ra một cải tiến quan trọng của RNN, gọi là LSTM (long short-term memory = trí nhớ ngắn hạn kéo dài?), không những chỉ nhớ một cụm từ phía trước mà còn nhớ được “dư âm” của những từ xuất hiện từ trước đó lâu hơn trong văn bản. Phương pháp Word2vec kết hợp với LSTM đã cho ra những công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (chatbot, máy dịch tự động văn bản, v.v.) tốt nhất trong thập kỷ 2010.
Transformer cho trợ lý ảo
Vào năm 2017, các nhà nghiên cứu ở Google và ở đại học Toronto công bố một cấu trúc mạng thần kinh nhân tạo mới, gọi là Transformer (cấu trúc biến đổi?). (Xem bài báo: https://arxiv.org/pdf/1706.03762.pdf) Nói chung tất cả các công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên thế hệ mới, từ BERT rồi BARD của Google cho đến GPT của Open AI (công nghệ nền tảng của ChatGPT) cho đến BART của Facebook v.v. đều dựa trên cấu trúc Transformer này.
Bản thân GPT trong ChatGPT là viết tắt của cụm từ Generative Pretrained Transformer. (Generative có nghĩa là có chức năng sinh sôi sáng tạo, còn Pretrained có nghĩa là nó đã được học trên một tập dữ liệu khổng lồ để ghi nhớ được nhiều khái niệm hay cấu trúc quan trọng trước khi huấn luyện sâu thêm cho lĩnh vực cụ thể nào đó).
Cấu trúc Transformer khác biệt RNN và LSTM ở những điểm nào mà “gây bão” đến vậy?
Có thể kể ra hai điểm khác biệt chính như sau:
Điểm thứ nhất liên quan đến một nhược điểm rất lớn của RNN và LSTM, đó là chúng xử lý các văn bản một cách lần lượt (sequential) từng từ một, và quá trình học của nó cũng theo kiểu lần lượt như vậy. Nhưng ngày nay không cần phải là chuyên gia tin học cũng có thể biết rằng muốn xử lý nhanh thì phải theo kiểu song song (parallel, rất nhiều thứ cùng một lúc) chứ không lần lượt. Các bộ vi xử lý hình ảnh hiện đại trong máy tính hay điện thoại đều là xử lý song song. Transformer đã biến đổi thông tin ngôn ngữ tự nhiên thành dạng có thể xứ lý song song thay vì lần lượt, và điều này khiến nó học được rất nhanh rất nhiều hơn so với các công nghệ trước.
Điểm thứ hai là Transformer tính toán các hệ số attention và self-attention (tính xem từ nào thì quan trọng hơn đối với từ nào trong ngữ cảnh của đoạn văn), điều mà RNN/LSTM không làm. Các hệ số attention đó cho phép mô tả chính xác hơn cấu trúc ngữ pháp, quan hệ giữa các từ, và do đó “hiểu” chính xác hơn, dịch chính xác hơn.
Với những điểm mới này, các trợ lý ảo dựa trên Transformer không những học được cách trả lời cho đúng, mà còn dễ học được cả cách cá nhân hóa (personalization), có thể đóng vai người làm nghề này hay nghề khác (bác sĩ nói năng một kiểu, nghệ sĩ nói năng kiểu khác), và đóng vai trạng thái cảm xúc này hay cảm xúc khác (AI cũng biết giả vờ vui, buồn, giân dỗi, vv), vv
Tuy mới đầu được thiết lập để xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nhưng ý tưởng Transformer, đặc biệt là ý tưởng về attention, cũng được dùng để xử lý ảnh và các loại thông tin, tín hiệu khác một cách hiệu quả.
Có thể xem một danh sách khá đầy đủ các phần mềm AI sử dụng transformer ở đây: https://huggingface.co/docs/transformers/index)
Cuộc chạy đua AI mới
Theo giáo sư Oder Netzer phó trưởng khoa ở Columbia Bisuness School, thì “thế giới không còn như trước nữa” sau khi ChatGPT xuất hiện. Rất nhiều doanh nghiệp và ngành nghề “tụt hậu về trí tuệ nhân tạo” bị đe sọa xóa sổ trong tương lai gần, và ngược lại rất nhiều cơ hội làm giàu mới xuất hiện, với tổng giá trị lên tới hàng nghìn tỷ đô la. Ngay cả những “gã khổng lồ” như Google cũng cảm thấy mối đe dọa chiếm lĩnh thị trường tra cứu thông tin (search engine) từ ChatGPT, đến mức phải cấp bách thay đổi chiến lược, tập trung đầu tư vào những giải pháp cạnh tranh.
Công ty Open AI, tác giả của ChatAI, là một công ty mới được thành lập từ năm 2015, nhưng được đầu tư cả tỷ đô la ngày từ đầu, và có Elon Musk (tỷ phú công nghệ giàu nhất nhì thế giới) trong danh sách các nhà sáng lập. Chính Musk là người đặt tên Open (có nghĩa là “mở”) cho công ty này, và mục đích ban đầu của công ty là tạo ra các phần mềm AI mã nguồn mở phục vụ cả nhân loại. Ngoài ChatGPT, Open AI còn có các dự án AI rất nổi tiếng khác, ví dụ như DALL-E-2 cho phép sáng tác các bức tranh ứng với các câu văn mà người dùng đưa vào. Tuy nhiên, chính theo lời của Musk, Microsoft đang càng ngày càng thâu tóm Open AI để phục vụ cho việc thống lĩnh thị trường và làm tiền của họ, xa rời ý tưởng “phần mềm mở” ban đầu.
Về cơ bản, ý tưởng thuật toán của GPT và những phần mềm xử lý ngôn ngữ tự nhiên tượng tự không khó, ai cũng có thể copy về máy của mình, xào xáo một chút, cho nó học trên bộ dữ liệu của mình, để tạo ra một trợ lý ảo chuyên về lĩnh vực nào đó hoặc là trợ lý ảo vạn năng. Cái khó ở đây là làm sao đạt được quy mô lớn và hiệu quả cao. Các mô hình mạng thần kinh nhân tạo xử lý ngôn ngữ tự nhiên quy mô lớn (LLM – large language model) hiện tại có đến hàng trăm tỷ biến số (learnable parameters), và những mô hình sắp tới của các “đại gia” AI sẽ có đến hàng nghìn tỷ biến số. Để so sánh, các mô hình AI xử lý ảnh thông dụng hiện tại có lượng biến số chưa bằng 1/1000 như vậy.
Ước tính hiện tại cần đầu tư ít nhất 50 triệu đô la tiền máy tính mới đủ sức tính toán cho việc học máy để tạo ra phần mềm như ChatGPT. Tuy nhiên, con số 50 triệu đô la đó không phải là rào cản đối với các công ty lớn và các quốc gia, và sẽ có sẽ có rất nhiều công ty và quốc gia tham dự cuộc chạy đua trợ lý ảo AI. Bởi vì ai kiểm soát thông tin, người đó nắm quyền lực. Nếu một quốc gia nào đó không kiểm soát được trợ lý ảo nào, thì thậm chí lịch sử của quốc gia đó có thể bị kẻ khác viết lại thông qua các trợ lý ảo của họ được thế giới dùng.
Nguyễn Tiến Dũng
02/2023

Profile picture of Nguyễn Tuấn 1 month ago

Hòa Hợp, Hòa Giải_ Tác giả Vương Mộng Long K20 VBĐL
Ngày 15/4/1993 tôi dắt díu vợ con, hối hả lên đường bỏ xứ. Chúng tôi ra đi, một gia đình sáu người, mỗi người vỏn vẹn chỉ có hai bộ quần áo cùng cái Jacket chống lạnh; hành trang còn lại là hai va-li sách vở. Trưa hôm đó, trên phi trường Tân Sơn Nhất đã diễn ra một cuộc chia ly đầy tiếng cười, nhưng cũng có nước mắt.
Những người ra đi mặt mày rạng rỡ, hớn hở, tươi vui, vì sắp thoát khỏi một vùng trời tăm tối, để bước vào một thế giới chói lòa ánh sáng. Những người đi tiễn đưa thì, có người khóc vì thương người ra đi, có người khóc vì thương chính bản thân họ, vì sao họ lại không là người ra đi?
Thời ấy, vào năm 1993, dưới chế độ Cộng-Sản, con cái tôi, nói chung là con của cựu sĩ quan QLVNCH bị xếp hạng thứ 17/17 trên nấc thang ghi mức độ ưu đãi, ưu tiên về giáo dục, và tuyển dụng của nhà cầm quyền. Các con tôi không thể mơ tưởng có một ngày được phép ghi danh vào đại học, cho dù chúng là những học sinh xuất sắc trong các trường trung học.
Tới Mỹ rồi, đa phần con cháu của những gia đình H.O đã trở thành những tinh hoa của cộng đồng Việt-Nam trên quê hương mới. Nay, dù không được giàu có cho lắm, nhưng con cái tôi đã không còn là những người vô sản, phải chạy ăn từng bữa toát mồ hôi như thời gian sau tháng Tư năm 1975. Tính tới nay thì tôi tới Mỹ và ở Mỹ vừa tròn hai mươi sáu năm. Tôi đã ở yên trên đất nước này mà chưa hề nghĩ tới chuyện quay về thăm nơi cắt rốn, chôn nhau. Dù 44 năm đã trôi qua, vậy mà cứ tới tháng Tư, lòng tôi lại bồi hồi nhớ lại những chuyện không vui đã xảy ra trong suốt những năm dài trầm luân sau ngày Sài-Gòn sụp đổ.
Mười một ngày sau khi thua trận, tôi đã bị tù rồi, nên chuyện kể của tôi sẽ bắt đầu từ những gì tôi thấy ở trong trại tù. Ngày ấy, đã là cuối tháng 8 năm 1975, chúng tôi đang “học tập” ở căn cứ Long-Giao. Trên loa phóng thanh của trại giam, hàng ngày tôi được nghe những câu chuyện gia đình Bắc, Nam đoàn tụ sau nhiều năm cách xa, vì Hiệp định Genève năm 1954 đã chia đôi hai miền đất nước. Tôi cũng nghe được những câu tuyên bố thắm đượm tình người của Chủ Tịch Nước Tôn Ðức Thắng và Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng kêu gọi toàn dân Việt-Nam hãy xóa bỏ hận thù, cùng nhau hòa hợp, hòa giải để tái xây dựng một đất nước Việt-Nam hùng mạnh.
Chúng tôi cũng đã học được 8 bài học căn bản để sẵn sàng hòa nhập vào xã hội mới.
Một sớm mai đầy sương mù, có lệnh từ ban chỉ huy trại bắt chúng tôi phải áo quần tươm tất sạch sẽ để sẵn sàng nghênh đón một phái đoàn cấp cao do “Ðồng chí” Cao Ðăng Chiếm dẫn đầu tới thăm trại. Chúng tôi cũng nghe phong thanh rằng, dịp này phái đoàn của chính phủ sẽ xét tha ra khỏi trại những cải tạo viên nào có thành tích “học tập tốt và lao động tốt”. Ai cũng nghĩ mình sẽ là người đã học tập tốt, lao động tốt. Ai cũng hy vọng hôm nay sẽ có một cuộc phóng thích “đại trà”. Chúng tôi chờ đã khá lâu phái đoàn mới xuất hiện. Phái đoàn đi trên hai chiếc xe con, không có ai hộ tống.
“Ðồng chí” Cao Ðăng Chiếm miệng cười toe toét, dẫn đầu phái đoàn quan khách gồm ba đàn ông và ba đàn bà tiến vào hội trường Long-Giao trong tiếng “Hoan hô!” dậy trời, lở đất của trại viên. Phái đoàn Chính Phủ Cách-Mạng người nào cũng mặt mày rạng rỡ, thân mật và vui tươi. Ba cán bộ nam mặc đồng phục áo bốn túi màu bồ quân, may bằng thứ vải dành riêng cho cán bộ cấp cao. Vị nào cũng đeo kiếng mát, đồng hồ, và lủng lẳng bên hông một cái cặp da thủ trưởng. Ba nữ cán bộ thì chị nào cũng có một cái túi xách to với dây quàng qua vai, cổ quấn khăn rằn, dáng dấp đẹp đẽ như những bà bán vé số rong trên đường phố Miền Nam trước ngày “Giải Phóng”Về phía trại viên chúng tôi thì, trại viên nào cũng có vẻ hân hoan, hy vọng. Ai cũng mong những hồ sơ trong cặp da của các “đồng chí” sẽ có tên mình trong số những người sẽ được trả tự do, về với gia đình.
Trước khi vào chỗ ngồi dành cho các vị khách quý, phái đoàn còn dừng lại trong sân chuyện trò thân mật với chúng tôi. Các vị này rất thực thà, cởi mở, giản dị và bình dân. Có vài anh em nêu thắc mắc là, nghe theo lệnh của Ủy-Ban Quân Quản Thành Phố, khi ra đi chúng tôi chỉ mang theo một tháng tiền ăn cho ba mươi ngày, nay đã gần ba tháng qua rồi mà chưa được về, nếu hôm nay chúng tôi được tha thì chúng tôi sẽ gửi tiền về địa chỉ nào để thanh toán những ngày ăn mà chúng tôi còn thiếu nợ?
Nghe hỏi thế, các “đồng chí” bèn xua tay nói rằng chúng tôi đừng lo xa, chính quyền và nhân dân đã dự trù cách giải quyết mọi chuyện đâu vào đó cả rồi.
Một cải tạo viên nguyên là một cựu sĩ quan Không Quân vừa nhận ra “Ðồng chí” Cao Ðăng Chiếm là người cùng quê. Anh ta cứ quấn quýt bên chân “đồng chí” không chịu rời xa, cứ như là sợ có người cướp “đồng chí”của anh ta đi mất! Buổi sơ giao các “đồng chí” đã gieo vào lòng chúng tôi một cảm giác thật là thân thiện và ấm áp. Sau một hồi hàn huyên thắm tình hòa hợp, hòa giải dân tộc, mọi người về vị trí đã định sẵn để an tọa.
Phái đoàn của “Ðồng chí” Cao Ðăng Chiếm ngồi trên bục, trại viên ngồi im trên ghế trong hội trường. Không khí thật là im lặng, trang nghiêm. Anh em cải tạo viên thuộc khối 30 của tôi được ưu đãi, được xếp chỗ ngồi ngay dưới chân và trước mặt khán đài. Chúng tôi chiếm được vị trí tốt này cũng do công lao của ông khối trưởng có tên là anh Ba Gà Mổ, anh Ba Gà Mổ tên thật là Nguyễn Văn Lộc, nguyên là một thiếu tá làm việc trong Bộ Tổng Tham Mưu. Anh Ba Gà Mổ rất được lòng cán bộ cai quản trại giam. Anh đã được cán bộ giao quyền tiến cử ba cải tạo viên tiến bộ nhất sẽ lên bục phát biểu cảm tưởng đón chào “Ðồng chí” Cao Ðăng Chiếm.
“Nghiêm!” Viên cán bộ trại trưởng hô to.
Mọi người đồng loạt đứng phắt lên, cùng nhau cất cao tiếng hát “Giải phóng miền Nam”:
“Vùng lên! Nhân dân miền Nam anh hùng!
Vùng lên! Xông pha vượt qua bão bùng.
Thề cứu lấy nước nhà!
Thề hy sinh đến cùng!
Cầm gươm, ôm súng, xông tới!
Vận nước đã đến rồi.
Bình minh chiếu khắp nơi.
Nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời.”
Rồi thì, hứng chí, thừa thắng xông lên, bà con tự động lặp lại bài hát này tới hai lần.
Sau khi đã “Cầm gươm, ôm súng, xông tới!” mệt ná thở, mọi người còn phải tiếp tục gân cổ thét:
“Hồ Chủ Tịch muôn năm!” – “Muôn năm! Muôn năm!…”
“Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa muôn năm!” – “Muôn năm! Muôn năm!…”
Rồi chúng tôi được phép ngồi xuống ghế để thở. Thở xong, lấy lại được sức lực, chúng tôi bắt đầu rì rầm nói chuyện với nhau. Viên cán bộ trại trưởng cũng vừa hồi sức, y trở về vị trí, đưa tay với chiếc micro:
– Yêu cầu các anh em trại viên giữ yên lặng, trật tự! Nhân dịp có phái đoàn đại diện của chính phủ và nhân dân tới tham quan. Chúng tôi cho phép một vài anh đại diện trại viên lên phát biểu cảm tưởng và đạo đạt thỉnh nguyện lên cho chính quyền cứu xét. Mời anh thứ nhất lên đọc bài phát biểu!
Anh thứ nhất nguyên là Thiếu tá Ðịa Phương Quân của Tiểu khu Pleiku. Anh ta là người Bắc Di Cư, tuổi khá già, nên ăn nói lưu loát lắm. Ðang thả hồn lâng lâng với những câu phân trần của anh, thật là hợp với ý tôi, vì tôi cũng là dân Bắc Di Cư!
“Chúng tôi nhẹ dạ nghe lời dụ dỗ của Thực Dân và Ðế Quốc nên mới di cư vào Nam rồi bị bắt vào lính Nguỵ…” thì thình lình, tôi giật bắn người với tiếng hét chói tai:
<“Ðả đảo Ngụy Quân! Ngụy Quyền!”
“Ðả đảo Ðế Quốc Mỹ!” người bạn ngồi kế bên, vừa kéo tay cho tôi đứng lên, vừa hối:
“Ðứng dậy! Ðứng dậy! Ðả đảo mau lên! ”
Tôi vội vàng dụi mắt, ba chớp, ba nháng hét theo: “Ðả đảo! Ðả đảo!”
Trước khi xuống đài, ông Thiếu tá Di Cư còn, “Hoan hô! Ðả đảo!” vài lần nữa.
Dĩ nhiên chúng tôi cũng phải ngoác mồm, to tiếng phụ họa theo. Anh cải tạo viên Thiếu tá Di Cư về tới ghế ngồi mà mắt còn ngoảnh lại nhìn “Ðồng chí” Cao Ðăng Chiếm như dò hỏi xem “Ðồng chí” có hài lòng với bài diễn văn của anh ta không.
Hình như “Ðồng chí” có vẻ vui, vì tôi thấy ông nhoẻn miệng cười, hai bàn tay ông vỗ vào nhau ba lần nghe, “Ðộp! Ðộp! Ðộp!”
Cải tạo viên thứ hai là một Hải Quân Thiếu tá. Anh này cũng là dân Bắc Di Cư. Vừa mở tờ giấy phản tỉnh, thú tội ra, anh đã cất tiếng khóc rống lên như cha anh ta vừa chết: "Ôi! Bác Hồ ơi! Chúng con thương nhớ Bác! Chúng con là những đứa con có tội! Chúng con đã lỡ dại đi theo Mỹ, Ngụy chống lại tổ quốc, giết hại đồng bào! Bác ở trên trời, Bác linh thiêng, hãy tha tội cho chúng con! Bác ơi! Bác ơi!” Bụng tôi bỗng réo lên “Ồ! ồ! ồ!…” tôi vội lủi ra cửa xin cán bộ cho phép đi vệ sinh. Tới khi tôi trở về thì bài diễn văn của ông cựu Hải Quân Thiếu tá đã chấm dứt. Trên khán đài, “Ðồng chí” Cao Ðăng Chiếm đang gật gù,
– Ðáng lý ra, các anh không xứng đáng được gọi Hồ Chủ Tịch là Bác! Nhưng chúng tôi cũng châm chước cho các anh lần này! Lần sau các anh chỉ được gọi Bác Hồ là Hồ Chủ Tịch! Bác là Bác của chúng tôi! không phải là Bác của các anh! Nghe rõ chưa?”
Nghĩ cũng đúng! “Bác Hồ” đâu phải của chúng tôi? Chúng tôi thường quen gọi ông ta là “Già Hồ” – “Cáo Già” – “Hồ Già bán nước” hay “Hồ Già cõng rắn cắn gà nhà!” nay bỗng dưng bị bạn tù ép buộc tung hô ông ta là “Bác” hèn gì tai tôi, lưỡi tôi, có vẻ như hơi ngượng ngùng vì chưa quen!
‘Cải tạo viên đại diện thứ ba là một cựu Thiếu tá Biệt Ðộng Quân. Anh ta là người Miền Trung. Anh này có cái lợi thế là mặt anh trông rất giống mặt “Bác”, cũng cặp mắt đó, cũng đôi tai đó… Sau một hồi ca tụng, tuyên dương công lao của Hồ Chủ Tịch, người đã “đẻ” ra nước VNDCCH, anh Biệt Ðộng Quân bắt đầu than khóc, hối hận những điều mà anh đã lỡ lầm làm hại đồng bào trong những năm đi lính Biệt Ðộng Quân. Nước mắt của anh rơi lã chã, chứng tỏ rằng trong lòng anh, lúc đó đang đau đớn và hối hận thực sự. Anh tự kết án anh là một kẻ phạm đại tội với nhân dân, đáng bị đem ra tòa xử tử. Anh cao giọng cầu xin nhân dân hãy tha tội cho anh, cho anh cơ hội làm lại cuộc đời! Khi bước xuống đài, anh cựu Biệt Ðộng Quân này còn vừa đi vừa sụt sịt. Một anh ngồi bên cạnh, ghé tai tôi thì thầm,
– Ð M! “Thằng mặt dơi tai chuột” này đóng kịch hay quá! Anh bạn ngồi bên tôi cũng là một Biệt Ðộng Quân Vùng 2 nên không lạ gì cái anh kịch sĩ vừa lên đài kêu khóc than van kia. Cái tên “Thằng mặt dơi tai chuột” cũng là do tụi tôi đặt cho anh kịch sĩ này từ khi anh ta còn mang lon chuẩn úy ở Liên đoàn 2 Biệt Ðộng Quân Pleiku. Tôi buồn bã buông xuôi,
– Ðừng trách nó làm gì! Mỗi người có cách mưu sinh riêng, không ai giống ai!
Ðể kết thúc phần phản tỉnh, thú tội của cải tạo viên, cán bộ trại trưởng thay mặt Chính Quyền Cách Mạng và nhân dân tuyên bố rằng, sẽ khoan dung tha thứ cho chúng tôi là những đứa con lầm đường lạc lối nhưng nay đã biết hối hận ăn năn. Sau đó là vỗ tay tưng bừng, tù vỗ tay, cán bộ vỗ tay, quan khách cũng vỗ tay.
“Cộc! Cộc! Cộc!…” viên cán bộ trại trưởng liên tục gõ cán của cái micro trên mặt gỗ để vãn hồi trật tự. Tiếng vỗ tay ngừng.
“Ðồng chí” Cao Ðăng Chiếm đứng lên, từ từ tiến về phía cái kệ gỗ.
Chúng tôi lại vỗ tay ào ào. Có người còn la lên, “Hoan hô! Hoan hô!…” Một tay cầm cái micro, tay kia giơ lên quơ quơ trên không, ngụ ý ra dấu cho mọi người giữ im lặng, “Ðồng chí” Cao Ðăng Chiếm đột nhiên biến thành một người khác! Trước hàng trăm con mắt sững sờ của chúng tôi, tên cán bộ cao cấp Cộng-Sản ấy không còn nụ cười trên môi nữa, mặt y đã trở thành lạnh như tiền.
Ngồi đối diện ngay mặt Cao Ðăng Chiếm, nên tôi nhìn rõ đôi mắt hắn ta đỏ ngầu mỗi khi hắn gỡ cặp kính râm ra nghỉ thở. Tôi thấy bàn tay hắn nắm chặt, như muốn bóp nát cái micro vào những lúc hắn ta gằn giọng biểu lộ sự căm hờn. Tiếng nói của viên cán bộ Việt-Cộng Phó Chủ Tịch Ủy- Ban Quân Quản Thành Phố Sài-Gòn Chợ-Lớn sang sảng vang lên, làm cho tóc gáy tôi dựng đứng như lông nhím:
“Các anh nghe đây! Hôm nay tôi tới đây là để thay mặt Chính Quyền Cách Mạng, thay mặt nhân dân để cho các anh biết rằng, tội ác của các anh là tội ác tày đình, không thể gột rửa được!” Xòe bàn tay ra phẩy phẩy mấy cái trước mặt, cái đầu thì lúc lắc, tỏ vẻ khinh bỉ, cán bộ Chiếm gằn giọng:
“Ðừng tưởng rằng chúng tôi sẽ tin những lời thú tội, ăn năn của các anh! Ðừng tưởng rằng chúng tôi sẽ động lòng trắc ẩn vì những giọt nước mắt cá sấu của các anh đâu!” Giơ cao tay, đập cái micro xuống mặt gỗ, mặt y đổi sang màu tím ngắt:
“Nhân dân và Chính Quyền Cách Mạng chủ trương hòa hợp, hòa giải dân tộc không có nghĩa là quên hết hận thù. Hận thù chỉ quên hết khi chúng tôi đã trả thù xong!” Tiếp đó, những lời đe dọa báo thù cứ như những phát đạn bắn ngay mang tai của những người ngồi nghe:
“Ngày xưa các anh cướp nhà cửa, ruộng vườn của chúng tôi, lấy vợ của chúng tôi, lấy con của chúng tôi, lấy xe cộ, tàu bè của chúng tôi. Nay chúng tôi sẽ đòi lại tất cả những thứ đó! Chúng tôi sẽ lấy nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, tàu bè của các anh. Chúng tôi sẽ chiếm đoạt vợ con của các anh!” Càng lúc, giọng cán bộ Chiếm càng lên cao, càng dõng dạc:
“Không thể hòa hợp hòa giải chung chung. Bao giờ các anh trắng tay, các anh hoàn toàn thần phục, ngoan ngoãn tuân theo lệnh của chúng tôi thì lúc đó mới có thể hòa giải được! Còn chuyện hòa hợp thì chỉ có thể xảy ra khi nào các anh đã trở thành người giống như chúng tôi.”
Rồi Cao Ðăng Chiếm chuyền cái micro từ tay phải sang tay trái, cánh tay phải vươn dài hết mức, bàn tay nắm lại, ngón tay trỏ của y chỉ vào mặt những người đang ngồi nghe. Ngón tay đó cất lên, hạ xuống một cách thật chậm rãi, giống như một nòng súng ngắn K54 đang nổ những phát đạn ân huệ vào đầu tử tội. Tiếng cán bộ Cao Ðăng Chiếm vang vang, ngạo nghễ:
“Hãy tỉnh trí mà suy nghĩ những gì tôi nói. Hãy ghi nhớ những gì tôi nói!”
Dứt lời, Cao Ðăng Chiếm vứt cái micro trên mặt kệ gỗ, rồi lừ lừ cất bước rời chỗ đứng, mắt không hề liếc nhìn ai. Ðoàn tùy tùng của y cũng vội vàng xô ghế đứng lên đi theo. Hai chiếc xe con phóng đi đã vài phút rồi mà hội trường còn im lặng như bị đóng băng. Chúng tôi theo chân nhau lầm lũi đi về lán. Cái không khí háo hức “phấn khởi, hồ hởi” đã biến mất, lúc ấy còn chăng là những gương mặt cam phận buồn rầu.
Sau ngày đó, anh em chúng tôi thường tụ tập phân tích những điều mà cán bộ Cao Ðăng Chiếm đã nêu ra trong lần thăm trại Long-Giao. Chúng tôi thấy hầu như chẳng ai có “nợ máu” với nhân dân cả! Vì VNCH là một đất nước có luật pháp, có chính quyền; ai phạm tội thì bị bắt, bị xử phạt, bị truy tố ra tòa án và bị giam cầm ngay.
Chẳng ai dám ngang nhiên cướp đất đai, nhà cửa, xe cộ, vợ con của người khác cả.
Trong một buổi học tập, khi cán bộ nghe tôi kể rằng trong trận Pleime năm 1974 đã có hơn một nghìn cán binh Cộng -Sản bị giết thì những anh thiếu tá cải tạo viên khác cũng bị vạ lây ngay,
– Ðấy!Thấy chưa? Mới có một anh Thiếu tá Long mà đất nước ta đã thiệt mất một nghìn thanh niên yêu nước. Miền Nam lại có tới mấy nghìn thiếu tá! Các anh cứ làm tính nhân lên thì biết ngay rằng, đã có bao nhiêu thanh niên yêu nước bị sát hại?
Nghe lời cán bộ kết tội sau khi “làm tính nhân”, nhiều bạn tôi giãy nảy lên, chối đây đẩy. Họ nói rằng suốt thời gian đi lính họ chưa từng bắn viên đạn thật nào thì làm gì có cơ hội để giết người?
Có anh còn đem chuyện mình chuyên ăn chay trường ra để chứng minh rằng anh ta là người vô tội. Sau khi phân tích đã đời, anh em chúng tôi thấy chỉ những anh lính tác chiến là có “nợ máu” phải lo, phải sợ. Còn các anh em khác cứ yên chí học tập chờ đợi ngày về. Tôi là dân tác chiến, nên tránh bàn bạc với các bạn tôi về đề tài này.
o O o
Thời gian “học tập” chưa qua được bao lâu mà đã có hai ông thiếu tá qua đời vì bệnh. Tôi chỉ nhớ tên hai ông, mà không nhớ họ, ông thứ nhất tên là Khôi, ông thứ hai tên là Kỳ. Mộ hai ông được chôn sát bên hàng rào kẽm gai đằng sau nhà bếp.
Tiếp đó là một ông đại úy chết vì bị mìn nổ. Ông này chết trong lớp rào phòng thủ. Người thì nói ông ta chui vào rào để kiếm mớ rau tàu bay ăn cho đỡ đói; người thì nói ông ta chui rào vượt ngục. Chẳng biết ai nói đúng, ai nói sai?
Sau ngày tên Việt-Cộng Cao Ðăng Chiếm thăm Long-Giao, tôi nhìn thấy tương lai đời tôi sao mù mịt quá! Tôi rủ được hai anh bạn, một là cựu Biệt Ðội Trưởng Biệt Ðội Quân Báo của Quân Ðoàn II, một là cựu quận trưởng quận Nhơn Cơ chuẩn bị vượt ngục. Nào ngờ tới ngày hẹn, hai vị này hủy bỏ chương trình, tôi đành dự trù sẽ ra đi một mình. Thời gian sau, tôi lo lựa những cục cơm cháy đem phơi. Rủi thay, việc chuẩn bị của tôi lại lọt vào đôi mắt tò mò của một anh hạm trưởng tù cùng phòng.
Ðứng trước sân, giữa trời nắng chang chang, anh ta đưa tay chỉ lên mái tôn, nơi tôi phơi cơm cháy, vừa cười, vừa la oang oang:
– Bà con ơi! Có người chuẩn bị lương khô để vượt ngục! Ha! Ha! Ha!… Tôi đành cười giả lả: Phơi cơm cháy để thay cà phê mà!
Miệng tôi tuy cười, nhưng trong lòng, tôi muốn siết cổ, móc họng tên chó săn này quá! Tôi đành mang cơm cháy ra giã nhỏ để làm cà phê rồi cắn răng chờ cơ hội. Mãi tới khi bị đưa ra Hoàng Liên Sơn ngoài Bắc, tôi mới có dịp chắp cánh bay.
Tiếc thay! “Số trời khi đã tận, sức lay thành nhổ núi có làm chi!” (Thơ Phạm Thái)
Hai lần vượt ngục của tôi đều thất bại, xương sườn gãy, răng cũng gãy! Bị đánh đập tưởng chết mất rồi. Rồi tôi phải cắn răng trả giá cái hành động ngông cuồng của mình với những ngày dài trong cùm kẹp, tra tấn, đày ải, nhục hình. Và càng ngày “nợ máu” của tôi càng chất cao thêm! Thời gian cứ lạnh lùng trôi… Buổi sáng tiếng kẻng dựng chúng tôi thức dậy; buổi tối tiếng kẻng lùa chúng tôi vào lán.
Thét rồi chúng tôi tưởng mình là con trâu, con bò, quên rằng có thời chúng tôi đã là con người! Ở xứ này, con người có khác gì con trâu đâu? Bằng cớ là một hôm, con trâu kéo cày của tổ tăng gia trượt chân rơi xuống suối. Chúng tôi bị tập họp ngồi trước sân để nghe tên Thượng úy Xuyên, cán bộ chính trị của trại giải thích:
“Con trâu chết thì ta làm thịt để bồi dưỡng. Cứ trích tiền ăn tháng sau của các anh để mua con trâu mới là xong ngay! Các anh đừng lo nghĩ gì về chuyện này cho nhọc xác!”
Lâu nay cứ ăn rau hoài, chúng tôi thèm thịt quá! Nghe nói con trâu chết nặng cả trăm cân. Ai cũng yên trí rằng kỳ này sẽ có dịp ăn thịt trâu đã đời! Nhưng thực tế thật phũ phàng! Chỉ năm phút sau khi con trâu bị mổ bụng thì bộ lòng trâu và cái đầu trâu đã bị tụi vệ binh chia nhau đem đi hết. Tất cả thịt nạc, thịt mỡ lọc ra đều bị xát muối bỏ vào lu để trong nhà bếp của ban chỉ huy trại, dành cho cán bộ ăn dần.
Phần còn lại gồm có một bộ da, một bộ xương, và bốn cái cẳng dưới thì được chia cho nhà bếp của gần 400 miệng tù. Sau bữa canh xương trâu nấu rau muống, chúng tôi phải kéo cày thay trâu.
Trên thửa ruộng khô canh tác đậu nành, một cải tạo viên hai tay giữ cán cày ra sức đẩy tới. Một trại viên khác còng lưng kéo cái dây thừng quàng qua vai. Người đẩy cái cày và người kéo cày là đồng loại, nên ra lệnh cho nhau dễ dàng hơn là người ra lệnh cho trâu, “rẽ phải, rẽ trái, quay lại!…”
Con trâu chết, anh trại viên thường ngày cầm roi đi cạnh dắt trâu bị mất việc, vì anh không đủ sức khỏe để kéo cày; anh bị chuyển lên khung chăm sóc mấy con lợn cho cán bộ. Vì “lao động là vinh quang” là khẩu hiệu làm việc cho toàn dân cả nước Việt-Nam, nên cai tù bắt chúng tôi làm việc theo chế độ “thông tầm”, nghĩa là làm việc quần quật một hơi từ mờ sáng tới mờ tối mới ngừng tay, trừ nửa giờ ăn bữa trưa ngay tại chỗ. Ðó là chưa kể tới những ngày lạnh cóng mùa Ðông, vì ngày thì ngắn, đêm lại dài, nên khẩu hiệu “Làm ngày chưa đủ, tranh thủ làm đêm” được áp dụng triệt để, khiến cho chúng tôi gần như kiệt sức, mắt mờ chân mỏi; có người không chịu nổi đã phải uống thuốc ký ninh vàng để tìm cái chết.
Mỗi năm chúng tôi có ba ngày được ăn cơm không độn, đó là các ngày, mùng Một, mùng Hai và mùng Ba Tết Âm Lịch.
Một tháng chúng tôi có ba ngày ăn theo chế độ độn năm mươi phần trăm, nghĩa là bát cơm có (50%) là gạo, (50%) kia là khoai, ngô, hoặc sắn. Hai mươi bảy ngày còn lại của mỗi tháng là chế độ ăn độn (100%) nghĩa là trong bữa ăn, không có hạt gạo nào, tất cả chỉ là khoai, ngô, hay sắn. Ðau ốm, bệnh gì cũng chỉ có một thứ thuốc chữa, đó là Xuyên Tâm Liên.
Trong thời gian bị lưu đày nơi rừng thiêng nước độc, đầy muỗi vắt, bạn bè tôi rơi rụng dần. Người thì xác chôn bên chân Ðèo Khế, người ngủ giấc nghìn thu trên đỉnh Lũng Ngàn, Cẩm-Nhân. Cũng vì bị giam giữ ở Cẩm-Nhân, Yên Bình, Yên Bái trong thời gian 1976-1978 mà tôi biết được một chuyện mà nhiều người không biết đó là: Hai mươi năm trước ngày 30/4/1975, ở xã Cẩm-Nhân đèo heo hút gió này, đã có người bị gọi là “lính Ngụy” sống lưu đày ở đây rồi! Số là, nhân dịp đi làm vần công, lợp mái chợ Cẩm-Nhân, tôi có dịp quen với một ông già, tuổi quá sáu mươi, tên ông ấy là An. Ông An là người Việt có quốc tịch Pháp, tên Tây của ông là André. Ông André là Trung úy trong quân đội Liên Hiệp Pháp. Theo như ông nói, thì Tướng Phạm Văn Phú khi còn đeo lon thiếu úy đã từng làm việc dưới quyền Trung úy André. Sau Hiệp Ðịnh Genève, các đơn vị của quân đội Liên Hiệp Pháp được lệnh rút theo đường số 5 từ Hà-Nội xuống Hải-Phòng rồi lên tàu há mồm của Mỹ để vào Nam. Dân chúng hai bên đường số 5 bị Việt-Minh xúi giục đã kéo nhau ùa ra lộ níu chân các anh lính Việt Nam, mời gọi các anh ở lại. Trung úy André đã mủi lòng, bỏ đơn vị, bỏ thuộc cấp, ở lại với cô thôn nữ mà anh đã gặp. Suốt một năm dài sau đó, anh Trung úy André được xưng tụng như một anh hùng, đi khắp nơi để chiêu dụ các anh lính Việt-Nam bỏ ngũ. Cho tới một ngày năm 1955, hết hạn Di Cư, hết tàu há mồm chở người vào Nam, Trung úy André bỗng nhiên trở thành một anh “lính Ngụy”. Tên “André” của anh bị Việt- Nam hóa thành “An”.
Cuối năm 1955, anh An lính Ngụy và người vợ là cô gái quê đã níu chân anh trên Quốc lộ 5, bị “chỉ định cư trú” lên Thượng Du ở với những người dân Tày trong thôn Cẩm-Nhân. Nơi này sau đó trở thành vùng đất đầu nguồn của hồ Thác Bà. Ông An lính Ngụy có người con gái tên Dung. Nhưng trong xóm còn có một cô gái nữa cũng tên Dung, cùng trang lứa, nên cô Dung con ông An bị người ta gọi là “cô Dung Ngụy!” để phân biệt. Nhân chuyện này mà tôi biết, hai mươi năm trước ngày chúng tôi mang tên “lính Ngụy” đã có người mang tên “lính Ngụy” rồi. Biết chuyện này, tôi cũng đâm ra lo lắng, không biết ngày đó, trong Hẻm 555 Trần Hưng Ðạo Sài-Gòn, mấy đứa con tôi, mà tên gọi ở nhà là “Vịt, Cò, Giao, Liêu” có bị người ta thêm chữ “Ngụy” để thành “Con Vịt Ngụy”, “Con Cò Ngụy”, “Con Giao Ngụy” và “Cu Liêu Ngụy” hay không?(!)…
Còn một chuyện nữa cũng ít người hay biết, đó là việc người ta chuẩn bị đưa tất cả cải tạo viên đang ở trong các trại miền Bắc về định cư trong Vườn Quốc Gia Cúc Phương thuộc tỉnh Thanh Hóa. Chương trình đề ra là, cải tạo viên sẽ tới vùng định cư trước, dựng nhà, khai khẩn ruộng vườn, sau đó chính phủ sẽ cho phép vợ con họ lên vùng để đoàn tụ. Người được trao quyền đại diện cư dân trong khu Kinh Tế Mới Cúc Phương này sẽ là cải tạo viên Nguyễn Hữu Có cựu Trung Tướng VNCH, từng đảm nhiệm chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng của chính phủ Nguyễn Cao Kỳ. Năm 1979-1980 khi bị giam trong trại Nam-Hà, Phủ-Lý, tôi đã có dịp được Tướng Có thổ lộ cho biết chuyện này, ngay sau khi ông ta trở về từ chuyến thăm viếng Công Viên Quốc Gia Cúc Phương. Không hiểu vì sao chương trình định cư này đã bị hủy bỏ vào giờ phút chót. Trong khi đó ở miền Nam, bố vợ tôi, một sĩ quan giải ngũ trước ngày Sài-Gòn đầu hàng cũng bị bắt đi tù. Căn nhà mà gia đình nhạc gia tôi cùng lũ em trú nắng, tránh mưa trên đường Hàm Nghi Ban Mê Thuột cùng với chiếc xe nhà hiệu Jeep Willy cũng bị chính quyền Cộng-Sản của thành phố tịch thu. Mẹ vợ tôi và lũ em chưa tới tuổi trưởng thành của vợ tôi phải dọn sang nhà hàng xóm ở nhờ. Tiếp đó lại có tin căn phố số 72 đường Tăng Bạt Hổ, Qui-Nhơn của bố mẹ vợ tôi cũng bị Cộng Sản trưng dụng làm kho lương thực của thành phố.
44 năm qua rồi, cha mẹ vợ tôi cũng đã qua đời, mà tài sản bị chính quyền trưng dụng vẫn chưa được trả lại cho chủ của nó. Cũng vì cái chủ đích của quân xâm lăng là, “Bao giờ các anh trắng tay, các anh hoàn toàn thần phục, ngoan ngoãn tuân theo lệnh của chúng tôi thì lúc đó mới có thể hòa giải được!” mà sau ngày 30/4/1975 nhiều gia đình mất nhà, mất cửa, phải dầm mưa dãi nắng nơi rừng rậm, núi cao trong những vùng Kinh Tế Mới. Ðó là chưa kể tới những chiến dịch đánh tư sản, những đợt đổi tiền, khiến cho không biết bao nhiêu người dân vô tội bị lâm vào cảnh đói khổ, lầm than.
Ngày tôi ra khỏi trại tù năm 1988, khi đi qua Ngã Sáu Chợ Lớn tôi gặp ông Lang Trọc, một vị đàn anh nguyên là cựu Trung tá liên đoàn trưởng một liên đoàn Biệt Ðộng Quân ở Pleiku. Vị cựu Trung tá liên đoàn trưởng lúc đó đang sinh sống bằng nghề bán hột vịt lộn gần bùng binh nơi Ngã Sáu. Ông Lang Trọc bùi ngùi kể cho tôi nghe một chuyện buồn, đó là chuyện gia đình của anh “mặt dơi tai chuột.” Anh này vốn là một thuộc cấp thân thiết của ông Lang Trọc,
– Long có biết không? Năm 1985, ngày nó về, vợ nó tránh mặt. Bà mẹ vợ nó ngày nào cũng vui vẻ thiết đãi nó rượu chè, gà vịt ê hề. Ðúng một tuần lễ sau, bà ấy dúi cho nó một xấp tiền rồi đuổi nó ra cửa. Bà cụ nói rằng nó phải đi khỏi nhà bà ta ngay, vì thằng con rể mới của bà ấy đi công tác sắp về. Con rể của bà cụ bây giờ là một tên Việt-Cộng mang lon đại úy trưởng đồn Công An! Tới lúc đó nó mới biết rằng, nhà nó, vợ nó, con nó đã thuộc quyền sở hữu của một cán bộ Việt-Cộng! Anh đã phải giúp nó một tí vốn để nó đi buôn gạo đường dài mà kiếm sống. Tình cảnh của nó bây giờ thật là đáng thương quá! Long ơi! Nghe chuyện, tôi thở dài, không che nổi nỗi xót xa.
Tôi nghĩ, vào giờ phút bị bà mẹ vợ đuổi ra khỏi nhà, không biết anh bạn cùng đơn vị của tôi có nhớ lại và có thấm thía những lời tên Việt-Cộng Phó Chủ Tịch Ủy Ban Quân Quản thành phố Sài-Gòn Chợ Lớn tuyên bố năm xưa hay không?
“Chúng tôi sẽ lấy nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, tàu bè của các anh. Chúng tôi sẽ chiếm đoạt vợ con của các anh!” Và có bao giờ anh ta còn mong được đứng trên bục thuyết trình để suy tôn và khóc thương “Bác Hồ” của anh ta lần nữa hay không?
Thêm một chuyện tả lại cảnh ngày về của một người tù cải tạo ở xóm tôi. Ðó là, gần Hẻm 555 Trần Hưng Ðạo Sài-Gòn trên đường dẫn vào nhà tôi, có gia đình của một ông Trung úy VNCH. Vợ ông sĩ quan này là một cô giáo. Ngày tôi ra tù thì hai vợ chồng nhà này không còn ở với nhau. Lý do là vì chỉ ít lâu sau khi ông ta vào trại tập trung để “học tập” thì cô giáo đã lấy một tên thương binh Việt-Cộng chột mắt. Tên Việt- Cộng này là một thương binh phục viên. Y giữ một chức vụ rất có quyền uy trong trường của cô giáo. Thế là từ đó, trong nhà cô giáo, hai cháu bé con ông Trung úy phải gọi một thương binh Việt-Cộng là cha. Rõ ràng rằng,“lấy vợ, đoạt con, chiếm nhà, cướp của” là một chủ trương của bọn cướp nước.
Di lụy của chiến tranh, mấy chục năm sau còn đeo nặng trên vai, mang nặng trong tim người thua trận. Ngày còn ở Pleiku, năm 1969, lớp sĩ quan trẻ chúng tôi nhìn vợ chồng một niên trưởng khóa 17 Ðà- Lạt như một cặp đôi lý tưởng, trai tài, gái sắc. Hình ảnh vợ chồng người sĩ quan đàn anh này là một mẫu mực mà chúng tôi nhìn vào đó để mơ ước, để noi theo. Thế rồi, bẵng đi, cho tới năm 2004, tôi gặp lại niên trưởng này ở Seattle, trong dịp Kỷ Niệm 44 năm ngày thành lập binh chủng Biệt Ðộng Quân. Hôm đó, ông cựu tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 23 Biệt Ðộng Quân đi cùng đứa con trai 7 tuổi và bà vợ không phải là người đẹp sắc nước hương trời một thuở. Nhân khi bà vợ anh cùng thằng con trai có việc đi ra ngoài, tôi mới hỏi anh,
– Tôi biết chị ngày xưa, không phải là chị này. Niên trưởng của tôi cúi mặt, rầu rầu,
– Chị bỏ anh rồi! Long ơi! Nghe xong câu này, tôi chợt thấy lòng mình tê tái. Tiếp đó, anh cầm tay tôi nói như khóc,
– Long thử nghĩ xem? Tụi mình đi tù, có biết ngày nào sẽ được tha ra đâu? Anh không trách gì chị, nếu có chăng là tự trách mình. Tụi mình không đổ lỗi cho ai được. Chỉ vì tụi mình thua trận, đánh mất đất nước, mà ra nông nỗi này! Từ giờ phút đó, trong lúc trò chuyện cùng anh, tôi tránh nhắc lại những chuyện xưa ở Pleiku, kể cả những kỷ niệm suốt đời không quên được ngày tôi và anh sát cánh bên nhau mở đường máu trong trận Dak-Tô tháng 5 năm 1969. Năm 1981, sau khi được chuyển trại về Nam, bị giam trong trại Z 30C, Hàm-Tân, Thuận-Hải, tôi mới hay, vào thời gian chiến tranh giải phóng Campuchia năm 1979, con cái của người miền Nam bắt đầu bị gọi đi làm nghĩa vụ quân sự và bị lùa ra chiến trường.
Nhiều gia đình trong xóm chợ Nancy gần nhà tôi đã có bàn thờ “liệt sĩ”. Danh hiệu “liệt sĩ” là do chính quyền Cộng-Sản đặt ra để tôn vinh những chiến sĩ Việt-Cộng đã chết trong chiến trận. Tôi có người bạn vong niên, một cựu trung tá, già hơn tôi một giáp tên là Bệ. Tôi và anh Bệ bị giam trong hai khu cách nhau một con đường đi và hai lớp hàng rào kẽm gai. Một ngày gần Tết, anh Bệ quần áo chỉnh tề, gọi tôi ra hàng rào, vui vẻ khoe,
– Hôm nay anh có thăm nuôi, khi nào quay về, anh sẽ gọi chú! Anh sẽ chia cho chú một ít quà để ăn chơi! Từ lâu lắm rồi, anh Bệ không có thư từ hay tin tức của gia đình. Trong tù, anh không khác gì một kẻ mồ côi. Hôm nay anh có người tới thăm, tôi cũng mừng cho anh. Chiều hôm đó anh Bệ khệ nệ, cong lưng gánh vào trại hai bao quà, nhưng mặt anh không có chút dấu hiệu gì là vui vẻ cả. Anh gọi tôi ra hàng rào, đôi mắt anh sụp xuống như chứa chất một nỗi buồn u uất,
– Anh có thăm nuôi, có quà, nhưng anh không chia sẻ cho em được! Vì anh hiểu rằng, nếu em biết những đồ ăn đó là do ai đã cho, chắc em sẽ không ăn. Anh cũng sẽ không ăn những thứ đó đâu! Tôi ngạc nhiên,
– Vậy chứ ai vừa lên thăm anh?
– Thằng con trai anh.
Tôi chưa kịp thắc mắc vì sao anh lại nói những lời quái dị trên, thì anh bật khóc,
– Long ơi! Thằng con trai của anh bây giờ đã là một Thượng sĩ Việt-Cộng. Nó vừa từ Campuchia trở về… Chưa dứt lời, anh bạn già của tôi đã ôm mặt quay lưng, để lại một mình tôi đứng sững sờ.
Sáng hôm sau, vừa ngủ dậy, chúng tôi đã nghe tiếng réo từ lán trại bên cạnh:
“Báo cáo cán bộ! Ðội 3 có người chết!”
Sau đó hai anh bạn tù hì hục khiêng xác một anh cải tạo viên vừa chết trong đêm ra phòng trực. Người chết là anh Bệ, cựu Trung tá VNCH, một người bạn già của tôi.
Ði sau cái cáng của người chết là cán bộ Việt-Cộng tên là Liến. Bên cạnh cán bộ Liến là anh Ðội trưởng Ðội 3 đang ì ạch trên vai một gánh hai bao, đầy quà thăm nuôi còn cột chặt chưa mở ra.
Tôi biết gánh quà ấy do một Thượng sĩ Việt-Cộng đem lên cho bố anh ta. Chiều qua, bố anh ta đã nói với tôi: “Anh cũng sẽ không ăn những thứ đó đâu!” Mọi người trong Ðội 3 đều cho rằng anh Bệ đã vận sức quá nhiều để gánh hai bao quà nặng, nên đêm qua anh ấy đã bị đứt gân máu mà chết. Nhưng người tù nằm bên anh Bệ lại cho tôi hay, đêm ấy anh Bệ nằm khóc rấm rứt tới khuya, không ngủ, rồi anh đi vào cầu tiêu uống thuốc gì đó, tới sáng, anh không thức dậy nữa! Cái huy hiệu thượng sĩ Việt-Cộng trên ve áo người con, đã bóp nát trái tim của một người cha, một cựu trung tá QLVNCH!
Ngày tôi được tha (năm 1988) cũng là ngày anh bạn cựu Ðại úy Trần Ðức Thiệp của tôi từ Campuchia lội bộ, quay ngược về Việt-Nam sau một lần vượt biên thất bại. Chỉ vì thời gian này chính phủ Thái-Lan đã từ chối, không còn chấp nhận dân tị nạn nữa. Tôi không có dịp để vượt biên, nên không biết gì về cái giá phải trả cho sự mạo hiểm đi tìm tự do này. Nhưng tôi biết chắc chắn rằng trong những năm tôi còn bị lưu đày, hàng trăm nghìn đồng bào tôi đã phải bỏ nước ra đi. Hàng nghìn đồng bào tôi đã bỏ thây trên biển. Cái khẩu hiệu “Bắc Nam hòa hợp” của chính quyền Cộng-Sản nghe thì thấy hay, nhưng thực hành sao khó quá! Người dân miền Nam đã sống nhiều năm dưới chế độ Cộng-Hòa, và đã biết thế nào là Tự Do, nên khao khát Tự Do. Sau ngày 30/4/1975, muốn có Tự Do, cách duy nhất là tìm đường ra biển. Có ai muốn xa lìa nơi quê cha đất tổ? Có ai mà không sợ chết? Ấy vậy mà đồng bào tôi cứ có dịp là bỏ xứ đi ngay!
Có một câu nói đã trở thành bất hủ: “Dưới chính sách hà khắc của Cộng-Sản, nếu cái cột đèn mà biết đi, chắc nó cũng vượt biên!” Bao nhiêu năm đã trôi qua, đồng bào tôi ngóng trông hoài mà chưa thấy, “Bình minh chiếu khắp nơi!” (Giải phóng miền Nam)
Bình minh đã trốn đi đâu? Tự do đã trốn đi đâu? Ðêm đen quá dài!

Profile picture of Nguyễn Tuấn 1 month ago

Recently Active Members

Profile picture of Nguyễn Tuấn
Profile picture of qop
Profile picture of Tony Nguyễn

Nguyễn Tuấn’s Friends

Help tiinz to grow!

$5.00

Community

  • ReadingMadeEasier
  • Bà Tám
  • Yuval Bloomberg
  • Volyphi
  • Sư Tử Biển ✨
  • Linh Khanh
  • Toànphong
  • Sebastian
  • FARHEEN DHANJAL
  • lyn
  • Dragon Queen
  • anekalaptopp1
  • Natalia
  • Sebastian
  • yourmindwithin
  • ĐỨC NGUYỄN
  • Laronda Cole
  • Levan
  • Isis Torres
  • mstboulevardier
  • Miyoshi
  • Phan văn Hai
  • Sebastian
  • Đậu que Ohtra
  • loganpaulreview
  • anna wright
  • Nguyễn Tuấn
  • Lê Diễm Diễm
  • redimoney.org
  • linhngou123
  • bestwriterblogger
  • Sebastian
  • Andie Untamed✨
  • Dragon Queen
  • JadeKing - The Lifestyle of a Warrior
  • Trần Đông Phong
  • CryptoEnthusiast
  • Dragon Queen
  • Vanle
  • dfyplrproducts
  • phan van Hai
  • martiphypro
  • Celia Hales
  • RetroWorldNews
  • Sebastian
  • Gia Định
  • Inner Peace
  • sawjoerogan
  • Sebastian
  • Video Game Review

Advertisement

Subscribe to Blog via Email

Enter your email address to subscribe to this blog and receive notifications of new posts by email.

Join 106 other subscribers

Hiện đang trực tuyến

Visitors online – 133251
users – 21000
guests – 79817
bots – 32434

https://hightidekinsale.com/wp-includes/sbobet/

https://advantagehomecare.com/wp-includes/sbobet/

https://micg-adventist.org/wp-includes/slot-gacor/

http://nvzprd-agentmanifest.ivanticloud.com/

daftar sbobet

https://brentfordgymnasticsclub.com/wp-includes/sbobet/

https://jenniferallenlaw.com/wp-includes/sbobet/

Sbobet Mobile

Skip to toolbar

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

Slot Online Gampang Menang

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

sbobet piala dunia

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

bonus new member 100 di awal

https://www.dcosmeticclinics.com.au/wp-includes/sbobet/

https://thetastesoflife.com/wp-includes/sbobet/

https://www.townshipofsugargrove.com/wp-includes/slot-gacor/

https://texasmamaboutique.com/wp-includes/slot-gacor/

https://bizu-me.com/wp-includes/slot-gacor/

https://tiketa.co.za/wp-includes/slot-gacor/

slot gacor

slot gacor

slot gacor

sbobet88

bonus new member 100

sbobet

sbobet88

http://phuonghoangschool.com/wp-content/

Situs Slot Gacor

Situs Slot Gacor

Situs Slot Gacor

https://hrtradio.com/wp-includes/rtp-slot/

https://www.doccsaapucv.cl/wp-includes/slot-gacor/

situs slot gacor

slot pulsa

slot bonus new member 100 di awal

slot deposit pulsa

slot gacor

slot bonus

slot gacor

rtp slot

slot gacor

https://interwood.in/slot-demo/

slot online

rtp live

rtp slot

Slot Demo

Slot Gacor

slot bonus

rtp live

https://aftp.in/wp-content/Slot-Gacor-Maxwin/

ceme online

slot dana

slot demo

slot gacor

slot deposit pulsa tanpa potongan

slot bonus new member

slot demo

slot bonus

slot pulsa

https://ecoshare.vn/wp-includes/slot-ovo/

https://authorcarolsawyer.com/wp-content/slot-gacor/

https://voguecollection.pk/slot-gacor/

judi slot online jackpot terbesar

RTP Slot

situs judi slot terbaik dan terpercaya no.1

https://skyf.co/community/profile/situs-slot-gacor-new-member-100-di-awal/

slot pulsa

slot pulsa

slot bonus

slot bonus 100 to 3x

https://gemabrazil.com/wp-includes/slot-bonus-100/